Ví dụ về tính linh hoạt trong giao tiếp

Linh hoạt đó là sự ứng biến nhanh chóng, điều chỉnh kịp thời về mặt tinh thần và thể chất để dễ dàng thích nghi với bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu. Thể hiện khả năng quan sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá chính xác các tình huống xảy ra, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý đúng đắn và không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Linh hoạt sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh trong việc nắm bắt những cơ hội có lợi hoặc giải quyết các vấn đề khó khăn. Đây là một cách để rèn luyện tính quyết đoán. Thiếu đi sự linh hoạt, những cảm xúc hoặc áp lực tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tính cách và các mối quan hệ xã hội, khiến bạn khó thành công.

Trong hoàn cảnh cuộc sống thiên biến vạn hóa, công việc cũng không mãi suôn sẻ, những bước ngoặc trong cuộc đời là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, linh hoạt trong mỗi con người là điều kiện cần để thích nghi với cuộc sống, để nắm bắt thời cuộc, không bị tụt hậu theo sau.

Linh hoạt là gì

Xây dựng tính tính hoạt cho bản thân

Xem thêm: Đức tính nhiệt tình

Điều kiện tiên quyết để xây dựng sự linh hoạt là không ngại va chạm. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta cởi mở và can đảm đón nhận những thay đổi trong cuộc sống, sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn để xoay sở trong nhiều tình huống.

Chúng ta cũng cần rèn luyện khả năng quan sát, tuy duy và đúc kết sự việc. Điều này cải thiện sự hiểu biết của bản thân đối với nhiều sự vật, sự việc khác nhau. Rèn luyện được khả năng này cũng sẽ xây dựng cho chúng ta một nền tảng lý luận vững chắc cho bản thân để dễ dàng ứng phó trong mọi tình huống khó khăn xảy ra, đặc biệt là với những cá nhân công tác trong những lĩnh vực yêu cầu có cái nhìn bao quát về bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế…

Yếu tố thứ ba là bớt cầu toàn. Việc này có ý nghĩa quan trọng vì khi bạn quá cầu toàn, thì bạn dễ bị đóng khung, bó buộc trong những quy tắc cứng nhắc của bản thân mình, làm khả năng thích ứng của bạn bị kém đi. Một mặt khác, người cầu toàn thường tạo cho người đối diện có cảm giác bị áp lực bởi những mong muốn, những quyết định của họ trong tập thể, vì thế mà người cầu toàn dễ bị tập thể e ngại, không chia sẻ những kế hoạch và dự định chung.

Làm mới mình mỗi ngày cũng là một bước để tạo nên con người linh hoạt. Chúng ta nên có ý thức thay đổi mình trước khi bị thay đổi bởi những yếu tố tác động của môi trường xung quanh.

Có nhiều người cho rằng, linh hoạt thường đồng nghĩa với việc thỏa hiệp, nhượng bộ với người xung quanh trong các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè. Vì thế, họ lo sợ họ sẽ bị mất đi một số nét tính cách, hoặc cao hơn nữa là sự quyết đoán trong các mối quan hệ. Tuy nhiên, sự linh hoạt không hoàn toàn đồng nghĩa với sự thỏa hiệp, nó chỉ đơn thuần là khả năng cởi mở và thích nghi khi những điều kiện xung quanh thay đổi. Nghĩa là sự thích nghi đó là sự thay đổi về mặt phương pháp hay chiến thuật ứng xử trong mọi việc, tuy nhiên không thay đổi mục tiêu hoặc hệ giá trị của bản thân.

Có một mối liên hệ lớn giữa người bảo thủ và người không linh hoạt. Người bảo thủ chắc chắn không thể linh hoạt, tuy nhiên, người không linh hoạt không phải là người bảo thủ, chính vì thế nhà lãnh đạo cũng không nên vội vàng kết luận điều này ở nhân viên khi chưa có sự tìm hiểu rõ ràng. Khi một người bảo thủ, họ sẽ triệt tiêu tất cả những ý kiến đóng góp xây dựng hoặc chính kiến của người khác, còn người không linh hoạt thì chúng ta có thể thay đổi họ, bằng cách tạo cho họ có một điều kiện tốt để thích nghi và điều chỉnh tác phong của mình trong điều kiện đó.

Như vậy, ở đây chúng ta thấy vai trò của sự thay đổi là quan trọng nhất trong quá trình rèn luyện sự linh hoạt. Nhưng khi thay đổi, ta nên nghĩ đến việc thay đổi tác phong một cách chủ động, chứ không thay đổi để đối phó với những yếu tố chi phối, cụ thể như : đi học một lớp nâng cao nghiệp vụ trái ngành để hiểu biết thêm về thị trường, chứ không phải đến điểm danh đủ buổi để có được bằng cấp để thăng tiến khi có nhu cầu.

Và đễ vẫn giữ được bản sắc riêng của mình trong bối cảnh thay đổi thích nghi với hoàn cảnh, mỗi người cần nhận thức rõ được lý do mình thay đổi [chuyên môn, phòng ban…] để có một lộ trình thích hợp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, tránh tình trạng nhảy việc một cách vội vàng, hoặc vướng giữa nhiều lựa chọn công việc không phù hợp.

Xem thêm:Kỹ năng điều hành công sở 

Gợi ý thực hiện cơ chế linh hoạt trong công việc

Đáp ứng lịch làm việc linh hoạt cho nhân viên chắc hẳn nhà quản trị nào cũng lo lắng vì có thể nhân viên sẽ lợi dụng sự tử tế và xao lãng khi làm việc, những chỉ dẫn sau đây phần nào giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả công việc:

– Đề ra mục tiêu làm việc một cách minh bạch: bạn và nhân viên phải ngồi lại để đưa ra mục tiêu cụ thể và định hướng hành động để có thể đánh giá được kết quả công việc. Đưa ra thỏa thuận và giới hạn trách nhiệm cho cả đôi bên.

– Vai trò của một nhân viên được xác định rõ. Mỗi người, dù làm giám đốc hay nhân viên, đều cần phải thông suốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cũng như của người khác, nên biết được ai đang làm việc gì và ai đang quản lý người đó. Điều này cần thiết khi bạn có những nhân làm việc ngoài văn phòng và chỉ liên lạc qua điện thoại hoặc thư điện tử. Khi sự minh bạch này không được đảm bảo thì việc hiểu lầm, bất đồng, mâu thuẫn và giảm sút năng suất làm việc là hệ quả tất yếu.

– Quy định rõ cách thức liên lạc đối với nhân viên có thời gian làm việc linh hoạt. Mỗi nhà quản trị sẽ có những cách thức giám sát khác nhau, cũng như có yêu cầu liên lạc khác nhau đối với nhân viên của mình. Có người muốn một bản tóm tắt công việc hàng tuần, số khác lại cảm thấy hài lòng với một cú điện thoại. Trong khi đó, một số lại cho rằng cần phải gặp mặt để trao đổi trực tiếp… Dù là liên lạc với nhau bằng cách nào nhưng hãy nói rõ ý muốn của bạn ngay từ đầu và đừng quên đưa đưa ra lời chỉ dẫn.

– Đặt ra một số giờ làm việc cố định cho những nhân viên sử dụng hệ thống viễn thông. Nếu một nhân viên ít làm việc tại văn phòng thì việc liên lạc với người đó càng nhiều. Những người làm việc từ xa phải có một thời gian cụ thể để bất cứ khi nào liên lạc với anh ấy đều được.

Lý do làm cho bạn khó thích ứng với môi trường làm việc mới rất có thể là:

– Không tìm hiểu rõ ràng về tính chất công việc trước khi nộp hồ sơ xin việc. Với những trường hợp này, sự bỡ ngỡ là điều khó có thể tránh khỏi. Hãy chú ý rằng, có thể bạn rất chán công việc hiện đang làm, thấy có những điểm không phù hợp, khó có thể thích ứng. Nhưng nếu như bạn vẫn yêu thích nghề nghiệp của mình thì phương pháp dễ dàng nhất và sẵn có với đa số mọi người đó là “Tạo ra sự thay đổi trong công việc” để có thể thích nghi và yêu thích công việc đang làm.

Hãy luôn nghĩ công việc của bạn thật sự rất quan trọng nhưng không ảo tưởng. Tầm suy nghĩ về nghề nghiệp sẽ nói lên tiềm năng, chính sự đam mê dẫn đến hành động, năng lực và trọng trách của bất cứ ai. Những suy nghĩ tích cực, nhiệt tình, bạn sẽ trở thành người nhiệt tình với công việc và chính sự nhiệt tình ấy sẽ được đền đáp xứng đáng.

– Khả năng thích nghi: Sự thay đổi trong cuộc sống của một người từ những ngày đi học đến cuộc sống của một người trường thành đi làm, sự thay đổi từ môi trường làm việc này sang môi trường làm việc khác có thể làm cho bạn không thể thích ứng kịp. Ngoài ra bạn phải đối mặt với những vấn đề “chưa quen việc”, sợ bị “để ý” và luôn lo lắng liệu mình có chính thức được chấp nhận sau khi hết thời gian thử việc hay không! Chính vì thế, để thuận lợi trong môi trường làm việc đa năng, đòi hỏi phải có sự phối hợp, hợp tác cao độ, việc nắm bắt và thích ngi phù hợp với cá tính của từng đồng nghiệp là vô cùng quan trọng. Bạn cần thấu hiểu những người bên cạnh mình nếu muốn thành công trong sự nghiệp hơn.

Thực tế sẽ giúp bạn nhận ra rằng bạn phải luôn luôn ứng phó ngay cả trong công việc và cuộc sống riêng của mình. Bạn cần phải liên tục đàm phán, thương lượng trong công việc cho dù có thể bạn không nhận ra điều này đi nữa.

Chính vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ giữa việc thích ứng với công việc hoàn toàn mới này hoặc bắt đầu đi tìm kiếm một công việc khác, quyết định nào sẽ đem lại cho bạn nhiều thuận lợi, ít khó khăn nhất? Không dễ cho bạn khi đi tìm một công việc mới phù hợp theo ý muốn của mình, và nếu bạn thực sự chưa có phương pháp nào để cải thiện tình hình thì bạn hãy cố gắng để hòa nhập và làm việc tốt nhất tại nơi làm việc mà mình có.

Linh hoạt là sự ứng biến nhanh chóng, điều chỉnh kịp thời về mặt tinh thần và thể chất để dễ dàng thích nghi với bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn đến đâu. Thể hiện khả năng quan sát, tìm hiểu, phân tích và đánh giá chính xác các tình huống xảy ra, từ đó đưa ra các giải pháp xử lý đúng đắn và không bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Linh hoạt sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh trong việc nắm bắt những cơ hội có lợi hoặc giải quyết các vấn đề khó khăn. Đây là một cách để rèn luyện tính quyết đoán. Thiếu đi sự linh hoạt, những cảm xúc hoặc áp lực tâm lý tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tính cách và các mối quan hệ xã hội, khiến bạn khó thành công.

Trong hoàn cảnh cuộc sống thiên biến vạn hóa, công việc cũng không mãi suôn sẻ, những bước ngoặc trong cuộc đời là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, linh hoạt trong mỗi con người là điều kiện cần để thích nghi với cuộc sống, để nắm bắt thời cuộc, không bị tụt hậu theo sau.

Tưởng tượng bản thân như một cái cây trôi theo thác nước, thay vì cứ thả mặc theo dòng chảy và liên tục va vào bất cứ chướng ngại vật nào trên đường đi, chỉ cần bạn uyển chuyển “lách” mình đôi chút, hướng đi của bạn có thể sẽ rất khác. Ví dụ như bạn nhận được tin sẽ bị giảm lương trong nhiều tháng tới hoặc có khả năng sẽ nằm trong danh sách các nhân viên tạm thời nghỉ việc không lương, bạn ngay lập tức cảm thấy công ty chắc không còn trọng dụng mình hoặc bạn không đáng bị đối xử như vậy. Bạn buông xuôi, buồn chán và đôi khi tỏ ra khá chống đối. Thế nhưng, với tình hình khó khăn chung, thay vì cá nhân hoá sự việc và cảm thấy bị đả kích, bạn có thể tìm cách thảo luận lại với công ty để hiểu rõ hơn tình hình xem việc giảm lương này sẽ kéo dài bao lâu, có nằm trong chính sách của công ty không và nếu bạn phải tạm ở nhà không lương thì liệu có chế độ hỗ trợ nào bạn có thể nhận được.

linh hoạt là không ngại va chạm. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta cởi mở và can đảm đón nhận những thay đổi trong cuộc sống, sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm hơn để xoay sở trong nhiều tình huống.

Chúng ta cũng cần rèn luyện khả năng quan sát, tuy duy và đúc kết sự việc. Điều này cải thiện sự hiểu biết của bản thân đối với nhiều sự vật, sự việc khác nhau. Rèn luyện được khả năng này cũng sẽ xây dựng cho chúng ta một nền tảng lý luận vững chắc cho bản thân để dễ dàng ứng phó trong mọi tình huống khó khăn xảy ra, đặc biệt là với những cá nhân công tác trong những lĩnh vực yêu cầu có cái nhìn bao quát về bối cảnh chính trị, xã hội, kinh tế...

Người đăng: chiu Time: 2021-08-01 12:54:15

Video liên quan

Chủ Đề