Trong hai câu sau áo dài trong câu nào là một từ trong câu nào là hai từ vì sao

Soạn bài Từ ghép

I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP

1.

Trong các từ ghépbà ngoại, thơm phứcở những ví dụ trong SGK trang 13. Tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?

2.Các tiếng trong hai từ ghépquần áo, trầm bổngở những ví dụ sau trong SGK trang 14 [trích từ văn bản Cổng trường mở ra] có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?

II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP

1. So sánh nghĩa của từbà ngoạivới nghĩa củabà, nghĩa của từthơm phứcvới nghĩa củathơm, em thấy có gì khác nhau?

2. So sánh nghĩa của từquần áovới nghĩa của mỗi tiếngquần, áo;nghĩa của từtrầm bổngvới nghĩa của mỗi tiếngtrầm, bổng, em thấy có gì khác nhau

III. Luyện tập

1.Xếp các từ ghépsuy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụtheo bảng phân loại.

2.Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ.

bút ...

thước ...

mưa ...

làm ...

ăn ...

trắng ...

vui ...

nhát ...

3.Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.

4.Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?

5.Dựa vào những gợi ý dưới đây và trả lời câu hỏi:
a] Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

b] Em Nam nói: “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

c] Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?

d] Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?


6.So sánh nghĩa của các từ ghépmát tay, nóng lòng, gang thép[anh ấy là một chiến sĩ gang thép],tay chân[một tay chân thân tín] với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

7.Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau: cá đuôi cờ.

Lời giải:

I. CÁC LOẠI TỪ GHÉP


Câu 1 trang 13 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Trong các từ ghépbà ngoại, thơm phứcở những ví dụ trong SGK trang 13. Tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính? Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?

Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng “ngoại” và tiếng “phức” là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: “bà” và “thơm”.


Câu 2 trang 14 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Các tiếng trong hai từ ghépquần áo, trầm bổngở những ví dụ sau trong SGK trang 14 [trích từ văn bản Cổng trường mở ra] có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không?

Các tiếng trong hai từ ghép: quần áo, trầm bổng không có phân ra tiếng chính, tiếng phụ, mà bình đẳng về mặt ngữ pháp.

II. NGHĨA CỦA TỪ GHÉP


Câu 1 trang 14 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:So sánh nghĩa của từbà ngoạivới nghĩa củabà, nghĩa của từthơm phứcvới nghĩa củathơm, em thấy có gì khác nhau?

Nghĩa của từ ghépbà ngoạihẹp hơn nghĩa của từbà, nghĩa của từthơm phứchẹp hơn nghĩa của từthơm.


Câu 2 - Nghĩa của từ ghép trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:So sánh nghĩa của từquần áovới nghĩa của mỗi tiếngquần, áo; nghĩa của từtrầm bổngvới nghĩa của mỗi tiếngtrầm, bổng, em thấy có gì khác nhau?

Nghĩa của từ quần áo khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng khái quát hơn nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng.

Luyện tập


Câu 1 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Xếp các từ ghépsuy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, ẩm ướt, đầu đuôi, cười nụtheo bảng phân loại.

Phân loại từ ghép

– Từ ghép chính phụ:lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ.

– Từ ghép đẳng lập:suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi.


Câu 2 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ.

bútmực
thướckẻ
mưaphùn
làmquen
ăncơm
trắngtinh
vuimắt
nhátgan


Câu 3 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập.

Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập:

– Núi đồi, núi non
– Ham muốn, ham thích
– Xinh đẹp, xinh tươi
– Mặt mày, mặt mũi
– Học hành, học hỏi
– Tươi tốt, tươi mát.


Câu 4 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở?

Có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở, vì sách và vở là danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được nhưng không thể nói một cuốn sách vở, vì sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại.


Câu 5 trang 15 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Dựa vào những gợi ý dưới đây và trả lời câu hỏi:

a] Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

b] Em Nam nói: “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

c] Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?

d] Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

Trả lời:

a] Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

Không phải mọi thứ hoa màu hồng đều gọi là hoa hồng.

b] Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

Em Nam nói: “cái áo dài của chị em ngắn quá”. Nói như thế không có gì sai. Vì áo dài là từ ghép chính phụ chỉ một loại áo, trong đó từ “dài” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.

c] Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?

Không phải mọi loại cà chua đều chua cho nên có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”. Vì cà chua là từ ghép chính phụ chỉ một loại cà, trong đó, từ “chua” không nhằm mục đích chỉ tính chất sự vật.

d] Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng là một loại cá kiểng được người ta nuôi trong chậu nhằm mục đích giải trí.


Câu 6 trang 16 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:So sánh nghĩa của các từ ghépmát tay, nóng lòng, gang thép[anh ấy là một chiến sĩ gang thép],tay chân[một tay chân thân tín] với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

– Hai từ mát tay và nóng lòng ghép từ hai tính từ chỉ cảm giác [mát, nóng] với hai danh từ [tay, lòng]. Khi ghép lại, các từ này có nghĩa khác hẳn với nghĩa của các từ tạo nên chúng.

+ Mát tay: chỉ những người dễ đạt được kết quả tốt, dễ thành công trong công việc [như chữa bệnh, chăn nuôi,…].

+ Nóng lòng: chỉ trạng thái [tâm trạng của người] rất mong muốn được biết hay được làm việc gì đó.

– Các từ gang và thép vốn là những danh từ chỉ vật. Nhưng khi ghép lại, chúng trở thành từ mang nghĩa chỉ phẩm chất [của con người.]

– Các từ tay và chân cũng vậy. Chúng vốn là những danh từ nhưng khi ghép lại, nó trở thành từ mang nghĩa chỉ một loại đối tượng [người].

Câu 7 trang 16 - SGK Ngữ văn 7 tập 1:Thử phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng máy hơi nước, than tổ ong, bánh đa nem theo mẫu sau: cá đuôi cờ.

Xác định tiếng chính trong các từ, tiếp tục xác định tiếng chính và phụ với các tiếng còn lại. Mũi tên trong mô hình là chỉ sự bổ sung nghĩa của tiếng phụ cho tiếng chính. Theo mô hình bổ sung nghĩa này, ta có:

+ Máy hơi nước: máy là tiếng chính; hơi nước là phụ, trong đó nước phụ cho hơi.

+ Than tổ ong: than là tiếng chính; tổ ong là phụ, trong đó ong phụ cho tổ.

+ Bánh đa nem: bánh đa là chính, nem là phụ; trong bánh đa, bánh là chính, đa là phụ.


Ghi nhớ:

* Từ ghép có hai loại :

- Từ ghép chính phụ :

+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

- Từ ghép đẳng lập:

+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp [không phân ra tiếng chính, tiếng phụ]

+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Giải các bài tập Bài 1 SGK Ngữ văn 7 Cổng trường mở ra Mẹ tôi Từ ghép

Bài trước Bài sau

Soạn bài Tà áo dài Việt Nam trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Bài đọc

TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM

Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu [vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,…]

Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.

Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

Theo TRẦN NGỌC THÊM

- Áo cánh: áo ngắn, cổ đứng hoặc cổ viền thường có hai túi ở hai vạt trước và xẻ ở hai bên sườn

- Phong cách: kiểu [lối] sống tạo ra nét riêng của một người hoặc một nhóm người

- Tế nhị: ý nói nhã nhặn, lịch sự

- Xanh hồ thủy: xanh như màu nước hồ [xanh nhạt]

- Tân thời: Kiểu mới

- Y phục: quần áo, đồ mặc

Loigiaihay.com

Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến xanh hồ thủy,...

Đoạn 2: Từ Từ đầu thế kỉ XIX đến đôi vạt phải

Đoạn 3: Từ Từ những năm 30 đến trẻ trung

Đoạn 4: Phần còn lại

Câu 1

Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?

Phương pháp giải:

Con đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Trong trang phục của phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài đóng vai trò quan trọng, thân thuộc.

Câu 2

Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền ?

Phương pháp giải:

Con đọc đoạn văn thứ 2 và 3.

Lời giải chi tiết:

Chiếc áo dài tân thời vừa giữ được phong cách tế nhị, kín đáo cùa áo dài cổ truyền vừa mang phong cách hiện đại phương Tây.

Câu 3

Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?

Phương pháp giải:

Con chú ý đoạn văn đầu tiên và đoạn văn cuối cùng.

Lời giải chi tiết:

Áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam vì nó thể hiện được phong cách tế nhị, kín đáo của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 4

Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?

Phương pháp giải:

Con liên hệ trong thực tế để trả lời.

Lời giải chi tiết:

Em cảm thấy khi mặc áo dài người phụ nữ như đẹp ra, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

Nội dung

Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

  • Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật trang 123 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật trang 123 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng [hoặc hoạt động] của một con vật mà em yêu thích.

  • Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu [Dấu phẩy] trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2 Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu [Dấu phẩy] trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Xếp các ví dụ cho dưới đây vào ô thích hợp trong bảng tổng kết về dấu phẩy:

  • Tập làm văn: Tả con vật [Kiểm tra viết] trang 125 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải bài tập Tập làm văn: Tả con vật [Kiểm tra viết] trang 125 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.

  • Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 120 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải bài tập Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 120 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ trang 120 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ trang 120 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu. Theo em, Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô có chung những phẩm chất gì?

  • Tập làm văn: Kể chuyện [Kiểm tra viết] trang 45 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải bài tập Tập làm văn: Kể chuyện [Kiểm tra viết] trang 45 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề 1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.

  • Soạn bài Phân xử tài tình trang 46 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Phân xử tài tình trang 46 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật từ - An ninh trang 48 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật từ - An ninh trang 48 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Tìm những từ ngữ liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông

  • Soạn bài Chú đi tuần trang 51 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chú đi tuần trang 51 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Tiết 7 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 175 Tiếng Việt 5 tập 1

Đọc thầm

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.

Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.

Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người.

Lời giải chi tiết:

Em đọc kĩ lại bài đọc để trả lời câu hỏi.

Câu 1

Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?

a] Làng tôi

b] Những cánh buồm

c] Quê hương

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài văn và xác định xem sự vật nào xuất hiện nhiều nhất, là chủ đề chính được nhắc tới trong bài văn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: b. Những cánh buồm.

Câu 2

Suốt bốn mùa, dòng sông có đặc điểm gì?

a] Nước sông đầy ắp

b] Những con lũ dâng đầy.

c] Dòng sông đỏ lựng phù sa.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ nhất.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: a. Nước sông đầy ắp

Câu 3

Màu sắc của những cánh buồm được tác giả so sánh với gì?

a] Màu nắng của những ngày đẹp trời.

b] Màu áo của những người lao động vất vả trên cánh đồng.

c] Màu áo của những người thân trong gia đình.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ 3 và tìm xem những điều được so sánh với màu sắc của cánh buồm có đặc điểm gì.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: c. Màu áo của những người thân trong gia đình.

Câu 4

Cách so sánh trên [nêu ở câu 3] có gì hay?

a] Miêu tả được chính xác màu sắc rực rỡ của những cánh buồm.

b] Cho thấy cánh buồm cũng vất vả như những người nông dân lao động.

c] Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

Phương pháp giải:

Em chú ý tới tình cảm mà bạn nhỏ dành cho người thân, từ đó liên hệ tới tình cảm mà bạn dành cho cánh buồm.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: c. Thể hiện được tình yêu của tác giả đối với những cánh buồm trên dòng sông quê hương.

Câu 5

Câu văn nào trong bài văn tả đúng một cánh buồm căng gió?

a] Những cánh buồm đi như rong chơi.

b] Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

c] Những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng.

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ ba.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: b. Lá buồm căng phồng như ngực người khổng lồ.

Câu 6

Vì sao tác giả nói những cánh buồm chung thủy cùng con người?

a] Vì những cánh buồm đẩy thuyền lên ngược về xuôi, giúp đỡ con người.

b] Vì cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.

c] Vì những cánh buồm quanh năm, suốt tháng cần cù, chăm chỉ như con người.

Phương pháp giải:

Cánh buồm đã ở bên cạnh con người từ bao giờ?

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: b. Vì những cánh buồm gắn bó với con người từ bao đời nay.

Câu 7

Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ to lớn?

a] Một từ

b] Hai từ

c] Ba từ

Phương pháp giải:

Từ đồng nghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

To lớn: to và lớn [ý nói khái quát]

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: b. Hai từ [Đó là các từ: khổng lồ, lớn]

Câu 8

Trong câu "Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.", có mấy cặp từ trái nghĩa?

a] Một cặp từ.

b] Hai cặp từ.

c] Ba cặp từ.

Phương pháp giải:

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: b. Hai cặp từ. [Đó là các từ: lên-về, ngược - xuôi]

Câu 9

Từ trong ở cụm từ phấp phới trong gió và từ trong ở cụm từ nắng trời đẹp trong có quan hệ với nhau như thế nào?

a] Đó là một từ nhiều nghĩa.

b] Đó là hai từ đồng nghĩa.

c] Đó là hai từ đồng âm.

Phương pháp giải:

Em chỉ ra nghĩa của từ trong ở mỗi cụm từ trên:

- Nếu nghĩa của chúng khác xa nhau: đó là từ đồng âm

- Nếu nghĩa của chúng liên quan với nhau thì đó là từ nhiều nghĩa.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: c. Đó là hai từ đồng âm.

Câu 10

Trong câu "Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi.", có mấy quan hệ từ?

a] Một quan hệ từ.

b] Hai quan hệ từ.

c] Ba quan hệ từ.

Phương pháp giải:

Em đọc thật kĩ để tìm quan hệ từ trong câu.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng: c. Ba quan hệ từ. [Đó là các từ:còn, thì, như]

Loigiaihay.com

  • Tiết 8 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 177 Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải bài tập Tiết 8 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 177 Tiếng Việt 5 tập 1. Đề bài: Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn, đọc báo, xây nhà hay học bài...

  • Tiết 6 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 175 Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải bài tập Tiết 6 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 175 Tiếng Việt 5 tập 1

  • Tiết 5 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 174 Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải bài tập Tiết 5 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 174 Tiếng Việt 5 tập 1. Đề bài: Hãy viết thư gửi một người bạn thân ở xa kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì 1.

  • Tiết 4 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 174 Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải bài tập Tiết 4 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 174 Tiếng Việt 5 tập 1

  • Tiết 3 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 173 Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải bài tập Tiết 3 - Ôn tập cuối học kì 1 trang 173 Tiếng Việt 5 tập 1

  • Tập làm văn: Kể chuyện [Kiểm tra viết] trang 45 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải bài tập Tập làm văn: Kể chuyện [Kiểm tra viết] trang 45 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề 1. Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.

  • Soạn bài Phân xử tài tình trang 46 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Phân xử tài tình trang 46 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải ? Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp ?

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật từ - An ninh trang 48 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật từ - An ninh trang 48 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Tìm những từ ngữ liên quan tới việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông

  • Soạn bài Chú đi tuần trang 51 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chú đi tuần trang 51 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Video liên quan

Chủ Đề