Ví dụ về cách li trước hợp tử cách li nơi ở

I. Khái niệm loài sinh học

1. Khái niệm

- Loài sinh học là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên và sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác.

2. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài

- Tiêu chuẩn cách li sinh sản.

- Tiêu chuẩn hình thái.

- Tiêu chuẩn hóa sinh, phân tử...

II. Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài

1. Khái niệm

-­ Cơ chế cách li là chướng ngại vật làm cho các sinh vật cách li nhau.

-­ Cách li sinh sản là các trở ngại [trên cơ thể sinh vật] sinh học ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này cùng sống một chỗ.

2. Các hình thức cách li sinh sản

2.1 Cách li địa lí

- Các quần thể trong loài bị phân cách nhau bởi các vật cản địa lí [cách li không gian] như núi, sông, biển nên không thể giao phối với nhau.

- Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động và phát tán dễ chịu ảnh hưởng của cách li này.

2.2 Cách li sinh sản

Cách li sinh sản được chia làm 2 loại: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

a. Cách li trước hợp tử [ cách li trước giao phối]

- Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế cách li trước hợp tử. Đây thực chất là cơ chế ngăn cản thụ tinh tạo ra hợp tử gồm:

+ Cách li nơi ở [sinh cảnh]:những cá thể của loài sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.

+ Cách li tập tính:Các cá thể khác loài có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau.

+ Cách li thời gian [mùa vụ]:Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.

+ Cách li cơ học:Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh dục khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.

b. Cách li sau hợp tử [cách li sau giao phối]

- Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc con lai hữu thụ gồm các mức độ:

+ Giao tử bị chết

+ Hợp tử bị chết

+ Con lai chết non

+ Con lai bất thụ

- Nguyên nhân là do mỗi loài có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.

Hình thức

Cách li trước hợp tử

Cách li sau hợp tử

Khái niệmNhững trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau.Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.
Đặc điểm

- Cách li nơi ở: các cá thể sống cùng khu vực địa lí nhưng trong sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.

- Cách li tập tính: các cá thể thuộc các loài có những tập tính riêng biệt không giao phối với nhau.

- Cách li thời gian: các cá thể thuộc các loài khác nhau, có mùa sinh sản khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.

- Cách li cơ học: các cá thể thuộc các loài khác nhau, có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau.

Cá thể của hai loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai:

+ Con lai không có sức sống.

+ Con lai có sức sống nhưng do khác biệt về cấu trúc di truyền → tạo giao tử mất cân bằng gen do giảm phân không bình thường → giảm khả năng sinh sản hoặc cơ thể bất thụ hoàn toàn.

Vai trò

-­ Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài.

-­ Duy trì sự toàn vẹn của loài.

-­ Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài.

-­ Duy trì sự toàn vẹn của loài.

Mục lục

Cơ chếSửa đổi

Các cơ chế cách ly sinh sản được kiểm soát về mặt di truyền và có thể xuất hiện ở những loài có sự phân bố địa lý trùng lặp [đồng quy địa lý] hoặc riêng biệt [loài biệt hóa] kể cả Loài thân thuộc là những loài có hình thái rất giống nhau [loài đồng hình] nhưng cách li sinh sản với nhau. Giữa hai loài có sự cách li sinh sản [các cá thể không giao phối với nhau hoặc giao phối nhưng sinh ra con không có khả năng sinh sản hữu tính-bất thụ] do đó, cách li sinh sản là quá trình ngăn cản quá trình giao phối của các các thể trong quần thể với nhau và làm tăng cường sự sai khác vốn gen giữa các quần thể so với quần thể ban đầu. Các kiểu cách li sinh sản phổ biến gồm cách li địa lí và cách li sinh sản. Trong đo, cách li sinh sản chính là các trở ngại trên cơ thể sinh vật [trở ngại sinh học] ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ.

Cách li sinh sản bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử. Cách li trước hợp tử bao gồm cách li nơi ở, cách li tập tính, cách li thời gian [mùa vụ], cách li cơ học. Cách li trước hợp tử gồm những trở ngại ngăn cản các cá thể giao phối với nhau để sinh hợp tử được gọi là cách li trước hợp tử thí dụ như cách li nơi ở[cách li sinh cảnh] như do sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau, cách li tập tínhdo tập tính giao phối khác nhau nên không giao phối được với nhau, sống trong cùng khu vực địa lí nhưng trong sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối, ví dụ như loài chó nhà và chó sói hoặc vịt nhà và loài vịt trời sống ở những sinh cảnh khác nhau.

Cách li thời gian[mùa vụ, sinh thái] ví dụ như do mùa sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau ví dụ như các cá thể thuộc các quần thể có các mùa sinh sản khác nhau, không thể giao phối với nhau được, chẵng hạn như loài sáo đen và sáo nâu có mùa sinh sản khác nhau. Cách li cơ họclà do đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau, ví dụ như các loài chim bói cá thân thuộc có tập tính kết đôi và giao phối khác nhau haydo cấu tạo của cơ quan sinh sản khác nhau làm cho các cá thể thuộc các quần thể khác nhau không giao phối được với nhau ví dụ hươu cao cổ và hươu sao có cấu tạo cơ thể và cơ quan sinh sản khác nhau

Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ, thực chất là cách li di truyền, do không tương hợp giữa 2 bộ NST của bố mẹ về số lương, hình thái, cấu trúc. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển. Hợp tử phát triển nhưng con lai không sống hoặc con lai bất thụ. Giữa các loài với nhau có một ranh giới lớn ngăn cách việc lai tạo, đó chính là sự cách li sinh sản, bao gồm sự khác biệt về hìnhthái, hành vi giao phối và tín hiệu thu hút bạn tình, thời điểm sinh sản khác nhau, sự cách li trước và sau thụ tinh. Ranh giới tương tự cũng tồn tại ở thực vật, với sự khác biệt về mùa ra hoa, vật chủ thụ phấn, sự ức chế phát triển ống dẫn phấn, tính bất thụ bào chất soma [do sự không hợp giữa nội nhũ và phôi], tính bất thụ gen-tế bào chất đực và cấu trúc nhiễm sắc thể.

Bài 4 trang 125 SGK Sinh học 12. Trình bày các cơ chế và vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá.

Trình bày các cơ chế và vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá.

Cơ chế có vai trò quan trọng nhất đối với sự tiến hoá là cách li sinh sản.

Các cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại sinh học ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ ngay cả khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Có 2 cơ chế cách li sinh sản: cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử.

Cách li trước hợp tử

Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau. Thực chất là cơ chế ngăn cản sự thụ tinh tạo ra hợp tử. Thuộc loại này có các loại:

  • Cách li nơi ở [sinh cảnh]: Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
  • Cách li tập tính: Các cá thể của loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên giữa chúng thường không giao phối với nhau.
  • Cách li thời gian [mùa vụ]: các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
  • Cách li cơ học: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau.

Cách li sau hợp tử:

Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lại hữu thụ.

- Vai trò:Cơ chế cách li sinh sản có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì chúng ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng.

Video liên quan

Chủ Đề