Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện

Để tổng hợp kiến thức về dòng điện trong các môi trường, Kiến Guru giới thiệu đến các bạn bài viết tổng hợp kiến thức vật lý 11 chương dòng điện trong các môi trường.

Đây là một bài viết trong chuỗi bài viết Tổng hợp kiến thức vật lý 11 của nhà Kiến. Chúng mình mong muốn rằng chuỗi bài viết này có thể tóm gọn và chọn lọc ra những kiến thức cần thiết nhất cho bạn đọc nhưng bên cạnh đó cũng rất đầy đủ để các bạn có thể hiểu hết các hiện tượng vật lý, những lý thuyết cơ bản nhất để giúp các bạn trong việc học tập và nghiên cứu.

Riêng bài viết này, chúng mình sẽ tập trung vào các dòng điện trong các môi trường xung quanh chúng ta mà chúng ta có thể gặp phải. Một phần lý thuyết và ứng dụng cũng cực kì quan trọng trong những bài kiểm tra và bài thi có thể tập trung vào. 

Nào bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Tổng hợp kiến thức vật lý 11 chương dòng điện trong các môi trường

1. Dòng điện trong kim loại:

Bản chất dòng điện trong kim loại sẽ là dòng chuyển dời có hướng của các electron ngược chiều điện trường.

Điện trở suất của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ: ρ = ρ0[1 + α[t – t0]].

α: hệ số nhiệt điện trở [K-1].

ρ0 : điện trở suất của vật liệu tại nhiệt độ t0.

Suất điện động của cặp nhiệt điện: E = αT[T1 – T2].

Trong đó T1 – T2 là hiệu nhiệt độ giữa 2 đầu: đầu nóng và đầu lạnh; αT là hệ số nhiệt điện động.

Hiện tượng siêu dẫn: Là hiện tượng điện trở suất của vật liệu sẽ giảm đi đột ngột xuống bằng 0 khi khi nhiệt độ của vật liệu giảm xuống thấp hơn một lượng giá trị Tc nhất định. Giá trị này phụ thuộc vào bản thân vật liệu.

2. Dòng điện trong chất điện phân:

Trong dung dịch, các muối, bazơ, axit bị phân li thành ion. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion ở trong điện trường theo hai hướng ngược nhau.

Hiện tượng gốc axit trong dung dịch điện phân sẽ tác dụng với cực dương tạo thành chất điện phân tan trong dung dịch và làm cực dương đi gọi là hiện tượng dương cực tan.

Nội dung các định luật Faraday:

+ Định luật 1: Khối lượng chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phân sẽ tỉ lệ thuận với điện lượng chạy qua bình đó.

m = kq

+ Định luật 2: Đương lượng hóa học của nguyên tố tỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ là 1/F , trong đó F ở đây gọi là số Faraday.

Biểu thức kết hợp nội dung hai định luật:


3. Dòng điện trong chất khí:

Trong điều kiện thường chất khí sẽ không dẫn điện. Chất khí chỉ dẫn điện khi trong lòng ở đó có sự ion hóa các phân tử.

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion âm, ion dương và các electron do chất khí bị ion hóa sinh ra.

Khi dùng nguồn điện gây hiệu điện thế lớn thì sẽ xuất hiện hiện tượng nhân hạt tải điện trong lòng chất khí.

Quá trình phóng điện vẫn tiếp tục được duy trì khi không còn tác nhân ion hóa chất khí từ bên ngoài gọi là quá trình phóng điện tự lực.

Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành dòng điện qua chất khí có thể giữ được nhiệt độ cao của catot để nó phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.

4. Dòng điện trong chân không:

Là dòng chuyển động ngược chiều điện trường của các electron được bứt ra từ điện cực.

Diot chân không chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều, nó gọi là đặc tín chỉnh lưu.

Dòng electron được tăng tốc sau đó đổi hướng bằng điện trường và từ trường và nó được ứng dụng ở đèn hình tia catot [CRT].

5. Dòng điện trong chất bán dẫn:

Một số chất ở phân nhóm chính nhóm 4 như Si, Ge trong những điều kiện khác nhau có thể dẫn điện hoặc không dẫn điện, gọi là bán dẫn.

Bán dẫn dẫn điện hằng hai loại hạt tải sẽ là electron và lỗ trống.

Ở bán dẫn tinh khiết, mật độ electron sẽ bằng mật độ lỗ trống. Ở bán dẫn loại p, mật độ lỗ trống sẽ rất lớn hơn mật độ electron. Ở bán dẫn loại n, mật độ electron sẽ rất lớn hơn mật độ lỗ trống.

Lớp tiếp xúc n – p có đặc điểm cho dòng điện đi theo một chiều từ p sang n.

Đây gọi là đặc tính chỉnh lưu. Đặc tính này được dùng để chế tạo diot bán dẫn.

Bán dẫn còn được dùng chế tạo transistor và có đặc tính khuếch đại dòng điện.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau bước qua bài viết tổng hợp kiến thức vật lý 11 chương dòng điện trong các môi trường. Các bạn cảm thấy chúng thật thú vị phải không nào?

Thời gian đi học của chúng ta thì có hạn nên đôi khi chúng ta sẽ vô tình lướt qua những kiến thức thú vị này bởi kiến thức của nhân loại là vô tận. Trải qua thời gian, kho báu vô tận ấy vẫn tiếp tục được rộng mở, trong đó có những kiến thức cực kỳ thú vị nhưng rất ít người có thể nắm được nhé.

Hẹn gặp lại mọi người vào các bài viết tổng hợp kiến thức vật lý 11 tiếp theo nha! 

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Vật lí lớp 7: Tác dụng từ, hóa học và sinh lý của dòng điện có đáp án chi tiết, chọn lọc. Tài liệu có 14 trang gồm 43 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Vật lí 7. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tác dụng từ, hóa học và sinh lý của dòng điện có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong bài thi môn Lí 7 sắp tới.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 14 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 43 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tác dụng từ, hóa học và sinh lý của dòng điện có đáp án – Vật Lí lớp 7:

Bài 23: Tác dụng từ, hóa học và sinh lý của dòng điện

Câu 1: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi nào?

  1. Khi ở gần cơ thể người và các động vật
  2. Khi đi qua cơ thể người và các động vật
  3. Khi có cường độ lớn
  4. Khi có cường độ nhỏ

Lời giải:

Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người và động vật là:

  1. Làm các cơ co giật
  2. Làm tim ngừng đập
  3. Làm tê liệt thần kinh
  4. Cả ba câu trên

Lời giải:

Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật:

  • Làm các cơ co giật
  • Làm tim ngừng đập
  • Làm tê liệt thần kinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Tác dụng nào sau đây không phải là tác dụng của dòng điện?

  1. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng
  2. Tác dụng từ, tác dụng hóa học
  3. Tác dụng sinh lí
  4. Tác dụng khúc xạ

Lời giải:

Ta có, các tác dụng của dòng điện:

  • Tác dụng nhiệt
  • Tác dụng phát sáng
  • Tác dụng từ
  • Tác dụng hóa học
  • Tác dụng sinh lí

Tác dụng khúc xạ không phải là tác dụng của dòng điện

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Tác dụng nào sau đây là tác dụng của dòng điện?

  1. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng
  2. Tác dụng sóng
  3. Tác dụng phản xạ
  4. Tác dụng khúc xạ

Lời giải:

Ta có, các tác dụng của dòng điện:

  • Tác dụng nhiệt
  • Tác dụng phát sáng
  • Tác dụng từ
  • Tác dụng hóa học
  • Tác dụng sinh lí

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?

  1. Chạy qua quạt làm cánh quạt quay
  2. Chạy qua bếp điện làm nó nóng lên
  3. Chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên
  4. Chạy qua cơ thể gây co giật các cơ

Lời giải:

Ta có: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật

⇒ Trong các trường hợp trên, trường hợp biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện là: chạy qua cơ thể gây co giật các cơ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút:

  1. Các vụn len
  2. Các vụn sắt.
  3. Các vụn thủy tinh
  4. Các vụn giấy viết

Lời giải:

Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn quấn quanh lõi sắt non => Lõi sắt bị nhiễm từ => nó có thể hút các vụn sắt

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể:

  1. Hút các vụn len
  2. Lệch kim nam châm
  3. Hút các vụn thủy tinh
  4. Hút các vụn giấy viết

Lời giải:

Khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn quấn quanh lõi sắt non => Lõi sắt bị nhiễm từ => nó có thể làm lệch kim nam châm

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ:

  1. Làm dung dịch này nóng lên.
  2. Làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
  3. Làm biến đổi màu của hai thỏi than nối với hai cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.
  4. Làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Lời giải:

Ta có: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

⇒ Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống Dòng điện đi qua dunng dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực ……….. được phủ một lớp đồng. Điều này chứng tỏ dòng điện có tác dụng ………

  1. Cực dương, tác dụng hóa học
  2. Cực âm, tác dụng nhiệt
  3. Cực âm, tác dụng hóa học
  4. Cực dương, tác dụng từ

Lời giải:

Ta có: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

⇒ Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  1. Tác dụng nhiệt
  2. Tác dụng phát sáng
  3. Tác dụng từ
  4. Tác dụng hoá học

Lời giải:

Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11: Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng:

  1. Hút các vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm
  2. Hút các mẩu giấy vụn
  3. Đẩy các vật bằng sắt hoặc thép
  4. Đẩy các mẩu giấy vụn

Lời giải:

Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Nam châm và nam châm điện có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm vì có:

  1. Tính chất nhiệt
  2. Tính chất phát sáng
  3. Tính chất từ
  4. Tất cả đều sai

Lời giải:

Nam châm và nam châm điện có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm vì có tính chất từ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể:

  1. Hút các vật nhẹ
  2. Hút các vụn giấy
  3. Hút các vật bằng kim loại
  4. Làm quay kim nam châm

Lời giải:

Dòng diện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14: Dòng điện có thể làm quay kim nam châm vì có:

  1. Tác dụng  nhiệt
  2. Tác dụng phát sáng
  3. Tính chất từ
  4. Tác dụng hóa học

Lời giải:

Nam châm và nam châm điện có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm vì có tính chất từ

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?

  1. Chạy qua lò nướng điện làm nóng thức ăn
  2. Chạy qua bàn ủi làm nó nóng lên
  3. Chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên
  4. Chạy qua cơ thể gây tê liệt thần kinh

Lời giải:

Ta có: Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật

⇒ Trong các trường hợp trên, trường hợp biểu hiện tác dụng sinh lí của dòng điện là: chạy qua cơ thể gây tê liệt thần kinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện?

  1. Nam châm vĩnh cửu
  2. Chuông điện
  3. Ấm đun nước bằng điện.
  4. Bàn ủi điện

Lời giải:

Trong các thiết bị trên, chuông điện ứng dụng tác dụng từ của dòng điện

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Chuông điện hoạt động dựa trên:

  1. Tác dụng phát sáng
  2. Tác dụng từ
  3. Tác dụng nhiệt
  4. Tác dụng hóa học

Lời giải:

Trong các thiết bị trên, chuông điện ứng dụng tác dụng từ của dòng điện

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18: Trong các trường hợp sau đây, những trường hợp nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện?

  1. Mạ kim loại
  2. Hoạt động của quạt điện.
  3. Đun nước bằng điện.
  4. Hàn điện.

Lời giải:

Trong các trường hợp trên, việc mạ kim loại là trường hợp ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Trong các trường hợp sau đây, những trường hợp nào không ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện?

  1. Mạ kim loại
  2. Châm cứu
  3. Luyện kim
  4. Đúc điện

Lời giải:

Trong các trường hợp trên, châm cứu là trường hợp không phải là ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Tác dụng nào dùng để chế tạo nam châm điện và các thiết bị đóng ngắt tự động?

  1. Tác dụng từ
  2. Tác dụng sinh lí
  3. Tác dụng hóa học
  4. Tác dụng phát sáng

Lời giải:

Để chế tạo nam châm điện và các thiết bị đóng ngắt tự động dựa trên tác dụng từ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 21: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

  1. Tác dụng nhiệt
  2. Tác dụng từ.
  3. Tác dụng phát ra âm thanh
  4. Tác dụng hoá học

Lời giải:

Ta có, các tác dụng của dòng điện:

  • Tác dụng nhiệt
  • Tác dụng phát sáng
  • Tác dụng từ
  • Tác dụng hóa học
  • Tác dụng sinh lí

Tác dụng phát ra âm thanh không phải là tác dụng của dòng điện

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

  1. Tác dụng sinh lí
  2. Tác dụng từ
  3. Tác dụng nhiễu xạ
  4. Tác dụng hoá học

Lời giải:

Ta có, các tác dụng của dòng điện:

  • Tác dụng nhiệt
  • Tác dụng phát sáng
  • Tác dụng từ
  • Tác dụng hóa học
  • Tác dụng sinh lí

Tác dụng nhiễu xạ thanh không phải là tác dụng của dòng điện

Đáp án cần chọn là: C

Câu 23: Dòng điện không có tác dụng nào sau đây?

  1. Làm tê liệt thần kinh
  2. Làm quay kim nam châm
  3. Làm nóng dây dẫn
  4. Hút các vụn giấy

Lời giải:

Dòng điện có tác dụng sinh lí → Làm tê liệt thần kinh

Dòng điện có tác dụng từ → Làm quay kim nam châm

Dòng điện có tác dụng nhiệt → Làm nóng dây dẫn

Dòng điện không có tác dụng hút các vụn giấy

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ ?

  1. Mảnh nilông được cọ xát mạnh
  2. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin
  3. Một cuộn dây dẫn có dòng điện đi qua
  4. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn

Lời giải:

Trong các vật trên, vật có thể gây ra tác dụng từ là: Một cuộn dây dẫn có dòng điện đi qua

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Vật nào dưới đây không thể gây ra tác dụng từ?

  1. Một cuộn dây dẫn có dòng điện đi qua
  2. Một thanh nam châm
  3. Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh nõi sắt non
  4. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn

Lời giải:

A, B, C: có thể gây ra tác dụng từ

D: không thể gây ra tác dụng từ

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26: Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể:

  1. Gây ra các vết bỏng
  2. Làm tim ngừng đập
  3. Thần kinh bị tê liệt
  4. Cả A,B,C đều đúng

Lời giải:

Tùy theo độ lớn cường độ của dòng điện đi qua cơ thể người mà dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau:

  • Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp [điện giật]. Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người.
  • Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong.
  • Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh [điện châm]

⇒ Cả ba phương án A, B, C đều đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 27: Kết luận nào dưới đây là sai? Nếu sơ ý để cho dòng điện đi qua cơ thể người thì tác dụng sinh lí của dòng điện có thể:

  1. Làm các cơ co giật
  2. Làm ngạt thở và thần kinh tê liệt
  3. Làm tim ngừng đập
  4. Không có tác dụng gì

Lời giải:

A, B, C – đúng

D – sai vì khi có dòng điện đi qua cơ thể người thì nó có tác dụng sinh lí gây ra cho cơ thể người các triệu chứng khác nhau tùy vào cường độ dòng điện.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28: Khi đi qua cơ thể người, dòng điện có thể:

  1. Gây ra các vết bỏng
  2. Làm tim ngừng đập
  3. Thần kinh bị tê liệt
  4. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

A, B, C – đúng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Nam châm có tính chất ………. Vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm.

  1. Từ
  2. Tác dụng lực
  3. Nhiễm điện
  4. Dẫn điện

Lời giải:

Nam châm có tính chất từ vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30: Tác dụng hoá học của dòng điện thể hiện ở chỗ:

  1. Làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện.
  2. Làm dung dịch nóng lên.
  3. Làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
  4. Làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.

Lời giải:

Ta có: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

⇒ Tác dụng hóa học của dòng điện thể hiện ở chỗ: làm cho thỏi than nối với cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31: Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để:

  1. Chế tạo bóng đèn
  2. Chế tạo nam châm
  3. Mạ điện
  4. Chế tạo quạt điện

Lời giải:

Tác dụng hóa học của dòng điện được ứng dụng để mạ điện

Đáp án cần chọn là: C

Câu 32: Phát biểu nào dưới đây là sai?

  1. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện.
  2. Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.
  3. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện.
  4. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.

Lời giải:

A, B, C – đúng

D – sai vì: Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng phát sáng [phát quang] của dòng điện

Đáp án cần chọn là: D

Câu 33: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  1. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện.
  2. Tác dụng từ của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.
  3. Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng hóa học của dòng điện.
  4. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.

Lời giải:

A – đúng

B – sai vì: Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.

C – sai vì: Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện.

D – sai vì: Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác phát sáng của dòng điện

Đáp án cần chọn là: A

Câu 34: Người ta ứng dụng tác dụng hoá của dòng điện vào các việc:

  1. Mạ điện
  2. Làm đi-na-mô phát điện
  3. Chế tạo loa
  4. Chế tạo micrô

Lời giải:

Người ta ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện vào việc mạ điện

Đáp án cần chọn là: A

Câu 35: Người ta ứng dụng tác dụng hoá của dòng điện vào các việc:

  1. Mạ điện
  2. Làm chuông điện
  3. Chế tạo cần cẩu dùng nam châm điện
  4. Chế tạo micrô

Lời giải:

Người ta ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện vào việc mạ điện

Đáp án cần chọn là: A

Câu 36: Khi sản xuất pin hay acquy, người ta đã sử dụng tác dụng gì của dòng điện?

  1. Tác dụng nhiệt
  2. Tác dụng phát sáng.
  3. Tác dụng từ
  4. Tác dụng hoá học

Lời giải:

Khi sản xuất pin hay acquy, người ta sử dụng tác dụng hóa học của dòng điện

Đáp án cần chọn là: D

Câu 37: Người ta đã sử dụng tác dụng gì của dòng điện trong mạ điện?

  1. Tác dụng nhiệt
  2. Tác dụng phát sáng.
  3. Tác dụng từ
  4. Tác dụng hoá học

Lời giải:

Người ta đã sử dụng tác dụng hóa học của dòng điện trong mạ điện

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38: Nếu dùng phương pháp mạ điện thì vật cần mạ phải được mắc như thế nào?

  1. Nối tiếp với cực âm của nguồn điện
  2. Nhúng vào dung dịch và mắc với cực dương của nguồn điện
  3. Nhúng vào dung dịch và mắc với cực âm của nguồn điện
  4. Nối tiếp với cực dương của nguồn điện

Lời giải:

Ta có: Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

⇒ Nếu dùng phương pháp mạ điện thì vật cần mạ phải được nhúng vào dung dịch và mắc với cực âm của nguồn điện.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39: Quạt điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

  1. Tác dụng từ
  2. Tác dụng từ và tác dụng nhiệt.
  3. Tác dụng nhiệt
  4. Tác dụng từ và tác dụng hoá học

Lời giải:

Quạt điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện

Đáp án cần chọn là: A

Câu 40: Các thiết bị nào sau đây ứng dụng tác dụng từ của dòng điện:

  1. Quạt điện
  2. Máy bơn điện
  3. Chuông điện
  4. Cả A, B, C đều đúng

Lời giải:

Quạt điện, máy bơm điện, chuông điện đều hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện

Đáp án cần chọn là: D

Câu 41: Quan sát hoạt động của chiếc quạt máy ở nhà, hãy cho biết nó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện:

  1. Tác dụng từ
  2. Tác dụng nhiệt
  3. Tác dụng hóa học
  4. Cả A và B đúng

Lời giải:

Quạt điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện

Đáp án cần chọn là: A

Câu 42: Chọn phát biểu sai:

  1. Dòng điện có tác dụng sinh lí
  2. Cơ thể con người là vật dẫn điện, do đó dòng điện có thể đi qua
  3. Dòng điện nào cũng có thể gây nguy hiểm cho con người
  4. Dòng điện có hiệu điện thế dưới 40V không gây nguy hiểm cho con người

Lời giải:

C – sai vì: Dòng điện có hiệu điện thế dưới 40V không gây nguy hiểm cho con người

Đáp án cần chọn là: C

Câu 43: Chọn câu trả lời đúng 

Trong bệnh viện, khi cấp cứu bệnh nhân có tim ngừng đập, bác sĩ hay sử dụng kĩ thuật sốc tim. Kĩ thuật này dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

  1. Tác dụng từ
  2. Tác dụng sinh lí
  3. Tác dụng nhiệt
  4. Tác dụng hóa học

Lời giải:

Kĩ thuật sốc tim khi cấp cứu trong bệnh viện dựa trên tác dụng sinh lí của dòng điện

Đáp án cần chọn là: B

Video liên quan

Chủ Đề