Toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp mà mỗi con người có được thuộc nội dung khái niệm nào sau đây

Trên thực tế để nhận xét về một con người thông thường người ta sẽ nhắc đến nhân phẩm của người đó. Vậy nhân phẩm là gì, nội dung bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp cho độc giả thắc mắc về vấn đề này.

Nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được, hay nói cách khác nhân phẩm chính là giá trị làm người của mỗi con người.

Khi nói đến một người có nhân phẩm thì người đó phải có lương tâm trong sáng và có những nhu cầu về tinh thần, vật chất lành mạnh; thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với người khác và đối với xã hội; thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức tiến bộ.

Những người có nhân phẩm sẽ được xã hội đánh giá cao và kính trọng. Từ đó thấy được rằng nhân phẩm của mỗi cá nhân có vai trò rất quan trọng, là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi con người.

Vai trò của nhân phẩm đối với con người

Ở nội dung trên chúng tôi đã giúp độc giả hiểu được nhân phẩm là gì, nội dung này sẽ đưa ra những vai trò của nhân phẩm đối với mỗi cá nhân.

– Nhân phẩm có vai trò rất lớn đối với một cá nhân. Cá nhân có nhân phẩm tốt sẽ luôn được mọi người và xã hội coi trọng.

– Những người có nhân phẩm tốt luôn được đánh giá cao trong xã hội bởi vì họ là những người có đạo đức, nhận thức được những việc làm của mình đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai để từ đó sẽ có định hướng sửa đổi.

Từ đó sẽ phát huy được tính tích cực trong cuộc sống của mỗi người, góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ. Vì vậy những người có nhân phẩm tốt. có tâm thường được rất nhiều người yêu quý và kính trọng và họ luôn nhận được sự giúp đỡ của những người khác khi gặp phải khó khăn.

Mối quan hệ giữa danh dự và nhân phẩm

– Trên thực tế danh dự và nhân phẩm có mỗi quan hệ khăng khít với nhau và tạo nên giá trị của mỗi con người. Nhân phẩm chính là toàn bộ những phẩm chất của một con người còn danh dự chính là sự coi trọng, đánh giá của dư luận xã hội với một con người trên cơ sở giá trị đạo đức tinh thần của người đó.

– Từ đó có thể hiểu nhân phẩm chính là giá trị làm người của một con người còn danh dự chính là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm của một con người.

– Nếu cá nhân biết bảo vệ và giữ gìn danh dự, nhân phẩm của mình thì sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần để cá nhân đó có thể làm những điều tốt trong cuộc sống.

– Khi cá nhân đánh mất danh dự, nhân phẩm của mình thì đồng nghĩa với việc là người đó mất đi phẩm chất và giá trị làm người bởi vì đây là hai yếu tố tạo nên giá trị của một con người.

– Danh dự, nhân phẩm của mỗi con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Điều này được thể hiện cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như hiến pháp và các quy định của pháp luật chuyên ngành.

Cụ thể tại Điều 20 của Hiến pháp có quy định cụ thể như sau: Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Không được tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác.

Khi một người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác tùy theo mức độ hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí là xử lý hình sự theo quy định.

Xúc phạm nhân phẩm là gì?

Hiện nay, không có khái niệm cụ thể nào về xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Tuy nhiên, có thể hiểu về xúc phạm danh dự, nhân phẩm là dùng những lời nói tục tĩu, thô bỉ để nhục mạ, nhằm hạ uy tín gây ra những thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.

Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, tùy từng mức độ của vụ việc mà có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Chế tài về hành chính:

Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: ‘’Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự,nhân phẩm của người khác’’.

Hoặc Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân [điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP].

– Chế tài dân sự:

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. [Theo Điều 592 Bộ luật dân sự].

Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. [Theo Khoản 5 Điều 34 Bộ luật dân sự]

– Chế tài hình sự:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a] Phạm tội 02 lần trở lên;

b] Đối với 02 người trở lên;

c] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d] Đối với người đang thi hành công vụ;

đ] Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e] Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g] Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a] Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b] Làm nạn nhân tự sát.

4.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề nhân phẩm là gì và vai trò của nhân phẩm đối với con người. Nếu có những thông tin chưa rõ cần hỗ trợ hãy liên hệ cho chúng tôi theo số 19006557.

Một doanh nhân giỏi không chỉ có bản lĩnh, trí óc thông minh, tính tình quyết đoán mà còn phải có một phẩm chất tốt. Vậy phẩm chất là gì? Tại sao doanh nhân phải cần có phẩm chất tốt. Hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng chúng tôi để biết được phẩm chất cần có khi làm một doanh nhân là gì nhé.

Phẩm chất là phần rất quan trọng phải có trong đức tính của con người. Nếu như một người có giỏi nhưng lại chẳng có phẩm chất lẫn đạo đức tốt thì cũng không được xem trọng. Còn một người giỏi nhưng phẩm chất và đạo đức tốt thì được nhiều người yêu quý.

Vậy phẩm chất là gì? Phẩm chất đã được xem xét là thước đo về giá trị của con người. Trên đời này chẳng phải ai sinh ra cũng có được các phẩm chất như nhau. Cho nên những phẩm chất đẹp cần được xây dựng và rèn luyện đồng thời phát triển theo thời gian.

Phẩm chất là điều cần có khi thành công

Bên cạnh con đường học vấn, vấn đề tri thức, thì con người còn phải chú trọng vào việc xây dựng tố chất, phát triển phẩm chất của bản thân. Phẩm chất này khiến cho con người của chúng ta càng ngày càng hoàn thiện, đồng thời sẽ tạo được nhiều ấn tượng tốt đẹp nhất đối với những người xung quanh. 

Cụm từ phẩm chất là được gôm ghép lại từ của hai từ trong cụm “phẩm” và từ “chất”. Phẩm có nghĩa là tư cách. Chất có nghĩa là tính cách. Suy ra, 2 từ phẩm chất sẽ được hiểu theo tính chất ẩn sâu bên trong của tâm trí, tính cách con người. 

Tính chất ẩn sâu bên trong của mỗi người mỗi khác, có kẻ xấu và có kẻ tốt. Tuỳ theo tinh thần rèn luyện, con người đi đúng hướng sẽ cho ra những phẩm chất tốt đẹp, giúp ích cho mọi người.

Phẩm chất là gì khi chúng ta thành công? Đây có thể là câu hỏi khó cho nhiều người, bởi vì ít ai thành công lại giữ được một phẩm chất tốt đẹp.

Ai trên đời cũng mong muốn bản thân mình trở nên thật giàu có, chính mình sẽ có một công ty, doanh nghiệp riêng, mình luôn được làm chủ trong bất kì tình huống nào. Nhưng không phải ai cũng có thể trở thành một doanh nhân, đặc biệt là một doanh nhân tốt?

Tất nhiên là không có bất kì một quy định nào để giới hạn các bạn có thể trở thành doanh nhân thành công hay không nhưng lại có một kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy rằng:

Hầu hết tất cả các doanh nhân đạt tới mức thành đạt đều có những tố chất, phẩm chất cá nhân riêng biệt nhất định. Đó cũng chính là: Tính sáng tạo; tính chăm chỉ; lòng quyết tâm; tính linh hoạt; khả năng lãnh đạo; lòng say mê; tính tự tin đồng thời phảo có sự thông minh.

Cũng có một nhà tâm lý học cho rằng: IQ của con người là một chỉ số  đượccố định theo thời gian, còn các tính chất bên trong cái cốt lõi của sự khôn ngoan, sự hiểu biết mới là khả năng tự nhận thức được và tạo ra sự nhạy bén. Ngoài kinh nghiệm làm việc và trí tuệ thông minh thì con người khôn ngoan còn luôn là một người có trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với thử thách, biết cách xử lý mọi vấn đề một cách khéo léo.

Để bước được trên con đường thành công thì chúng ta cần phải trang bị các phẩm chất như thế nào? Phẩm chất là gì đối với người thành công? Có cần thiết hay không? 

Những phẩm chất quý giá này không chỉ đơn thuần làm giúp cho chúng ta phát triển được bản thân, ngoài ra còn tạo bước tiến xa hơn về mặt trong công việc hoặc trong cuộc sống.

Tham khảo thêm :

Là con người thành công thì điều cần phải biết là tham vọng. Nhưng không phải ai cũng biết cách dừng đúng lúc,  nói đến tham vọng không đồng nghĩa với việc chúng ta phải bất chấp hết tất cả mọi quy luật đạo đức, giới hạn để đạt được thứ mình muốn.

Tham vọng để giúp chúng ta có những giấc mơ lớn, suy nghĩ lớn để tạo ra tiền đề cho những giá trị tốt hơn. Sự tham vọng hình thành nhằm thúc đẩy chúng ta càng ngày càng cố gắng, phát triển tốt bản thân qua từng ngày.

Người thành công luôn có tham vọng

Tuy nhiên, tham vọng cũng phải xem xét và cần phải dựa trên sức chịu đựng, khả năng của bản thân ở hiện tại. Điều vô cùng quan trọng là phải biết tham vọng đúng lúc nhưng không được làm trái với quy luật đạo đức.

Một con người thành công luôn cần phải mạnh mẽ, buất khuất, kiên cường chiến đấu. Để đạt được sự thành công nhất định ở một khía cạnh nào đó, chúng ta cần phải đối mặt với gian nan, thử thách và khó khăn. 

Những thử thách được đặt ra để làm chúng ta càng chứng minh khả năng cũng như năng lực của mình tới đâu. Càng khó khắn thì chúng ta mới thấy bản thân mình tài giỏi đến mức nào

Khi đứng trước mọi khó khăn, không phải ai cũng có thể kiên trì và có đủ mạnh mẽ để vượt qua tất cả. Trên thực tế thì nhiều người vẫn chọn cách bỏ cuộc. Chính vì thế, phẩm chất quý giá mà người thành công cần phải có đó là kiên cường.

Để có được thành công, hãy nhớ rằng phải khiêm tốn. Chúng ta chấp nhận khiêm tốn không có nghĩa là chúng ta phủ nhận toàn bộ mọi khả năng và thành tích bản thân. 

Luôn có sự khiêm tốn, tôn trọng mọi người

Nhưng mà sẽ thay vào đó là chúng ta phải biết được vị trí của bản thân đang nằm ở đâu và tuyệt đối không so sánh với những người khác. Thay vì đem thành tích khoe mẽ, hãy coi trọng nỗ lực của mọi người xung quanh, lắng nghe, không ngừng học hỏi.

Các mối quan hệ xung quanh chúng ta chính là chiếc chìa khoá để mở cửa tìm kiếm nhiều cơ hội trong công việc lẫn trong cuộc sống. Đây cũng chính là cái đòn bẩy cho những người thành công. 

Cho nên, để được thành công, chúng ta cần nên rộng lòng cởi mở, chủ động tìm đến các mối quan hệ trong cuộc sống. Tất nhiên, vẫn cần có sự chọn lọc các mối quan hệ tốt và mối quan hệ xấu, tránh chọn lầm để rước thêm tai họa nhé. 

Khi bạn thành công thì chính bạn sẽ là tấm gướng cho rất nhiều người. Nếu bạn là một nhà lãnh đạo thì tất nhiên bạn sẽ là bộ mặt của công ty, các cấp dưới sẽ nhìn theo bạn và học hỏi.

Nếu như chúng ta có đầy đủ phẩm chất của người thành công và đạo đức tốt thì nhân viên sẽ tôn trọng và cống hiến hết mình cho công ty. Làm đối tác kính nể khi hợp tác, là đối thủ đáng gườm trên thương trường.

Người thành công luôn có chí tiến thủ

Phẩm chất là gì vốn luôn là khái niệm quen thuộc trong chúng ta, đặc biệt là những ai làm trong lĩnh vực kinh doanh. Có mấy ai khi thành công mà giữ được cho mình phẩm chất tốt đẹp, cuộc sống và đồng tiền đã biến nhiều con người trở nên xấu xa, ích kỷ.

Nhưng khi đã thông suốt và cũng như hiểu rõ, nắm bắt được các yếu tố phẩm chất quan trọng nhất để gắn liền với người thành công. 

Chính vì thế hi vọng rằng thông quan bài viết phân tích phẩm chất là gì và con người thành công phải có những phẩm chất như thế nào. Hy vọng các bạn đọc hiểu được,  có thêm một cái nhìn bao quát toàn diện và tổng quan nhất về phẩm chất của con người thành công. 

Từ đó các bạn rút ra được kinh nghiệm để rèn luyện thật nhiều, đồng thời xây dựng những phẩm chất đáng giá, tốt đẹp cho bản thân, cố gắng theo thời gian nhé.

Ngày xuất bản24 Tháng Mười Một, 2021 @ 6:45 sáng

Video liên quan

Chủ Đề