Từ năm 1989 trở lại đây nước Việt Nam giành được thành tích cao nhất tại SEA Games vào năm nào

.

Cập nhật lúc: 06:32, 12/04/2022 [GMT+7]

Ngọn lửa đã được rước, đồng hồ đếm ngược đã được bấm, đúng 1 tháng nữa, SEA Games 31 Hà Nội 2021 sẽ chính thức khai mạc.

Hãy bắt đầu đếm ngược đến ngày 12-5

Là một trong 6 thành viên sáng lập [cùng Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào và Singapore] nhưng trong suốt chiều dài lịch sử 63 năm của Đại hội Thể thao Đông Nam Á, đây mới là lần thứ 2 Việt Nam đăng cai, sau 19 năm.

Tại Á vận hội năm 1958 ở Tokyo [Nhật Bản], các đại diện Đông Nam Á đã họp và thống nhất cần có một đại hội thể thao riêng của khu vực và ngay năm sau đó, SEAP Games [Đại hội Thể thao bán đảo Đông Nam Á] ra đời, lần đầu tiên được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan. Kỳ Đại hội thứ IX ở Malaysia được mở rộng thêm Indonesia, Philippines và Brunei và chính thức mang tên SEA Games. Vì chiến tranh và những vấn đề hậu chiến, Việt Nam vắng mặt ở 7 kỳ đại hội liên tiếp, từ năm 1975-1987. Đoàn thể thao nước Việt Nam thống nhất chính thức gia nhập trở lại từ SEA Games XV, Kuala Lumpur, Malaysia năm 1989.

Với mục tiêu nâng cao thành tích, hướng đến Asiad, Olympic cho VĐV trong khu vực, đăng cai SEA Games là quyền lợi. Có đến 17/30 kỳ đại hội trước đây, ngôi nhất toàn đoàn thuộc về nước chủ nhà. Tuy nhiên, với tinh thần tăng cường tình hữu nghị, tình đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước ASEAN thì đăng cai SEA Games còn là trách nhiệm của mỗi thành viên.

Trong lịch sử, Thái Lan và Malaysia là 2 quốc gia đứng ra tổ chức đại hội nhiều nhất với mỗi nước 6 lần. Indonesia, Philippines và đảo quốc nhỏ bé Singapore cũng mỗi nước 4 lần; Myanmar 3 lần. Trong khi Việt Nam cùng Brunei, Lào mới 1 lần và Campuchia vào năm tới mới là lần đầu tiên. Đã luôn trong tốp 3 dẫn đầu thể thao Đông Nam Á suốt 20 năm qua và có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu khu vực, chúng ta không thể từ chối nghĩa vụ. Thực ra, Việt Nam dự định đăng cai kỳ SEA Games 27 vào năm 2013 tại TP.HCM, nhưng sau đó rút lại. Nếu tính trong 33 năm hội nhập trở lại thể thao khu vực, với lần thứ 2 tổ chức đại hội này, chúng ta đã sánh ngang với Thái Lan, Singapore, Indonesia, chỉ kém Malaysia và Philippines 1 lần.

So với lần đầu tiên tổ chức cách đây 19 năm, thể thao Việt Nam đã có kinh nghiệm tổ chức nhiều đại hội và các giải đấu tầm cỡ châu Á, đó là tiền đề để SEA Games 31 hướng tới “Vì một Đông Nam Á mạnh mẽ hơn” [For a Stronger South East Asia] như slogan chủ nhà đề ra.

Trần Đỗ

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã huấn thị: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”.

Phong trào Olympic cổ đại cách đây gần 3.000 năm cho tới Olympic hiện đại được phục hồi cách đây hơn 120 năm đều đã khẳng định, thể thao là biện pháp giáo dục con người toàn diện, thể thao vì hòa bình hữu nghị và đoàn kết các dân tộc.

Đảng ta từng chỉ rõ, phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển TDTT là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân... Đầu tư cho TDTT là đầu tư cho con người, đầu tư cho sự phát triển của đất nước.

Giải vô địch quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 63-năm 2022 diễn ra đúng ngày 27-3. Ảnh: NHƯ Ý.

76 năm sau lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phong trào luyện tập TDTT Việt Nam đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nếp nhà, đời sống văn hóa mới. Chúng ta ngày càng được chứng kiến thêm nhiều các gia đình thể thao, nhiều hạt nhân thể thao phong trào tại nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương có điều kiện khó khăn.

Theo số liệu của Tổng cục TDTT, tính đến hết năm 2021, tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên ước đạt hơn 35% dân số; số hộ gia đình thể thao chiếm tỷ lệ hơn 26%. Hằng năm, các ngành, đơn vị, cơ sở tại các địa phương tổ chức khoảng 50.000 giải thi đấu TDTT.

Đến nay, các mục tiêu, tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ước đạt 72% xã đã dành đất cho TDTT; 651/713 quận, huyện có trung tâm văn hóa, thể thao hoặc nhà văn hóa, thể thao đạt 91%; 7.456/10.184 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa thể thao, trong đó có 5.030 trung tâm đạt chuẩn theo quy định; 75.996/101.732 thôn, bản có nhà văn hóa, khu thể thao thôn.

Các hoạt động thể thao cơ sở được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, đa dạng về hình thức, phong phú, hấp dẫn về nội dung đã thu hút đông đảo mọi tầng lớp tham gia. Công tác bảo tồn, phát huy các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được chú trọng như: Võ cổ truyền, vật dân tộc, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, bắn ná, lân sư rồng, tung còn, đánh quay…

Về thể thao thành tích cao, kể từ khi hội nhập trở lại tại kỳ SEA Games 1989, thể thao Việt Nam đã có những bước tiến phát triển không ngừng. Trong lần trở lại đấu trường khu vực năm 1989, đoàn thể thao Việt Nam đã giành tổng cộng 19 huy chương, xếp thứ 7 trong tổng số 9 nước tham dự, trên Lào và Brunei.

Đến nay, thể thao Việt Nam luôn giành vị trí trong tốp đầu tại các kỳ SEA Games; trong đó phải kể tới thành tích nhất toàn đoàn tại SEA Games 22-năm 2003 tại Việt Nam và xếp thứ hai chung cuộc tại SEA Games 30-năm 2019. Tại đấu trường quốc tế, thể thao Việt Nam đã có những bước tiến đáng nể, trong đó có việc lần đầu tiên giành huy chương vàng Olympic quý giá. Đó là tấm huy chương vàng môn bắn súng của xạ thủ quân đội Hoàng Xuân Vinh giành được tại Olympic Rio năm 2016.

Phát triển TDTT là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Vì vậy, những năm qua, việc thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 1-12-2011 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020” đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong đó, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước tăng lên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho TDTT và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao được quan tâm; đồng thời đã phát huy các nguồn lực xã hội, không ngừng đổi mới quản lý nhà nước, phát huy mạnh mẽ vai trò các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động TDTT…

Ông Trần Đức Phấn, Phó tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục TDTTcho biết: “Ngành thể thao Việt Nam quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ với phương châm đổi mới mạnh mẽ, phát huy các thành tích đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, làm cơ sở phát triển thể thao thành tích cao. Trong đó, việc thực hiện tốt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 được chú trọng. Trong thời gian tới, ngành tiếp tục tham mưu với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng một số bộ, ngành triển khai các chương trình, nhằm thúc đẩy công tác giáo dục thể chất, hoạt động TDTT trong trường học, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.

Đội tuyển bắn súng Việt Nam tích cực tập luyện chuẩn bị cho SEA Games 31. Ảnh: NHUNG NGUYỄN.

Bên cạnh những quyết tâm và thành tích đạt được, ngành TDTT vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Trong đó, phong trào TDTT quần chúng vẫn chưa đi sâu, chưa phát triển thực chất tại một số địa phương, một số vùng miền. Việc phát triển thể thao thành tích cao vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác xã hội hóa, việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào điều trị chấn thương, hồi phục thể lực cho vận động viên vẫn chưa được tiến hành một cách bài bản.

Đánh giá về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam cho biết: “Đáng tiếc, những quan điểm, nhận thức đúng đắn trên về vai trò, giá trị TDTT của lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫn bị coi nhẹ trong một bộ phận lãnh đạo thể thao. Từ đó dẫn đến những mặt hạn chế khác, như: Không quan tâm đến việc kiện toàn, hoàn thiện bộ máy tổ chức ngành TDTT; chậm đổi mới công tác quản lý, cơ chế quản lý ngành TDTT; đầu tư cho TDTT còn thấp, thiếu hệ thống; công tác xã hội hóa và huy động các nguồn lực của cộng đồng cho TDTT còn hạn chế...

Mặt khác, nhận thức về thể thao thành tích cao cũng chưa được thống nhất. Thành tích cao của vận động viên trên đấu trường quốc tế là “màu cờ, sắc áo”, là hình ảnh của đất nước, là vinh quang của dân tộc. Bởi vậy, các nhân tài thể thao cần phải được nhìn nhận và đối đãi giống như những nhân tài của các ngành nghề khác trong xã hội. Tiếc rằng, nhiều nhân tài thể thao Việt Nam hiện nay vẫn chưa đủ sống khi theo nghề”.

Trong năm 2022, ngành thể thao Việt Nam triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng. Khắc phục những khó khăn, rào cản của đại dịch Covid-19, phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được triển khai sôi nổi, tạo khí thế phát triển thể thao trên toàn quốc. Về thể thao thành tích cao, ngành thể thao Việt Nam tập trung tổ chức và thi đấu thành công tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 trên sân nhà; có bước đột phá về thành tích thi đấu tại Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19.

Thể thao trước hết là rèn luyện sức khỏe, vì mục tiêu dân cường quốc thịnh. Thể thao thành tích cao là đại diện cho hình ảnh của mỗi dân tộc quốc gia trên đấu trường quốc tế. Những ngày này, các tinh anh của thể thao Việt Nam đang tích cực rèn luyện, vượt qua chính mình để đưa hình ảnh của thể thao nước nhà được định vị, nâng tầm trên bản đồ thể thao khu vực và quốc tế.

HOÀI PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề