Trình bày ý kiến của em về vấn de học tập

– Một xã hội chỉ phát triển khi giáo dục phát triển. Vì thế mà học tập là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bàn về học tập có nhiều câu nói, trong đó UNESCO đã đề xuất về mục đích của học tập đó là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

Giải quyết vấn đề:

Bước 1: Giải thích

– Học tập là một quá trình quan trọng trong cuộc đời của con người. Đó là quá trình tích luỹ tri thức, tiếp thu kiến thức của nhân loại để tạo nên học vấn của bản thân. Học còn là việc rèn luyện những kỹ năng trong đời sống như giao tiếp, ứng xử,… Học tập góp phần tạo nên sự trưởng thành cho mỗi con người.

– Học để biết là mục đích đầu tiên của việc học. Học để tiếp thu, tích luỹ tri thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ về mọi lĩnh vực của cuộc sống.

– Học không chỉ để biết mà tiến đến cấp độ thứ hai là học để làm. Vận dụng những điều đã học vào giải quyết những vấn đề nảy sinh thì việc học mới có ý nghĩa, nếu không chỉ là lý thuyết suông. Bởi việc học phải đi đôi với hành.

– Học để chung sống là hệ quả từ việc học để biết và học để làm. Việc học sẽ giúp ta hoà nhập với cộng đồng. Khi chung sống trong cộng đồng, ta có thể hoàn thiện bản thân để đi đến mục đích cao nhất của việc học tập đó là hoàn thiện nhân cách và khẳng định ý nghĩa của cuộc đời mình. Đó chính là học để tự khẳng định mình.

=> Câu nói của UNESCO nhằm khái quát 4 mức độ của mục đích học tập. Học để tích luỹ kiến thức và vận dụng vào cuộc sống qua đó cống hiến cho cộng đồng và hoàn thiện bản thân mình.

Bước 2: Bình

– Đánh giá: Lời đề xướng của UNESCO về mục đích học tập đã trình bày một quan điểm đúng đắn về mục đích của học tập bởi nó đã giúp ta nhận thức rõ ràng và thấu đáo hơn về việc học. “Học để biết” là bước đầu tiên để tích luỹ hành trang cho cuộc sống. “Học để làm” là biến lý thuyết thành thực tế để đóng góp cho cộng đồng và giúp con người khẳng định vị trí của mình trong xã hội.

– Nhận xét: Bằng việc sử dụng hình thức điệp từ, điệp cấu trúc câu để khẳng định, nhấn mạnh mục đích của việc học, câu nói đã tác động mạnh đến người nghe như một lời tuyên bố hùng hồn về ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập trong cuộc sống. Việc học có giá trị to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như đối với cộng đồng. Do đó một khi hiểu được mục đích cao cả của việc học, con người sẽ có động lực và tình yêu đối với học tập.

Bước 3: Luận.

– Là một tổ chức uy tín, có vai trò tích cực đến sự phát triển của nhân loại, UNESCO đã nhận thấy việc đánh giá đúng mục đích việc học có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chính vì không phải ai cũng nhận thức được mục đích học tập mà ỷ lại, dựa dẫm nên đã dẫn đến nhiều biểu hiện sai trái như tiêu cực trong thi cử, “đổi tình lấy điểm”,… Dó là một thực trạng đáng lo ngại cho giáo dục.

– Khi nhận thấy mục đích của việc học, bản thân cần tự thay đổi trước tiên. Tích cực tìm hiểu nội dung bài học, đào sâu nghiên cứu các vấn đề khó để tìm câu trả lời, tham gia các hoạt động xã hội để rèn luyện kỹ năng sống… Không thể trông chờ ai khác đem hoa thơm trái ngọt đến cho mình mà phải tự tay vun trồng.

1/

Như chúng ta đã biết, từ lâu việc học đã được đặt lên hàng đầu và một đất nước có nền giáo dục tốt, có nhiều người tài, có cách học đúng đắn là một nước phát triển phồn vinh, thịnh vượng. Từ xưa đến nay, việc học đúng đắn luôn là mối quan tâm của những học sinh và những thầy, cô giáo yêu nghề, chúng ta đều mong muốn việc học đạt được kết quả cao và tốt hơn. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp – một người tài giỏi, một trợ thủ đắc lực của vua Quang Trung đã từng dâng lên vua bản tấu "Bàn luận về phép học "để vua có thể trị vì đất nước phồn vinh, làm cho nước phát triển. Trong bản tấu, Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích chân chính của việc học và cách học đúng đắn để tìm ra nhiều nhân tài giúp ích cho đất nước. Một trong những cách học đúng đắn và hiệu quả nhất mà ngày nay chúng ta vẫn luôn áp dụng chính là học đi đôi với hành.

Vậy học là gì? Hành là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức của mỗi người. Học là nâng cao, mở rộng tầm hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Học là phương pháp tốt nhất để hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội. Ở trường, khi bạn ngồi lắng nghe thầy cô giáo giảng bài cũng là học, nhìn để biết, thầy cô đang viết gì cũng là học,… Học luôn luôn có ở mọi lúc, mọi nới trong cuộc sống của mỗi con người. Hành là quá trình vận dụng kiến thức mà chúng ta đã được học vào bài tập, đời sống, cách giao tiếp,… Hành nói chung lại là thực hành, Hàng giúp cho việc học của mỗi chúng ta thêm trôi chảy.

Từ xưa, ông cha ta đã dạy:" Bất học, bất tri lí ", có nghĩa là " không học, không biết rõ đạo lí ". Hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã nêu trong bài tấu:" Ngọc không màu, không thành đồ vật. Người không học không biết rõ đạo ". Từ đó, mục đích chân chính của việc học là gì? Học để trở thành người là ý nghĩa lớn nhất của việc học. Theo quan niệm của người xưa thì người có học có hơn, có học vẫn luôn có tiếng nói trong xã hội vì người có học thì là người am hiểu đời sống, am hiểu đạo lí và lẽ phải. Học để trở thành người có ích cho xã hội, học để trở thành niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô. Nếu học, con người ta sẽ có tư tưởng thoáng hơn, có đầu óc linh hoạt hơn người không học. Người không có học thì đầu óc không được mở mang, học được tiếp xúc nhiều với kiến thức cần có. Nếu chúng ta học giỏi, học tốt có được nhiều giải thưởng to và cao trong nhiều cuộc thi trí tuệ thì sẽ trở thành niềm tự hào gia đình, bạn bè, thầy cô và nhà trường. Hay như ông Nguyễn Thiếp đã đưa ra ý kiến của mình rằng đất nước càng có nhiều người tài thì đất nước càng phồn vinh, càng phát triển thịnh vượng. Học là để trở thành con người am hiểu đạo sống, am hiểu nhân loại và muôn loài. Học để góp phần làm cho đất nước phát triển, góp phần xây dựng đất nước đi lên, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu như lời Bác nói:"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu ".

Vì sao học phải đi đôi với hành? Tuy học có rất nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội nhưng nếu không áp dụng kiến thức được học vào đời sống thì việc học cũng không trở nên trôi chảy. Bác Hồ đã từng nói:"Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học không có nghĩa, hành mà

không học thì hành không trôi chảy". Thực tế đúng là như vậy, nếu chúng ta chỉ ngồi nghe thầy cô giảng không thôi mà không làm bài tập vận dụng thì lâu ngày kiến thức được học sẽ bị phai dần đi rồi một thời gian sau, kiến thức sẽ bị quên lãng hoàn toàn nếu không còn sử dụng tới. Như thế, việc học của chúng ta trở nên không có ích, không những làm cho chúng ta bị rỗng kiến thức mà còn làm cho chúng ta phải học lại từ đầu, vừa mất sức vừa mất thời gian. Trên lớp, nếu sau khi học xong lí thuyết, chúng ta áp dụng ngay vào bài tập và về nhà làm thêm bài tập về nhà nữa thì kiến thức sẽ được lưu giữ lại trong đầu, rất khó quên. Cũng như khi chúng ta nấu một món ăn nào đó nhưng chỉ đọc nguyên liệu, cách làm, cách trình bày mà không thực hành nấu thì làm sao chúng ta có thể nấu một món ăn thật ngon được, mọi việc đều được kết hợp giữa học và hành. Ngược lại nếu hành mà không học cũng không trôi chảy. Giả sử như chúng ta viết một bài văn nhưng chỉ biết viết mà không biết phải viết như thế nào cho đúng, cho hay thì bài văn không đạt kết quả cao. Hay chỉ biết nấu canh nhưng lại không biết cho gì vào trước, cho gì vào sau thì món canh của chúng ta sẽ không ngon mà ta cũng chưa chắc đã ăn được. Hành mà không học thì sẽ rỗng kiến thức, kết quả học tập sẽ không được như mong muốn. Học mà không hành thì chẳng khác nào " chỉ tay năm ngón ", chỉ biết nói mồm chứ không biết làm.

Bên cạnh đó thì chúng ta phải học như thế nào? Cách học nào thì đúng đắn và có hiệu quả cao? Từ những điều nói trên thì học đi đôi với hành là tốt nhất, vừa có được kiến thức lại áp dụng trôi chảy vào đời sống và bài tập. Qua đó thì La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã đưa ra cách học đúng đắn. Điều đó đã được nêu rõ trong bản tấu mà ông dâng lên vua Quang Trung. Theo ông, muốn tìm được nhiều người tài giỏi thì vua phải cho xây dựng nhiều trường học với nhiều thầy cô giỏi. Việc học phải lấy tiểu học làm gốc, tuần tự tiến lên học tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học từ cơ bản đến nâng cao, lấy kiến thức cơ bản nhất làm nền móng. Học rộng, học nâng cao nhưng phải biết tóm gọn lại. Học đến đâu phải hiểu và nắm chắc kiến thức đến đó, học cao thì phải biết thực hành nhiều để áp dụng vào thực tế cũng như không làm rỗng kiến thức. Nguyễn Thiếp đưa ra cách học trên để vua Quang Trung tìm được nhiều nhân tài giúp ích cho đất nước, làm cho triều đình ổn định, đất nước thái bình, thịnh vượng, phát triển phồn vinh. Chúng ta cũng nên lấy cách học đúng đắn này để học tập tốt hơn. Ngoài ra, La Sơn Phu Tử cũng phê phán những kẻ học vẹt, học đối phó, học giấu dốt, học để được làm quan, được an nhàn mà hưởng lộc,… Nếu học không đúng cách như thế thì sẽ làm cho đất nước suy thoái. Thử hỏi nếu ai cũng có suy nghĩ học để được sung sướng cho bản thân thì liệu đất nước có phát triển được hay không? Không những thế, nếu ai cũng học đối phó thì có thể trở thành người có ích được hay không?…

Qua đó, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là:" Chúng ta phải làm gì?". Mỗi học sinh như chúng ta nói riêng và mỗi con người Việt Nam nói chung cần noi theo cách học đúng đắn mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra để góp phần đưa đất nước, dân tộc phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải học tập chăm chỉ, học đi đôi với hành để áp dụng kiến thức vào thực tế, để trở thành niềm tự hào của gia đình, bạn bè, xã hội. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải phê phán những kẻ học giấu dốt, học vẹt, học đối phó, học vì lợi ích của bản thân, vì được làm quan to chức lớn để được an nhàn mà hưởng lộc. Một đất nước càng có nhiều nhân tài thì càng phát triển phồn vinh, ngược lại đất nước có nhiều kẻ thiếu hiểu biết, lười học, chỉ nghĩ cho bản thân thì kinh tế sẽ đi xuống, nhân dân không được ấm no, hạnh phúc, cuộc sống khó khăn, lạc hậu. Vì vậy, là một học sinh, em thấy vô cùng tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta, vừa thấy khâm phục La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vì tài năng và lòng tận trung tận lực với triều đình và đất nước của ông. Không những thế, em còn tự hứa với bản thân rằng sẽ cố gắng học tập và noi theo ông Nguyễn Thiếp để trở thành người có ích cho xã hội.

Với cương vị là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng và là một công dân Việt Nam nói chung, em thấy tất cả mọi người chúng ta cần phải học tập theo tấm gương của Bác và lời dạy của Bác:" Học phải đi đôi với hành ". Qua đó, em còn thấy mình cần bổ sung những thiếu sót mà mình còn thiếu và học tập chăm chỉ để trở thành một công dân có ích cho xã hội và đất nước. Học để xây dựng đất nước. Học để trở thành người am hiểu mọi thứ. Học để hoàn thiện bản thân và giúp đỡ cho mọi người xung quanh. Nhà bác học Lê-nin đã từng nói:" Học, học nữa, học mãi ".

Video liên quan

Chủ Đề