Ví dụ về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa

Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì? Tác dụng và ý nghĩa của công nghiệp hóa hiện đại hóa? Nội dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa?

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và ngày càng nhanh chóng như hiện nay, quốc gia nào muốn phát triển phải đi nhanh vào nền kinh tế tri thức. Bởi vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là bước đi tất yếu mà Việt Nam sẽ phải trải qua. Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng đều đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách thiết thực nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức hiện nay.

1. Công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.

Còn hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội.

Vì vậy, công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động xã hội lớn.

Có thể thấy rằng công nghiệp hóa hiện đại hóa theo tư tưởng mới không còn bị giới hạn về phạm vi trình độ những lực lượng sản xuất và kỹ thuật đơn thuần mà chỉ nhằm chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí giống như các quan niệm trước đây vẫn nghĩ.

Công nghiệp hóa hiện đại hóa tiếng Anh là “ Industrialization and modernization”

2. Tác dụng của công nghiệp hóa hiện đại hóa:

– Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân.

– Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, giữa nông dân và trí thức.

– Tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và phát triển nền văn hóa tiên tiến, cao đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.

– Tạo cơ sở vật chất – kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia.

Xem thêm: Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là gì? Cơ sở lý luận và liên hệ thực tiễn?

3. Ý nghĩa của công nghiệp hóa hiện đại hóa:

Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Có thể khái quát, công nghiệp hóa là quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra năng suất lao động cao. Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.

Trong điều kiện của Việt Nam, Đảng ta xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”

+ Giúp đảm bảo và tạo điều kiện cho sự thay đổi về nền sản xuất xã hội, làm tăng năng suất lao động và tăng sức chế ngự của con người với thiên nhiên. Từ đó sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, cải thiện được đời sống của nhân dân và một phần quyết định tới sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo các điều kiện vật chất đối việc củng cố và tăng cường vai trò của nền kinh tế Nhà nước. Nhờ đó con người sẽ được phát triển một cách toàn diện nhất trong mọi hoạt động kinh tế và xã hội.

+ Giúp cho nền khoa học và công nghệ có điều kiện được phát triển nhanh chóng và đạt tới trình độ hiện đại, tiên tiến. Tạo điều kiện bổ sung lực lượng vật chất và kỹ thuật cho hệ thống quốc phòng, an ninh, giúp đảm bảo về đời sống kinh tế, chính trị và xã hội trong đất nước ngày càng phát triển hơn. Công nghiệp hóa hiện đại hóa được xem là một nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

4. Nội dung của công nghiệp hóa hiện đại hóa:

Thứ nhất: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội nhờ chuyển nền kinh tế từ chỗ dựa trên kỹ thuật thủ công sang nền kinh tế dựa vào kỹ thuật cơ khí thủ công. Đồng thời chuyển nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp.

Nếu áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào những ngành trong nền kinh tế quốc dân thì những thành tựu này được kết nối, gắn liền với quá trình hiện đại hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.

Xem thêm: Phi công nghiệp hóa là gì? Phi công nghiệp hóa sớm và tác hại của nó

Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực khi đất nước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ hai: Xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, hiện đại và đạt hiệu quả cao

Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu cơ giữa các thành phần kinh tế. Có hai loại cơ cấu kinh tế là cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. Trong khi đó cơ cấu của ngành kinh tế sẽ đóng vai trò trung tâm, quan trọng và cốt lõi nhất.

Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nghĩa là chuyển dịch cơ cấu, cấu trúc của nền kinh tế kém hiệu quả, bị tụt hậu theo hướng nền kinh tế hiện đại và hiệu quả hơn. Xu hướng của sự chuyển dịch, thay đổi này là hướng từ một nền cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và sau đó phát triển thành cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ.

Cơ cấu lao động cũng sẽ được chuyển dịch theo hướng gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đây là một trong những tiền đề làm chi phối theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từng thời kỳ ở nước ta.

Thứ ba: Củng cố và làm tăng cường các địa vị lãnh đạo trong quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, hướng tới việc xác lập địa vị thống trị trong các mối quan hệ sản xuất xã hội trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Từ đó nên chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. và lựa chọn ngành, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất. Học tập, nâng cao trình độ học vấn, kinh nghiệm và nghiệp vụ, đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp.

Công nghiệp hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình phát triển vì nó đưa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới. Đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công nghiệp hóa có vai trò tạo điều kiện, tiền đề vật chất – kỹ thuật cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Ở mỗi thời kỳ lịch sử, căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa có nội dung và bước đi cụ thể, phù hợp. Đối với Việt Nam, khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình kinh tế, kỹ thuật – công nghệ và kinh tế – xã hội toàn diện, sâu rộng nhằm chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh.

- Công nghiệp hoá là gì? Công nghiệp hoá là một trong những mục tiêu được nước ta đẩy mạnh hàng đầu. Nhằm đem đến một đất nước phát triển vững mạnh và phồn vinh. Vậy bạn đã hiểu hết về công nghiệp hoá chưa, hãy cùng emdep tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!

Công nghiệp hóa là gì? Khái niệm công nghiệp hóa

Công nghiệp hoá là quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp nước nhà sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ việc sử dụng lao động thủ công sang sản xuất công nghiệp với phương pháp tiên tiến, công nghiệp hiện đại.

Công nghiệp hóa ra đời khi nào ?

Công nghiệp hoá ra đời trong khi cuộc cách mạng kỹ thuật lần 1 gắn liền với quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công lên lao động cơ khí.

Phân loại công nghiệp hóa

Công nghiệp hoá được chia làm hai loại hình là công nghiệp hoá truyền thống và công nghiệp hóa kiểu mới.

Công nghiệp hóa truyền thống kết thúc từ giữa thế kỷ XX và thay thế là quá trình công nghiệp hóa kiểu mới. Chiến lược này hướng đến việc gắn liền với yêu cầu của nền kinh tế mới, rút ngắn thời gian và đảm bảo phát triển một cách bền vững.

Mục đích của công nghiệp hóa

Mục đích của công nghiệp hoá có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

- Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Để từ đó nền kinh tế chung của nước nhà được phát triển, vấn đề thất nghiệp được giải quyết, ra tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống được cải thiện.

- Nhằm phát triển các lực lượng sản xuất mới, củng cố các mối quan hệ xã hội, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa các giai cấp như tri thức, công nhân và nông dân. Hình thành nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nhằm hội nhập nền kinh tế thế giới, củng cố an ninh quốc gia. Tạo cơ sở vật chất để nền kinh tế nước nhà được tự chủ, hoàn toàn độc lập.

Mục tiêu của công nghiệp hóa

Mục tiêu của công nghiệp hoá đó là cải biến nước ta trở thành một nước tiên tiến hiện đại, đời sống nhân dân được cải thiện, quốc phòng an ninh vững chắc. Dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh.

Để thực hiện được điều đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu chủ chốt đó là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển nền kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng đất nước kém phát triển. Hướng tới một đất nước công nghiệp theo hướng tiên tiến và hiện đại

Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là gì?

Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa được coi là xu hướng phát triển tất yếu của một quốc gia, nhằm cải tiến tình trạng lạc hậu và tăng năng suất lao động. Công nghiệp hóa gắn liền với nhiều cuộc cách mạng, công nghiệp hoá chính là một trong những cuộc cách mạng về kinh tế, kỹ thuật vĩ đại mà loài người đang trải qua.

Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam

Công nghiệp hoá hiện đại hoá là mục tiêu lâu dài đưa đất nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, tiên tiến phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất cao, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Luôn phấn đấu nỗ lực không ngừng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp với tỷ trọng ngành công nghiệp phát triển vượt trội hơn các ngành khác.

Hiện đại hóa là gì ?

Hiện đại hoá là gì? Hiện đại hoá là việc ứng dụng những thành tựu khoa học hiện đại vào trong sản xuất kinh doanh. Từ việc sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng sức lao động phổ thông ứng dụng những thành tựu công nghệ.

Ví dụ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Để giúp các bạn hiểu sâu hơn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng tôi sẽ tổng hợp một số ví dụ như sau:

Trong lĩnh vực chăn nuôi: áp dụng công nghiệp hóa hiện đại hoá trong mô hình chăn nuôi khép kín, hệ thống làm mát chuồng. Sử dụng vòi uống nước, máng ăn tự động,... để chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Trong lĩnh vực nông nghiệp: nhờ hiện đại hoá kỹ thuật mà người nông dân có nhiều giống lúa mới năng suất. Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, nhiều khu vực còn ứng dụng công nghệ hiện đại như phun mưa, tưới nước nhỏ giọt kết hợp bón phân… vào trong sản xuất nông nghiệp.

Trong đời sống: nhiều thiết bị hiện đại được phát minh và được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày như máy hút ẩm, điều hoà…

Trong y tế: nhiều thiết bị y tế hiện đại được ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Từ khi ứng dụng nhiều căn bệnh nguy hiểm dễ dàng điều trị và chi phí không quá cao.

Hy vọng rằng những thông tin mà báo phụ nữ Emdep chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm công nghiệp hoá là gì? Đồng thời cũng hiểu rõ được những tác động to lớn của công nghiệp hóa đối với sự phát triển đất nước.

Linh Linh [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề