Văn bản Trong lòng mẹ gợi cho em bài học gì Trong cuộc sống

Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng để thấy thương và đồng cảm cho nhân vật cậu bé Hồng sống trong hoàn cảnh éo le cùng sự cay nghiệt của họ hàng nhưng rồi cậu cũng tìm lại sự bình yên và hạnh phúc bên mẹ. Một kết thúc có hậu khiến người đọc ấm lòng cho tác phẩm chất chứa đầy tình cảm của nhà văn. Kiến Guru sẽ tóm tắt Trong lòng mẹ một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất dưới đây cho bạn nắm bài nhé.

Giới thiệu sơ lược để tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ

1. Tác giả

- Nhà văn Nguyên Hồng [1918 - 1982], tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, ông sinh ra ở Nam Định.

Nhà văn Nguyên Hồng [1918 - 1982]

- Nguyên Hồng bắt đầu sự nghiệp viết văn năm 1936 và tác phẩm đầu tay là truyện ngắn "Linh Hồn" được đăng trong Tiểu thuyết thứ 7.

- Năm 1937, là bước ngoặt tạo nên tiếng vang của nhà văn với tiểu thuyết "Bỉ Vỏ".

- Ông cũng là hội viên đã sáng lập ra Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1957.

- Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn: Trời xanh, Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Sóng ngầm,…

- Phong cách sáng tác: Nguyên Hồng được mệnh danh trong giới là nhà văn của những người cùng khổ

2. Tác phẩm

- Trong lòng mẹ nằm trong chương thứ IV của tác phẩm nổi tiếng Những ngày thơ ấu [gồm 9 chương], tập hồi kí là chuỗi ngày về tuổi thơ cay đắng, ngặt nghèo của tác giả.

Trong lòng mẹ được trích từ tập Những ngày thơ ấu

3. Tóm tắt Trong lòng mẹ sơ lược

Chú bé Hồng mất cha, đang thời điểm để tang. Mẹ cậu thì đi biền biệt đã lâu, những ngày này chú càng mong mỏi gặp được mẹ hơn nữa. Không cha, xa mẹ, Hồng phải sống trong sự cay nghiệt, nụ cười giả dối của họ hàng và cay độc nhất là bà cô ruột. Những lời nói có vẻ chứa đựng những yêu thương nhưng lại là vết dao cứa vào lòng chú bé Hồng, để rồi làm cho tâm hồn nhỏ bé ấy rơi lệ. Người mẹ yêu quý của Hồng trong lời kể của người cô là sự xấu xí, nghèo khổ khiến cậu càng căm phẫn sự bất công mà người phụ nữ phải chịu trong xã hội bấy giờ, họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình. Nhưng may mắn cũng mỉm cười khi cuối cùng chú được gặp lại mẹ trong niềm hanh phúc vô bờ. Không biết cuộc sống sau này của cậu sẽ ra sao nhưng trước mắt cậu đã tìm được sự bình yên thân thuộc trong vòng tay mẹ.

II. Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ ngắn gọn

1. Nhân vật cậu bé Hồng

Cảnh ngộ đáng thương của cậu bé

- Bố Hồng mới mất, đang lúc để tang còn mẹ cậu thì tha hương cầu thực biền biệt đã lâu.

- Mỗi ngày cậu phải sống trong sự cay nghiệt, ghẻ lạnh của người cô - một người thân nhưng cũng là người luôn gieo rắc những suy nghĩ xấu xa về mẹ Hồng vào đầu cậu để từ bỏ người mẹ ấy.

- Sống trong nỗi cô đơn, thiếu thốn sự yêu thương của mẹ nên luôn khát khao được sống trong vòng tay bình yên bên mẹ.

 

Tình cảm Hồng dành cho mẹ

- Lúc nào cậu cũng nghĩ và luôn thông cảm cho mẹ.

- Chưa từng bị những lời cay nghiệt của cô làm dao động, không làm giảm đi tình cảm của cậu dành cho mẹ.

- Đau đớn vô cùng, phẫn uất tột độ khi nghe lời nhục mạ, dèm pha về mẹ, những lời mỉa mai mà người cô dành cho mẹ như xát muối vào trái tim Hồng, cậu thương mẹ hơn bao giờ hết.

- Căm phẫn những hủ tục thời phong kiến.

 

Cảm giác của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ

- Cậu chạy đuổi phía sau xe với cử chỉ lập cập, vội vã và bối rối gọi tiếng “Mợ ơi!”.

Cậu bé Hồng gặp lại mẹ

- Chân cậu bước ríu lại, vội lên xe ngồi cạnh bên mẹ, đã lâu lắm rồi cậu không nhận được sự âu yếm vỗ về này của mẹ và rồi òa lên khóc nức nở như chưa từng ⇒ nỗi niềm đan xen giữa chút dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện.

⇒ Niềm xúc động vô bờ của Hồng khi được gặp lại mẹ một cách bất ngờ và đột ngột.

- Cảm nhận mẹ vẫn như ngày nào, cảm giác ấm áp cứ mơn man khắp da thịt, niềm ngây ngất sung sướng khi ở trong lòng mẹ và ước ao mình nhỏ lại

⇒ Cảm nhận của bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ

Nhân vật người cô

- Đối xử với Hồng một cách không thật lòng:

   + Bên ngoài thì luôn tỏ ra rất, thân mật, dịu dàng: nói nói, cười cười rất ngọt ngào.

   + Lời nói cay độc, mỉa mai mẹ Hồng, làm tổn thương đến tình cảm mẹ con và nhằm gieo rắc vào tâm hồn trong sáng của một đứa trẻ thơ như Hồng những hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy mẹ mình.

- Là người nham hiểm, thâm độc, luôn gây ra nỗi đau cho người khác.

III. Kết luận sau khi tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ

1. Nghệ thuật

- Lời văn được viết nhẹ nhàng, giàu tính gợi hình, gợi cảm.

- Mạch truyện tự nhiên, mạch cảm xúc chân thực.

2. Nội dung

- Đoạn văn “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng kể lại cảm động và chân thực những cay nghiệt, tủi cực cùng tình yêu thương mãnh liệt của tác giả thời thơ ấu đối với người mẹ đáng thương của mình.

Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ cho ta những cảm nhận chân thực và thấu hiểu hơn Nguyên Hồng – một nhà văn nhiều nỗi ưu tư với tuổi thơ bất hạnh. Văn học từ đời thực mà ra và Trong lòng mẹ cũng đậm chất đời như vậy. Để có thêm những trải nghiệm cảm xúc về văn và về đời, bạn có thể tải app học tập Kiến Guru để tìm đọc thêm nhé.

Bài Làm:

Tác giả viết về cậu bé Hồng về cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô và giây phút em gặp lại mẹ

Nhằm mục đích: thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, những rung động mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ nhạy cảm và vạch trần hiện thức xã hội phong kiến cổ hủ với những thói nhỏ nhen độc ác của đám thị dân tiểu tư sản.

Việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất chứ không phải thứ ba khiến cho câu chuyện xác thực hơn do góc nhìn đặt ở những suy nghĩ tình cảm của nhân vật chính

Cảm xúc của các nhân vật trong truyện:

  • Hồng với bà cô: ghét cay ghét đắng những lời nói xúc xỉa của bà cô khi nói xấu mẹ
  • Bà cô với Hồng: luôn tìm cách bôi nhọ người mẹ tốt đẹp trong lòng Hồng
  • Hồng dành cho mẹ: tình cảm yêu thương, nhớ thương, tôn trọng mẹ mặc cho bà cô có nói xấu như thế nào chăng nữa
  • Bà cô với mẹ Hồng: ghét, luôn tìm cách bôi nhọ nói xấu

Nguyên Hồng [1918 - 1982]

Quê quán: sinh ra ở Nam Định, lớn lên ở Hải Phòng.

Cuộc đời: Khổ cực, vất vả nên gần gũi với người lao động, hiểu và thông cảm với họ.

Phong cách sáng tác: Mệnh danh là nhà thơ của phụ nữ, nhi đồng, những người cùng khổ. Giọng điệu thiết tha, sôi nổi, mãnh liệt. Ông rung động trước vẻ đẹp của con người khổ đau, khám phá chất thơ trong cuộc sống cần lao.

-  Tác phẩm chính: Bỉ vỏ [1938], Những ngày thơ ấu [1938], Tập thơ Trời xanh [1970],...

Vị trí: Là cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam.

2. Tác phẩm

Xuất xứ: Trích từ chương IV hồi kí Những ngày thơ ấu [1938].

Thể loại: Hồi kí.

Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 [Từ đầu đến hỏi đến chứ?]: Cuộc đối thoại giữa người cô và bé Hồng.

+ Phần 2 [Còn lại]: Cuộc gặp gỡ của bé Hồng và mẹ.

Tóm tắt: Gần đến ngày giỗ đầu bố mà mẹ bé Hồng đi làm ăn xa vẫn chưa về. Qua cuộc hội thoại giữa người cô và chú bé Hồng, người cô luôn gieo rắc vào đầu chú bé những lời nói cay độc nhằm khiến chú hoài nghi và ghét bỏ người mẹ. Tuy nhiên, Hồng vẫn luôn giữ được niềm tin cũng như lòng yêu thương mẹ. Rồi cuối cùng em cũng được gặp lại mình. Khi được ở trong lòng mẹ, em tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ bến, cảm giác ấm áp của đứa con được gặp mẹ sau bao ngày xa cách.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Nhân vật bà cô

a] Hoàn cảnh cuộc đối thoại

+ Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu.

+ Bố nghiện rồi mất, mẹ túng quẫn phải đi tha hương cầu thực.

+ Hồng sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng.

+ Gần giỗ đầu bố mà mẹ chưa về.

→ Thể hiện:

+ Cảnh ngộ thương tâm, éo le, đơn độc của Hồng.

+ Tâm địa độc ác của bà cô.

b] Tâm địa độc ác của bà cô thể hiện trong cuộc hội thoại

- Lượt lời thứ nhất:

+ Gọi bé Hồng đến bên, cười hỏi - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?

+ Giọng nói cay độc, nét mặt khi cười rất kịch.

→ Dụng ý:

+ Gợi nỗi đau xa mẹ của bé Hồng, tạo tiền đề nói xấu người mẹ.

+ Gieo rắc những hoài nghi để Hồng hiểu lầm mẹ.

+ Thể hiện ngay sự cay độc, giả tạo, diễn kịch.

Lượt lời thứ hai:

+ Tỏ sự ngậm ngùi, chập chừng.

+ Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng còn phải có họ có hàng, người ta đến hỏi chứ?

→ Dụng ý: Tỏ sự ngậm ngùi, xót thương cho người đã mất để chia rẽ tình cảm mẹ con Hồng.

Lượt lời thứ ba:

+ Không phải lượt lời chính thức mà là gợi nhắc lại khi bé Hồng gặp lại mẹ.

+ Lời nói Mày dại quá! Vào Thanh Hóa đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào bắt mợ mày may và sắm sửa cho và bế em bé chứ.

→ Dụng ý

+ An ủi, giúp đỡ chỉ là bề ngoài nhưng thực chất là châm chọc, nhục mạ.

+ Động chạm vào vết thương lòng của Hồng hòng chia rẽ tình cảm mẹ con.

c] Ý nghĩa việc xây dựng nhân vật

- Bà cô là người lạnh lùng, tàn nhẫn, thâm độc. Là đại diện cho tầng lớp xã hội cổ hủ, phi nhân đạo.

- Qua hình ảnh bà cô, tác giả đã tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến với những cổ tục đày đọa con người.

2. Nhân vật bé Hồng

a] Bé Hồng trong cuộc hội thoại với bà cô

- Phản ứng đầu tiên "Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ, nghĩ đến cảnh thiếu tình thương của bản thân, đã toan trả lời là có."

→ Phản ứng bản năng của đứa trẻ thiếu thốn tình thương của mẹ.

- Tuy nhiên, nhận ra ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt rất kịch của cô thì cúi đầu không đáp.

→ Tủi thân, kìm nén.

- Hiểu được nỗi khổ của mẹ, chưa một lần trách mẹ "một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần....lấy một đồng quà."

→ Tình yêu thương, tin yêu mẹ vô điều kiện.

- Hành động cuối cùng cười và đáp lại "- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về."

→ Hành xử thông minh, thể hiện lòng tin với người mẹ, bảo vệ người mẹ.

b] Bé Hồng trong cuộc gặp gỡ mẹ

Hoàn cảnh buổi gặp gỡ:

+ Đúng ngày giỗ đầu bố Hồng.

+ Buổi chiều tan học ở trường,

→ Cuộc gặp bất ngờ.

- Hành động, cảm xúc khi gặp mẹ:

Thoáng thấy bóng người giống mẹ.Vừa được ngồi lên xe cùng mẹ.Khi được ngồi trong lòng mẹ.

- Đuổi theo.

- Gọi bối rối: Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi.

→ Câu đặc biệt.

→ Cuống quýt, hi vọng.

- Lo sợ "Nếu người quay lại ấy là một người khác....giữa sa mạc".

→ So sánh độc đáo.

- Hành động: "Thở hồng hộc...nức nở".

→ Miêu tả tài tình, sử dụng nhiều tính từ, động từ.

- Ngắm nhìn chân dung mẹ "không còm cõi xơ xác...thơm tho lạ thường..."

+ Cảm giác "ấm áp, mơn man khắp da thịt";" mê mẩn không nhớ mẹ đã hỏi gì và đáp gì."

+ Suy nghĩ "Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ... người mẹ có một êm dịu vô cùng".

+ Những lời nói cay độc của bà cô bây giờ không còn trong suy nghĩ của cậu nữa.

Khao khát, hi vọng, chờ mong, lo sợ.Xúc động mạnh, cuống cuồng, hờn tủi đan xen, hạnh phúc sung sướng. Ấm áp, sung sướng rạo rực, tận hưởng.

c] Ý nghĩa xây dựng nhân vật Hồng

- Bé Hồng là cậu bé thông minh, cảm thông và có niềm tin mãnh liệt đối với người mẹ.

- Ca ngợi tình cảm mẹ con thiêng liêng. Nhà văn đứng về phía phụ nữ và nhi đồng.

Bài Làm:

+ Hoàn cảnh của nhân vật tôi trong phần 1:

Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Cha mất sớm. Người mẹ vì cùng túng quá phải tha hương cầu thực. Chú phải sống xa mẹ, sống cùng họ hàng ở bên nội. Nhưng cậu lại không hề được yêu thương. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của những người được gọi là thân thích.

+ Phản ứng của nhân vật:" tôi" trước lời kể của người cô:

  • Toan muốn trả lời là có khi bà cô hỏi:" Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?" nhưng chợt ngân ra ngay ý nghĩa cay độc trong lời nói của bà cô lặng lẽ cúi đầu không đáp
  • Cười đáp lại người cô là không muốn vào vì cuối năm kiểu gì mẹ cũng về

+ Phần 3 kể về cuộc gặp mặt của mẹ con Hồng sau bao ngày xa cách. Đây là nội dung chính của văn bản và có liên quan đến nhan đề :" Trong lòng mẹ"

+ Các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ: 

- " Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống giống mẹ", " tôi liền đuổi theo gọi bối rối:" Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!

- Sợ rằng chỉ là nhầm lẫn:" Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn.....sa mạc"

- " Tôi đuổi kịp"," thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại"

-" Oà lên khóc rồi cứ thể nức nở"

-" tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp ,,,,sung túc"

-" đùi áp đùi mẹ tôi"," đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi", ngửi hương quần áo thơm tho lạ thường.

Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của " tôi":

  • không còm cõi xơ xác quá như lời cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói"
  • " gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn màng làm nổi bật màu hồng của hai gò má"
  • quần áo thơm tho, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu

+ Từ hình ảnh minh họa ta nhận thấy tình cảm mẫu tử thật thiêng liêng không gì có thể sánh được. Tình yêu thương con của những người mẹ là rộng lớn mênh mông vô cùng. Yêu thương con, mẹ có thể làm tất cả vì con, hy sinh để dành những điều tốt nhất cho con. Và đáp lại là tình thương yêu của con dành cho mẹ mãi mãi không đổi dời

+ Qua hành động và cảm xúc của nhân vật tôi ta nhận ra được tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt. Chính tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Tình thương mẹ của bé Hồng như viên kim cương lấp lánh trong tác phẩm và trong lòng người đọc.

+ " câu nói ấy bị chìm ngay đi" là do lúc này Hồng đã được gặp mẹ, được ở trong lòng mẹ, được cảm nhận hơi ấm của mẹ, chính vì thế lúc này đây những câu nói độc ác ấy chìm ngay đi, em chẳng để tâm tới nó nữa.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Đoạn trích Trong lòng mẹ đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.

2. Nghệ thuật

- Thể loại hồi kí với lối văn uyển chuyển, tài tình, xúc động.

- Biện pháp tu từ: so sánh.

- Nghệ thuật tự sự và xây dựng nhân vật thành công.

* Câu hỏi cuối bài

1. Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích Trong lòng mẹ là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?

- Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích là cuộc gặp gỡ của bé Hồng và mẹ.

- Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần thứ hai của văn bản.

2. Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật tôi có gì khác nhau?

- Hình ảnh người mẹ qua lời kể của cô: bỏ con cái, xấu xí, không có tình nghĩa.

- Hình ảnh người mẹ trong suy nghĩ của nhân vật tôi: khổ sở, đáng thương, đáng kính, vẫn giữ lòng yêu thương.

3. Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.

- Một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật tôi khi gặp lại mẹ: 

+ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầy sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

→ Nhân vật Hồng là đứa trẻ thiếu tình thương. Vì vậy, khi được gặp mẹ, nỗi lòng bao lâu nay được giải tỏa. Qua đây có thể thấy bé Hồng là đứa bé yêu thương mẹ vô bờ.

4. Theo em, vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ thuộc thể loại hồi kí?

- Đoạn trích thuộc thể loại hồi kí vì nó ghi chép những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng của tác giả đã trải qua.

5. Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.

Gợi ý 1:

Sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ, em có thể cảm nhận được tình yêu thương, tin tưởng của chú bé Hồng với mẹ mình. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, đáng quý mà bé Hồng không cho bất kì ai có quyền xâm hại vào. Dù cho bà cô có thâm độc, có tàn nhẫn như thế nào thì chú vẫn luôn giữ vững niềm tin, lòng thương cũng như sự thấu hiểu cho sự khổ cực của mẹ. Câu chuyện trên ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, đồng thời phê phán xã hội cổ hủ, lạc hậu thời bấy giờ đã đẩy con người đến cảnh túng quẫn, tha hương cầu thực.

Gợi ý 2:

Trích đoạn ngắn Trong lòng mẹ, với ngôn từ giản dị, hình ảnh so sánh đặc sắc, giọng văn trữ tình tình cảm, là một minh chứng điển hình cho tình mẫu tử bất diệt. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử! Tình cảm thiêng liêng, cao cả ấy lay động đến hàng triệu trái tim và như một lời nhắc nhở đến mỗi người con phải luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ.

Page 2

1. Tác giả

Huy Cận [1919 - 2005]

- Tên thật là Cù Huy Cận.

- Quê quán: xã Ân Phú, huyện Hương Sơn [nay là huyện Vũ Quang], tỉnh Hà Tĩnh.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Tác giả đặt tên là Tổ ong "trại" trích từ tập 1 Hồi kí Song đôi.

- Thể loại: Hồi kí.

- PTBĐ chính: Tự sự.

II. Đọc hiểu văn bản

Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôiBầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại

- Những đõ ong:

+ Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật.

+ Ngày xưa, hai đõ ong "sây".

+ Chiều lỡ buổi [khoảng 4h chiều] thì ong bay ra họp đàn trước đõ.

→ Nhiều, sung túc, sai trĩu.

- Những đõ ong:

+ Sau ngày ông chết, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không vượng như xưa.

+ Mấy lần ong "trại": một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.

+ Thường thì chú biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để cả bầy ong mệt lử lại đậu vào cây nào đó hoặc về trõ. Ong đậu trên cây thì chú hay người khác trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc đõ mới.

+ Nhưng cũng có hôm lỡ vì chú phải ra đồng cày tra.

+ Có lần ong vù vù lên cao, bay mau và mất hút trong chốc lát.

→ Ít, bay đi, rời đi.

- Nhân vật tôi:

+ Hay ra xem ong họp đàn.

+ Nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi.

→ Vui vẻ, hứng khởi, mê mải.

- Nhân vật tôi:

+ Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tanh của chiều quê, của không gian.

+ Những lúc cả nhà đi vắng thì còn buồn đến nỗi khóc một mình, nghe long bị ép lại, như trời hạ xuống. → So sánh.

+ Một lần ở nhà một mình, thấy ong trại mà không thể làm gì được. Chỉ nhìn theo, buồn không nói được.

+ Cái buồn của đứa trẻ rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? → Câu hỏi tu từ.

+ Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại? → Câu hỏi tu từ.

→ Buồn bã, nỗi buồn không thôi, buồn đến phát khóc.

➩ Bài học

+ Đưa ra nhận định thi sĩ phương Tây: Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.

+ Liên hệ với bản thân: Bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ.

+ Liên hệ với thơ ca của mình: Ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những đõ ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

2. Nghệ thuật

Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập.

Bài Làm:

1. Em đã từng chia tay chú chó nhỏ của mình vì chú bị bệnh và đã chết. Tâm trạng của em lúc đó rất buồn, hụt hẫng như mất đi một người thân yêu của mình.

2. KỸ THUẬT TẠO CHÚA VÀ CHIA ĐÀN ONG

1. Tạo chúa:

  • Khi đàn ong xung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.
  •  Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông [có thể quân bu cả trên nắp]. Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.

2. Chia đàn: Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.

KỸ THUẬT KHAI THÁC PHẤN HOA

1. Khai Thác Phấn Hoa: Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu  nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:

Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ để lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.

* Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách: 

  • Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa  thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.
  • Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy  phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C  đựng vào bao bì  sạch và đậy kín có chống ẩm.
  • Bảo quản bằng  cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.

2. Khai thác mật ong: Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v.

  • Người ta đem những đàn ong mạnh [tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông] đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong.
  • Lấy các khung cầu ra [có thể để lại 1 --> 2 cầu hoặc lấy hết] giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng.
  • Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật. 
  • Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra.
  • Sau khi đã lấy hết  mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại. Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 --> 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn  10 cầu có thể lấy được từ từ 4 --> 12 kg mật ong.

Bài Làm:

1. “Ong trại” có nghĩa là một phần đàn ong rời bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa – con duy nhất trong đàn ong có khả năng sinh sản.

2. Tác giả đã sử dụng 3 lần từ “linh hồn”. Từ linh hồn được hiểu là phần tinh thần sâu kín thiêng liêng nhất mang lại sức sống cho con người, sự vật. Thế nhưng với cách dùng từ “linh hồn” của tác giả trong đoạn văn có nét khác biệt: những vật vô trí vô giác, nhỏ nhẹ, vụn vặt như giã đặt đõ ong, chậu nước con ở chân giá… đều có linh hồn khiến cho con người phải nhớ nhung, yêu mến.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí?

Văn bản thuộc thể loại hồi kí vì nó mang những đặc điểm đặc trưng của thể loại:

- Kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ. Trong văn bản, tác giả đã kể lại sự việc trong quá khứ khi gia đình nuôi ong và chứng kiến cảnh ong trai với tâm trạng buồn bã.

- Người kể chuyện: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

- Hình thức ghi chép: tác gia ghi chép lại những sự việc có thật khi tác giả chứng kiến ong trại và truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc, thể hiện những tâm sự, chiêm nghiệm của tác giả.

2. Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí.

Theo em, không thể bỏ bớt cụm từ  “sau này” hoặc “ngày thơ bé” vì câu văn thể hiện những cảm xúc, suy tư trong quá khứ đã ảnh hưởng đến ý thơ, những cảm xúc trong thơ của tác giả sau này. Đó là mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai. Nên nếu bỏ bớt cụm từ, người đọc sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của câu văn.

Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian. Vì vậy cần có các cụm từ chỉ thời gian để xác định được thời điểm xảy ra sự việc.

3. Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong?

Một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bày ong bỏ tổ bay đi:

- Tôi nhìn theo, buồn không nói được.

- Tôi buồn đến nối khóc một mình, nghe lòng bị ép lại.

- Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

- Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại.

Qua những câu văn đó cho thấy cậu bé có tình cảm yêu mến đặc biệt với bầy ong, khi chúng rời xa, cậu cảm thấy buồn bã, như mất đi một phần vốn rất thân quen với mình.

4. Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, Thương nhớ bầy ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy?

Văn bản thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ nhẻ, vụn vặt cũng mang một linh hồn vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến. Những cảm xúc ngày thơ bé đó cũng đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.

5. Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”?

Tác giả đã thể hiện nhân vật tôi có cách quan sát tỉ mỉ, thể hiện những hiểu biết về đặc điểm loài ong, cách cảm nhận về thiên nhiên, loài vật vô cùng tinh tế và phát hiện ra những điều sâu sắc: mọi vật đều mang trong nó một linh hồn, gần gũi và thân thuộc với con người.

6. Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên.

Theo em, nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận được thể hiện qua câu văn “ Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”. Ông là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta, những bài thơ của ông thường thấm đẫm một nỗi buồn mênh mang khó tả.

Video liên quan

Chủ Đề