Tuoổi thọ trung bình của người trung quốc năm 2024

Theo Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện phát hành vào tháng 8 năm ngoái, tuổi thọ trung bình tại Trung Quốc đã tăng từ 67,8 tuổi vào năm 1981 lên 77,3 tuổi vào năm 2019.

Người già ở Trung Quốc. [Ảnh: Chinanews]

Theo kế hoạch dịch vụ công giai đoạn năm 2021-2025 của Trung Quốc được công bố ngày 10/1, tuổi thọ trung bình của người dân nước này được dự báo sẽ tăng từ 77,3 tuổi vào năm 2019 lên 78,3 tuổi vào năm 2025.

Với dự báo trên, tuổi thọ tại đất nước tỷ dân sẽ tiếp tục tăng so với những thập niên đã qua. Cụ thể, theo Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện phát hành vào tháng 8 năm ngoái, tuổi thọ trung bình tại Trung Quốc đã tăng từ 67,8 tuổi vào năm 1981 lên 77,3 tuổi vào năm 2019.

[Số người trên 100 tuổi ở Nhật Bản lần đầu tiên vượt ngưỡng 80.000]

Cũng theo kế hoạch do 21 cơ quan trực thuộc Chính phủ Trung Quốc, trong đó có Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, công bố ngày 10/1, tổng số giường trong các viện dưỡng lão sẽ đạt 10 triệu giường vào năm 2025.

Cùng thời điểm đó, 100% các khu đô thị và khu dân cư mới hình thành sẽ có các cơ sở hỗ trợ người cao tuổi. Ngoài ra, 95% người trong độ tuổi này cũng sẽ được hưởng bảo hiểm.

Kế hoạch trên cũng đặt mục tiêu diện tích các công trình thể thao chia bình quân đầu người sẽ đạt 2,6m2 vào năm 2025.

Bản kế hoạch được đưa ra tại thời điểm Trung Quốc đang trở thành một trong những quốc gia ghi nhận tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới sau bốn thập kỷ áp dụng chính sách kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt.

Tính đến tháng 10 năm ngoái, hơn 264 triệu người tại Trung Quốc có độ tuổi từ 60 trở lên và con số này dự kiến tăng lên 402 triệu vào năm 2040./.

GPHD BCĐT số 329/GP - TTĐT cấp 03/11/2017

Chịu trách nhiệm: Giám đốc Nguyễn Thiện Thuật

Địa chỉ: Số 33 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, VN

E-mail: media@vnews.gov.vn

Đường dây nóng: 088 816 11 61

Theo hãng tin CNN, mười năm trước, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc thường bị bao phủ bởi sương mù dày đặc màu vàng và xám, dày đến mức che khuất tầm nhìn gần như toàn bộ. Mọi người đóng cửa sổ, đeo khẩu trang và bật máy lọc không khí để thoát khỏi cái được gọi là "ngày tận thế về không khí" ở Bắc Kinh.

Chất lượng không khí tệ đến mức trở nên nổi tiếng toàn cầu và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phải phát động một "cuộc chiến chống ô nhiễm" trị giá hàng tỷ USD.

Một thập kỷ trôi qua, những nỗ lực đó đang mang lại kết quả. Theo một báo cáo mới công bố hôm 29/8, mức độ ô nhiễm của Trung Quốc vào năm 2021 đã giảm 42% so với năm 2013, khiến đây trở thành câu chuyện thành công hiếm hoi trong khu vực mà tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng ở một số nơi, bao gồm cả Nam Á.

Một ngày ô nhiễm nặng ở Bắc Kinh vào ngày 22/12/2015. Ảnh: AFP

Báo cáo Chỉ số Chất lượng Cuộc sống Không khí hàng năm do Viện Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Chicago [Mỹ] thực hiện đã ca ngợi "thành công đáng kinh ngạc của Trung Quốc trong việc chống ô nhiễm".

Báo cáo cho biết, mức độ ô nhiễm trên toàn cầu đã giảm nhẹ từ năm 2013 đến năm 2021, điều này "hoàn toàn nhờ vào sự cải thiện tại Trung Quốc". Nếu không có sự cải thiện tại Trung Quốc, mức độ ô nhiễm trung bình của thế giới sẽ tăng lên.

Báo cáo cho biết, sự cải thiện này có nghĩa là tuổi thọ trung bình của công dân Trung Quốc hiện đã tăng hơn 2,2 năm.

Các thành phố của Trung Quốc từng thống trị bảng xếp hạng toàn cầu về chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới; trong khi một số vẫn còn nằm trong danh sách đó, thì trong nhiều trường hợp, chúng đã bị các thành phố ở Nam Á và Trung Đông vượt qua.

Vào năm 2021, Bắc Kinh đã ghi nhận chất lượng không khí hàng tháng tốt nhất kể từ khi bảng xếp hạng ra đời vào năm 2013. "Màu xanh Bắc Kinh đã dần trở thành bình thường mới của chúng tôi", Bộ trưởng Môi trường Trung Quốc vào thời điểm đó cho biết.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo, vẫn còn nhiều việc phải làm vì Trung Quốc vẫn là quốc gia ô nhiễm thứ 13 trên thế giới. Và mức độ ô nhiễm dạng hạt của Bắc Kinh – những hạt ô nhiễm nhỏ nhưng cực kỳ nguy hiểm có thể vượt qua khả năng phòng vệ thông thường của cơ thể con người – vẫn cao hơn 40% so với nơi ô nhiễm nhất nước Mỹ.

Báo cáo cho biết, mặc dù mức độ ô nhiễm dạng hạt của Trung Quốc nằm trong tiêu chuẩn quốc gia của nước này nhưng chúng "vượt quá khá nhiều" hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO].

Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được ở Trung Quốc cho thấy rằng, sự thay đổi là có thể nếu chính phủ và người dân sẵn sàng và nỗ lực thực hiện.

Chẳng hạn, báo cáo cho biết, kể từ năm 2014, Chính phủ Trung Quốc đã hạn chế số lượng ô tô trên đường ở các thành phố lớn; cấm xây dựng các nhà máy than mới ở những khu vực ô nhiễm nhất; cắt giảm khí thải hoặc đóng cửa các nhà máy hiện có; và giảm hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm cao như sản xuất sắt thép.

Báo cáo cho biết: "Nền tảng của những hành động đó là các yếu tố chung: ý chí chính trị và các nguồn lực, cả về con người và tài chính, đã củng cố lẫn nhau. Khi công chúng và các nhà hoạch định chính sách có những công cụ này, khả năng hành động sẽ cao hơn nhiều."

Không khí chết người ở Nam Á

Trong khi đó, ở một số nơi khác, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn.

Báo cáo cho biết, Nam Á hiện là "trung tâm ô nhiễm toàn cầu", nơi có 4 quốc gia ô nhiễm không khí nhất – Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan – chiếm gần 1/4 dân số thế giới.

Báo cáo cho biết thêm, ở mỗi quốc gia này, người dân trung bình đang mất đi 5 năm tuổi thọ vì ô nhiễm không khí. Con số đó thậm chí còn cao hơn ở những khu vực ô nhiễm nhất.

Học sinh Ấn Độ bịt mũi khi đi bộ đến trường giữa sương mù dày đặc ở New Delhi vào ngày 8/11/2017. Ảnh: AFP

Trong khi ô nhiễm không khí đang giảm đều đặn ở Trung Quốc trong những năm qua thì nó lại gia tăng ở Nam Á đến mức gây ảnh hưởng đến tuổi thọ lớn hơn so với việc hút thuốc lá hoặc sử dụng nước không an toàn.

Ở Ấn Độ, nguy cơ đặc biệt cao, một phần do mật độ dân số và lượng người sống ở các khu đô thị bị ô nhiễm nặng. Báo cáo cho biết, vào năm 2021, mức độ ô nhiễm dạng hạt của Ấn Độ cao hơn 10 lần so với hướng dẫn của WHO.

Theo báo cáo, những quốc gia này đã chứng kiến sự tăng trưởng dân số, phát triển kinh tế và công nghiệp hóa bùng nổ trong 20 năm qua. Nhu cầu năng lượng và sử dụng nhiên liệu hóa thạch theo đó cũng tăng vọt. Riêng tại Bangladesh, số lượng ô tô trên đường đã tăng gấp ba lần từ năm 2010 đến năm 2020.

Các hoạt động khác như đốt rơm rạ trên ruộng đồng mà nhiều nông dân áp dụng khi thu hoạch mùa màng và sử dụng lò gạch cũng góp phần làm gia tăng ô nhiễm không khí.

Báo cáo cho biết, chính phủ ở các nước này đã bắt đầu đưa ra các sáng kiến và chính sách nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, nhưng có thể phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn hơn do sự khác biệt về sức mạnh kinh tế và cơ sở hạ tầng.

Báo cáo cho biết: "Các quốc gia đang trải qua tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất hiện nay không có các công cụ cần thiết để lấp đầy những lỗ hổng quản lý chất lượng không khí cơ bản này", chẳng hạn như thiết lập dữ liệu chất lượng không khí đáng tin cậy và có thể truy cập công khai.

Châu Phi, một điểm nóng khác về ô nhiễm không khí, cũng phải đối mặt với những khó khăn tương tự. Mặc dù có những quỹ toàn cầu lớn để giúp các nước châu Phi chống lại các nguy cơ sức khỏe như HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao, nhưng không có quỹ nào tương tự dành riêng cho việc chống ô nhiễm không khí.

Báo cáo cho biết thêm, viện trợ từ các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ tư nhân có thể giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, nhưng "điều đó chưa xảy ra ở hiện tại".

Chủ Đề