Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp lấy ví dụ minh hóa

I. CƠ CẤU VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

- Khái niệm dịch vụ: Là hoạt động kinh tế – xã hội phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt; có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng cơ bản.

1. Cơ cấu

- Dịch vụ kinh doanh: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp...

- Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân [y tế, giáo dục, thể thao], cộng đồng.

- Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể [bảo hiểm bắt buộc].

2. Vai trò

- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.

- Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

- Sử dụng tốt nguồn lao động, tạo việc làm.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.

3. Đặc điểm và xu hướng phát triển

Trên thế giới hiện nay, số lao động trong ngành dịch vụ tăng lên nhanh chóng

- Các nước phát triển: Khoảng 80% [Hoa Kì] hoặc khoảng 50 - 79% [Tây Âu].

- Các nước đang phát triển khoảng 30%.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến đầu tư, bổ sung lao động dịch vụ.

Ví dụ: Kinh tế phát triển, nhiều máy móc [máy cày] người nông dân làm việc ít [nông nghiệp ít lao động], phát triển ngành dịch vụ.

- Quy mô, cơ cấu dân số ảnh hưởng nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ.

Ví dụ: Việt Nam dân số đông, cơ cấu trẻ, tuổi đi học cao thì dịch vụ giáo dục ưu tiên phát triển.

- Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng mạng lưới dịch vụ.

Ví dụ: Dân cư đông, mạng lưới dịch vụ dày; dân cư phân tán, khó khăn cho ngành dịch vụ.

- Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán ảnh hưởng hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ.

Ví dụ: Việt Nam có tập quán thăm hỏi lẫn nhau vào các ngày lễ tết, thì dịch vụ giao thông vận tải, mua bán tăng cường.

- Mức sống và thu nhập thực tế ảnh hưởng sức mua và nhu cầu dịch vụ.

Ví dụ: Mức sống cao thì sức mua tăng...

- Tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa lịch sử, cơ sở hạ tầng du lịch ảnh hưởng sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ du lịch.

Ví dụ: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế... $ \rightarrow$ ngành dịch vụ du lịch phát triển và các ngành dịch vụ khác cũng phát triển.

III. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TRÊN THẾ GIỚI

- Trong cơ cấu lao động:

+ Các nước phát triển: trên 50%.

+ Các nước đang phát triển: khoảng 30%.

- Trong cơ cấu GDP:

+ Các nước phát triển trên 60%.

+ Các nước đang phát triển thường dưới 50%.

- Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là trung tâm dịch vụ lớn: New York [Bắc Mĩ], London [Tây Âu], Tokyo [Đông Á].


Page 2

SureLRN

BÀI 6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

I. Các nhân tố tự nhiên.

1. Tài nguyên đất.

            - Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngành nông nghiệp.

            - Tài nguyên đất đa dạng, gồm 2 nhóm chính:

            + Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha; thích hợp nhất với cây lúa nước, các loại cây ngắn ngày; tập trung tại các đồng bằng.

            + Đất feralit: trên 6 triệu ha; thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm [cà phê, cao su, cây ăn quả] và một số cây ngắn ngày; tập trung chủ yếu ở miền núi, cao nguyên.

 2. Tài nguyên khí hậu.

            - Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

            - Phân hoá rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao.

            => Ý nghĩa:

              + Thuận lợi: Cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 – 3 vụ lúa và rau màu trong năm, cơ cấu cây trồng đa dạng: cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

             + Khó khăn: bão, gió tây khô nóng, giá rét, sương muối, sâu bệnh phát triển...

3. Tài nguyên nước:

            - Nguồn nước phong phú và có giá trị về thủy lợi: mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, nước ngầm khá dồi dào.

            - Hạn chế: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô à cần xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí.

4. Tài nguyên sinh vật:

               Động, thực vật phong phú à là cơ sở để thuần dưỡng, lai tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt.

II. Các nhân tố kinh tế – xã hội.

1. Dân cư và lao động nông thôn.

            - Lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, khoảng 60% [năm 2003].

            - Người lao động giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai, cần cù, sáng tạo.

2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật.

            - Cơ sở vật chất – kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.

            - Công nghiệp chế biến nông sản phát triển à góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh tranh hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh.

3. Chính sách phát triển nông nghiệp.

             Các chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển như: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu…

4. Thị trường trong và ngoài nước.

            - Thị trường được mở rộng à thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa về cơ cấu cây trồng.

            - Khó khăn:

            + Sức mua thị trường trong nước còn hạn chế.

            + Biến động của thị trường xuất khẩu làm tăng tính rủi ro, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển một số cây trồng, vật nuôi quan trọng.

B. BÀI TẬP.

Câu hỏi 1 trang 27 sgk Địa lí 9:

            Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

            - Tài nguyên đất: khá đa dạng, gồm hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất feralit.

            + Đất phù sa: có diện tích khoảng 3 triệu ha, thích hợp nhất với cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác,  tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.

            + Đất feralit: chiếm diện tích khoảng 16 triệu ha, tập trung ở vùng trung du và miền núi, thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè..và các loại cây ăn quả [đào, lê, mận..], cây công nghiệp ngắn ngày [sắn, ngô].

            - Tài nguyên khí hậu:

            + Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt, ẩm dồi dào: nền nhiệt cao trên 200C, tổng lượng bức lớn xạ lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương [khoảng 75kcal/cm2 /năm], lượng mưa lớn [1500 – 2000 mm], độ ẩm cao [>80%].

            => Cây cối có điều kiện sinh trưởng và phát triển xanh tươi quanh năm, có thể trồng từ hai đến b vụ lúa và rau màu trong năm; nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả phát triển tốt; có thể áp dụng các phương thức thâm canh, tăng vụ, xen canh…

            + Khí hậu nước ta phân hóa rõ rệt theo chiều bắc – nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy, ở nước ta có thể trồng được đa dạng các loại cây có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng  cũng khác nhau giữa các vùng.

Ví dụ:

            + Trung du miền núi Bắc Bộ trồng cây lâu năm và gia súc lớn, ở các vùng đồng bằng châu thổ trồng cây hoa màu, lương thực [lúa nước], phát triển thủy sản…

            + Miền Bắc chuyên môn hóa các loại cây trồng cận nhiệt: chè, hoa quả [táo, lê, mận, đào..], thuốc quý như tam thất, thảo quả, hồi.

            + Miền Nam phát triển cây trồng nguồn gốc nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, hoa quả [sầu riêng, măng cụt…].

            - Tài nguyên nước:

            + Nước ta có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, các hệ thống sông có giá trị lớn về thủy lợi.

            + Nguồn nước ngầm khá dồi dào.

            => Nguồn nước tưới quan trọng cho cây trồng, nhất là vào mùa khô.

            - Tài nguyên sinh vật:

            + Động thực vật phong phú, là cơ sở đề thuần dưỡng, lai tạo các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái từng địa phương.

            + Còn nhiều nguồn Gen quý hiếm.

Câu hỏi 2 trang 27 sgk Địa lí 9:

            Phát triển và phân bố công nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp?

Trả lời:

            Công nghiệp chế biến [chế biến lương thực thực phẩm] sử dụng nguyên liệu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Vì vậy:

            - Sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến sẽ tạo đầu ra thuận lợi cho nông nghiệp, tư đó thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển và mở rộng quy mô.

            - Các nhà máy chế biến thường phân bố gần càng nguồn nguyên liệu để thuận lợi cho quy trình khai thác, vận chuyển đến nhà máy, đảm bảo nguồn nguyên liệu tươi ngon nhất.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Video liên quan

Chủ Đề