Tỷ giá usd năm 2023

Đầu tuần này [17/10], Ngân hàng Nhà nước [NHNN] đã quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ +/-3% lên +/-5%, có hiệu lực ngay lập tức. Đồng thời, NHNN cũng đã tăng giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN lên 24.380 đồng/USD.

Tỷ giá trung tâm trong tuần qua được NHNN tăng mạnh tuần qua, từ 23.541 đồng/USD lên 23.688 đồng/USD, tức tăng 0,6%. Tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại ngày giao dịch cuối tuần là 22.503-24.872 đồng/USD.

Cuối giờ chiều thứ Sáu [21/10] và sáng thứ Bảy [22/10], các ngân hàng thương mại đã đồng loạt niêm yết giá bán USD sát trần quy định.

Cụ thể, Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 24.560-24.870 đồng/USD [mua vào – bán ra]. BIDV cũng đã tăng lên 24.590-24.870 đồng/USD.

Tương tự, giá mua – bán USD tại Techcombank, ACB đang lần lượt là 24.677-24.872 đồng/USD và 24.500-24.870 đồng/USD.

So với cuối tuần trước, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đã tăng khoảng 650 đồng, tương đương tăng 2,6%. Đây là tuần mất giá mạnh nhất của VND so với USD kể từ đầu năm đến nay, và thậm chí là trong nhiều năm trở lại đây.

Theo đó, so với cuối năm 2021, tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 1.950-2.000 đồng/USD, tương đương VND giảm khoảng 8,5% so với USD. Mức biến động này đã vượt nhiều dự báo của giới phân tích. Cách đây 1 tháng, nhiều công ty chứng khoán như VNDirect, MBKE, VDSC, BVSC,…cho rằng VND sẽ chỉ giảm khoảng 4-5% so với USD trong năm 2022.

Tỷ giá USD trên thị trường "chợ đen" cũng tăng rất mạnh tuần qua. Hiện giá bán USD trên thị trường tự do đã lên khoảng 25.100-25.200 đồng/USD.

Tỷ giá USD/VND trong 3 tháng gần đây. Ảnh: WiChart.

Có thể thấy, tỷ giá hối đoái đang chịu khá nhiều áp lực trong giai đoạn này. Trong báo cáo phân tích gần nhất, chuyên gia của Chứng khoán VNDirect cho biết, đồng USD sẽ tiếp tục neo cao trên thị trường quốc tế khi Cục dự trữ liên bang Mỹ [FED] duy trì lộ trình tăng lãi suất. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã phải bán bớt một phần dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá. Theo ước tính của nhóm phân tích, dự trữ ngoại hối hiện đã giảm xuống còn khoảng 3,0 tháng nhập khẩu [khoảng 89 tỷ USD] so với mức 3,9 tháng vào cuối năm 2021. Do đó, NHNN có ít dư địa để hỗ trợ tỷ giá hối đoái hơn so với trước đây trong trường hợp đồng USD tiếp tục mạnh lên trong những tháng cuối năm 2022.

VNDirect nâng dự báo, cho rằng VND có thể mất giá khoảng 6-8% so với USD trong năm 2022. Đối với năm 2023, kỳ vọng áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ hạ nhiệt đáng kể và Việt Nam Đồng sẽ tăng giá 1-2% so với USD trong năm 2023 do [1] Fed sẽ chuyển từ "thắt chặt chính sách tiền tệ" sang "bình thường hóa" vào năm tới, [2] FED có khả năng giảm nhẹ lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2023, [3] lãi suất VND có xu hướng tiếp tục tăng lên trong năm 2023, [4] bộ đệm từ thặng dư thương mại và thặng dư cán cân thanh toán tốt hơn trong năm 2023.

Theo Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] và nhiều ngân hàng trung ương [NHTW] lớn đẩy mạnh lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ [CSTT], tăng nhanh lãi suất điều hành, xung đột Nga-Ukraine làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn, giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao, lạm phát tại nhiều nền kinh tế vượt mức kiểm soát… gây biến động lớn trên thị trường quốc tế và trong nước.

Trước tình hình đó, NHNN đã chủ động, linh hoạt áp dụng đồng bộ các công cụ, giải pháp, can thiệp để duy trì hoạt động ổn định, thông suốt của thị trường tiền tệ, ngoại hối, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đề ra tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Để chủ động thích ứng trước diễn biến khó lường của thị trường quốc tế và định hướng tiếp tục thắt chặt CSTT, tăng lãi suất của Fed và các NHTW trên thế giới, ngày 17/10/2022, NHNN ban hành Quyết định số 1747/QĐ-NHNN quy định về tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ của các TCTD được phép.

Theo đó, biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ [USD] được điều chỉnh từ ±3% lên ±5%. NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, phối hợp đồng bộ các công cụ CSTT, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định thị trường.

Chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước có ít dư địa để hỗ trợ tỷ giá hối đoái hơn so với trước đây trong trường hợp đồng USD tiếp tục mạnh lên trong những tháng cuối năm 2022.

Ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước [NHNN] đã quyết định điều chỉnh biên độ tỷ giá giao ngay USD/VND từ +/-3% lên +/-5%, có hiệu lực ngay lập tức.

Ngay sau động thái đó, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã tăng lên mức 24.320 đồng [+6,5% so với đầu năm] vào ngày 17/10.

Trong khi đó, tỷ giá trung tâm do NHNN ấn định cho cặp tỷ giá USD/VND ở mức 23.586, tăng 1,1% so với tháng trước [+2,0% so với cùng kỳ] trong khi tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do tăng 1,3% so với cuối tháng 8 năm 2022 [+4,0% so với đầu năm].

Tuy nhiên, so với các đồng tiền trong khu vực, VND vẫn là đồng tiền ổn định nhất. Kể từ đầu năm 2022 [dữ liệu tính đến ngày 17/10/2022], hầu hết các đồng tiền trong khu vực đã giảm hơn 8% so với USD, bao gồm Peso Philippine [-15,7% so với USD], Baht Thái Lan [-14,8% so với USD], Nhân dân tệ của Trung Quốc [-13,4% so với USD], Ringgit Malaysia [-13,2% so với USD] và Rupiah Indonesia [-8,6% so với USD].

Theo bà Nguyễn Hoài Thu, Thành viên HĐQT, Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu – Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital, các yếu tố đã hỗ trợ giá trị của VND trong năm nay bao gồm:

Thứ nhất, không giống như hầu hết các nước trên thế giới, chúng ta có lãi suất tiền gửi thực dương [lãi suất tiền gửi cao hơn mức lạm phát 4% hiện tại].

Thứ hai, chúng ta có tăng trưởng xuất khẩu ổn định [mặc dù có dấu hiệu giảm gần đây], nên trong 9 tháng đầu năm, thặng dư thương mại của chúng ta đạt 6,8 tỷ USD. Thứ ba, dòng vốn FDI vẫn rất mạnh, đã tăng 16% trong 9 tháng 2022.

Cuối cùng, Việt Nam chúng ta là một trong số nước hiếm hoi có thặng dư ngân sách [khoảng 3% GDP] trong 9 tháng 2022. Với tất cả những yếu tố tích cực hỗ trợ cho VND, chúng tôi kỳ vọng VND sẽ duy trì ở mức tương đối bền vững so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, cũng không nằm ngoài xu hướng của các nước trong khu vực, chúng ta cũng chịu áp lực giảm giá tiền Đồng trong 2 tháng cuối năm nay.

Theo đó, lãnh đạo VinaCapital cho rằng, nếu Fed tăng lãi suất thêm 1,5% cho đến cuối năm 2022 thì lãi suất VND có thể sẽ cần phải tăng thêm ít nhất 0,5% - 1% nữa.

Đồng quan điểm, các chuyên gia phân tích tại VNDirect trong báo cáo cập nhật vĩ mô mới phát hành cũng cho rằng, tỷ giá hối đoái sẽ tiếp tục chịu áp lực trong những tháng cuối năm 2022 do đồng USD neo cao khi Fed duy trì lộ trình tăng lãi suất. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã phải bán bớt một phần dự trữ ngoại hối để ổn định tỷ giá.

“Theo ước tính của chúng tôi, dự trữ ngoại hối hiện đã giảm xuống còn khoảng 3,0 tháng nhập khẩu [~89 tỷ USD] so với mức 3,9 tháng vào cuối năm 2021. Do đó, chúng tôi cho rằng NHNN có ít dư địa để hỗ trợ tỷ giá hối đoái hơn so với trước đây trong trường hợp đồng USD tiếp tục mạnh lên trong những tháng cuối năm 2022”, các chuyên gia nhận định.

Do đó, VNDirect dự báo VND có thể mất giá khoảng 6-8% so với USD trong năm 2022.

Đối với năm 2023, các chuyên gia kỳ vọng áp lực lên tỷ giá hối đoái của Việt Nam sẽ hạ nhiệt đáng kể và Việt Nam Đồng sẽ tăng giá 1-2% so với USD trong năm 2023 nhờ 4 nguyên nhân.

Thứ nhất, Fed sẽ chuyển từ "thắt chặt chính sách tiền tệ" sang "bình thường hóa" vào năm tới.

Thứ hai, Fed có khả năng giảm nhẹ lãi suất điều hành trong nửa cuối năm 2023.

Thứ ba, lãi suất VND có xu hướng tiếp tục tăng lên trong năm 2023.

Và cuối cùng, bộ đệm từ thặng dư thương mại và thặng dư cán cân thanh toán tốt hơn trong năm 2023.

Chủ Đề