Tổ chức tín dụng nhà nước là gì

Nền kinh tế xã hội phát triển cũng có phần đóng góp vai trò đáng kể của ngành Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng. Đặc điểm của tổ chức tín dụng là gì? Tổ chức tín dụng có mang đặc điểm của doanh nghiệp hay của một tổ chức. Tính đặc biệt của tổ chức tín dụng như nào?

Khái niệm

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng.

Các loại tổ chức tín dụng

– Ngân hàng: loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. Tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại hình sau: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

– Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

– Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng

1. Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trừ trường hợp quy định về ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.

3. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

4. Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

5. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập, tổ chức dưới hình thức hợp tác xã.

6. Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đặc điểm của tổ chức tín dụng

– Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp và những quy định khác của pháp luật.

– Đối tượng kinh doanh: tiền tệ và giấy tờ có giá

– Hoạt động kinh doanh đặc thù:

+ Huy động vốn: nhận tiền gửi, vay vốn ngân hàng nhà nước

+ Sử dụng vốn: cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán

– Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn hoặc có thể gây ra rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng

– Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể tham gia quản lý là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

– Điều kiện thành lập và hoạt động vô cùng chặt chẽ, yêu cầu vốn theo quy định và nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ.

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:

+ Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;

+ Tổng giám đốc [Giám đốc] của tổ chức tín dụng.

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng phải cư trú tại Việt Nam, trường hợp vắng mặt ở Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác là người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng đang cư trú tại Việt Nam để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Các hình thức nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng

Căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính được nhận tiền gửi với các hình thức sau:

– Nhận tiền gửi của tổ chức.

– Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, để huy động vốn của tổ chức

Quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi dưới các hình thức:

– Nhận tiền gửi của thành viên.

– Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngân hàng nhà nước…

Trên đây là quy định của pháp luật về đặc điểm của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, khi vay vốn, khách hàng cần biết đến Quy trình cho vay của Tổ chức tín dụng. Để biết thêm chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Tổ chức tín dụng là gì? Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay [Ảnh minh họa]

1. Tổ chức tín dụng là gì?

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng.

Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:

- Nhận tiền gửi.

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức:

+ Tiền gửi không kỳ hạn;

+ Tiền gửi có kỳ hạn;

+ Tiền gửi tiết kiệm;

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi;

+ Kỳ phiếu;

+ Tín phiếu;

+ Các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.

- Cấp tín dụng.

Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc:

+ Có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay;

+ Chiết khấu;

+ Cho thuê tài chính;

+ Bao thanh toán;

+ Bảo lãnh ngân hàng.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, bao gồm:

+ Cung ứng phương tiện thanh toán;

+ Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng;

+ Các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.

2. Các loại hình tổ chức tín dụng hiện nay

Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.

2.1. Ngân hàng

Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm:

- Ngân hàng thương mại: loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận.

- Ngân hàng chính sách: ngân hàng do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

- Ngân hàng hợp tác xã: ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định Luật Các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.

2.2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:

- Công ty tài chính;

- Công ty cho thuê tài chính, đây là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010;

- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác.

2.3. Tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

2.4. Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và Luật Hợp tác xã 2012 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

>>> Xem thêm: Tổ chức tín dụng bị áp dụng kiểm soát đặc biệt khi nào? Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền gì đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt?

Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Tổ chức tín dụng nào cần phải dự phòng rủi ro?

Mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng này để trả nợ cho tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật hiện hành có gì khác so với trước đó?

Minh Phương

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Tín dụng nhà nước [State credit] là gì? Tín dụng nhà nước tiếng Anh là gì? Tại sao có Tín dụng nhà nước? Đặc điểm của tín dụng nhà nước? Nội dung của hoạt động tín dụng nhà nước?

Tín dụng là một hoạt động rất quen thuộc trong hoạt động kinh tế. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau ta có thể phân loại tín dụng thành các loại khác nhau, căn cứ vào chủ thể tín dụng thì có thể phân loại tín dụng thành tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng và tín dụng nhà nước. Tín dụng Nhà nước có sự tham gia của chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước, nên tín dụng Nhà nước cũng có những đặc điểm, nội dung hoạt động khác với những hoạt động tín dụng còn lại.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Ngân sách nhà nước 2015;

– Nghị định 163/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

– Thông tư số 342/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 163/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.

1. Tín dụng nhà nước là gì?

Tín dụng hay còn gọi là cho vay, là việc phát sinh từ nhu cầu cần vay tiền và bên đáp ứng được nhu cầu đó, bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận, có thể thấy đây là sự chuyển nhượng tạm thời. Tín dụng phản ánh mối quan hệ giữa người vay và người cho vay, ràng buộc bằng các điều khoản thỏa thuận thời gian vay, lãi suất, hình thức trả nợ,…

Tín dụng nhà nước là hình thức tín dụng do cơ quan Tài chính thực hiện.  Nhà nước là người trực tiếp vay vốn ở trong nước và ngoài nước để giải quyết các nhu cầu của Ngân sách nhà nước. Bên cạnh hoạt động đi vay, thì Nhà nước còn thực hiện hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng Nhà nước thể hiện ở việc huy động vốn và sử dụng bốn đã huy động được

Tín dụng nhà nước tiếng Anh là: “State credit”.

2. Tại sao có tín dụng Nhà nước?

Nhà nước là chủ thể quản lý, điều hành toàn bộ đất nước. Mỗi quốc gia đều có một bộ máy nhà nước và ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của đất nước cũng như để bộ máy nhà nước đó tồn tại. Theo Luật Ngân sách nhà nước thì nguồn thu nhân sác nhà nước từ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật và các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương. Ngân sách nhà nước dùng cho hoạt động chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc gia; cho thường xuyên; chi để trả nợ lãi; chi viện trợ. Thực tiễn đặt ra, mặc dù các nguồn thu của nước ta lớn, tuy nhiên, là một quốc gia đang phát triển, các khoản chi của chúng ra rất nhiều. Trước nhu cầu đó đặt ra vấn đề để cân đối thu chi, do Nhà nước không thể in ấn thêm tiền để cân đối thu chi [việc phát hành thêm tiền sẽ gây nên lạm phát]. 

Do vậy, trong trường hợp nhu cầu chi của ngân sách nhà nước lớn, những nguồn thu không đáp ứng được để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu hoặc kí hiệp định tín dụng để vay vốn nước ngoài.

Xem thêm: Lịch sử hình thành Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia [CIC]

Tiền đi vay sẽ được dùng trong hoạt động đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội và các đối tượng chính sách, là chức năng của Nhà nước. Nguồn đầu tư từ quĩ ngân sách nhà nước được thực hiện qua hai kênh: cấp phát và cho vay.

Ngoài ra, sự phát triển của tín dụng nhà nước tạo điều kiện để phát triển tín dụng ngân hàng, vì các giấy tờ có giá của tín dụng nhà nước là công cụ quan trọng để chiết khấu, cầm cố, tái chiết khấu, tái cầm cố tại ngân hàng.

3. Đặc điểm của tín dụng Nhà nước:

Nếu như Tín dụng thương mại là quan hệ vây mượn, sử dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau; tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng với các doanh nghiệp, các tần lớp dân cư thì tín dụng Nhà nước là quan hệ vay mượn giữa một bên là Nhà nước, một bên là các tầng lớp dân cư, các tầng lớp kinh tế- xã hội trong và ngoài nhà nước, từ đó có thể nhận ra được những đặc điểm khác biệt của tín dụng Nhà nước gồm:

Phạm vi huy động vốn của tín dụng Nhà nước rất rộng, vừa huy động vốn ngoài nhà nước, vừa huy động vốn trong nước như phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động tiền nhà rỗ của các tầng lớp dân cứ, vay nước ngoài hay các tổ chức quốc tế.

Đối tượng của huy động vốn của tín dụng Nhà nước bao gồm cả hàng hóa và tiền tệ.

Việc huy động vốn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tuy nhiên mang tính cưỡng chế, bắt buộc, nhằm đảm bảo Nhà nước tập trung nhanh, đầy đủ nguồn vốn để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước một cách kịp thời.

Thời gian huy động vốn và sử dụng vốn trong tín dụng Nhà nước có thể trong khoảng thời gian ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

4. Nội dung của hoạt động tín dụng Nhà nước:

Hoạt đông tín dụng Nhà nước gồm hai nội dung chính đó chính là Nhà nước đi vay và hoạt động Nhà nước cho vay. Hiện nay, hoạt động Nhà nước đi vay chiếm ưu thế hơn cả.

Xem thêm: Nhà phân tích tín dụng là gì? Vai trò và trách nhiệm của Nhà phân tích tín dụng

Nhà nước đi vay.

Nhà nước đi vay bằng cách phát hành trái phiếu hoặc tín phiếu, kí kết các hiệp định vay nợ… tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt của ngân sách nhà nước và nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kì. Các chủ thể cho vay với Nhà nước bao gồm: các cá nhân, tổ chức kinh tế – xã hội, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Trung ương, Chính phủ và các tổ chức nước ngoài.

Tại Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 quy định về hoạt động đi vay để cân bằng ngân sách nhà nước.

“3. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

4. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

a] Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b] Vay ngoài nước từ các khoản vay của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế, không bao gồm các khoản vay về cho vay lại.

5. Bội chi ngân sách địa phương:

Xem thêm: Điểm FICO là gì? Đặc điểm và cách tính điểm FICO?

a] Chi ngân sách địa phương cấp tỉnh được bội chi; bội chi ngân sách địa phương chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định;

b] Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp bằng các nguồn vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

c] Bội chi ngân sách địa phương được tổng hợp vào bội chi ngân sách nhà nước và do Quốc hội quyết định. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được phép bội chi ngân sách địa phương để bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương và tổng mức bội chi chung của ngân sách nhà nước. 

6. Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương:

a] Đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không vượt quá 60% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;

b] Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 30% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp;

c] Đối với các địa phương có số thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của ngân sách địa phương không vượt quá 20% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp.” [Điều 7 Luật Ngân sách Nhà nước]

Tại Nghị định 163/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định về việc vay ngân sách của Nhà nước tại Điều 4 như sau:

Xem thêm: Xếp hạng tín dụng nhà nước là gì? Đặc điểm và ví dụ về xếp hạng tín dụng

“2. Bội chi ngân sách trung ương được bù đắp từ các nguồn sau:

a] Vay trong nước từ phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái xây dựng Tổ quốc và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b] Vay ngoài nước từ các khoản vay hỗ trợ phát triển chính thức [ODA], vay ưu đãi của Chính phủ các nước, các định chế tài chính các nước và các tổ chức quốc tế; phát hành ti phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế; không bao gồm các khoản Chính phủ vay về cho các tổ chức kinh tế vay lại.” 

3. Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn sau:

a] Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b] Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.” [Khoản 2, Khoản 3 Điều 4].

“Vay bù đắp bội chi ngân sách địa phương được huy động chủ yếu từ các khoản vay trung và dài hạn. ” [Điểm d, khoản 5 Điều 4]

Từ các quy định trên, ta có thể thấy được phương thức đi vay, chủ thể vay, thời hạn đi vay của Nhà nước đối với từng loại ngân sách

Xem thêm: Báo cáo tín dụng là gì? Đặc điểm và những lưu ý

Nhà nước cho vay.

Hoạt động này được thực hiện chủ yếu bằng tiền hoặc hiện vật tùy thuộc vào khả năng và tính chất của các nguồn vốn, nhu cầu sử dụng vốn của Nhà nước trong từng thời kì, nhưng chủ yếu là bằng tiền, còn hiện vật chỉ sử dụng ít trong một số trường hợp.

Tại Điều 20 của Thông tư số 342/2016/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định về hoạt động cho vay của Nhà nước:

“Điều 20. Chi cho vay của ngân sách nhà nước

1. Căn cứ dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan tài chính chi bằng hình thức lệnh chi tiền để chuyển vốn cho cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc chuyển trực tiếp theo hợp đồng cho tổ chức được vay trong trường hợp cho vay trực tiếp.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ cho vay hoặc cơ quan tài chính [trong trường hợp cho vay trực tiếp] có trách nhiệm quản lý, cho vay, thu hồi nợ gốc, lãi nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định.”

Video liên quan

Chủ Đề