Trẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Bé từ 0-3 tháng tuổi nên ngủ từ 14-17 giờ, trẻ từ 6-13 tháng tuổi cần ngủ từ 9-11 giờ để đảm bảo phát triển thể chất, tinh thần.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Theo các nhà khoa học, số lượng giấc ngủ sẽ giảm dần từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi thiếu niên. Ở các giai đoạn của thời thơ ấu, ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ tăng khả năng tập trung, nhận thức và giúp quản lý cảm xúc cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần.

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Ảnh: Freepik.

Ngược lại, khi trẻ có thời gian ngủ ít lại kéo theo rất nhiều ảnh hưởng xấu cho tương lai về sau. Theo một nghiên cứu đăng tải trên tờ The Guardian [Anh] cho thấy những em bé với giờ ngủ thất thường có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hành vi, bao gồm: hiếu động thái quá, khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc. Đặc biệt hơn, các nhà khoa học còn nhấn mạnh trẻ thiếu ngủ có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như rối loạn tinh thần, trầm cảm, kém chú ý, béo phì và nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp, tiểu đường type 2.

Trẻ nên ngủ bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ?

Nhu cầu về giấc ngủ sẽ khác nhau theo từng độ tuổi. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ [NSF] khuyến nghị, trẻ em nên có thời lượng ngủ như sau:

Độ tuổi

Số giờ ngủ

0-3 tháng tuổi

14-17 giờ

Từ 4 - 11 tháng tuổi

12-15 giờ

Từ 1 - 2 tuổi

11-14 giờ

Từ 3 - 5 tuổi

10-13 giờ

Từ 6 - 13 tuổi

9-11 giờ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ. Do đó, các phụ huynh nên thiết lập đồng hồ sinh học giúp con bằng cách tạo ra những thói quen tốt trước giờ đi ngủ. Một số các giải pháp giúp bé dễ đi vào giấc ngủ như hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh, hát hoặc kể chuyện cho con nghe và tạo không khí phòng ngủ yên tĩnh, dễ chịu.

Đặc biệt, cha mẹ cũng nên lưu ý về khẩu phần ăn trong ngày. Người lớn hãy đảm bảo trẻ đã có một bữa ăn tối đầy đủ vào thời gian hợp lý. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ cảm thấy quá đói hoặc quá no trước khi ngủ sẽ tỉnh táo hơn hoặc không thoải mái.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến khích cha mẹ nên cho bé tắm nắng vào mỗi buổi sáng để đón nhận ánh sáng tự nhiên trong ngày. Khi ánh sáng mặt trời xâm nhập vào mắt, một thông điệp sẽ được truyền đến não bộ để thông báo về việc tạm dừng sản sinh hormone melatonin. Điều này giúp con bạn cảm thấy tỉnh táo vào ban ngày và tạo ra melatonin vào thời gian cần thiết trong chu kỳ ngủ của trẻ.

Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi như thế nào? Các thông tin hữu ích cho ba mẹ sẽ giúp bé có giấc ngủ ngon cùng thói quen tốt khi đi ngủ.

Khi 10 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 14 tiếng một ngày bao gồm cả những giấc ngủ ngắn trong ngày [khoảng từ một đến hai tiếng mỗi lần]. Vậy giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi là như thế nào? Trẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Trẻ 10 tháng ngủ bao nhiêu là đủ?

Không riêng gì trẻ 10 tháng tuổi, thời gian chính xác cho giờ đi ngủ và giấc ngủ trưa ở mỗi em bé khác nhau. Nhưng khi nói giờ giấc đi ngủ của trẻ 10 tháng tuổi có thể có một mô hình khá dễ đoán.

Trẻ ở độ tuổi này thường thức dậy sớm, ngủ trưa vào buổi sáng và buổi chiều, và đi ngủ từ 7 giờ tối đến 8 giờ tối, ngủ từ 10 đến 12 giờ trong đêm. Khi 11 và 12 tháng, trẻ có thể sẽ tuân theo lịch trình tương tự.

Dưới đây là một ví dụ về lịch trình giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi:

  • 7:00 sáng: Thức dậy
  • 9:30 sáng: Ngủ trưa
  • 11:00 sáng: Thức dậy
  • 2:30 chiều: Ngủ trưa
  • 4:00 chiều: Thức dậy
  • 7:00 tối: Thói quen trước khi đi ngủ
  • 7:30 tối: Giờ đi ngủ

Các vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của bé 10 tháng tuổi

1. Trẻ ngủ ngày thức đêm

Ngủ ngày thức đêm là hiện tượng thường gặp ở giấc ngủ của trẻ sơ sinh không riêng gì trẻ 10 tháng tuổi. Trẻ ngủ ngày thức đêm có thể là do:

  • Trẻ ngủ ngày thức đêm là do đói bụng
  • Do nhầm lẫn giữ ngày và đêm
  • Do vấn đề về sức khỏe như mọc răng, cảm sốt
  • Do trẻ còn quen mùi cha mẹ muốn ngủ chung
  • Trẻ ngủ ngày thức đêm do các yếu tố kích thích hệ thần kinh

Cha mẹ có thể tham khảo thêm Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả để mẹ và con cùng có giấc ngủ ngon

2. Vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi: Tỉnh giấc giữa đêm

Đừng ngạc nhiên nếu bé con đang ngủ ngoan của bạn bỗng nhiên trở thành cú đêm và phải mất khá lâu bé mới ngủ lại được. Những vấn đề này thường xuất hiện khi trẻ sơ sinh đạt được bước phát triển quan trọng với khả năng nhận thức và khả năng vận động của mình, đi kèm một chút cảm giác lo lắng về sự xa cách.

Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, bé bắt đầu tập đi, tập dừng và học cách đi đứng. Bé đang hoàn thiện và phát triển các kỹ năng này, bé tỉnh dậy vào ban đêm để tập luyện hoặc quá vui mừng nên khó ngủ. Bé sẽ khóc nếu không thể tự ngủ lại.

Cảm giác sợ xa cách cũng là lý do khiến bé thức dậy. Bé thức dậy sẽ đi tìm bạn để cảm thấy an tâm hơn và chỉ bình tĩnh lại khi bạn bước vào phòng và vỗ về bé.

3. Vấn đề thường gặp ở giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi: Khóc thét giữa đêm

Giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi thường dễ bị gián đoạn khi bé rơi vào tuần khủng hoảng. Bé có tình trạng đang ngủ thì bật dậy khóc lớn thường xuất phát từ việc bộ não của trẻ nhớ lại những hoạt động khiến con sợ hãi, đôi khi là bé vừa gặp ác mộng.

Hiện tượng này còn được coi là dấu hiệu của khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Bởi vậy, có thể bé sẽ khó ngủ lại ngay và cách tốt nhất là ba mẹ nên ôm ấp, vỗ về để trẻ ngủ trở lại.

\>> Cha mẹ có thể tham khảo: ‘Bắt mạch’ tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

Làm thế nào để giúp giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi sâu hơn?

Đây là khoảng thời gian thích hợp để cải thiện giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi, bao gồm:

1. Duy trì lịch trình đi ngủ đều đặn

Cả cha mẹ của bé và bé 10 tháng tuổi đều cần ngủ đủ giấc vào ban đêm. Hãy thử lặp lại các hoạt động từng làm trước đây cho con như tắm, đọc truyện, chúc ngủ ngon hoặc có thể thêm vào một hoạt động mới.

Cha mẹ cần giúp bé cảm thấy thoải mái với việc đi ngủ. Chỉ cần giúp bé duy trì lịch trình này thường xuyên mỗi tối là ổn. Bé đang phát triển mạnh về tính nhất quán và bé sẽ cảm thấy an toàn hơn khi biết trước những gì sẽ diễn ra.

Cha mẹ cũng cần chú ý tập giờ giấc đi ngủ cho bé vào khung thời gian hợp lý để bé không bị quá mệt. Điều này làm cho bé khó chìm vào giấc ngủ.

2. Cách cải thiện giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi: Đi ngủ đúng giờ

Bé sẽ ngủ đúng giờ nếu bạn giữ cố định mỗi ngày. Một khi quen giấc, việc đi ngủ sẽ dễ hơn rất nhiều.

3. Tạo cho bé nhiều cơ hội để bé tự ngủ

Nếu muốn bé ngủ độc lập, bạn cần tạo thật nhiều cơ hội để bé rèn luyện kỹ năng cần thiết này. Thay vì vỗ về hay đung đưa ru bé ngủ, hãy để bé tự dỗ mình ngủ bằng cách đặt bé lên giường. Nếu không, mỗi khi thức dậy giữa đêm, bé sẽ khóc đòi mẹ.

Hy vọng với những thông tin về giấc ngủ của trẻ 10 tháng tuổi như trên các con có thể có được giấc ngủ ngon hơn, cha mẹ cũng bớt lo lắng.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ 10 tháng nên ngủ mấy giờ?

Bảng tóm tắt lịch ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong năm đầu tiên.

Bé 10th ngủ bao nhiêu là đủ?

Tổng thời gian ngủ của trẻ khoảng 14 giờ ngủ trong một ngày - bao gồm giấc ngủ dài ban đêm và các giấc ngủ ngắn trong ngày. Bé từ 9 đến 10 tháng tuổi thường cần 2 giấc ngủ ngắn trong ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Thời gian để chơi đùa, hình thành các kỹ năng mới và tương tác với mọi người xung quanh.

Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ 10 tháng tuổi. Lịch ăn bé 10 tháng nên bao gồm 3 - 4 bữa sữa mỗi ngày. Bé nên uống ít nhất 700 đến 950 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi 24 tiếng.

Cho bé ngủ sâu khi ăn bao lâu?

Cần phải chờ đến khi tất cả thức ăn trong dạ dày di chuyển xuống ruột non rồi hãy đi ngủ. Theo các nhà dinh dưỡng, thời gian này cũng khá lâu, khoảng 3 giờ, và ít nhất là 2 giờ, thậm chí chỉ cần chờ 1 giờ đã có thể giảm nguy cơ đột quỵ, theo Hellodoktor.

Chủ Đề