Văn bằng 2 tiếng Anh thương mại đại học Ngoại thương

ĐÁNH GIÁ:

  Sinh viên được đánh giá theo thang điểm 10, quy đổi A, B, C, D, F theo quy định đào tạo do nhà trường xây dựng, dựa trên Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

  Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế đối ngoại của trường Đại học Ngoại thương,  học viên bắt buộc phải đạt được những yêu cầu đánh giá sau:

- Về kiến thức

Kiến thức chung:

+ Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có hiểu biết về các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh,

+ Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn làm nền tảng tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

Kiến thức chuyên ngành:

+ Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các cấp độ và bình diện của ngôn ngữ Anh, văn hóa – văn học của các nước nói tiếng Anh; có kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu bằng tiếng Anh.

+ Có kiến thức chuyên ngành nền tảng và nâng cao về dịch thuật Anh-Việt, Việt-Anh, về kinh tế, thương mại quốc tế, tài chính, marketing, giao tiếp kinh doanh, soạn thảo hợp đồng để có thể ứng dụng trong công tác chuyên môn và hội nhập xã hội.

- Về kỹ năng

+ Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh [nghe, nói, đọc, viết] trôi chảy và phù hợp ở các tình huống công việc và giao tiếp xã hội [có thể vượt qua kỳ thi BEC Higher – ALTE[1] cấp độ 4, tham chiếu tương đương trình độ C1, chuẩn Châu Âu CEFR[2]]

+ Có khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập bằng tiếng Anh

+ Có khả năng vận dụng kiến thức chuyên ngành vào các tình huống công việc cụ thể

+ Có khả năng vận dụng các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, hội họp, đàm phán, trả lời phỏng vấn, làm việc nhóm…

+ Có khả năng vận dụng và phát triển tư duy phê phán [critical thinking], giải quyết vấn đề [problem solving] và sáng tạo [creative thinking]

+ Có khả năng sử dụng công nghệ phù hợp đáp ứng hiệu quả yêu cầu của công việc

- Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp

+ Có đạo đức nghề nghiệp

+ Có tác phong làm việc Khoa học, kỷ luật, có hiệu quả, và thích ứng nhanh với môi trường làm việc đa văn hóa

+ Có tinh thần trách nhiệm cao, cầu thị và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc

+ Có ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân.

TỐT NGHIỆP:

Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế 43/2007/QĐ - BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Quy định đào tạo hệ đại học chính quy theo quy định của trường.

  • Triển vọng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành TATM sẽ có lợi thế vượt trội trong mọi ngành nghề, đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể giao tiếp hiệu quả trong các tổ chức, doanh nghiệp đa ngôn ngữ, đa văn hoá với vốn kiến thức nền tảng vững chắc về ngôn ngữ và kinh doanh cùng với khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh thương mại.

Những công việc mà sinh viên tốt nghiệp TATM có thể đảm nhận ngày càng phức tạp hơn về tính chất và đa dạng hơn về loại hình, như các công việc trong các ngành giáo dục [giáo viên, chuyên viên, tư vấn]; ngành kinh doanh, xuất nhập khẩu, truyền thông, hàng không, ngân hàng, kiểm toán, xuất nhập khẩu [chuyên viên, tư vấn, biên-phiên dịch viên; trợ lý]; quản lý [dự án, nhà nước], nghiên cứu, [Theo nghiên cứu do Khoa TATM tiến hành, công bố tại Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, NXB Lao động, năm 2007].

  • Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Với lợi thế về kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt, kiến thức về thương mại, và các kỹ năng khác được đào tạo bài bản, sinh viên tốt nghiệp:

+ Có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các kiến thức và kỹ năng mới phục vụ cho nhu cầu công việc cũng như tiềm năng cho các vị trí cao hơn.

+ Có thể tiếp tục học Sau đại học ở các chuyên ngành trong lĩnh vực: ngôn ngữ Anh [lý thuyết, ứng dụng], kinh doanh quốc tế, tài chính, ngân hàng, quản lý, giáo dục… 

chào các bố các mẹ trong đại gia đình web trẻ thơChả là em mới thi đỗ vào lớp văn bằng 2 tiếng anh thương mai đại học ngoại thương nhưng mới đi học em thấy tình hình học chán quá.Lớp tổ chức ở trường THCS lý thường kiệt lớp học thì cũ...chẳng có cơ sở vật chất gì..trang thiết bị học chỉ có mỗi cái loa cũ.Giáo viên thì dậy chán vô cùng tận...lại học giáo trình market leader trong khi giáo trình này em học qua rồi khi học văn bằng 1 ở trường em rồi...còn học thêm 2 giáo trình nữa...nhưng đó đều là giáo trình cũ...còn cái khoản khâu tổ chức hay có thắc mắc gì chưa rõ lên văn phòng ở chùa láng hỏi thì đặc điểm trường này lạ thái độ rất lạnh lùng hỏi gì cứ quây quẩy như thể đuổi mình đi cho nhanh ý.Em lại trót đóng tiền học kỳ này rồi...thấy oải quá các mẹ ạem tốt nghiệp văn bằng 1 chính quy là nghành kê toán.Giờ đang thất nghiệp ở nhà...em thấy trường có 2 loại 1 là văn bằng 2 và loại tại chức mẹ nhưng nghe đồn kể cả văn bằng 2 ra trường nó cũng chỉ cấp bằng là văn bằng 2 tại chức. Có đúng ko các mẹ ? mẹ nào có kinh nghiệm chia sẻ nhéXin các mẹ cho lời khuyên tìm lối ra về việc học hành.Em từng luyên qua lớp ielts làm thử mock test là 5.5 ielts giờ nên cố học nốt ở đại học ngoại thương hay nên làm thế nào hả các mẹ kỹ năng nghe nói của em ko tốt các mẹ à

Đại học Ngoại thương là một trường đại học nổi tiếng của khu vực miền Bắc và khu vực miền Nam, chuyên đào tạo về thương mại quốc tế của Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hiện đang đào tại hệ đại học, cao học, liên thông, văn bằng 2…Trong bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn những điều cần biết khi học văn bằng 2 Đại học Ngoại thương.

Học văn bằng 2 Đại học Ngoại thương

Giới Thiệu Về Trường Đại Học Ngoại Thương

Trường đại học ngoại thương [tên viết tắt là FTU] là trường đại học công lập chuyên đào tạo về lĩnh vực kinh tế, thương mại quốc tế, đào tạo từ trình độ cử nhân đến tiến sĩ với nhiều loại hình đào tạo khác nhau, trường hiện trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 1984, trường chuyển từ Bộ ngoại thương sang Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thời gian này, phần lớn các trường đại học đều chọn chuyển sang dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về đào tạo đại học. Cuối những năm 80, cơ cấu tổ chức của trường cũng dần được củng cố. Năm 1993, xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của TPHCM và các tỉnh phía Nam, cơ sở II của trường tại TPHCM đã được quyết định thành lập.

Trường có một đội ngũ rất nhiều giáo viên giỏi cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực hành thực tế. Vì thế mà sinh viên của trường hầu như sau khi ra trường đều có được một công việc ổn định, thậm chí có chỗ đứng trong xã hội.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp tại trường làm việc cả trong nước lẫn nước ngoài đều được đánh giá cao cả về kiến thức chuyên môn và khả năng ngoại ngữ. Đặc biệt sinh viên của trường còn rất năng động , sáng tạo và tự tin vì trường thường tổ chức rất nhiều hoạt động dành cho sinh viên mỗi năm.

Giới Thiệu Về Khoa Tiếng Anh Thương Mại

Cùng với sự ra đời của trường ngoại thương, khoa tiếng anh thương mại đã được thành lập với bề dày lịch sử và phát triển hơn 50 năm cùng với các khoa và các phòng ban khác trong trường.

Trước năm 2000, khoa tiếng anh chỉ dạy tiếng anh như một ngôn ngữ cho các chuyên ngành khác. Từ năm 2000, chuyên ngành tiếng anh thương mại đã được nhà trường thành lập. Từ tháng 6 năm 2007, khoa tiếng anh thương mại đã trở thành một khoa chức năng độc lập với nhiệm vụ chính là đào tạo cử nhân ngôn ngữ anh, chuyên ngành tiếng anh thương mại hệ chính quy, văn bằng 2 tiếng anh thương mại đại học ngoại thương và tại chức.

Ngoài nhiệm vụ chính là đào tạo cử nhân tiếng anh thương mại, khoa còn được nhà trường giao cho nhiệm vụ giảng dạy tiếng anh như một ngôn ngữ cho các chương trình liên kết với nước ngoài và các chương trình chất lượng cao của trường.

Tuyển Sinh Văn Bằng 2 Đại Học Ngoại Thương

Đối tượng và điều kiện tuyển sinh:

Là công dân Việt Nam có đủ điều kiện sức khoẻ để học tập, không trong thời gian can án và không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đã có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ở trong hoặc ngoài nước.

Sinh viên đang học tại các trường đại học Việt Nam muốn học thêm một chuyên ngành nữa phải hoàn thành chương trình học của trường thứ nhất, xếp loại học lực và hạnh kiểm từ trung bình trở lên. Nộp đầy đủ hồ sơ và đúng hạn đăng kí dự tuyển mà trường thông báo.

Các ngành đào tạo:

Ngành Ngôn ngữ Anh thuộc chuyên ngành Tiếng anh thương mại. Ngành Kinh tế thuộc chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Ngành Quản trị kinh doanh thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế. Ngành Kế toán thuộc chuyên ngành Kế toán kiểm toán.

Hình thức tuyển sinh:

Xét tuyển hồ sơ hoặc xét tuyển dựa vào kết quả của ngành học thứ nhất.

Hình thức, thời gian đào tạo:

Hình thức: hệ chính quy và hệ không chính quy [học từ xa, vừa học vừa làm, tự học có hướng dẫn].

Thời gian: từ 2 – 2,5 năm, học 4 đến 5 buổi một tuần vào các buổi tối hoặc học vào thứ 7, chủ nhật.

Văn bằng: bằng đại học thứ 2.

Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:

Phiếu đăng ký tuyển sinh theo mẫu có dán ảnh [phải đóng dấu giáp lai]. Phiếu tuyển sinh phải được cơ quan, các đơn vị đủ tư cách pháp lý công chứng. Ảnh chân dung 3x4 và 4x6 [mặt sau có ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh của thí sinh].

Với các thí sinh đã tốt nghiệp đại học phải có bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất và bảng điểm.

Với các thí sinh đang là sinh viên các trường đại học phải có giấy chứng nhận là sinh viên, bản sao có công chứng bảng điểm các môn đã học.

Trên đây là thông báo tuyển sinh hệ văn bằng 2 cho các thí sinh ở ngoài khu vực miền Bắc, các bạn khu vực miền Nam có nhu cầu học văn bằng 2 đại học ngoại thương TPHCM có thể tìm đọc thêm các thông báo tuyển sinh tại website của trường hoặc trên các diễn đàn tuyển sinh.

Nếu có ý định học văn bằng 2 thì các bạn có thể tham khảo tại trường đại học ngoại thương, đây là ngôi trường nổi tiếng có chất lượng đào tạo tốt. Đừng ngần ngại gì mà không trang bị thêm cho mình một ngành học nữa để giúp cho sự nghiệp tương lai sau này.

Video liên quan

Chủ Đề