Trung tâm công nghệ bức xạ và công nghệ sinh học

Khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thành Cương - Giám đốc Trung tâm đã gửi lời chúc mừng đến toàn thể cán bộ KH&CN nhân ngày KH&CN Việt Nam, nêu bật mục đích, ý nghĩa của Ngày KH&CN Việt Nam nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của KH&CN cũng như sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ KH&CN vào sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước, đồng thời ghi nhận và biểu dương đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật Trung tâm vì những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua.

Trong Hội thảo, Lãnh đạo các Phòng trong Trung tâm đã có những báo cáo xúc tích, rõ ràng về việc ứng dụng vào thực tiễn các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ KHCN các cấp nhằm giải quyết các vấn đề về vận hành các thiết bị chiếu xạ tại Trung tâm cũng như đáp ứng các nhu cầu ứng dụng của xã hội. Từ kết quả nghiên cứu đề tài các cấp, đội ngũ cán bộ kỹ thuật Trung tâm với chuyên môn và kinh nghiệm đã nắm vững kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong vận hành, khai thác máy chiếu xạ chùm tia điện tử và máy chiếu xạ công nghiệp nguồn Co-60; cải tiến, thiết kế, chế tạo máy chiếu xạ công nghiệp đa năng nguồn Co-60 đầu tiên của Việt Nam [VINAGA1], được lắp đặt tại Cơ sở chiếu xạ Đà Nẵng và đưa vào vận hành từ năm 2019; giúp Cuba lắp đặt máy chiếu xạ và trợ giúp chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ chiếu xạ. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ nghiên cứu cũng tạo ra các sản phẩm ứng dụng Công nghệ Bức xạ được thương mại hóa như chất siêu hấp thụ nước, các chế phẩm bảo vệ và kích thích tăng trưởng cây trồng, các chế phẩm nano bạc, vàng dùng trong mỹ phẩm, vải bạc nano dùng trong y tế và các chế phẩm khác.

Việc nghiên cứu đi liền với ứng dụng thực tiễn là vấn đề được Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm. Các giải pháp cải tiến, chuyển giao khoa học công nghệ và mở rộng hợp tác nghiên cứu với các đơn vị bên ngoài được đưa ra thảo luận tại Hội thảo nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ đạt được. Qua việc thảo luận sôi nổi, các thành viên có mặt trong Hội thảo có cái nhìn tổng quan về những thành tựu nổi bật trong thời gian qua cũng như phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới đối với công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tại Trung tâm.

Kết thúc Hội thảo, ông Nguyễn Thành Cương gửi đến toàn thể cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ đã và đang làm việc tại Trung tâm lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn sâu sắc vì những đóng góp cho thành công chung của Trung tâm. Ban Giám đốc cũng kỳ vọng vào sự nỗ lực phấn đấu, không ngừng học tập sáng tạo của đội ngũ cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật Trung tâm để đạt nhiều kết quả tốt hơn nữa trong công tác nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng công nghệ.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, việc tổ chức Hội thảo tại Trung tâm tuân thủ nghiêm các quy định về công tác phòng chống dịch Covid-19.

Trung tâm Công Nghệ Sinh Học TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 2374, Quốc lộ 1, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, Q.12, TP. HCM, Việt Nam.
Điện thoại: [84-28] 37 153 792     Fax: [84-28] 38 91 69 97.    Email:

Giấy phép số 10/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM cấp ngày 05/02/2021.

All contents © copyright by Biotechnology Center, Inc. All right reserved.

Công nghệ bức xạ là một lĩnh vực khoa học công nghệ ra đời trên nền tảng của sự kết hợp chủ yếu giữa các ngành vật lý hạt nhân, hoá học và sinh học. Trong đó, đặc trưng của năng lượng ion hóa của bức xạ hạt nhân được xem như là yếu tố then chốt của công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật như cắt mạch, khâu mạch và ghép bức xạ các vật liệu, tạo ra sản phẩm mới hướng đến sự phát triển một nền công nghiệp hiện đại. Vì thế, việc nghiên cứu công nghệ bức xạ đang được đẩy mạnh và ngày càng được các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp khoa học công nghệ cũng như các doanh nghiệp kinh doanh quan tâm đầu tư phát triển và đã đạt nhiều thành tựu đáng kể trong nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Tại Viện Nghiên cứu hạt nhân, công nghệ bức xạ đã được nghiên cứu ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hằng ngày bằng nhiều sản phẩm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và y tế.

Về lĩnh vực nông nghiệp, OLICIDE 9SL là một chế phẩm phòng trừ nấm bệnh có nguồn gốc sinh học do Trung tâm tạo ra bằng kỹ thuật bức xạ đã được Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành; Chế phẩm đang được thị trường chấp nhận và đã được ký hợp đồng độc quyền phân phối sản phẩm. Ngoài ra, Trung tâm còn triển khai sản xuất một số chế phẩm khác như: vật liệu hấp thụ nước để ổn định độ ẩm đất trồng, chế phẩm kích thích tăng trưởng cây trồng T&D 4DD chiết xuất từ các polyme có nguồn gốc tự nhiên, dung dịch nano chitosan để bảo quản nông sản sau thu hoạch... Với dự án “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm nano bạc/chitosan bằng phương pháp chiếu xạ gamma để phòng và trị bệnh cho cây trồng”, Trung tâm đã triển khai sản xuất chế phẩm nano bạc có tác dụng phòng trừ nấm bệnh diện rộng cho cây trồng. Hiệu quả của chế phẩm được phản hồi tích cực, đang được nhiều đối tác đăng ký đặt hàng. Bên cạnh, việc sản xuất các loại thuốc phòng trừ nấm bệnh, Trung tâm còn sản xuất chế phẩm Tricobac với thành phần chính là các chủng nấm Trichoderma có lợi hoạt động như một loại nấm đối kháng để phòng và trị bệnh lan truyền trong đất [tuyến trùng] một cách hiệu quả và tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất và có lợi cho cây.

Các sản phẩm của Trung tâm Công nghệ bức xạ

Về lĩnh vực môi trường và y tế, Trung tâm đã ứng dụng kỹ thuật ghép bức xạ để chế tạo ra các vật liệu hydrogel, composite từ các polyme, monome để hấp thụ, thu gom các kim loại năng độc phục vụ xử lý môi trường. Tuy nhiên, quy mô ứng dụng vẫn còn hạn chế. Do đó, cần tăng cường đầu tư, phối hợp giữa các cơ sở nghiên cứu, doanh nghiệp để có thể tiến tới quy mô thương mại. Gần đây, trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ, Trung tâm đã nghiên cứu chế tạo thành công chế phẩm nano từ curcumin và chitosan bằng kỹ thuật bức xạ để làm lành vết thương và điều trị sẹo ứng dụng trong lĩnh vực y tế. Sản phẩm đang được thí nghiệm trên chuột bạch và đã cho kết quả khả quan. Bên cạnh đó, với việc hợp tác với Trung tâm Công nghệ Sinh học [thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân], Trung tâm cũng đang triển khai hướng nghiên cứu tổng hợp các hạt mang nano chứa các hợp chất tự nhiên giúp nâng cao hiệu quả của phương pháp xạ trị trong điều trị ung thư. Đã có 1 bài báo được đăng tải trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI [Q1] và 1 bài báo đang trong quá trình xét duyệt trên tạp chí International Journal of Radiation Biology.

Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ bức xạ vào việc tổng hợp các polyme thông minh [nhạy pH, nhạy nhiệt, v.v.] ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, y dược cũng sẽ được Trung tâm phát triển trong thời gian sắp tới.

Với 2 nguồn chiếu xạ gamma Co-60 Issledavachel [của Liên Xô cũ và nguồn gamma Co-60 GC - 5000 [BRIT, Ấn Độ], Trung Tâm Công nghệ bức xạ đã và đang phục vụ cho các nghiên cứu của đề tài các cấp, dự án sản xuất thử nghiệm của Trung tâm, các đề tài nghiên cứu tạo đột biến cây, hoa của Trung tâm Công nghệ sinh học và khử trùng sản phẩm kit của Trung tâm Nghiên cứu và Điều chế đồng vị phóng xạ cũng như các đề tài nghiên cứu về đột biến, bất dục của các cơ quan ngoài Viện: Trung Tâm nghiên cứu thực nghiệm Hưng Lộc, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Yersin, Trường Đại Học Cần Thơ, Viện Khoa học nông nghiệp Miền Nam, Viện Cây ăn quả Miền Nam, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Hà Nội.

Nguồn chiếu xạ Co-60 GC – 5000

Từ thực tiễn nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng cho thấy công nghệ bức xạ có thể mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới, tạo ra nhiều sản phẩm sạch để phục vụ cho con người. Với việc kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm, Trung tâm Công nghệ bức xạ, Viện Nghiên cứu hạt nhân đã và đang áp dụng công nghệ hạt nhân vào đời sống một cách an toàn, hiệu quả, đồng thời đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn công nghệ bức xạ phù hợp, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và phát triển đất nước.

Tác giả bài viết: Nguyễn Trọng Hoành Phong

Nguồn tin: Viện Nghiên cứu hạt nhân

  1. Dịch vụ Ứng dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị N-15.
  2. Dịch vụ Ứng dụng kỹ thuật bức xạ trong nghiên cứu và chế tạo vật liệu sinh học.
  3. Dịch vụ Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chọn tạo giống cây trồng đột biến.

Địa chỉ: Số 217 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Số 405-407 Cách Mạng Tháng Tám, phường 13, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: [028] 3835 6568 / [028] 3839 3775

Fax: [028] 3836 7361

E-mail: /

Cơ quan chủ quản:
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ

Bản quyền thuộc về:
Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh

Người quản trị:
Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © 2019 — Trung tâm Hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề