Trẻ 3 tuổi nên ăn bao nhiêu thịt mỗi ngày?

Thịt có tác dụng gì?



Trong số các thực phẩm bé cần ăn hàng ngày, thịt là một thực phẩm quan trọng. Vai trò chính của thịt là cung cấp protein, một loại chất dinh dưỡng tối cần thiết với cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Thịt có nhiều loại khác nhau: lợn, bò, gà, ếch, thỏ, trứng, cá, cua, mực, lươn, chạch... Các loại thịt khác nhau sẽ khác nhau ở thành phần protein và tỷ lệ các axit amin trong đó.



Với cơ thể trẻ em, nhìn chung thịt có các tác dụng sau:


Một-Giúp cơ thể lớn lên. Đặc điểm của cơ thể trẻ em là cơ thể lớn lên và lớn rất nhanh. Tốc độ lớn lên của trẻ có thể trông thấy bằng ngày tháng, tốc độ lớn cao hơn nhiều so với tốc độ lớn của người trưởng thành. Ngay cả với một thanh niên dậy thì, tốc độ lớn lên của trẻ vẫn vượt xa. Để tạo ra bộ phận mới lấp đầy vào các vị trí lớn lên, cơ thể trẻ em cần rất nhiều protein. Do vậy, bé cần thịt.


Hai-Giúp cơ thể đề kháng. Thành phần chủ yếu của hệ thống miễn dịch là kháng thể. Trẻ em cần rất nhiều kháng thể để bảo vệ bởi các cháu mới ở giai đoạn tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Kháng thể lại được cấu tạo từ protein. Nên trẻ cần rất nhiều thịt.


Ba-Protein là những phân tử thực hiện chức năng tiền dậy thì và dậy thì. Những phân tử này cấu trúc nên các phân tử chất chuyên trách, các hormon, các yếu tố nội sinh giúp cơ thể bước vào tuổi trưởng thành. Do đó, bé cần thịt.


Bốn-Trẻ có tốc độ chuyển hóa mạnh. Để đáp ứng với nhu cầu này, hoạt tính các enzym chuyển hóa phải đủ cần thiết. Enzym được cấu trúc từ protein. Vậy nên, bé cần thịt.


Năm-Bé đang phát triển mạnh hệ thống cơ xương để bé có thể tập bò, tập đi, tập chạy, tập đứng vững vàng. Cơ được cấu tạo từ protein. Vậy nên cho bé ăn thịt là một biện pháp giúp trẻ vận động được tốt.


Từ các phân tích trên, chúng tôi mạnh mẽ khuyên các gia đình cần tích cực chăm sóc chế độ dinh dưỡng chứa đủ hàm lượng thịt để trẻ lớn lên vượt tầm vóc mong đợi và khỏe mạnh trong tương lai. Ăn đủ thịt, trẻ yêu của bạn sẽ không mắc vào bệnh suy dinh dưỡng.



Nhưng cho bé ăn bao nhiêu thịt là đủ?



Câu trả lời nằm ở lượng protein bé cần cho 1 ngày là bao nhiêu? Theo bảng dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam thì lượng protein trong 1 ngày dao động từ 21-40 gam tùy thuộc vào lứa tuổi của các bé. Người ta có thể tính ra lượng protein cần thiết cho trẻ từ 0 tháng tuổi [mới sinh] – 12 tuổi dựa vào hệ số protein theo cân nặng. Hệ số này dao động từ 2,25 – 0,95 gam protein/kg thể trọng/ngày.



Cụ thể nhu cầu protein khuyến nghị cho trẻ em Việt Nam như sau




Với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, lượng protein hoàn toàn do sữa mẹ cung cấp nên bé không cần ăn thêm thịt.


Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bé bắt đầu ăn dặm. Bé sẽ cần ăn thêm thịt và các thực phẩm tương đương để có thêm protein ngoài protein của sữa mẹ. Căn cứ vào hàm lượng protein trong sữa mẹ [trung bình từ 12-14 gam/lít], thể tích sữa mẹ cho bé bú dao động từ 0,6-0,7 lít. Vậy tính ra bé chỉ thu được khoảng chừng 7-9,5 gam protein/ngày. Phần còn lại thu từ thịt và thực phẩm tương đương. Theo đó, tính trung bình cứ 100 gam thịt [1 lạng thịt] sẽ có khoảng 20 gam protein. Vậy bé sẽ cần thêm thịt như sau:


Với bé từ 6-12 tháng tuổi, mỗi ngày bé sẽ cần trung bình 16 gam protein từ thực phẩm ăn thêm, trong đó có 12-14 gam protein từ thịt, tương đương với 50 gam thịt/ngày.


Với trẻ 2-3 tuổi, bé đã thôi bú sữa mẹ, lượng protein sẽ hoàn toàn do thực phẩm cung cấp. Bé sẽ cần khoảng 80 gam thịt và các thực phẩm tương đương như thịt cho 1 ngày.


Với trẻ từ 4-6 tuổi, bé cần khoảng 100-110 gam; với trẻ từ 7-9 tuổi, bé cần 115-120 gam; với trẻ từ 10-12 tuổi, bé sẽ cần khoảng 125-130 gam thịt và các thực phẩm tương đương như thịt cho 1 ngày.


Nếu ăn thiếu hụt từ 20% lượng thịt và thực phẩm tương đương ở trên, bé nhà bạn sẽ rơi vào nguy cơ bị suy dinh dưỡng.


BS. Yên Lâm Phúc


Mẹ bận rộn với công việc mà vẫn dành nhiều thời gian cho con, đây là bí quyết ạ!


Cha mẹ đang làm hộ cho con những việc này là hại con đấy!


Mẹ chớ làm điều này khi con bị tiêu chảy, chỉ làm con nặng hơn mà thôi
Nhiều mẹ bỉm thường băn khoăn không biết nên cho con ăn bao nhiêu thịt một ngày thì đủ. Vì ăn thừa hoặc thiếu đạm đều nguy hiểm như nhau. Cân bằng giữa chất xơ và chất đạm luôn là bài toán khó của các mẹ. Để sắp xếp một thực đơn khoa học giúp cơ thể hấp thu các loại thịt một cách tốt nhất mẹ nên chú ý điều gì?

Giai đoạn từ sau 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của trẻ tăng cao và sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày. Do đó, ăn dặm là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, sau 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ để phòng chống bệnh tật không còn và cần thức ăn bổ sung giúp cung cấp lượng cần thiết. Các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ và chất béo lành mạnh đều cần phối hợp với nhau để cung cấp năng lượng cần thiết cho con. Một trong những loại thực phẩm quan trọng để bổ sung cho con là các loại thịt. Thịt giàu đạm, sắt và hoàn toàn không thể thiếu trong bữa ăn dặm của con.

Video: Hướng dẫn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ

 

Protein [đạm] là thành phần cơ bản của tế bào, có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và phát triển các chất cơ bản của hoạt động sống; là nguyên vật liệu để cấu trúc, xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể; là thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, thực hiện chức năng miễn dịch; là thành phần của các men và các nội tiết tố [hormone] rất quan trọng trong hoạt động chuyển hóa của cơ thể; có vai trò đặc biệt quan trọng trong di truyền, hình thành và hoàn thiện hệ thần kinh giúp cơ thể phát triển cả về trí tuệ và tầm vóc. Chất đạm còn là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong dinh dưỡng không tách riêng thịt bò, lợn, gà và cá, tôm, cua ra làm hai loại mà gộp chung là nhóm cung cấp chất đạm. Chất đạm có cả trong thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, sữa, trứng, tôm, cua… và thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng, gạo… Vì vậy, trong bữa ăn, cha mẹ nên cân đối tỷ lệ chất đạm có nguồn gốc động vật và thực vật.

1. Thời gian bé bắt đầu ăn thịt

Để ngăn ngừa trẻ nghẹn khi ăn, đừng cho con ăn thịt cho đến khi bé ăn đã quen với các loại thực phẩm mềm khác khác. Việc tập cho các con ăn thịt nên bắt đầu với 1-2 thìa đã được xay nhuyễn. Nếu lúc đầu bé từ chối dùng thịt, hãy đợi một vài tuần rồi sau đó thử lại một lần nữa.

Để bắt đầu tạo thói quen ăn thịt, mẹ nên bổ sung các loại thịt đỏ hoặc gan động vật vì những loại này chứa rất nhiều sắt. Trong khi thịt heo có thể cho bé ăn dặm khi được 6 tháng thì mẹ có thể đợi đến khi con 7 tháng mới nên cho con ăn thịt bò.

Thịt gà cũng vậy, chứa rất nhiều protein nên những bé 7-8 tháng tuổi trở lên khi hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn mới nên cho con ăn. Nếu như mẹ cho con ăn thịt bò và gà quá sớm sẽ khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng và khó hấp thu hết protein trong đó sẽ dẫn đến các bệnh đường ruột đáng tiếc.

> XEM THÊM:

- Cách cho bé 7 - 9 tháng tuổi ăn dặm từ thịt bò

- 4 điều mẹ không thể bỏ qua trước khi cho bé tập ăn thịt

- Ăn dặm giai đoạn đầu - Khoảng thời gian vàng giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống

Tham gia Group Zalo để nhận thêm tài liệu về chăm sóc bé và kết nối trực tiếp với chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio

2. Ăn bao nhiêu lượng thịt là đủ?

Ban đầu khi bé mới ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn thịt và nấu dưới dạng bột. Đến khi trẻ được 9 tháng tuổi thì mẹ có thể viên thịt thành những viên nhỏ cho trẻ ăn.

-  Bé 6-9 tháng tuổi: 30 gram thịt mỗi ngày.

-  Bé 10-12 tháng tuổi: 50 gram thịt mỗi ngày.

-  Bé 1 tuổi trở lên: 75 gram thịt mỗi ngày, bổ sung thêm cá, trứng, tôm, cua để có đủ đạm cho bé.

Dù là dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển cơ thể nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng cho bé ăn quá nhiều thịt vì bổ sung quá nhiều một chất sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Hơn nữa, các loại thịt đỏ như thịt heo và thịt bò đều chứa nhiều axit béo bão hòa, ăn nhiều nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao và làm cho quá trình trao đổi chất quá nhanh gây tác hại không nhỏ.

Mẹ nên kết hợp thịt với các loại củ quả và rau xanh để có thể cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể thì con mới phát triển được toàn diện. 

Mẹ cũng nên lưu ý trong những năm đầu đời, cân nặng và chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh. Do vậy, nhu cầu dinh dưỡng tính theo cân nặng của trẻ cao hơn hẳn người lớn. Vì vậy, phải cho trẻ ăn cả cái lẫn nước, tránh tình trạng chỉ ninh xương, thịt để lấy nước nấu cháo mà không cho ăn cái bởi thực ra, trong nước thịt, nước xương ninh hầm có nhiều nitơ, tuy tạo được hương vị thơm ngon, kích thích sự thèm ăn nhưng lại có rất ít đạm và canxi. Tất cả các thành phần dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, canxi, phốt pho, sắt, kẽm... [giúp tạo dựng nên cấu trúc tế bào của các tổ chức và tham gia vào nhiều hoạt động chức năng cơ thể] đều nằm trong phần cái của thức ăn.

Thiếu đạm sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng nhưng cơ thể thừa đạm cũng nguy hiểm không kém. Vì thế, cha mẹ cần hợp lí về thành phần và lượng, nhóm chất dinh dưỡng để tự tin hơn khi chăm sóc cho bé cưng của mình. Chúc các bé của bố mẹ có những bữa ăn ngon miệng đầy đủ dưỡng chất và nhanh lớn nhé!

Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho con, nếu có bất kỳ khó khăn nào cần sự đồng hành của các chuyên gia có chuyên môn, mẹ vui lòng inbox fanpage:

Chủ Đề