Trâu nhịn ăn không muốn ăn cỏ là vì sao

Cổ tích Việt Nam lý giải như sau: Ngày xửa ngày xưa, trâu cũng biết nói như người, nhờ thế, người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện.

Ðại khái, có một gã phú ông thuê một cậu mục đồng để chăn con trâu ấy. Người và vật lúc đầu rất tương đắc; nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình, làm cho trâu nhiều lúc chả được miếng gì vào bụng. Có bữa vì say mê một cuộc đánh khăng hay đánh đáo, nhưng lại sợ trâu ăn lúa, cậu ta đã cột trâu lại một nơi không cho ãn. Những lúc đó, để che mắt chủ, cậu ta đã dùng một mẹo là lấy mo cau áp một lớp vào bụng con vật, rồi trát đất bùn ra ngoài. Cứ như thế, cậu ta dắt trâu về chuồng. Phú ông nhìn thấy bụng trâu căng lớn tướng thì tỏ ý hài lòng mà không căn vặn gì nữa. Nhờ mẹo ấy, cậu mục đồng đã lừa được chủ nhiều lần, nhưng cũng nhiều lần làm cho trâu rất tức tối. Cho đến một bữa cậu ta để trâu nhịn từ sáng tới chiều. Trâu gọi mãi, nhưng cậu ta nào có để ý đến. Buổi chiều hôm ấy trâu định mách chủ, nhưng cậu ta khôn ngoan dùng lời lấp liếm, không cho trâu có dịp mở miệng. Sớm hôm sau, nhìn trâu không bước nổi, Phú ông gắt: Nào có đi mau lên không. Ðồ lười? Trâu trả lời: Không phải lười mà tại đói. Phú ông trợn mắt: Ðói là đói thế nào, ngày nào mà mày chả được một bụng no căng? Bấy giờ trâu mới vạch mặt: Cưỡi trâu ra đánh khăng đánh đáo, cưỡi trâu về nói láo trâu no. No gì mà no: Trong mo ngoài đất sét. Ỉa cái phẹt, hết no. Sự giả dối của cậu mục đồng vì thế bại lộ. Ngay buổi trưa hôm đó, người chủ lột những cái mo đầy bùn dưới bụng trâu vừa bắt thằng nhỏ… kiểm điểm. Qua mấy ngày sau, những chỗ bị đánh hãy còn sưng húp, mục đồng ngồi trên bờ ruộng nghĩ mưu tính kế mãi chưa ra, bèn bật khóc. Bỗng dưng có một ông lão hiện ra sau lưng, hỏi cơn cớ gì mà khóc. Mục đồng chỉ vào trâu mà nói: "Tại nó cả. Vì nó mách chủ..."..., đoạn kể cho ông nghe hết đầu đuôi. Ông lão nghe xong, dỗ dành hắn và nói: "Ta rất thương con gặp phải chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm cho con vui lòng?". Mục đồng đáp: "Vì nó biết nói, làm cho con phải đòn. Bây giờ chỉ muốn làm thế nào cho nó không thể nói được nữa". Ông lão bảo: ''Khó gì việc đó. Ta sẽ có phép làm cho con vừa ý". Ông lão bèn rút trong người ra một cây hương đốt lên, thổi phù vào trâu, rồi bất thình lình ông lấy cây hương đó gí vào dưới cổ con vật. Trâu cố giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu lên oai oái khản cả cổ.

Tiếng nói của trâu dần dần mất hẳn. Cuối cùng, lúc nào muốn nói, trâu chỉ còn phát ra có mỗi một tiếng "nghé ọ... " mà thôi. Chỗ bị thương sau thành một cái sẹo như cái nốt ruồi, từ đó trâu không nói được nữa. Cả dòng dõi nhà trâu sinh ra cũng đều không biết nói và cũng đều mang cái nốt ở dưới cổ cho mãi đến ngày nay.

Chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò là bệnh thường gặp vào mùa mưa, do trâu bò ăn phải những thức ăn dễ lên men, sinh hơi. Điều kiện chăn thả không tốt vào thời điểm trời giá rét, có nhiều sương muối. Do kế phát từ cảm nắng, trâu bò bị què, bại liệt, ốm lâu ngày khiến chúng không thể đi lại, vận động được, nằm lì một chỗ. Kế phát từ bệnh tụ huyết trùng, liệt dạ cỏ, dạ cỏ không tiêu hóa thức ăn, tắc thực quản, viêm họng làm con vật không ợ được hơi, viêm màng bụng…

Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu do trâu bò ăn phải những loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi. Đặc biệt về mùa xuân trâu bò thường xuyên mắc bệnh do chúng ăn quá nhiều cỏ non, cỏ xanh có chứa nhiều nước, chất nhầy. Những loại thức ăn có chứa nhiều gluxit như bã mía, căn đường, thân cây ngô, ngọn mía, thức ăn có nhiều chất nhầy như dây khoai lang, thức ăn có nhiều protein như bã đậu, thức ăn mất phẩm chất bị mốc, lúa ngập nước, cỏ úa… ăn phải những cây có độc như lá sắn, lá ngon, lá xoan, măng tre hoặc các dạng thức ăn chứa muối nitrit bên trong như cây bắp cải trắng, lá lim…

Lá sắn cũng là một tác nhân gây nên bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò

Do bà con chăn thả trâu bò vào thời điểm giá rét, có nhiều sương muối.

Trâu bò bị què, bại liệt, ốm lâu ngày, nằm lì một chỗ không hoạt động…

Trâu bò phải cày kéo quá sức, cơ thể chúng bị suy nhược, sức đề kháng giảm nên dễ mắc phải một số bệnh truyền nhiễm gây sốt cao cũng gây ra bệnh chướng hơi dạ cỏ.

Riêng với bê, ghé bệnh chướng hơi xảy ra do sữa không tiêu, nhiễm giun đũa.

Triệu chứng của bệnh

Trâu bò biếng ăn, có khi bỏ ăn hoàn toàn, không nhai lại, dạ cỏ phình ra, đi lại khó khăn, bồn chồn sợ hãi, không đứng lên nằm xuống được, thở khó, mũi nở rộng, cổ dương thẳng, mắt trợn trắng…

Khi trâu bò mắc bệnh nếu bà con không xử lý kịp thời thì chúng có thể chết sau vài giờ hoặc vài ngày.

Lưu ý:  Bà con nên phân biệt bệnh chướng hơi dạ cỏ với hiện tượng bội thực, nếu trâu bò bị bội thực thì vùng bụng trái có dấu hiệu cứng   nhắc nhưng không đầy hơi.

Cách phòng bệnh

Không cho trâu bò ăn thức ăn bị lên men, chứa nấm mốc, không chăn thả trâu bò vào thời điểm sáng sớm vì lúc này cỏ xanh vẫn còn đang ướt đẫm sương.

Không cho trâu bò ăn quá nhiều sắn tươi và làm việc quá sức trong thời gian dài.

Đối với bê, nghé thì bà con cần phải tẩy giun đũa sau khi sinh được 17 – 26 ngày.

Khi trâu bò mắc bệnh bà con cần phải xử lý kịp thời nếu không con vật sẽ bị chết.

Điều trị bệnh

Cho trâu bò nhịn ăn 1 – 2 ngày, sau đó cho ăn rơm, cỏ khô, không được cho ăn thức ăn xanh, cỏ tươi.

Làm thoát hơi dạ cỏ bằng cách dắt trâu bò lên dốc [cho 2 chân trước của chúng đứng lên cao], thò tay kéo lưỡi để kích thích sự ợ hơi.

Đốt vài quả bồ kết tán nhỏ thành bột rồi thổi hoặc chà vào cuống lưỡi làm cho trâu bò hắt hơi.

Kích thích co bóp dạ cỏ bằng cách dùng gừng, tỏi giã nhỏ trộn với rượu bọc vải xoa bóp mạnh vùng dạ cỏ.

Moi phân ở trực tràng, lấy rơm, dẻ bọc muối rang xát mạnh bên sườn, hông trái để kích thích nhu động dạ cỏ.

Thải trừ các chất còn chứa trong dạ cỏ bằng các loại thuốc tẩy an toàn có bán trên các hiệu thuốc thú y [uống 300 – 500g MgSO4 hay Na2SO4 hòa tan trong 2 lít nước].

Thuốc tẩy nhuận tràng MAGNESI SULFAT MgSO4

Dùng các loại thuốc ức chế sự lên men sinh hơi: Ichthyol 20 – 25g/con; Formol 10 – 15 ml và NH4OH 15ml/con, rượu cồn tỏi [50gram tỏi bóc vỏ giã nát hoà trong 300ml rượu/con], cho uống nước lá thị sắc 500 – 1000ml, nước dưa chua 500ml…

Chú ý: Để tránh cho trâu bò bị sốc, chết do tụt máu não bà con phải cho hơi ra từ từ

01/12/2019 10:34

Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò là một trong những căn bệnh phổ biến trong các loài gia súc nhai lại. Bệnh xảy ra nhiều vào mùa đông xuân khi lượng thức ăn xanh khan hiếm. Chướng hơi dạ cỏ khiến bụng trâu bò phềnh to ra, chèn ép vào các cơ quan khác và rất dễ làm gia súc tử vong nếu không được cấp cứu  kịp thời. Cùng khomay3a.com tìm hiểu các thông tin liên quan đến căn bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò để đưa ra các xử lý kịp thời trước khi gây hậu quả nghiêm trọng trên đàn gia súc.

  • Vào mùa khô do lượng thức ăn xanh trở nên ít ỏi, trâu bò ăn rơm, cỏ khô nhiều hơn, làm hệ vi sinh trong dạ cỏ chưa kịp thích nghi với các thức ăn khác khiến tiêu hóa kém đi, hệ miễn dịch và sức khỏe giảm sút. Đến khi chuyển mùa sang đầu mùa mưa, trâu bò ăn nhiều thức ăn xanh như cỏ non trở lại, kết hợp với sức khỏe yếu, hệ vi sinh không thích ứng kịp dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, gây ra các phản ứng lên men tạo khí [hơi] gây ra bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò.

Tham khảo thêm: Máy băm cỏ để ủ thức ăn lên men, tăng cường vi sinh trong hệ tiêu hóa của trâu bò

  • Do gia súc ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi trong dạ dày như:
  • Thức ăn xanh nhiều nước như: cỏ non, dây khoai lang, cây đậu tương, thân cây ngô non…
  • Thức ăn chứa nhiều nhựa chát như lá cây râm bụt
  • Thức ăn đã lên men 1 phần như: thân cây cỏ, rơm bị hoai mục, bã bia, bã sắn…
  • Cơm nguội, cháo
  • Trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ do ăn phải các thức ăn chứa nhiều xianua như: măng tre, sắn hoặc do ngộ độc
  • Trâu bò có sức khỏe kém, mất cân bằng mên vi sinh đường ruột nên khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa
  • Trâu bò vừa khỏi một số bệnh như: cúm, tụ huyết trùng… làm cơ thể chưa hồi phục sức đề kháng, dễ mắc bệnh bội nhiễm
  • Ngoài ra, một số trâu bò mắc cá bệnh về đường tiêu hóa như: viêm dạ cỏ, viêm dạ tổ ong, viêm phúc mạc, liệt thực quản, tắc thực quản hoặc lâu ngày không ợ hơi được cũng rất dễ gây ra chướng hơi dạ cỏ

Biểu hiện chướng hơi dạ cỏ

Gia súc sau khi ăn khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ sẽ xuất hiện các biểu hiện khởi bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò như sau:

  • Bụng trâu bò phình to ra làm vật nuôi bị đau bụng, không đứng hoặc nằm yên một chỗ, đi loanh quanh và lấy đuôi quất mạnh vào vùng bụng trái nơi gần dạ cỏ
  • Nếu lấy tay gõ vào vùng hõm hông trái nghe có âm thanh như tiếng trống, nếu lấy tay ấn vào vùng dạ cỏ của trâu bò sẽ có cảm giác căng căng như cảm giác ấn tay vào quả bóng cao su có chứa hơi bên trong.
  • Nếu nghe kĩ vùng dạ cỏ sẽ có âm thanh của nhu động dạ cỏ vang lên, ban đầu âm thanh dồn dập, về sau cường độ giảm dần rồi mất hẳn, đôi lúc chỉ nghe tiếng nổ lép bép vang lên.

Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng bệnh chướng hơi dạ cỏ trầm trọng hơn:

  • Bụng trâu bò ngày một phình to hơn, đến mức vùng hõm hông bên trái – vị trí của dạ cỏ lồi hẳn lên cao, có khi cao hơn cả mỏm xương ngoài cánh công
  • Mức độ đau bụng của gia súc ngày càng cao, thậm chí vã cả mồ hôi ra, làm trâu bò mất sức nhanh, uể oải. Vật nuôi rơi vào trạng thái sợ hãi khiến chúng ngừng ăn và ngừng cả tập tính nhai lại.
  • Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò khiến dạ cỏ phình to ra, chèn ép vào các cơ quan nội tạng khác, khiến gia súc khó thở, thở gấp và tăng dần, thậm chí dạng 2 chân trước ra để thở hoặc thè lưỡi ra để thở.
  • Các cơ quan trong đó có cả hệ tuần hoàn bị chèn ép, khiến máu ở cổ và đầu không chảy về tim được, ứ đọng lại làm tĩnh mạch cổ phồng to, gây ra tim đập nhanh lên đến 140 nhịp/phút, mạch càng ngày càng yếu dần đi, huyết áp giảm dần
  • Từ các biểu hiện khó thở và thiếu máu tuần hoàn sẽ khiến trâu bò bị rơi vào hôn mê và tử vong rất nhanh do bị ngạt và máu nhiễm độc. Lỗ mũi và hậu môn chảy máu tươi, thậm chí bị lòi dom

Chẩn đoán bệnh chướng hơi dạ cỏ

Dựa vào các đặc điểm và triệu chứng đặc trưng xuất hiện trên vật nuôi để chẩn đoán xem trâu bò có mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ:

  • Bệnh khởi phát, tiến triển và diễn biến rất nhanh, ngay sau khi ăn từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ
  • Vùng bụng trái căng phồng hẳn lên, gõ vào thấy âm trống ở vùng dạ cỏ
  • Ấn tay vào vùng bụng dạ cỏ sẽ có cảm giác tương tự như khi ấn tay bào quả bóng cao su căng hơi bên trong
  • Dùng troca chọc vào dạ cỏ sẽ có rất nhiều khí thoát theo lỗ kim ra ngoài
  • Trâu bò khó thở rất nặng
  • Cần phân biệt bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò với bệnh bội thực dạ cỏ có những đặc điểm như sau: bệnh tiến triển chậm hơn, chỉ xuất hiện sau khi ăn từ 6 -9 tiếng đồng hồ, gõ tay vào vùng dạ cỏ thấy âm đục tuyệt đối, nếu ấn tay vào vùng dạ cỏ sẽ để lại vết lõm nếu nhấc tay ra.

Phác đồ điều trị chướng hơi dạ cỏ

Nguyên tắc điều trị: Muốn điều trị bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò hiệu quả cần phải tìm mọi cách để tháo hơi ra khỏi dạ cỏ càng sớm càng tốt bằng cách, sử dụng các biện pháp để đẩy hết thức ăn ra khỏi dạ cỏ, ngăn chặn và ức chế quá trình sinh hơi do thức ăn lên men trong dạ cỏ, sử dụng các phương pháp để có thể hồi phục và tăng cường nhu động của dạ cỏ đồng thời kết hợp các biện pháp hỗ trợ để vật nuôi có sức chống lại bệnh.

Cách chăm sóc trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ:

  • Giữ cho vật nuôi nằm đúng tư thế cao đầu, mông thấp để tăng cường lưu thông máu và dễ thở
  • Dùng tay kéo lưỡi trâu bò giúp chúng dễ thở hơn, nên kéo theo nhịp thở của trâu bò để đem lại hiệu quả cao nhất
  • Moi sạch phân ở trực tràng ra ngoài
  • Dùng cỏ khô, rơm chà sát vào vùng dạ cỏ ngày từ 2 -3 lần, mỗi lần 10 -15 phút để tăng cường nhu động của dạ cỏ
  • Nếu lượng hơi tích lại quá nhiều làm dạ cỏ phình to ra, khiến vật nuôi có biểu hiện ngạt thở thì bắt buộc phải chọc troca để hơi thoát ra. Trong trường hợp trâu bò mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ kèm theo sủi bọt thì bọt khí sẽ bịt lỗ troca, không cho khí thoát ra ngoài. Lúc đó bà con cần dùng từ 25 -30g ZnO hòa với 100 -150ml nước sạch rồi bơm vào dạ cỏ để phá vỡ các bọt khí bịt lỗ troca, làm lỗ thông thoáng trở lại giúp khí thoát được ra ngoài
  • Khi vật nuôi hồi sức và có thể ăn được thì chỉ cho ăn các loại thức ăn thô nhiều chất xơ như rơm, cỏ. Không cho vật nuôi ăn các loại thức ăn dễ sinh hơi do lên men như: cỏ non, cám, ngô, khoai, đậu tương…

Sử dụng thuốc điều trị chướng hơi dạ cỏ

Tăng cường thoát hơi ra khỏi dạ cỏ bằng các loại thuốc sau:

  • Bôi muối MgSO4 và Na2SO4 và niêm mạc miệng [phần má trong]
  • Vặt 2 nắm to lá thị, giã nát ra rồi lọc lấy nước cho vật nuôi uống, phần bã còn lại chà sát vào hậu môn.

Để đẩy hết thức ăn ra khỏi dạ cỏ có thể dùng một trong các loại thuốc sau:

  • Cho uống 1 liều duy nhất với liều lượng 300 -500g MgSO­4 hoặc Na2SO4
  • Tiêm dung dịch MgSO4 20%với liều lượng 1ml/10 kg thể trọng

Cách ức chế các phản ứng lên men sinh khí của vi sinh vật trong dạ cỏ bằng cách cho uống các dung dịch sau:

  • Rượu tỏi: giã 3-4 củ tỏi hòa trộn với 100ml rượu và 1 lít nước sạch
  • 1 -1,5 lít nước dưa muối chua
  • Dung dịch dấm ăn: pha 500 ml dấm ăn với 1 lít nước sạch hoặc vắt chanh với khế chua lấy nước cốt cho trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ uống
  • 3 -5 lít bia hơi lạnh

Phục hồi và tăng cường nhu động dạ cỏ, bà con sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 2 -3 ngày, mỗi ngày 1 mũi 20 -30 ml Schychnin B1 hoặc Schychnin sulfat 0,1%
  • Pilocarpin 3% . Không sử dụng thuốc khi trâu bò bị chướng hơi dạ cỏ cấp tính sẽ làm vỡ dạ cỏ hoặc làm gia súc tăng tiết nước bọt, dễ gây sặc
  • Lưu ý, không sử dụng 2 loại thuốc trên khi trâu bò đang mang thai, do tăng nhu động sẽ kéo theo co bóp tử cung mạnh, gây xảy thai.

Trợ sức cho trâu bò mắc bệnh chướng hơi dạ cỏ bằng cách:

  • Truyền vào tĩnh mạch các dung dịch: gluco 28%, gluco 5% hoặc nước sinh lý mặn ngọt hoặc cafein gluco nếu bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò chuyển biến nặng

Tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng sử dụng một trong các loại thuốc sau:

  • Ampi septol 1ml/10 kg thể trọng
  • Chlotetradexa 1ml/10kg thể trọng
  • Gentamycine 1ml/10 kg thể trọng

Phòng bệnh chướng hơi dạ cỏ

Bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò rất dễ phòng tránh bằng cách:

  • Không cho trâu bò ăn quá nhiều cỏ non, các cây họ đậu hoặc thức ăn chứa nhiều nhựa như: rau khoai lang, rau muống non, lá sắn, thức ăn dễ lên men, sinh hơi…
  • Khi thay đổi thức ăn thì cần thay đổi từ từ với hàm lượng vừa phải để hệ vi sinh trong dạ cỏ thích nghi, tránh làm gia súc bị rối loạn tiêu hóa
  • Khi gia súc mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa hoặc hệ tiêu hóa cần chữa trị kịp thời, tránh làm phát bệnh bội nhiễm sang chướng hơi dạ cỏ
  • Nên cho trâu bò ăn thức ăn ủ chua với liều lượng vừa phải hàng ngày để tăng cường men vi sinh cho dạ cỏ đồng thời cải thiện hệ miễn dịch.

Khomay3a.com hy vọng với các thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây về căn bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò sẽ giúp bà con có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này. Đồng thời có những cách phòng tránh căn bệnh hiệu quả cũng như có các phương án xử lý, điều trị kịp thời nếu không may gia súc mắc phải, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng tới đàn vật nuôi. Chúc đàn vật nuôi của bà con mạnh khỏe, mau ăn chóng lớn.

Video liên quan

Chủ Đề