Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài Cảnh khuya

Câu 1: Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tâm hồn của Bác qua bài thơ Cảnh khuya

Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật như bài thơ Cảnh Khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong đêm khuya thanh vắng, lạnh lẽo giữa núi rừng Việt Bắc hoang sơ, tiếng suối vang lên như tiếng hát xa của người thiếu nữ ngân vang vọng về. Câu thơ với hình ảnh so sánh, ví von của Bác đã mang đến một cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thương với con người. Bởi cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch đó không còn lạnh lẽo vì có tiếng suối, tiếng hát làm bạn, cùng ngân lên khúc nhạc vui tươi, réo rắt. Và bức tranh ấy còn có cảnh, đó là ánh trăng tròn in bóng xuống tán cây đại thụ và bóng cây lại đan lồng với hoa cỏ. Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa, các sự vật cùng đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh có nhiều lớp lang, tầng bậc. Không gian lúc này không chỉ bao trùm bởi bóng tối của màn đêm mà rực rỡ sắc màu, lung linh, huyền ảo. Bức tranh ấy có nhạc, có họa đã xua đi đêm tối lạnh lẽo, u buồn của rừng núi hoang sơ.

Thả hồn với thiên nhiên, say đắm trước cảnh đẹp đêm nay nhưng dường như đó là giây phút để Bác tạm quên đi những mệt mỏi, lo lắng trong lòng. Bởi người thi sĩ ấy trằn trọc trong đêm khuya không chỉ vì niềm riêng mà là một nỗi lo cho nước nhà chưa yên bóng giặc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Người ngồi đó lặng im, thả mình trong nhưng suy tư, trăn trở. Đất nước còn chìm trong chiến tranh, nhân dân còn chịu cảnh lầm than khổ cực, con đường cứu nước còn dặc dài gian khổ thì sao Người có thể trọn giấc đêm nay. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình.

Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Việt Bắc, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Qua đó, ta thêm yêu quý và trâ trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam.

Bài tập làm văn mẫu lớp 7 - Tập 1 LỚP 7 

DÀN Ý

1. Đặt vấn đề:

– Hồ Chí Minh [1890 – 1969] không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một thi sĩ, một danh nhân văn hóa thế giới.

– Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho các thi sĩ từ xưa đến nay. Và ánh trăng cũng là người bạn tri kỉ, là nguồn thi hứng dạt dào đối với thi sĩ Hồ Chí Minh.

– Bài thơ Cảnh khuya được Bác viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Bài thơ là bức tranh thiên nhiên thơ mộng thể hiện một tâm hồn – thi nhân say đắm với thiên nhiên và một trái tim đau đáu với nước non.

2. Giải quyết vấn đề:

Cảnh thiên nhiên Việt Bắc:

– Hai câu thơ đầu là bức kí họa về thiên nhiên Việt Bắc trong đêm khuya thanh vắng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng hồng hoa

+ Tiếng suối được ví như tiếng hát xa – Đây là âm thanh đặc trưng của núi rừng, gợi cho người nghe cảm giác về một không gian thanh bình yên ả. Thi nhân đã sử dụng thi pháp “lấy động để nói tĩnh”, lấy cái âm thanh xa, sâu lắng ấy để gợi cho người nghe về một không gian mênh mông tĩnh lặng.

+ Hình ảnh trăng lồng cổ thụ: Bức tranh thiên nhiên giao hòa, tươi tắn. Cảnh trăng chiếu rọi qua các kẽ lá cổ thụ tạo ra những đóa hoa ánh sáng lung linh trên mặt đất khiến người thi sĩ phải ngẩn ngơ.

– Có thể nói Hồ Chí Minh đã gợi ra một thiên nhiên Việt Bắc thi vị với nhạc, họa và cả tình yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bức tranh này, ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một trái tim nhạy cảm, tinh tế.

Hình ảnh Bác:

– Hai câu thơ sau miêu tả tâm trạng Hồ Chí Minh trong đêm khuya thanh vắng nơi núi rừng Việt Bắc :

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

+ Tạc vào trong bức tranh cảnh vật như thơ, như họa là hình ảnh Người đang thao thức.

Liên hệ: Đã có những bài thơ Bác và những nhà thơ khác viết về những đêm Bác không ngủ như không ngủ được [Hồ Chí Minh], Đêm nay Bác không ngủ [Minh Huệ],…

+ Lí do Bác không ngủ: vì lo nỗi nước nhà.

So sánh: Các thi nhân nhiều khi thức ngắm cảnh vật là để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên hữu tình và tìm thi hứng, còn Bác trằn trọc đêm dài là để lo cho dân cho nước.

Liên hệ: Trong lịch sử, đã có những áng thơ văn của Nguyễn Trãi, Hưng ĐạoVương thể hiện nỗi lo dân nước đến không ngủ được:

Ngẫm thù lớn hở đội trời chung

Cảm giác nước thì không cùng sống .

Những trằn trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi

[Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi]

Hay:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dấu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.

[Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn]

– Những câu thơ này cho ta thấy một tâm hồn nặng lòng với nước non.

3. Kết thúc vấn đề:

– Bài thơ tuy gói gọn trong 28 chữ nhưng tràn trề ý nghĩa [Lời ít mà ý nhiều].

– Bài thơ là sự kết hợp hài hòa của chất thép và chất tình, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, con người thi sĩ và cách mạng.

– Bài thơ là bức tranh tâm hồn Hồ Chí Minh.

BÀI LÀM

Nói đến Bác là chúng ta nghĩ đến một vị lãnh tụ vĩ đại vỚi trí. thông minh kiệt xuất và tình yêu nước vĩ đại. Nhưng không chỉ có thế, Người còn là một nhà thơ, một nhà văn tài hoa, lỗi lạc. Thở của người lấy cảm hứng từ thực tại nên thường mộc mạc, giản dị nhưng sâu sắc, thấm . thía. Cảnh khuya được sáng tác ở chiến khu Việt Bắc là một bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên thơ mộng thể hiện một tâm hồn thi nhân say đắm với thiên nhiên và một trái tim đau đáu với nước non.

Cảnh khuya là bài thơ được viết theo kiểu thất ngôn tứ tuyệt Đường . thi. Thơ Đường vốn dồn nén ý tứ vào câu chữ, vì thế tuy chỉ có 28 chữ, những bài thơ này của Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều điều sâu lắng.

Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một khu rừng, giữa đêm khuya thanh vắng, ánh trăng trong vắt đang nhẹ nhàng tỏa ra những luồng sáng dìu dịu. Cảnh tượng ấy khiến bạn cảm thấy thế nào? Trong một đêm khuya thanh vắng, giữa núi rừng Việt Bắc, Bác đã thưởng ngoạn một bức tranh như thế.

Với một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, Bác đã cảm nhận từng nhịp thở, đã đắm đuối với từng hình ảnh thiên nhiên thi vị ấy. Và bằng ngòi bút tài hoa, Người đã khắc họa thành một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, tươi tắn:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng bông hoa

Đây là bức họa về thiên nhiên Việt Bắc hài hòa, trong nhạc có họa, trong cảnh có tình. Tiếng suối không ầm ào mà chỉ róc rách nơi rừng sâu núi thắm lúc đêm khuya được Người hình dung như tiếng hát xa. Đó là thứ âm thanh trong trẻo, trìu mến, thứ âm thanh làm cho . cảnh vật thêm phần thơ mộng. Thứ âm thanh không khuấy động không gian tĩnh lặng mà càng làm cho không gian thanh vắng ấy thêm yên ả, êm đềm. Thứ âm thanh khiến người ta phải lặng nghe và cảm nhận bằng cả tâm hồn.

Âm thanh trong vắt như pha lê ấy hòa quyện trong bức tranh trăng lung linh huyền ảo làm cho hồn thi sĩ ngẩn ngơ. Trăng lồng trong tán cổ thụ tạo thành những bông hoa ánh sáng trên mặt đất. Đây là bức tranh có nhiều đường nét, hình khối và ánh sáng. Chỉ với hai màu sáng tối, nhà thơ đã cho người đọc lạc vào một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, mờ ảo. Ta thấy ba hình ảnh trăng, cổ thụ và hoa ánh sáng tưởng cách nhau nghìn trùng mà vẫn “lồng” vào nhau, nâng đỡ nhau, thêu dệt nên một bức tranh tuyệt mĩ.

Để khắc họa được một bức tranh thiên nhiên thơ mộng đến nhường vậy, chắc hẳn thi sĩ rất nặng tình với “Mây gió trăng hoa tuyết núi sông”. Cảnh trong mắt người có tình trở nên sâu và trong trẻo lạ kì. Chỉ với hai câu thơ, nhà thơ đã khiến người đọc hình dung được cả cảnh vật thiên nhiên, cả tâm hồn tràn đầy tình yêu được gửi gắm trong từng câu chữ.

Tạc vào trong bức tranh cảnh vật như thơ, như họa là hình ảnh Người đang thao thức:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nồi nước nhà.

Trong cảnh hữu tình nơi núi rừng Việt Bắc, ta những tưởng Bác không ngủ vì muốn thưởng ngoạn thiên nhiên và tìm thi hứng như bao nhiều vị tạo nhân mặc khách. Nhưng hình như lí do Người “trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành” lại khác. Đã có những bài thơ Bác và những nhà thơ khác viết về những đêm Bác không ngủ như Không ngủ được [Hồ Chí Minh], Đêm nay Bác không ngủ [Minh Huệ],… Trong những thi phẩm này, hình ảnh Người hiện lên với nặng trĩu âu lo vì vận nước chưa yên. Và đêm không ngủ này của Bác nơi chiến khu Việt Bắc cũng không nằm ngoài lí do đó. Cảnh thiên nhiên tĩnh lặng với ánh sáng dìu dịu và âm thanh xa vắng, càng làm bóng Người được khắc lên uy nghi.

Trong lịch sử, đã có những áng thơ văn của Nguyễn Trãi, Hưng Đạo Vương thể hiện nỗi lo dân nước đến không ngủ được:

Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Cảm giác nước thì không cùng sống

Những trằn trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đô hội

[Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi]

Hay:

“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu

quân thù. Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói . ở trong dc, ngựa, ta cũng cam lòng”.

[Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn]

Trong những đêm không ngủ này, các bậc hiền nhân đã lo nỗi lo dân nước. Và những chiến công của dân tộc ta có thể bắt nguồn từ những trăn trở trong nhiều đến không ngủ.

Hình ảnh Người thao thức trong đêm không phải vì niềm thôi thúc muốn làm thơ, không phải vì đắm đuối trước thiên nhiên kì diệu mà vì lo nồi nước nhà. Điều này thể hiện một tinh thần thép, một ý chí thép của Bác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thể hiện một tâm hồn nặng lòng với nước non. Tuy nhiên, trong những đêm thao thức ấy, thiên nhiên đối với Bác là người bạn tâm giao không thể tách rời. Bác đã cảm nhận thiên nhiên một cách tự nhiên nhưng vẫn tinh tế, sâu sắc đến, không ngờ. Trong hoàn cảnh ấy, Người vẫn say đắm với cảnh trời, vẫn hoa lên những bức tranh có hồn kì lạ. Điều này cho thấy rằng tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ đã ăn sâu vào máu thịt khiến Bác dù bề bộn công việc, dù chất chứa bao nỗi âu lo cũng vẫn mở lòng với thiên nhiên.

Cảnh khuya tuy chỉ được gói gọn trong 28 chữ nhưng tràn trề ý nghĩa. Lời thì ít mà ý tình thì chan chứa. Bài thơ là sự hội tụ tinh tế các nét đặc sắc của thơ nghệ thuật Hồ Chí Minh. Đó là những vần thơ có sự kết hợp hài hòa của chất thép và chất tình, vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, con người thi sĩ và con người cách mạng. Chính vì thế, bài thơ đã khắc họa được bức tranh tâm hồn của Người – một bức tranh ngập tràn tình yêu thiên nhiên, tình yêu dân tộc.

Giaibai5s.com

Video liên quan

Chủ Đề