Trình bày giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2022

LỜI CẢM ƠNTrong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đãnhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện thuận lợi của các cấplãnh đạo; của nhiều thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và gia đình.Tác giả chân thành cảm ơn: Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa họctrường Đại học Vinh; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh, Phòng Giáo dụchuyện Kỳ Anh; các thầy giáo, cô giáo; đội ngũ cán bộ quản lý của 26 trườngTHCS trong huyện Kỳ Anh, cùng đông đảo đồng nghiệp đã tận tình quản lý,giảng dạy, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở thực tế, đónggóp những ý kiến quí báu cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài. Đặc biệt,tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đinh Xuân Khoa Người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi dưỡng kiến thức, phương phápnghiên cứu, năng lực tư duy và trực tiếp giúp đỡ tác giả hoàn thành luận vănnày.Mặc dầu rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn khôngtránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được những lời chỉ dẫnân cần của các thầy giáo, cô giáo, ý kiến trao đổi của các đồng nghiệp đểluận văn được hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn.Vinh, tháng 8 năm 2013Nguyễn Thành QuýMỤC LỤCLỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................1DANH MôC viÕt t¾tTHCSTrung học cơ sởTHPT::CBQLCSGD:Cán bộ quản lí cơ sở giáo dụcPTCS:Phổ thông cơ sởGD&ĐT:Giáo dục và đào tạoCNH – HDH:Công nghiệp hóa – Hiện đại hóaKTHN:Kỹ thuật hướng nghiệpTNCS:Thanh niên cộng sảnTNTP:Thiếu niên tiền phongĐNGV:Đội ngũ giáo viênKT-XH:Kinh tế xã hộiGDPT:Giáo dục phổ thôngUBMT:Ủy ban mặt trậnUBND:Ủy ban nhân dânSKKN:Sáng kiến kinh ngiệmCSVC:Cơ sở vật chấtTBDH:Thiết bị dạy họcCNTT:Công nghệ thông tinHDND:Hội đồng nhân dânĐTBDGV:Đào tạo bồi dưỡng giáo viênBDTX:Bồi dưỡng thường xuyênTrung học phổ thôngMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.Về lý luận.Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục đào tạo đang là mốiquan tâm hàng đầu của mọi quốc gia. Theo sự đánh giá chung của các nhànghiên cứu và quản lý giáo dục thì chất lượng Giáo dục - Đào tạo phụ thuộcvào nhiều yếu tố như: chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất phục vụdạy và học. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đội ngũ giáo viên.Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiệnđại hóa dựa trên nền tảng phát triển mạnh mẽ sự nghiệp giáo dục và đàotạo, khoa học và công nghệ. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảngkhẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốcsách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước”. Quá trình xây dựng đất nươc theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của dântộc. Muốn thực hiện tốt điều đó, đất nước phải có sự phát triển đồng bộ vềmọi mặt như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, an ninh, quốc phòng... Dovậy, cần phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Để cónguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu mới, nhất thiết phải chú trọngphát triển giáo dục - đào tạo nhằm trực tiếp giúp con người nâng cao trí tuệ,tầm hiểu biết và khả năng vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Vì thế, giáo dục - đào tạo trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn Đảng,toàn dân ta.Thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ trước hết là ra sức đào tạo vàxây dựng đội ngũ giáo viên nói chung, trong đó có giáo viên trung học cơ sởnói riêng đủ về số lượng, có chất lượng cao, có phẩm chất chính trị tốt, trìnhđộ, năng lực chuyên môn xứng đáng với tầm vóc của thời kỳ mới.1Ngành giáo dục và đào tạo đã và đang đứng trước những cơ hội pháttriển mới, nhưng cũng đang đối đầu với nhiều thách thức mới. Yêu cầu pháttriển quy mô, đồng thời phải đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả giáodục - đào tạo ở tất cả các bậc học, ngành học.Trong quá trình phát triển của giáo dục – đào tạo, đội ngũ giáo viênđóng vai trò hết sức quan trọng. Với mục tiêu cơ bản là nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, giáo dục – đào tạo tác động trực tiếpđến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo lập nguồn vốn cho con người – nguồnnhân lực quan trọng nhất của quá trình phát triển đất nước. Đối với bản thânngành Giáo dục – Đào tạo, nhân tố con người là đội ngũ giáo viên và cán bộquản lý ở các cấp học, bậc học. Thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứukhoa học, lao động sản xuất và các hoạt động xã hội khác, đội ngũ giáo viênlà người thường xuyên trực tiếp thực hiệc các mục tiêu, chiến lược phát triểngiáo dục. Với vai trò chủ đạo trong quá trình Giáo dục – Đào tạo ở cáctrường, các cơ sở, chất lượng đội ngũ giáo viên tác động trực tiếp và quyếtđịnh đến chất lượng giáo dục. Về vấn đề này, đồng chí Đỗ Mười đã nhấnmạnh trong bài phát biểu ở Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa VII: “Để đảm bảo chất lượng giáo dục – đào tạo, phải quyết địnhtốt vấn đề thầy giáo, phải đào tạo và đào tạo lại một đội ngũ giáo viên giỏi,có trách nhiệm, có lương tâm, có lòng tự hào nghề nghiệp đó là điều kiện đểnâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo”.Trong văn kiện hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa VII đã nêu rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”.Luật Giáo dục 2005 [bổ sung năm 2009] cũng đã ghi rõ: “Nhà giáogiữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”. Vì vậy, xâydựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ cấpthiết của ngành giáo dục và tất cả các nhà trường. Giáo dục phổ thông giữvai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng2yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia. Muốn thực hiện đượctrọng trách của mình, người giáo viên trung học phổ thông ngoài tri thức, kỹnăng đã được đào tạo, phải luôn được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về mặtphẩm chất đạo đức, tri thức, kỹ năng sư phạm nhằm bổ sung, cập nhật kiếnthức, nắm bắt được phương pháp giảng dạy mới, không ngừng nâng caotrình độ chuyên môn. Trong những năm qua, công tác xây dựng, bồi dưỡngvà phát triển đội ngũ giáo viên của các cấp quản lý giáo dục đã đạt đượcnhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương tùy thuộc vàođiều kiện thực tế đã có những cách thực hiện khác nhau.Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, ban hành kèm theo Thông tưsố 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo đã trở thành “thước đo” chất lượng giáo viên các trườngTHCS và THPT trên cả nước. Tuy nhiên, để việc chuẩn này thực sự pháthuy tác dụng, những người làm công tác quản lý nhà trường cần phải cónhững biện pháp phát triển đội ngũ dựa trên chuẩn, hướng tới chuẩn và đápứng yêu cầu đặc thù của từng địa phương.Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012-2013 của Bộ giáodục về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo &CBQLCSGDchú trọng 4 nhiệm vụ trọng tâm:[1]. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bốtrí sắp xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo quy địnhvà phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.[2]. Tổ chức các hoạt động và động viên đội ngũ nhà giáo và cán bộquản lý giáo dục tích cực hưởng ứng, thực hiện hiệu quả các cuộc vận độngvà phong trào thi đua vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”; "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sángtạo", phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"trong các cơ sở giáo dục.3[3]. Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lýcơ sở giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượngtheo hướng chuẩn hóa, theo qui hoạch, kế hoạch.[4]. Thực hiện đầy đủ, kịp thời việc đánh giá theo chuẩn, các chế độ,chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là cácnhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt.Về thực tiễnKỳ Anh là một trong những huyện nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Nhưngtrong những năm gần đây, được sự đầu tư từ các nguồn lực của nước ngoàivào cảng Vũng Áng và các tuyến đường biên giới Việt – Lào, nền kinh tếđang phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, chất lượng giáo dục đang là nỗi lo củacác cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, toàn ngành giáo dục và toàn thểnhân dân. Đặc biệt ở cấp học THCS, đây là lứa tuổi dậy thì, vì vậy các emcó nhiều hành động, nhiều suy nghĩ mà cần có người lớn can thiệp kịp thời.Huyện Kỳ Anh có 24 trường THCS, 2 trường PTCS [Tiểu học và THCS]. Ởcác trường cơ cấu chưa đồng bộ, nhiều trường quá nhỏ lẻ, đội ngũ giáo viênđang có nhiều bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu.Chính vì vậy, một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệuquả giáo dục – đào tạo, đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Kỳ Anhđã xác định trong thời gian tới thì phải xây dựng, phát triển, chuẩn hóa độingũ giáo viên của huyện nhà, trong đó có đội ngũ giáo viên các trường trunghọc cơ sở.Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải phápphát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh HàTĩnh”, nhằm góp phần giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên.2.Mục đích nghiên cứu.4Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp pháttriển đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của các trườngtrung học cơ sở.3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu.Khách thể nghiên cứu: Vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên ở cáctrường trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở cáctrường trung học cơ sở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.4.Giả thuyết khoa học.Nếu áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp được tác giả đề xuất thìsẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyệnKỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.5.Nhiệm vụ nghiên cứu.- Tìm hiểu cơ sở lý luận việc phát triển đội ngũ giáo viên bậc THCS- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viêncủa các trường THCS ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.- Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THCSở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.6.Phương pháp nghiên cứu6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu luận: Nhằm thu thập các thông tinlý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương phápnghiên cứu lý luận gồm:+ Phương pháp phân tích – Tổng hợp tài liệu.+ Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhằm thu thập nhữngthông tin để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài, thuộc nhóm phương phápnghiên cứu thực tiễn gồm:+ Tổng kết sáng kiến kinh nghiệm.5+ Phương pháp điều tra.+ Phương pháp phỏng vấn.+ Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia.6.3 Phương pháp thống kế toán học.7. Đóng góp của luận văn- Về mặt lý luận : Đề tài góp phần hệ thống hóa một số vấn đề về lí luậnvà đề xuất những giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên THCS có tínhkhả thi nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đào tạo.- Về mặt thực tiễn: Đánh giá thực trạng, xác định những ưu điểm, hạnchế về công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS của huyện Kỳ Anh. Từđó, đề xuất những giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên THCS có tínhkhả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Kỳ Anh,tỉnh Hà Tĩnh, đáp ứng yêu cầu nhân lực giảng dạy và giáo dục của nhàtrường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo.8. Cấu trúc của luận văn.Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văndự kiến có 3 chương:Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viêntrường trung học cơ sở.Chương 2. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên trườngtrung học cơ sở ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.Chương 3. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trườngtrung học cơ sở ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.6Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂNĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ.Nghiên cứu về vai trò quản lý, các nhà lý luận quản lý quốc tế như:Frederich Wiliam Taylor [1856 - 1915] - Mỹ; Henri Fayol [1841-1925] Pháp; Max Weber [1864 - 1920] - Đức đều đã khẳng định: Quản lý là khoahọc và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của xã hội.Quả đúng như vậy, trong bất kỳ lĩnh vực nào của xã hội thì công tác quản lýluôn giữ vai trò đầu tàu, quan trọng trong việc vận hành và phát triển. Vềlĩnh vực GD&ĐT, quản lý là nhân tố giữ vai trò then chốt trong việc đảmbảo duy trì và nâng cao chất lượng. Bởi vậy, đã có rất nhiều tác giả quantâm nghiên cứu vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên để tìm ra các giải pháp hữuhiệu nhằm nâng cao chất lượng GD.Các nhà nghiên cứu GD Xô Viết trước đây như: V.A Xukhomlinxki;và Xvecxlerơ đã cho rằng “ Kết quả toàn bộ hoạt động của nhà trường phụthuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động của độingũ giáo viên ” [33].Trong đó, có nhiều tác giả, và nhà nghiên cứu về giáo dục đã khẳngđịnh: Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo toàn diện và chịu trách nhiệmtrong công tác quản lý nhà trường; xây dựng được một đội ngũ giáo viêntâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn pháthuy tính sáng tạo trong lao động và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiệntay nghề sư phạm là yếu tố quyết định thành công trong quản lý giáo viêncủa người hiệu trưởng. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu thống nhất: Việc xây7dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng trongnhững nhiệm vụ của các cấp quản lý.Ngày 11 tháng 01 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết địnhsố 09/QĐ-CP phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhàgiáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010”, với mục tiêu tổng quát là: “Xâydựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chấtlượng đảm bảo về số lượng, đồng bộ về cơ cấu đặc biệt chú trọng nâng caobản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp vàtrình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sựnghiệp GD trong công cuộc đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước". QĐ số09/QĐ-CP đưa ra các nhiệm vụ chủ yếu: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđể tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQLGD.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vaitrò và trách nhiệm của nhà giáo và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ nhà giáo,CBQLGD có chất lượng cao, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng vềđạo đức, tận tụy về nghề nghiệp làm trụ cột thực hiện các mục tiêu nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khoa học quản lý GD, trong đó cóquản lý nâng cao chất lượng đội ngũ GV nói chung và phát triển đội ngũGV trường THCS nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiêncứu. Đó là các tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Ngọc Hải, Đặng QuốcBảo, Bùi Minh Hiền,… Và một số Luận văn thạc sĩ như: “Một số giảipháp nâng cao chất lượng quản lý dạy học ở các trường trung học phổthông thị trấn Vũ Quang - Tỉnh Hà Tĩnh”; Biện pháp phát triển đội ngũgiáo viên THCS ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình của tác giả NguyễnVăn Khung.Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đã đạt được những thành tựu banđầu đáng khích lệ và góp phần cải tiến, hoàn thiện hơn công tác phát triển8giáo viên của đất nước và của từng cơ sở GD cụ thể. Tuy vậy, cho đến nay,vấn đề phát triển đội ngũ GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện KỳAnh vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ, còn có những khía cạnhchưa được nghiên cứu sâu, còn thiếu những biện pháp mang tính hiệu quảđồng bộ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này là vô cùng cần thiết.Trong khuôn khổ luận văn này, tôi muốn đi sâu hơn để xác định cơ sởlý luận, khảo sát thực tiễn và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp pháttriển đội ngũ giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Anh chophù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục.1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.1.2.1. Trường trung học cơ sở.- Vị trí của trường THCSĐiều 6, Chương 1 Luật Giáo dục ghi rõ: Hệ thống giáo dục quốc dângồm:- Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;- Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậctrung học có hai cấp là cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông;- Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;- Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đạihọc; giáo dục sau đại học đào tạo hai trình độ là trình độ thạc sĩ và trình độtiến sĩ.Giáo dục THCS là cấp cơ sở của bậc trung học [bao gồm Tiểu học;THPT, trung học chuyên nghiệp dạy nghề], tạo tiền đề cho phân luồng vàliên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp.Giáo dục THCS là cấp học phổ cập phải “bảo đảm cho hầu hết thanh,thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học tiếp tục học tập để đạt trình độ THCStrước khi hết tuổi 18, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất9nước” [NQ số 41/2000/QH 10]. Giáo dục THCS được thực hiện trong 4năm học, từ lớp 6 đến lớp 9. Mục tiêu của giáo dục THCS là nhằm giúp chohọc sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trìnhđộ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về KTHN để tiếptục học trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vàocuộc sống lao động.Như vậy trường THCS là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc họcnối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh họcvấn phổ thông.- Mục tiêu của giáo dục THCS.+ Mục tiêu chung: “Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố vàphát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổthông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếptục học THPT, THCN, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [Điều 23Luật Giáo dục].+ Mục tiêu cụ thể: Học hết chương trình THCS [chương trình phổthông mới], học sinh phải đạt được các yêu cầu giáo dục sau: Yêu nước,hiểu biết và có niềm tin vào lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tựhào truyền thống dựng nước, giữ nước và nền văn hoá đậm đà bản sắc dântộc, quan tâm đến những vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vựcvà toàn cầu; tin tưởng và góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thông qua các hoạt động họctập, lao động, công ích xã hội; có lối sống văn hoá lành mạnh, cần kiệm,trung thực, có lòng nhân ái, tinh thần hợp tác, ý thức trách nhiệm ở gia đình,nhà trường, cộng đồng và xã hội; tôn trọng và có ý thức đúng đắn đối vớilao động, tuân thủ nội quy của nhà trường, các quy định nơi công cộng nóiriêng và luật pháp nói chung. Có kiến thức phổ thông cơ bản, tinh giản, thiếtthực, cập nhật làm nền tảng để từ đó có thể chiếm lĩnh những nội dung khác10của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ; nắmđược những kiến thức có ý nghĩa đối với cuộc sống cá nhân, gia đình vàcộng đồng. Bước đầu hình thành và phát triển được những kĩ năng, phươngpháp học tập của các bộ môn; cuối cấp học có thể có những hiểu biết sâuhơn về một lĩnh vực tri thức nào đó so với yêu cầu chung của chương trình,tùy khả năng và nguyện vọng, để tiếp tục học THPT, THCN, học nghề hoặcđi vào cuộc sống. Có kĩ năng bước đầu vận dụng những kiến thức đã học vàkinh nghiệm thu được của bản thân; biết quan sát, thu thập và xử lí thôngbáo thông tin thông qua nội dung được học; biết vận dụng và trong một sốtrường hợp có thể vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức đã học đểgiải quyết những vấn đề trong học tập hoặc thường gặp trong cuộc sống bảnthân và cộng đồng; có kĩ năng lao động kĩ thuật đơn giản; biết thưởng thứcvà ham thích sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong văn học nghệ thuật;biết rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. Biết sử dụng hợplí thời gian để giữ cân bằng giữa hoạt động trí lực và thể lực, giữa lao độngvà nghỉ ngơi, biết tự định hướng con đường học tập và lao động tiếp theo.Trên nền tảng những kiến thức và kĩ năng nói trên mà hình thành và pháttriển các năng lực chủ yếu đáp ứng yêu cầu phát triển con người Việt Namtrong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những năng lực hành động cóhiệu quả mà một trong những thành phần quan trọng là năng lực tự học, tựgiải quyết vấn đề, mạnh dạn trong suy nghĩ hành động trên cơ sở phân biệtđược đúng, sai; năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn để cóthể chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong học tập, lao động, sinh sống cũngnhư hoà nhập với môi trường tự nhiên, cộng đồng xã hội; năng lực tự khẳngđịnh, biểu hiện ở tinh thần phấn đấu học tập và lao động, không ngừng rènluyện bản thân, có khả năng tự đánh giá và phê phán trong phạm vi môitrường hoạt động và trải nghiệm của bản thân.11Ngoài mục tiêu chung như trên, đối với các huyện miền núi, vùngcao, giáo dục THCS còn có mục tiêu giúp học sinh hiểu về văn hoá dân tộcmình, và các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam; đoàn kết hoà nhập vớicác dân tộc anh em nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc mình;hiểu biết các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dân tộcvà miền núi; áp dụng kiến thức tiến bộ khoa học vào cuộc sống hằng ngày,vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và bài trừ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạnxã hội.Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục THCS theo chương trìnhphổ thông mới:+ Về nội dung: giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nộidung đã học ở tiểu học; bảo đảm cho học sinh có được những hiểu biết phổthông cơ bản về tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoahọc xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểubiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.+ Về phương pháp: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạocủa học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tácđộng đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.[Điều 24, Luật Giáo dục].1.2.2. Đội ngũ giáo viên.Đội ngũ giáo viên THCS là lực lượng các nhà giáo tham gia giáo dục vàgiảng dạy ở cấp THCS. Đội ngũ giáo viên THCS được tổ chức chặt chẽ, cósự thống nhất cao về lý tưởng, có cùng mục đích về giáo dục học sinh thànhnhững con người phát triển toàn diện. Đội ngũ giáo viên THCS bao gồmngười tham gia trực tiếp quá trình quản lý hoạt động giáo dục, đó là hiệutrưởng, giáo viên [Gồm giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm], giáoviên là tổng phụ trách Đội.12Người GV THCS là những người tốt nghiệp ngành sư phạm theo chuẩnđào tạo bằng cao đẳng chuyên nghiệp, họ là những người đứng trong hệthống giáo dục phổ thông giáo dục THCS được thực hiện 4 năm từ lớp 6đến lớp 9. Đây là những giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình THCSnhằm đạt mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển toàndiện và hình thành các kỹ năng, phát triển năng lực sáng tạo, hình thànhnhân cách, chuẩn bị tiền đề cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộcsống lao động. Nếu giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành nhữngcơ sở ban đầu thì giáo dục THCS giúp học sinh phát triển kết quả giáo dụctiểu học, hình thành học vấn ở trình độ cơ sở, những hiểu biết ban đầu về kỹthuật để tiếp tục học lên THPT, TCCN hoặc đi vào cuộc sống lao động. Nhưvậy, ta có thể thấy người giáo viên THCS có một vai trò quan trọng, tạo cầunối cho giáo dục phổ thông bậc tiểu học và bậc trung học.1.2.3. Phát triển là:Biến đổi hặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đếncao, đơn giản đến phức tạp, phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội,phát triển văn hóa, phát triển giáo dục...[28,743].1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên.Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triểngiáo dục Việt Nam 2011-2020, ban hành kèm theo quyết định số 711/QĐ – TTgngày 13 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý giáo dục.a] Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản vàtoàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành độingũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng cáctrường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng caochất lượng đào tạo giáo viên.13b] Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diệntheo chương trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày,giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáoviên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.c] Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáovà cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tácphong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinhviên.Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo,trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viêntrung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạotrên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên caođẳng và 100% giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảngviên đại học và cao đẳng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ.Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ các trường đạihọc, cao đẳng với phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đếnnăm 2020 có 25% giảng viên đại học và 8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ.d] Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần, tạo động lựccho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là với giáo viên mầm non;có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên giacó kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục.1.2.5. Giải pháp.Theo từ điển tiếng việt [ Nhà xuất bản khoa học và xã hội – Hà nội 1994,khái niệm giải pháp được hiểu như sau: “ Giải pháp là phương pháp giảiquyết một vấn đề nào đó” [ 28; 373]1.3. ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của GV THCS.14Vị trí của người giáo viên THCSTừ xưa tới nay, ông cha ta, nhân dân ta, Đảng và Nhà nước ta luôntôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy. Đội ngũ giáo viên lànòng cốt của sự nghiệp giáo dục. Thầy giáo là người chiến sĩ cách mạng trênmặt trận tư tưởng và văn hoá, truyền thụ cho học sinh lí tưởng đạo đức cáchmạng, bồi đắp cho học sinh nhân cách văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, dạycho các em tri thức khoa học và kĩ năng nghề nghiệp.Hơn nửa thế kỷ qua, đội ngũ thầy cô giáo có mặt khắp trên mọi miềncủa tổ quốc, không quản khó khăn gian khổ, vượt qua mọi thử thách, cốnghiến tài năng tâm trí cho thế hệ trẻ trưởng thành và trở thành chủ nhân xâydựng và bảo vệ đất nước.Vai trò của người giáo viên THCS.Trong nhà trường, giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáodục; là người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học trên lớp và quá trình giáodục theo nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo với phươngpháp sư phạm nhằm đạt mục tiêu giáo dục của cấp học, của nhà trường. Vềvai trò của người thầy giáo, Bác Hồ khẳng định: “Nhiệm vụ giáo dục là rấtquan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”[1,161].Chức năng của người giáo viên THCS: Trong nhà trường XHCN,giáo viên có những chức năng sau đây:- Chức năng của một nhà sư phạm: đây là chức năng cơ bản, thể hiệnở phương pháp giảng dạy và giáo dục học sinh của người giáo viên. Để thựchiện tốt chức năng này, người giáo viên phải biết tổ chức đúng đắn quá trìnhnhận thức, quá trình hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết chohọc sinh.- Chức năng của một nhà khoa học: Người giáo viên nghiên cứu vềnội dung chương trình, nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy, tổng kết15kinh nghiệm, đề xuất những sáng kiến hay nói cách khác là tham gia cáchoạt động nghiên cứu khoa học thì mới giải quyết được những vấn đềthường xuyên nẩy sinh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học giáo dục.- Chức năng của nhà hoạt động xã hội: Ngoài việc tích cực tham giavào các hoạt động xã hội, người giáo viên còn phải biết tổ chức cho học sinhtham gia các hoạt động xã hội.Điều 63 - Luật Giáo dục quy định giáo viên có những nhiệm vụ sauđây: - Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí, chương trình giáodục;- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luậtvà điều lệ nhà trường.- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cáchcủa người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi íchchính đáng của người học.- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.Cụ thể hơn, Điều lệ trường trung học quy định nhiệm vụ của giáoviên bộ môn THCS như sau:- Giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạchdạy học; soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá theo quy định;vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ; không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏbuổi dạy; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổchức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương;- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn vànghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và giáo dục.16- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệnhà trường; thực hiện quyết định của hiệu truởng; chịu sự kiểm tra của hiệutrưởng và của các cấp quản lí giáo dục;- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trướchọc sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh; bảovệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ các bạnđồng nghiệp;- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình họcsinh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các hoạt động giảng dạyvà giáo dục học sinh;- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.Giáo viên chủ nhiệm lớp, ngoài các quy định trên, còn có thêm nhữngnhiệm vụ như: Tìm hiểu nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biệnpháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;phối hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, Đoàn TNCS Hồ ChíMinh, Đội TNTP Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể ở địa phương; nhậnxét đánh giá xếp loại học sinh cuối kì, cuối năm học, đề nghị khen thưởng kỉluật học sinh; báo cáo định kì, đột xuất với hiệu trưởng. Giáo viên Tổng phụtrách Đội TNTP Hồ Chí Minh được bồi dưỡng về công tác Đội, có nhiệm vụtổ chức các hoạt động Đội và tham gia các hoạt động ở địa phương.Giáo viên THCS có quyền: Được nhà trường tạo điều kiện để thựchiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; được hưởng mọi quyền lợivật chất tinh thần và được chăm sóc bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ chínhsách đối với giáo viên; được trực tiếp thông qua các tổ chức của mình thamgia quản lí nhà trường; được hưởng nguyên lương và các phụ cấp [nếu có]khi đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiệnhành; được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ17sở giáo dục khác và nghiên cứu nếu bảo đảm thực hiện đầy đủ những nhiệmvụ nói trên.1.3.2. Yêu cầu về phẩm chất, năng lực GV THCSĐể thực hiện tốt các chức năng nói trên, người giáo viên trung họccần có những yêu cầu về năng lực, phẩm chất sau đây:- Phải có hiểu biết rộng, vững chắc những vấn đề của giáo dục trunghọc: về tri thức khoa học, người giáo viên phải nắm vững và có hiểu biết sâusắc nội dung, chương trình, sách giáo khoa của môn học mà mình đảm nhận,từ đó mới sáng tạo trong phương pháp truyền thụ tri thức cho học sinh. Vềkĩ năng sư phạm, gồm: Kỹ năng dạy học, kĩ năng giáo dục học sinh, kĩ năngvận động và phối hợp các lực lượng giáo dục gia đình - xã hội, kĩ năng tựhọc tự nâng cao trình độ, kĩ năng nghiên cứu khoa học giáo dục.- Phải có hiểu biết và vận dụng có kết quả tri thức sư phạm học: Hiểuhọc sinh, giao tiếp được với học sinh, tác động thích hợp đến từng học sinh.- Ngôn ngữ của giáo viên phải chính xác, chữ viết đẹp rõ ràng.- Phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ.- Không có khiếm khuyết về ngoại hình.1.3.3. Yêu cầu về số lượng, cơ cấu đội ngũ GV THCS.a. Về số lượng.Đội ngũ giáo viên THCS được xác định trên cơ sở số lớp học và địnhmức biên chế theo tỉ lệ quy định của nhà nước [ Theo thông tư 35 quy định,định mức THCS để dạy tất cả các môn học theo chương trình hiện hành là1,90 GV/Lớp. Như vậy với một đơn vị trường học được xác định số giáoviên cần có:∑ Giáo viên = Số lớp x 1,90. Còn số lượng giáo viên theo bộ môn đượcxác định theo từng nhóm bộ môn.Đầu năm học, các trường căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp để xácđịnh số giáo viên cho một trường, một cấp học của một huyện hay của một18tỉnh. Từ đó, căn cứ vào số lượng GV hiện có; sau khi trừ đi giáo viên nghỉhưu, chết, bỏ việc, thuyên chuyển ra bên ngoài, cộng thêm số GV thuyênchuyển từ ngoài vào; sẽ xác định được số GV cần phải có cho một trườnghoặc một cấp học.Số lượng giáo viên là một yếu tố định lượng của đội ngũ, nó rất quantrọng nhưng sẽ không nói lên được gì, ngoài vấn đề chất lượng còn phảixem xét một cách thấu đáo đến cơ cấu đội ngũ còn phải hợp lý.b. Về cơ cấu đội ngũ:Cơ cấu đội ngũ GV THCS sẽ được trình bày trong các giải pháp pháttriển đội ngũ GV, gồm một số giải pháp sau:- Giải pháp thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ GV.- Giải pháp bố trí, xây dựng đội ngũ GV.- Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV.- Giải pháp tuyển chọn, thuyên chuyển, đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên.- Giải pháp đảm bảo các điều kiện cho công tác phát triển đội ngũ GV.1.4. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨGIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ.1.4.1. Quy hoạch đội ngũ GV THCS.Một trong những nhiệm vụ của mỗi nhà trường là phải thực hiện côngtác quy hoạch đội ngũ, nó có tác dụng làm cho người quản lý và cơ quanquản lý biết được về số lượng, chất lượng, độ tuổi, trình độ và cơ cấuchuyên môn, giới tính, của từng GV và cả đội ngũ GV; đồng thời xây dựngđược kế hoạch phát triển đội ngũ; nhằm tìm ra các biện pháp nâng cao chấtlượng [phẩm chất và năng lực] cho từng GV và cả đội ngũ để họ có đượckhả năng hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Quan trọng hơnkết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vậndụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý vào hoạt động quản lýbộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự giáo dục trong các trường THCS ở19huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy, quản lý đội ngũ GV là phải thựchiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ. Đây là nhiệm vụ rất quan trọngđể nâng cao chất lượng đội ngũ. Quy hoạch phát triển đội ngũ là một lĩnhvực cần đề xuất giải pháp quản lý.1.4.2. Tuyển chọn, sử dụng đội ngũ GV THCS.Tuyển chọn là một trong những khâu quan trọng trong việc phát triểnđội ngũ GV, trước đây do thiếu hụt giáo viên nên việc đào tạo bao nhiêu thìlấy bấy nhiêu không kể năng lực và trình độ của những giáo viên đó ra sao,phẩm chất như thế nào. Hiện nay, ở các đơn vị giáo dục đã dần đủ về sốlượng, đồng bộ về cơ cấu, nên việc thanh lọc, tuyển chọn giáo viên là khâuthen chốt. Sau việc tuyển chọn là công tác sử dụng họ như thế nào, bố trí rasao để đem lại hiệu quả cao nhất nhằm nâng cao chất lượng GD. Một giáoviên tốt phải được tuyển chọn và sử dụng có khoa học tạo được niềm vui vàsự hứng thú trong quá trình công tác của họ, có như vậy chúng ta mới pháttriển được đội ngũ giáo viên.1.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV THCS.Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm hoàn thiện vànâng cao các tiêu chuẩn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng giáoviên và cả đội ngũ GV chính từ đó mà đội ngũ GV có đủ các điều kiện mangtính tự thân trong việc thực thi và hoàn thành nhiệm vụ của mình.Như vậy để nâng cao chất lượng đội ngũ GV thì không thể thiếu đượchoạt động đào tạo, bồi dưỡng và đây cũng chính là giải pháp khả thi để nângcao chất lượng đội ngũ GV các trường THCS nói riêng.1.4.4. Đánh giá, sàng lọc, luân chuyển đội ngũ GV THCSĐánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Đánhgiá chất lượng đội ngũ GV là một trong những công việc không thể thiếuđược trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và các chủ thể quản lýnói chung và công tác tổ chức cán bộ nói riêng.20Đánh giá đội ngũ không những để biết thực trạng mọi mặt của độingũ mà qua đó còn nhận biết được các dự báo về tình hình chất lượng độingũ cũng như vạch ra những kế hoạch khả thi đối với hoạt động nâng caochất lượng đội ngũ. Mặt khác kết quả đánh giá ĐNGV nếu chính xác lại làcơ sở cho việc mỗi cá nhân có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng vớitiêu chuẩn đội ngũ.Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ GV không thể không nhậnbiết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua hoạt động đánh giá đội ngũ,từ đó mà đánh giá chất lượng đội ngũ GV là một giải pháp khả thi nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Công tác này phải được tiến hànhthường xuyên, nghiêm túc, đúng quy trình và theo định kỳ.Công tác đánh giá phân loại nhà giáo đã có nhiều đổi mới, bước đầuphát huy tính tích cực, tạo động lực và khuyến khích nhà giáo phấn đấuvươn lên. Hạn chế trong công tác này là nhận thức và trách nhiệm của mộtbộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý GD chưa đầy đủ, còn né tránh, nể nang;chưa ban hành kịp thời các tiêu chí đánh giá, thiếu các tiêu chí cụ thể, địnhlượng nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánhđúng thực chất về đội ngũ.Cho đến nay, ở Việt Nam chưa thực hiện việc đánh giá giáo viêntrung học gắn liền với quyết định thăng tiến về nghề nghiệp của họ. Tuynhiên, hằng năm, các nhà trường vẫn tiến hành đánh giá giáo viên dựa trêncác văn bản:Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, ban hành kèm theo Thông tưsố 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo. Tuy vậy, việc thực hiện đánh giá ở một số trường học chưatrở thành một bản lề trong đánh giá, phân loại giáo viên.21Trên cơ sở kết quả đánh giá công chức, tập thể giáo viên bình bầu cácdanh hiệu thi đua: Chiến sĩ thi đua, lao động giỏi... Còn việc đánh giá côngnhận danh hiệu giáo viên giỏi được tiến hành qua các hội giảng [Hội thi]giáo viên giỏi từ cấp trường đến cấp Quốc gia theo thông tư. Giáo viên đượccông nhận danh hiệu giáo viên giỏi trước hết phải qua các Hội thi giáo viêngiỏi và tiết dạy của giáo viên đó được Hội đồng chấm đánh giá loại giỏi và cácmặt khác được cơ sở [nhà trường, Phòng Giáo dục, Sở GD-ĐT] đánh giá tốt.Như vậy, việc đánh giá giáo viên trung học theo định kỳ [học kỳ, năm]là để xếp loại mang tính thi đua là chủ yếu. Việc đánh giá, xếp loại giáo viêncũng căn cứ theo các tiêu chuẩn nhưng còn rất chung chung. Do đó khóphân định được các mức độ, cho nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quanvà thiếu chính xác; chưa có sự xác định rõ ràng về hiệu quả công việc, nănglực chuyên môn nên chưa thúc đẩy đội ngũ giáo viên nỗ lực trong việc tựbồi dưỡng nâng cao trình độ từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.1.4.5. Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viênTHCSĐể đảm bảo cho hoạt động bình thường của con người thì con ngườiphải được đáp ứng các yêu cầu vật chất, tinh thần thiết yếu nhất. Nếu hoạtđộng có hiệu quả cao hơn thì con người phải được đáp ứng các yêu cầu caohơn kể cả vật chất lẫn tinh thần. Đối với giáo viên do đặc thù công việcphức tạp nên nhu cầu để đạt được hiệu quả công việc cao cũng đòi hỏi caohơn những cán bộ bình thường khác.Những năm qua, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các bộ, ngành tậptrung xây dựng và ban hành được một hệ thống văn bản chỉ đạo tương đốiđồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương và các cơ sở GD thựchiện tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo [như: chế độ chính sáchđối với nhà giáo công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; chính sách miễn thu học phí đối với học sinh vào22

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề