Trong các nhân tố kinh tế - xã hội nhân tố nào quan trọng nhất vì sao

Trong nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố quan trọng nhất thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta là


Câu 79028 Vận dụng cao

Trong nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố quan trọng nhất thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta là


Đáp án đúng: c

Phương pháp giải

Xét lần lượt các nhân tố kinh tế - xã hội và chỉ ra hạn chế đối với phát triển công nghiệp ở nước ta.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp --- Xem chi tiết

Yếu tố nào là quan trọng nhất để Việt Nam phát triển nền Kinh tế số?

14:17 18/07/2018

Theo khảo sát với nhiều doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam, việc xây dựng Chính phủ số, cung cấp nhiều dịch vụ công trực tuyến cho người dân là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển nền kinh tế số của Việt Nam.

Cách mạng công nghiệp 4.0: Không “lên tàu” sẽ bị bỏ lại phía sau

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Lối đi nào cho kinh tế Việt Nam?

Thụ động, sao thành quốc gia số?

Đòn bẩy để trở thành “quốc gia số”

5 trở ngại lớn trong phát triển kinh tế số

Việt Nam đang trong quá trình hướng đến nền kinh tế số với hàng loạt các bước chuyển từ thay đổi về nhận thức tới những thay đổi về công nghệ. Tuy nhiên không phải mọi tổ chức, doanh nghiệp đều có quan điểm chung về yếu tố nào là quan trọng nhất để chuyển đổi sang nền kinh tế số.
Mới đây, tại Diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin, Truyền thông Việt Nam 2018, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam [VINASA] đã công bố kết quả khảo sát về chuyển đổi số với 180 cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát, 3 nhân tố quan trọng nhất để Việt Nam phát triển nền Kinh tế số, đa số ý kiến đều cho rằng việc Xây dựng chính phủ số kiến tạo, hành động, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao cho người dân, doanh nghiệp là quan trọng nhất với 137 phiếu, tương đương 76,1%.
Tiếp đó là việc Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin với 104 ý kiến, tương đương 57%; và cuối cùng là Phát triển hạ tầng số, kết nối liên thông và dữ liệu mở với 90 ý kiến, tương đương 50%.
Trong khi đó, các doanh nghiệp lại cho rằng , 3 nhân tố được cho là quan trọng nhất để giúp đẩy nhanh chuyển đổi số là Tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo [162, tương đương 90%].
Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số cụ thể có 123 ý kiến, tương đương 68,3% và cuối cùng là Đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số với 93, tương đương 51,7%.
Với câu hỏi lĩnh vực nào có thể thực hiện ngay để thúc đẩy phát triển Kinh tế số tại Việt Nam, gần ba phần tư số câu trả lời cho rằng đó là thực hiện thay đổi trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tiếp đó là thương mại điện tử và giáo dục đào tạo.
Cũng trong khảo sát, 100% số người được hỏi đã có những hiểu biết cơ bản về chuyển đổi số và đã có những bước hành động đầu tiên.

Theo Tùng Linh/bizlive.vn

In bài viết

Tags

nền kinh tế số VINASA Thương mại điện tử doanh nghiệp nguồn nhân lực

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM
  • Tăng tốc với EVFTA: Ngành dệt may sẵn sàng cho cột mốc 1/8

    22/07/2020
  • Gia tăng đầu tư để đưa thêm hàng Việt Nam vào EU

    21/07/2020
  • DATC xử lý tốt nợ xấu của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp

    20/07/2020

Tin nổi bật

Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

09/02/2022

Kiểm soát thị trường giá cả ngay từ những tháng đầu năm

09/02/2022

Hơn 20.400 tờ khai hải quan làm thủ tục xuất nhập khẩu trong dịp Tết

08/02/2022

Khẩn trương trình Chính phủ việc gia hạn thời gian nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022

08/02/2022

Sớm đưa mọi hoạt động trở lại bình thường, không nghỉ Tết kéo dài

08/02/2022

NGUỒN LỰC CON NGƯỜI - YẾU TỐ CƠ BẢN ĐẢM BẢO CHO SỰ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG

Dù ở thời đại nào, hay hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũng luôn giữ vai trò quyết định, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời tới nay luôn chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ngày đăng : 12/05/2021 Xem với cỡ chữ
Bản in

Vì vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội. Trong các văn kiện các Đại hội của Đảng đã khẳng định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững”. Các quan điểm trên đặt ra cho vấn đề phát triển nguồn lực con người ở nước ta những nhiệm vụ to lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực cơ bản, có tính quyết định đối với việc nâng cao chất lượng con người như: Giáo dục và đào tạo,chăm sóc sức khỏe, dân số và môi trường sống của con người. Phát triển giáo dục và đào tạo - nhiệm vụ chủ yếu để phát triển nguồn lực con người.

Nhân lực lại càng là yếu tố số một, là nguồn cội, động lực chính tạo nên lực lượng sản xuất - nhân tố quyết định tốc độ và sự phát triển bền vững của phương thức sản xuất mới ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế. Vì thế, muốn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững không thể không chăm lo phát triển con người.

Nguồn nhân lực quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia, trong đó giáo dục và đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định chất lượng con người. Giáo dục và đào tạo chuẩn bị con người cho sự phát triển bền vững, vì lợi ích hiện tại và vì tương lai của đất nước, của dân tộc. Ở nước ta, truyền thống hiếu học, trọng hiền tài, coi “hiền tài là nguyên khí quốc gia” đã được hình thành và phát triển từ hàng ngàn năm trước. Đến Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về “trồng người” vì “lợi ích trăm năm” của dân tộc đã được Đảng ta nhận thức, quán triệt sâu sắc.

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, đặc biệt, văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác đinh giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Giáo dục và đào tạo được coi là con đường cơ bản để phát triển nguồn lực con người, tăng cường năng lực nội sinh để công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công.

Mặt khác, để phát triển nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với việc phát triển giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta rất quan tâm đến các vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe, vấn đề dân số và nâng cao chất lượng dân số.... những năm qua đã đem lại những kết quả thiết thực, nâng cao một bước chất lượng dân số nước ta.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tầm vóc và thể lực của người Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể lực cho người lao động vẫn là vấn đề cấp thiết, vừa cơ bản, vừa lâu dài với hướng ưu tiên và quan tâm hàng đầu là chăm sóc sức khỏe trẻ em. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển toàn diện người lao động, là sự chuẩn bị cần thiết nguồn lực con người cho những bước phát triển tiếp theo. Ngoài ra, cần chú ý các chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả nhiều nguồn lực khác nhau, đầu tư cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân, trong đó đầu tư của Nhà nước phải giữ vai trò chính....

Bên cạnh chính sách về y tế, cần quan tâm hơn nữa đến chính sách dân số vì đây cũng đang là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con người. Hiện tỷ lệ tăng dân số ở Việt Nam còn khá cao, có thể dẫn đến làm triệt tiêu những thành quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, làm gay gắt thêm những vấn đề xã hội và là vật cản đối với việc cải thiện chất lượng dân số. Kinh nghiệm cho thấy, những người có mức sống khá và trình độ học vấn cao trong xã hội thường không có nhu cầu sinh nhiều con mà quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sống. Vì vậy, trong chính sách dân số cần chú ý kết hợp việc hạn chế số dân với việc cải thiện, nâng cao chất lượng dân số. Mặt khác, cần chú trọng đưa nội dung giáo dục, bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục quốc dân.Cùng với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng có ảnh hưởng nhiều mặt đến sự phát triển của con người về thể lực, chiều cao, trí tuệ, tâm sinh lý... Do đó, cần quan tâm xây dựng một cơ chế mới bảo đảm thực hiện giải phóng người lao động về mọi mặt để phát huy tối đa sức mạnh của trí tuệ, tài năng, phẩm giá con người. Cũng cần nhận thức rõ rằng, sức khỏe của con người không chỉ là thể lực mà còn là sức khỏe tinh thần, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng được một chiến lược tổng thể đảm bảo sự trong sạch của các loại môi trường để con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Từ đó cho thấy, để phát triển nguồn lực con người, toàn Đảng, toàn dân, các cấp, các ngành cần đặc biệt coi trọng các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống của con người.

Trong điều kiện ngày nay, nguồn lực con người là yếu tố nội sinh quan trọng nhất quyết định sự phát triển của một đất nước. Hơn lúc nào hết, Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm chăm lo hơn nữa vấn đề phát triển toàn diện con người, đồng thời phải có những chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt và khai thác tốt nhất tiềm năng trí tuệ của đội ngũ lao động chất xám để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hải Đăng

Lê Thùy Trang
Lần xem: 49906
Go top

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề