Trung bình thang đo nếu loại biến là gì năm 2024

Nhóm Hỗ Trợ SPSS Đại Học Bách Khoa giới thiệu bài viết về cách loại biến khi phân tích độ tin cậy cronbach’s alpha. Mục đích là làm tăng độ tin cậy cronbach’s alpha. Cải thiện hệ số cronbach’s alpha xấu.

[Phần hướng dẫn phân tích cronbach’s alpha cơ bản nhóm đã viết trong bài ở đây: //phantichspss.com/phan-tich-do-tin-cay-cronbachs-alpha.html ]

Có hai quy tắc loại biến trong cronbach’s alpha, chỉ cần thỏa mãn 1 trong 2 quy tắc là bắc buộc phải loại biến

– Hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0.3 hoặc 0.4 [ tùy trích dẫn của tác giả nào].

– Hệ số cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại

Ví dụ, kết quả cronbach của thang đo có 4 items ra như sau:

Cronbach’s Alpha

N of Items

.679

4

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

TINCAY1

10.25

7.113

.679

.474

TINCAY2

9.96

7.681

.593

.536

TINCAY3

10.89

9.566

.089

.881

TINCAY4

10.14

7.176

.675

.479

Ta thấy tương quan biến tổng của biến TINCAY3 là 0.089 < 0.3, do đó ta phải loại TINCAY3 và chạy lại cho 3 biến còn lại. Ngoài ra hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến TINCAY3 là 0.881[ tô màu đỏ ở trên], và số 0.881 này > 0.679 [ là hệ số cronbach’s alpha của thang đo], do đó dựa vào tiêu chuẩn này loại biến TINCAY3 cũng được.

Cũng có một số trường hợp hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nhưng hệ số Cronbach’s alpha if items deleted lại lớn hơn cronbach’s alpha hiện tại. Ta vẫn phải loại biến trong trường hợp này.

Lưu ý ý nghĩa của hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến TINCAY3 là 0.881[ tô màu đỏ ]. Đó là giá trị cronbach’s alpha nếu chạy lại cho 3 biến TINCAY1,2,4 [ như bảng bên dưới] . Do giá trị cronbach’s alpha càng cao càng tốt, do đó nếu loại bỏ TINCAY3 mà cronbach tăng lên thì tại sao lại không loại 🙂

Reliability Statistics

Cronbach’s Alpha

N of Items

.881

3

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

TINCAY1

7.40

4.481

.761

.841

TINCAY2

7.10

4.693

.737

.861

TINCAY4

7.29

4.335

.814

.792

Cách tăng giá trị cronbach’s alpha cũng áp dụng hai quy tắc này để xử lý, đôi khi một số bài luận văn cần phải cải thiện hệ số cronbach’s alpha thì cần phải loại một số items như trên đã đề cập

Trong bài viết này, Luận Văn Việt sẽ chia sẻ với bạn cách chạy Cronbach’s Alpha một cách chi tiết nhất với ví dụ cụ thể để minh họa. Bài viết nằm trong loạt bài tin tức của nhóm dịch vụ spss.

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

1. Kiểm định sự tin cậy thang đo

Về mặt lý thuyết nhà nghiên cứu có thể được xây dựng từ một nhóm câu hỏi khác nhau. Tuy nhiên đó là lý thuyết, về mặt thực tế có thể trong những câu hỏi có những câu hỏi không cần thiết. Để kiểm tra việc này thông thường người ta sử dụng hai chỉ số thống kê là [1] Hệ số Cronbach Alpha và [2] hệ số tương quan biến tổng.

Hệ số Cronbach Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu [biến tiềm ẩn, nhân tố] thì nó có phù hợp không. Hair et al [2006] đưa ra quy tắc đánh giá như sau:

< 0.6. Thang đo nhân tố là không phù hợp [có thể trong môi trường nghiên cứu đối tượng không có cảm nhận về nhân tố đó]

0.6 – 07: Chấp nhận được với các nghiên cứu mới

0.7 – 0.8: Chấp nhận được

0.8 – 0.95: tốt

\>= 0.95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xét xét các biến quan sát có thể có hiện tượng “trùng biến”. Tức là có khả năng xuất hiện biến quan sát thừa ở trong thang đo. Nó tương tự như trường hợp đa cộng tuyến trong hồi quy, khi đó biến thừa nên được loại bỏ.

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biến mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0.3. Nếu biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 thì phải loại nó ra khỏi nhân tố đánh giá.

2. Độ tin cậy [Reliability] là gì?

Độ tin cậy thể hiện mức độ tin cậy của một thang đo. Thang đo có đáng tin hay không, các biến trong thang đo có thể hiện đúng nội dung cần kiểm định hay không, làm sao để cải thiện được thang đo? Những nội dung này đều được thể hiện thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha!

Xem thêm: Thang đo là gì?

Ví dụ:

Đối với thang đo CHẤT LƯỢNG của kem Baskin Robbins

  1. Các loại kem và nước uống ở Baskin Robbins hợp với khẩu vị của tôi.
  2. Các loại kem ở Baskin Robbins đa dạng về mùi vị.
  3. Nhân viên của Baskin Robbins mặc đồng phục gọn gàng

Có thể dễ dàng thấy câu c có vẻ không liên quan gì về chất lượng của kem Baskin Robbins. Như vậy việc đánh giá độ tin cậy giúp cho chúng ta kiểm định thang đo đã đạt yêu cầu hay chưa? Nếu chưa thì kiểm định này sẽ giúp cho chúng ta loại bỏ đi những biến không đạt yêu cầu từ đó có thể cải thiện thang đo tốt hơn.

3. Cách tính Cronbach’s Alpha

Để tính Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo phải có tối thiểu là 2 biến đo lường. Về lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt [thang đo càng có độ tin cậy cao]. Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn [>0.95] cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau [nghĩa là cùng đo lường một nội dung nào đó]. Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lặp trong đo lường [redundancy].

  • Nếu một biến trong đo lường có hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh [corrected item total correlation] >=0.3 thì biến đó đạt yêu cầu [Nunnally & Bernstein, 1994].
  • Nếu Cronbach’s Alpha >=0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy [Nunnally Bernstein, 1994].
  • Thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.7;0.9].

Để kiểm định Cronbach’s Alpha bằng SPSS, chúng ta thực hiện như sau:

Ảnh 1 – Kiểm định Cronbach_s Alpha

Chúng ta tiến hành phân tích độ tin cậy của nhóm nhân tố A bao gồm 4 biến là A1, A2, A3, A4 bằng cách chọn cả 4 biến như trong hình sau đó nhấn phím mũi tên và chọn Statistics.

Ảnh 2 – Chọn biến

Hộp thoại mới sẽ xuất hiện, chúng ta chọn “Scale if item deleted” rồi bấm Continue. Sau cùng bấm OK để SPSS tiến hành kiểm tra độ tin cậy của nhân tố A.

Ảnh 3 – tiến hành kiểm tra độ tin cậy của nhân tố A.

Nếu muốn biết thêm một số tham số thống kê của thang đo, có thể chọn các mục trong ô Summaries như means, variances, covariances, correlations. Sau đó, chúng ta có kết quả sau khi chạy Reliability test như sau:

Ảnh 4 – một số tham số thống kê của thang đo

Ảnh 5 – Item-Total Statistics

Giá trị đầu tiên cần chú ý không phải là Cronbach’s Alpha trong mục Reliability Statistics mà là bảng Item-Total Statistics.

  • Trong bảng Item-Total Statistics có hai giá trị cần quan tâm, đó là Corrected Item – Total Correlation và Cronbach’s Alpha If Item Deleted.
  • Nếu giá trị Corrected Item – Total Correlation 0.6 thì các bạn vẫn giữ nhân tố này phân tích bình thường cho các bước sau nhé.

    5. Quy tắc loại biến khi phân tích Cronbach’s Alpha

    Có hai quy tắc loại biến trong Cronbach’s Alpha, chỉ cần thỏa mãn 1 trong 2 quy tắc là bắt buộc phải loại biến:

    – Hệ số tương quan biến tổng bé hơn 0.3 hoặc 0.4 [ tùy trích dẫn của tác giả nào]

    – Hệ số cronbach’s alpha if item deleted lớn hơn hệ số cronbach hiện tại

    Cũng có một số trường hợp hệ số tương quan biến tổng > 0.3, nhưng hệ số Cronbach’s alpha if items deleted lại lớn hơn cronbach’s alpha hiện tại. Ta vẫn phải loại biến trong trường hợp này.

    Cách tăng giá trị cronbach’s alpha cũng áp dụng hai quy tắc này để xử lý, đôi khi một số bài luận văn cần phải cải thiện hệ số cronbach’s alpha thì cần phải loại một số items như trên đã đề cập

    luan_van_viet ,

    luận_văn_việt ,

    làm_đồ_án_thuê_xây_dựng,

    làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp_thuê ,

    viết_thuê_luận_án_tiến_sĩ ,

    LVV

Chủ Đề