Trung ương cục miền nam cách thành phố tây ninh bao nhiêu km

Căn cứ Trung ương Cục miền Nam nằm cách thị xã Tây Ninh hơn 60 km, gần sát biên giới Campuchia, giữa một khu rừng già có địa hình hiểm trở, thuận lợi cho sự trú ẩn và hoạt động cách mạng an toàn. Từ năm 1962 cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam [gọi tắt là R] là cơ quan cao nhất chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp cách mạng miền Nam, là nơi hoạt động của các cơ quan đầu não Cách mạng miền Nam như: Trung ương Cục, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tại đây đã ra đời nhiều chỉ thị, nghị quyết, quyết định đường lối chiến lược của cách mạng miền Nam, nơi trực tiếp chỉ đạo và lãnh đạo cách mạng miền Nam cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đây còn là nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo cách mạng, như: Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Chí Thanh, Phan Văn Đáng, Phạm Thái Bường, Trần Văn Xô, Trần Nam Trung...

Căn cứ của Cơ quan lãnh đạo cách mạng miền Nam tại Tây Ninh

Rừng ở đây có giá tỵ [tếch], căm xe, gõ, trắc, đinh hương, bằng lăng, k’nia [cày]... nhưng nhiều nhất là họ Dầu. Thấp thoáng dưới tán cây là những căn nhà đơn sơ lợp lá trung quân. Lá được hái lúc còn xanh, gập đôi đan thành tấm lợp, vừa nhẹ vừa mát. Ðặc biệt lá trung quân gặp lửa là tự ngún chứ không cháy lan.

Những mái nhà lá đơn sơ, giản dị

Xem thêm: Các khách sạn tại Tây Ninh


Men theo những con đường mòn lốm đốm hoa nắng và hoa rừng khoe sắc là nhà làm việc của các cán bộ lãnh đạo R. Những mái nhà đơn sơ luôn rộn rã tiếng ve và ríu rít tiếng chim là những tên tuổi đã đi vào lịch sử cách mạng: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Ðáng, Trần Nam Trung, Phạm Thái Bường... Vật dụng trong nhà giản dị với chõng tre; với những súc gỗ cưa tròn: nhỏ làm ghế, lớn làm bàn; với tủ và kệ bằng ván... Tất cả đều là sản vật của rừng dâng tặng. Dưới nền nhà là những căn hầm kiên cố được nối kết bởi hệ thống giao thông hào dài hàng chục km. Cạnh nhà vô số hố bom. Có hố sâu 5- 7 m, rộng 15 - 20 m được sử dụng như những ao cá nhỏ.

Nơi ở và làm việc của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Khu căn cứ ẩn mình dưới những tán cây um tùm

Xem thêm: Các khách sạn tại thị xã Tây Ninh


Nếu mỏi chân, khách có thể ngồi nghỉ cạnh những mái lều dã chiến hay ngả lưng trên những chiếc võng dù. Khi bụng cồn cào, xin mời ghé bếp Hoàng Cầm dùng thử bữa trưa với thực đơn: canh chua cá khô lá bứa, gà rừng xào lá giang, thịt heo kho măng...

Bếp Hoàng Cầm trong khu căn cứ

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Tây Ninh

Mặc dù nhiều lần bị địch đánh phá ác liệt, căn cứ Trung ương cục miền Nam vẫn được bảo vệ vững chắc và trở thành biểu tượng của tinh thần quả cảm, trí thông minh, tài thao lược của quân và dân Việt Nam. Thăm lại vùng căn cứ địa cách mạng không những là nhu cầu của đông đảo cựu chiến binh, các chiến sĩ cách mạng mà còn là mong muốn của nhiều thế hệ thanh thiếu niên hôm nay để được về nguồn, tưởng nhớ và biết ơn những người đi trước.

Xem thêm: Tour du lịch Tây Ninh giá tốt

Tags:

Nổi tiếng với danh hiệu "đất Thánh", nhưng ít ai biết rằng trong những năm tháng chiến tranh đau thương, Tây Ninh cũng anh dũng chẳng kém vùng đất lịch sử nào, đó là lý do vì sao căn cứ Trung ương Cục miền Nam lại có thể trường tồn đến tận ngày nay và thu hút nhiều du khách đến tham quan mỗi năm như vậy.

Tọa lạc ở Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 3km và cách trung tâm thành phố Tây Ninh khoảng 60km về phía Bắc, di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn sống lại quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc.

Theo ghi chép của những tài liệu lịch sử, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, miền Đông Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là địa bàn chiến lược vô cùng quan trọng, thậm chí còn được xem như cơ quan đầu não của cách mạng miền Nam.

Và rồi, sau những bước phát triển mới của phong trào Đồng Khởi năm 1960, thì vào năm ngày 23 tháng 1 năm 1961, hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam.

Khu căn cứ đơn sơ mộc mạc [Ảnh @tuanphame]

Ban đầu, nó được lập ở Suối Nhung, Đồng Nai và sau 1 năm hoạt động thì được chuyển về Tây Ninh và tồn tại qua những năm tháng chiến đấu oanh liệt cho đến ngày nay.

Được biết, khu di tích còn có những tên gọi khác là: R - mật danh mà các thành viên thường dùng, căn cứ Chàng Riệc - tên khu rừng đặt căn cứ, căn cứ Phạm Hùng - tên của bí thư Trung ương cục trong một thời gian dài hay căn cứ địa Bắc Tây Ninh - địa điểm mà căn cứ tọa lạc.

Với việc lưu lại những di tích và kỷ niệm hoạt động cách mạng gian khổ nhưng vinh quang của các cán bộ Đảng và những người chiến sĩ anh dũng, nên vào năm 1990, khu căn cứ đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và đến năm 2012 thì được thủ tướng Chính phủ vinh danh là Di tích quốc gia đặc biệt.

Cấu trúc căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Với diện tích khoảng 70ha, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam được chia thành 3 phân khu chính là: khu di tích, khu tưởng niệm và khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - du lịch.

Khu di tích

Đây là một tòa nhà trưng bày khoảng 1.000 hình ảnh và hiện vật mà các nhà cách mạnh và các chiến sĩ đã sử dụng trong những năm tháng chiến đấu oanh liệt xưa.

Điển hình trong đó là chiếc bàn làm việc của cố Tổng bí thư Lê Duẩn, súng tự chế mang tên "Ngựa trời", xe đạp cũ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, chiếc bật lửa làm từ vỏ lựu đạn, chiếc lược làm từ mảnh vỡ của xác máy bay Mỹ...và đặc biệt nhất là sa bàn "diễn biến chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Junction City của quân Mỹ vào căn cứ Bắc Tây Ninh từ ngày 22/2 đến 15/4/1967".

Di vật trong căn cứ [Ảnh @h6ian6]

Sa bàn ấn tượng tại căn cứ

Khu tưởng niệm

Khu vực tưởng niệm của di tích Trung ương Cục miền Nam chiếm diện tích khá lớn, vì nó tái hiện và mô phỏng chi tiết đời sống sinh hoạt thường ngày của những người lính bộ đội cụ Hồ trong chiến khu.

Mô hình xe tăng thời chiến [Ảnh @yenyenynn]

Mặc dù đây đều là những thứ được phục dựng lại, nhưng chúng đều dựa trên các hình ảnh và lời kể như nguyên mẫu, nên sẽ đem đến cho du khách cảm giác chân thực như đang đứng giữa chiến khu gian khổ xưa vậy.

Điều này thể hiện rõ nhất là ở các ngôi nhà lá đơn sơ ẩn mình những tán cây rậm rạp. Theo đó, mái nhà không lợp bằng lá dừa hay rơm rạ khô thông thường, mà người ta dùng đúng lá trung quân - loại lá được các chiến sĩ xưa ưu ái sử dụng, bởi đặc tính dai, bền, khó mục trong nắng, mưa và đặc biệt là không bén lửa.

Nhà lá đơn sơ dưới tán cây [Ảnh: KDTLS Căn cứ Trung ương Cục miền Nam]

Thậm chí, các vật dụng trong nhà như: bàn, ghế, tủ, kệ, chõng tre hay đèn, đài, bút, túi da và tài liệu...đều được sắp xếp đúng vị trí như trước đây, khiến du khách có thể dễ dàng hình dung ra mục đích của căn nhà là ngủ hay làm việc, cũng như điều kiện sinh hoạt của các nhà cách mạng thời xưa như thế nào.

Hơn nữa, bên cạnh các ngôi nhà lá trong Căn cứ Trung ương Cục miền Nam đều có một hầm chữ A nửa chìm, nửa nổi, được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào liên hoàn dài hàng chục km, đan xen với nhau như mạng nhện, giúp các đồng chí lãnh đạo có thể trú ẩn an toàn khi địch tấn công.

Dù ngày nay chúng đã phủ kín rêu phong và chẳng còn tác dụng, nhưng những hình bóng oanh liệt một thời lại vẫn được hiện lên rõ mười mươi, mỗi khi chúng ta đến đây và cảm nhận.

Những địa đạo đã nhuốm màu thời gian

Đặc biệt, cách tưởng niệm tốt nhất mà du khách không thể bỏ qua, chính là nghe thuyết minh và xem các phim tư liệu về quá trình xây dựng, phát triển khu căn cứ Trung ương Cục trong suốt những năm tháng kháng chiến dài đằng đẵng, cũng như tội ác của chiến tranh và sự hi sinh quả cảm của những người lính. 

Để rồi qua đó, chúng ta sẽ càng thấu hiểu và tự hào hơn về truyền thống cách mạng vẻ vang của quân, dân miền Nam nói riêng và tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam nói chung đấy nhé.

Khu vực bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và phát triển du lịch

Không chỉ ngắm những di tích lịch sử thiêng liêng mà khi đến thăm khu di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, du khách còn có thể tận hưởng một bầu không khí trong lành dưới những hàng cổ thụ sừng sững một tay ôm không xuể và lắng nghe bản nhạc rừng du dương của tiếng chim hót líu lo và tiếng lá cây xào xạc, tin tôi đi, bao muộn phiền, áp lực rồi cũng tan biến ngay thôi.

Khám phá khu rừng thơ mộng [Ảnh @mtpham92]

Đặc biệt, du khách còn có cơ hội được thưởng thức những món đặc sản Tây Ninh hấp dẫn hay những món ăn đặc trưng của quân đội, chắc chắn sẽ khiến bạn phải mê ngay từ miếng thử đầu tiên đấy nhé.

Được thưởng thức những món ăn thơm ngon [Ảnh @cungx14]

Một số thông tin tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Giờ mở cửa: từ 7 giờ đến 18 giờ hàng ngày.

Giá vé: miễn phí.

Cách đến: đường đi khá đơn giản nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển. Theo đó, từ trung tâm thành phố Tây Ninh, bạn chạy theo quốc lộ 22B đến tỉnh lộ 792, sau đó rẽ vào đường Trung ương Cục ở Tân Lập là đến nơi, với tổng thời gian di chuyển khoảng 1 giờ 20 phút.

Đường rộng rãi và thoáng đãng để di chuyển [Ảnh @vuhuuduc]

Nếu bạn muốn sống lại những năm tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc trong kháng chiến cống đế quốc Mỹ thì đừng bỏ qua Căn cứ Trung ương Cục miền Nam ở Tây Ninh nhé.

Thúy Quỳnh [Tổng hợp] - Luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet

Video liên quan

Chủ Đề