Ví dụ kỹ năng giải quyết vấn de

Hãy để chúng tôi tư vấn lớp học và các quyền lợi phù hợp nhất cho bạn, hãy gọi :

0916 72 0000 [Vân Anh]

0912 23 23 34 [Minh Mỹ] 

LỊCH KHAI GIẢNG:

– Kỹ năng giao tiếp thuyết trình thuyết phục
Khai giảng online qua zoom: Thường xuyên hàng tháng

– Kỹ năng giao tiếp –  bán hàng và CSKH từ tâm
Khai giảng online qua zoom: Thường xuyên hàng tháng

Học phí: 2.000.000 vnd/ 1 khóa học

Học phí ưu đãi: giảm 10% khi học viên đăng ký trước 10 ngày hoặc nhóm 3 người

Hãy để chúng tôi tư vấn lớp học và các quyền lợi phù hợp nhất cho bạn, hãy gọi :

0912 23 23 34 [Minh Mỹ] 

LỊCH KHAI GIẢNG:

– Kỹ năng giao tiếp thuyết trình thuyết phục
Khai giảng online qua zoom: Thường xuyên hàng tháng

– Kỹ năng giao tiếp –  bán hàng và CSKH từ tâm
Khai giảng online qua zoom: Thường xuyên hàng tháng

Học phí ưu đãi: giảm 10% khi học viên đăng ký trước 10 ngày hoặc nhóm 3 người

Trong cuộc sống, bạn luôn luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề cần được giải quyết. Hãy tập giải quyết các vấn đề nhỏ hằng ngày để giúp bạn có những kinh nghiệm đối phó và xử lý các vấn đề lớn hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hình thành trong đầu của mình quá trình để giải quyết vấn đề.

  • Xác định vấn đề: Khả năng nhận ra một vấn đề tồn tại là một kỹ năng cần thiết. Vì trước khi giải quyết bất cứ điều gì, bạn điều cần phải nhận ra các vấn đề mà nó cần phải giải quyết. Ví dụ, một cánh cửa đang mở và bạn muốn đóng nó lại.
  • Bây giờ là bước bạn phải đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề. Bước này cũng cần phải động não. Hãy suy nghĩ đến mục tiêu mà bạn cần đạt được, để có hướng giải quyết thích hợp. Giải pháp mà bạn đưa ra cũng cần phải tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Xem xem để giải quyết nó bạn cần bất kỳ công cụ nào hoặc những kỹ năng cần thiết nào? Phân tích thật kỹ càng và cụ thể.

Ví dụ như trên: cánh cửa đang mở và bạn muốn nó được đóng. Ok, vậy bây giờ bạn có bao nhiêu giải pháp để thực hiện điều mình muốn?

+ Bạn có thể nhờ người khác để đóng cửa. + Nếu cửa là tự động, nó sẽ tự đóng.

+ Bạn cũng có thể tự đóng nó.

Và nếu như cánh cửa được chặn bởi một vật nặng, bạn cần phải loại bỏ vật nặng đó đi trước khi đóng được cửa. Tiếp tục: vậy làm cách nào để loại bỏ vật nặng đó đi? Với sức lực của bạn, bạn có làm được không? Nên dùng trí hay dùng sức?
Để giải quyết một vấn đề luôn luôn có nhiều giải pháp khác nhau. Và không có giải pháp nào sai cả, nó chỉ khác biệt ở hiệu quả và con đường đi ngắn hay dài mà thôi.

  • Quyết định để hành động. Chọn một giải pháp mà bạn cảm thấy hiệu quả nhất để thực hiện. Đôi khi bạn cũng cần phác thảo các bước cần thiết để đạt được mục tiêu. Đặc biệt đối với các vấn đề phức tạp, bạn nên liệt kê một danh sách ghi các bước chi tiết cần để thực hiện, ví dụ nếu cửa sắt của bạn đã bị gỉ, bạn cần phải: + Đi đến các cửa hàng bán những vật liệu bạn cần + Mua những gì bạn cần + Về nhà + Sử dụng những gì bạn đã mua để khắc phục tình trạng cánh cửa của bạn. …… Và cách bạn có thể làm nhanh nhất là gọi một người thợ đến sửa.

    Hãy hành động: Ngừng suy nghĩ và bắt đầu làm. Hãy gọi cho thợ và thông báo cho ông về vấn đề này. Lấy chìa khóa của bạn và đi đến các cửa hàng để mua những vật liệu cần thiết.


    Đánh giá quá trình và điều chỉnh khi cần thiết. Ví dụ, người mà bạn gọi không đến để sửa chữa cửa và trời cũng đã sắp tối rồi. Bạn phải quyết định có nên gọi lại cho ông ta hay không hoặc tự mình sửa. Bạn đã xác định được một vấn đề và hai giải pháp có thể. Bây giờ bạn phải quyết định một giải pháp khả thi nhất và hành động.

Kết thúc quá trình là lúc bạn đạt được mục tiêu của mình.

Sưu tầm: www.kynang.edu.vn

Nha khoa chuyên trồng răng implant, niềng răng, bọc răng sứ, tẩy trắng răng quận 9 - quận 2 - đồng nai

Nhận đặt tiệc,Hải Sản, Baba và tôm hùm

Trồng Răng Implant

Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xác định được lý do tại sao một sự việc lại xảy ra và các phương pháp giúp bạn xử lý vấn đề đó. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các kỹ năng giải quyết vấn đề và cách chúng hoạt động thông qua bài viết sau của Vieclam123.vn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn xử lý tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở các ứng viên, vì nếu nhân viên có những kỹ năng này, họ sẽ có xu hướng tự chủ hơn trong công việc. Kỹ năng này đòi hỏi mọi người phải nhanh chóng trong việc xác định các nguyên nhân cốt lõi và đưa ra những giải pháp thích hợp cho vấn đề. 

Giải quyết vấn đề được coi là một kỹ năng mềm [thế mạnh cá nhân] hơn là một kỹ năng cứng được trau dồi qua quá trình giáo dục hay đào tạo. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân bằng cách làm quen với các vấn đề phổ biến trong ngành cũng như học hỏi từ những nhân viên đi trước, có nhiều kinh nghiệm hơn. 

2. Cách hoạt động của kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết sự việc bắt đầu từ bước các bạn xác định được nguyên nhân vấn đề. Ví dụ, một giáo viên cần tìm ra phương pháp cải thiện thành tích môn Văn cho học sinh trong bài kiểm tra sắp tới. Để làm được điều đó, giáo viên sẽ phải xem xét các bài kiểm tra trước đó và thành tích, phong độ cá nhân của từng học sinh để tìm ra những điểm cần cải thiện. Giáo viên có thể thấy rằng học sinh có thể đang vướng ở chỗ chúng đặt câu quá đơn giản hoặc không nắm rõ cấu trúc dàn bài hay không biết cách đưa ra các luận điểm sao hợp lý, thuyết phục, cũng có thể là tất cả các điều trên. 

Nhìn chung, để tìm ra cách cải thiện vấn đề, các bạn cần xác định lý do tại sao vấn đề đó xảy ra để cùng lúc giải quyết chúng một cách hiệu quả và tiết kiệm được thời gian cũng như sức lực bản thân.

Quy trình giải quyết một vấn đề thường có 5 bước:

2.1. Phân tích các yếu tố tạo nên vấn đề

Để giải quyết một vấn đề, bạn cần phải tìm thấy nguyên nhân gây ra nó. Điều này đòi hỏi bạn phải thu thập và đánh giá các dữ liệu, xác định những trường hợp và hoàn cảnh có thể góp phần hình thành nên vấn đề cũng như phạm vị và các hệ lụy của chúng. 

Để làm được điều này, bạn sẽ cần sử dụng các kỹ năng sau:

  • Thu thập dữ liệu

  • Phân tích dữ liệu

  • Tìm hiểu, xác định đâu sự thật

  • Phân tích các yếu tố tương tự trong quá khứ

2.2. Can thiệp khi đã có đủ dữ liệu

Khi bạn đã xác định được nguyên nhân, hãy nghĩ đến các biện pháp khả thi. Đôi khi để tốt nhất, bạn nên làm việc theo nhóm vì hai [hoặc nhiều] bộ óc cùng phân tích, đánh giá một sự việc sẽ thường hiệu quả hơn chỉ một mình bạn. Một chiến lược đơn giản sẽ hiếm khi giải quyết được vấn đề, bạn cần đưa ra nhiều phương pháp thay thế đề phòng trường hợp cần cũng như giảm thiểu nguy cơ thất bại khi phương pháp đầu tiên của bạn không thể giải quyết được vấn đề.

Bước này sẽ liên quan đến các kỹ năng như:

  • Lên kế hoạch dự án

  • Suy nghĩ sáng tạo

  • Sự dự đoán, báo trước

  • Thiết kế dự án

2.3. Đánh giá các giải pháp

Tùy thuộc vào bản chất vấn đề và yêu cầu của cấp trên, quy trình đánh giá giải pháp tốt nhất nên được thực hiện bởi các nhóm được chỉ định, những người trưởng nhóm hoặc cầm quyền của công ty. Bất kỳ ai góp phần vào việc đưa ra quyết định phải là người trực tiếp đánh giá dự trù bảng chi phí, các nguồn lực cần thiết và các phương pháp có thể thực hiện để giải quyết được vấn đề một cách thành công. 

Bước này đòi hỏi một số kỹ năng, bao gồm:

  • Phân tích

  • Thảo luận

  • Làm việc theo nhóm

  • Phát triển các thí nghiệm

  • Hòa giải

  • Ưu tiên sự việc quan trọng

2.4. Thực hiện một kế hoạch

Sau khi xác định được các giải pháp và hành động để giải quyết vấn đề, chúng cần phải được thực hiện theo chuẩn để có thể nhanh chóng và chính xác quyết định xem liệu chúng có thật sự hữu ích hay không. Việc thực hiện theo kế hoạch cũng tạo điều kiện cho các nhân viên biết về sự thay đổi trong những quy trình hoạt động của công ty. 

Bước này yêu cầu các kỹ năng như:

  • Quản lý dự án

  • Thực hiện dự án

  • Hợp tác cùng người khác

  • Quản lý thời gian

  • Thực hiện phương pháp theo tiêu chuẩn đã bàn

2.5. Đánh giá hiệu quả của giải pháp

Sau khi thực thi một giải pháp, những người với kỹ năng giải quyết vấn đề tốt nhất sẽ có phương pháp riêng của họ để đánh giá mức độ thành công của giải pháp đó. Bằng cách này, họ sẽ sớm biết liệu sự cố đã thực sự được giải quyết hay chưa hoặc liệu họ có phải thay đổi một giải pháp khác để xử lý vấn đề hay không.

Bước này yêu cầu các kỹ năng như:

  • Giao tiếp

  • Phân tích dữ liệu

  • Khảo sát tình hình

  • Thu thập phản hồi của khách hàng

  • Theo dõi tình hình

  • Khoanh vùng vấn đề một cách chính xác

Dưới đây là một số ví dụ của Vieclam123 về kỹ năng giải quyết vấn đề mà bạn có thể áp dụng trong buổi phỏng vấn xin việc của bản thân.

Ví dụ 1: Trong lần đầu tiên được thuê làm luật sư, tôi chịu trách nhiệm tóm tắt 25 bộ hồ sơ tồn đọng, mỗi bộ khoảng vài trăm trang giấy. Cùng lúc đó, tôi phải chuẩn bị cho ba vụ án lớn và tôi không có đủ thời gian trong ngày. Sau khi tôi trình bày vấn đề này với người giám sát, cô ấy đã đồng ý trả tiền thêm cho tôi làm việc vào sáng thứ Bảy để hoàn tất các công việc tồn đọng. Tôi đã có thể hoàn thành tất cả những công việc này trong khoảng một tháng.

Ví dụ 2: Ở công ty cũ, khi tôi gia nhập nhóm với tư cách là Giám đốc nghệ thuật, các nhà thiết kế đã trở nên mệt mỏi, chán chường, cạn kiệt cảm hứng vì trước đó, cựu giám đốc của họ đã tìm cách can thiệp, quản lý từng bước trong quá trình thiết kế. Tôi đã sử dụng phương pháp tổ chức thảo luận nhóm hàng tuần để thu hút các ý kiến ​​đóng góp sáng tạo cũng như đảm bảo rằng mỗi nhà thiết kế đều được toàn quyền quyết định tác phẩm của riêng mình. Tôi cũng tổ thường chức các cuộc thi nhóm theo tháng với mục đích gây dựng tinh thần, khơi nguồn ý tưởng và cải thiện khả năng hợp tác, làm việc nhóm của nhân viên.

3. Cách làm nổi bật kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân

Vì đây là một kỹ năng quan trọng đối với hầu hết các nhà tuyển dụng, hãy đặt chúng ở vị trí chính giữa trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc, thư xin việc và trong các buổi phỏng vấn của bạn.

Nếu bạn không chắc chắn về việc nên nói những gì, hãy nhìn lại các vị trí trước đây của bản thân, cho dù trong môi trường học tập hay công việc hay tình nguyện, để có ví dụ về những thử thách bạn đã gặp phải và các vấn đề mà bạn đã giải quyết. Tập trung vào các ví dụ có liên quan công việc bạn đang ứng tuyển và sử dụng nếu ra cách bạn đã giải quyết chúng trong hồ sơ xin việc và trong buổi phỏng vấn.

Trong buổi phỏng vấn, hãy sẵn sàng mô tả các tình huống bạn đã gặp phải trong công việc trước, các bước bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề, các kỹ năng bạn đã áp dụng và kết quả cuối cùng của sự việc. Các nhà tuyển dụng sẽ rất mong chờ việc nghe bạn tường thuật lại cách bạn đã xử lý các tình huống, vấn đề trước đó như thế nào. 

Người phỏng vấn có thể đặt ra các tình huống giả định để bạn giải quyết. Hãy thiết kế câu trả lời của bạn theo năm bước như trên và nhắc đến các tình huống thật, tương tự mà bạn đã gặp phải, nếu có để gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. 

4. Tổng kết

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn xác định lý do tại sao một vấn đề đang xảy ra và các cách để giải quyết vấn đề đó.

  • Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. 

  • Hãy giải quyết vấn đề bắt đầu từ việc xác định vấn đề, đưa ra các giải pháp, đánh giá và thực hiện các giải pháp đó, cuối cùng là đánh giá hiệu suất chung của phương pháp. 

  • Vì đây là một kỹ năng quan trọng đối với hầu hết các nhà tuyển dụng, hãy đặt chúng ở vị trí chính giữa trong sơ yếu lý lịch, thư xin việc và trong các buổi phỏng vấn [làm nổi bật khả năng này lên].

>> Tìm hiểu thêm:

 Điểm: 4.1  [11 bình chọn]

Video liên quan

Chủ Đề