Vì sao bệnh lưu tồn trong hạt giống

Một thực trạng hiện nay việc sử dụng thuốc BVTV của nhiều nông dân còn tùy tiện chưa tuân thủ nguyên tắc 4 đúng từ lựa chọn thuốc đặc hiệu, kỷ thuật pha chế[như lượng nước, thuốc cần pha], thời gian phun, kỹ thuật phun,…dẫn đến  phải phun nhiều lần, gây ô nhiễm môi trường nhưng hiệu quả phòng trừ không cao. Để chủ động phòng trừ bệnh có hiệu quả, ngành chức năng giới thiệu về bệnh đạo ôn và các kinh nghiệm phòng trừ bệnh.

1. TRIỆU CHỨNG

Bệnh hại ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân.

- Trên lá lúa: vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh xám nhạt[hay gọi xanh dọt dầu loang]. Về sau vết bệnh lớn dần có hình thoi, rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu, ở giữa vết bệnh màu xám tro, xung quanh nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy trụi hoàn toàn, bộ rễ bị thối và lúa không hồi phục

- Trên đốt thân: vết bệnh màu nâu bao quanh đốt thân làm đốt khô, teo lại. Các đốt thân gần gốc bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ.

- Cổ bông, cổ gié: vết bệnh ban đầu là một chấm nhỏ màu đen đoạn cổ giáp tai lá về sau lớn dần làm cổ bông héo, bông lúa trắng hoặc lép lửng.

- Trên hạt: Vết bệnh không định hình, có màu nâu xám. Nấm đen ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn truyền bệnh sang vụ khác.

2. NGUYÊN NHÂN

Bệnh do nấm Pyricularin gây ra. Nấm tồn tại trên tàn dư cây trồng, lúa chét, cỏ dại. Bào tử thường phát sinh vào ban đêm. Tính gây bệnh thay đổi tùy theo giống và vùng địa lý. Trong điều kiện ẩm độ cao số bào tử mọc ra rất nhiều.

 Quá trình gây hại: khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, ẩm độ nấm sẽ xâm nhập vào cây, nấm tiết ra một số độc tố như axit - picolinic và chất Pyricularin có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzyme chứa kim loại của cây, kìm hãm sự sinh trưởng của cây lúa. Nấm đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ và hạt giống bị bệnh. Ngoài ra nấm còn tồn tại trên ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ chỉ, lúa ma, lúa mọc lại gốc rạ-lúa chét…sinh trưởng phát triển quanh năm. Trong điều kiện khô ráo bào tử có thể sống hơn một năm, sợi nấm sống gần 3 năm.

3. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN

Phạm vi nhiệt độ hình thành bào tử từ 10 – 30oC, nhưng thích hợp là từ 20 - 30 oC và độ ẩm trên 80%. Trong vụ Đông Xuân, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành dịch, trời âm u, có mưa phùn, sương mù liên tục trong nhiều ngày là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lây lan, phát triển và gây hại nặng. Trong điều kiện khô hạn, ẩm độ đất thấp hoặc ở điều kiện ngập úng kéo dài cây lúa dễ bị nhiễm bệnh. Những chân ruộng nhiều mùn, trũng, khó thoát nước; những vùng đất mới vỡ hoang, đất nhẹ giữ nước kém, khô hạn và những chân ruộng có lớp sét nông rất phù hợp cho nấm bệnh phát triển gây hại.

Phân bón đặc biệt quan trọng với bệnh đạo ôn, ruộng bón thừa đạm thường bị bệnh nặng hơn. Sử dụng đạm Amonium sunfat [SA] quá nhiều, quá muộn hoặc bón vào lúc nhiệt độ không khí thấp và cây còn non đều làm tăng tỉ lệ bệnh. Phân lân ảnh hưởng ít đến mức độ nhiễm bệnh của cây. Tuy nhiên nếu bón thêm phân lân trên vùng đất phèn sẽ hạn chế bệnh đạo ôn lá rất rõ ràng. Ruộng bón thiếu kali sẽ làm bệnh tăng nặng hơn. Ruộng bón cân đối đủ N-P-K thường bị bệnh nhẹ hơn.

Những giống nhiễm bệnh không những là điểm bệnh phát sinh ban đầu mà còn là điều kiện cho bệnh lây lan dễ dàng thành dịch trên đồng ruộng. Ruộng gieo cấy dày làm ẩm độ trong ruộng tăng cao nên bệnh gây hại nặng hơn. Thông thường các giống lúa cao sản ngắn ngày khi được đưa vào sản xuất đại trà thì đã được các nhà khoa học lai tạo, tuyển chọn để cây lúa có khả năng ít nhiều mang gen có thể kháng hay chống chịu lại bệnh đạo ôn. Trồng các giống lúa nhiễm bệnh khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho nầm bệnh, áp lực nguồn bệnh trong khu vực cao thì cây lúa dễ bị cháy trụi nhanh rồi chết. Ngược lại, nếu trồng giống lúa kháng bệnh kết hợp với việc áp dụng Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp thì cây lúa sẽ đứng vững và tiếp tục cho năng suất. Khả năng kháng lại bệnh của giống lúa chỉ có thể tồn tại trong một thời gian nhất định do con nấm gây bệnh đạo ôn thường xuyên thay đổi “tính chất gây bệnh” để phù hợp với “con bệnh”. Do đó, bà con nên thay đổi giống mới sau một thời gian canh tác. Ngòai ra, “tính chất gây bệnh” của các con nấm cũng thay đổi theo khu vực; thường được các nhà khoa học gọi là “nòi hay dòng nấm địa phương”.

4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bệnh đạo ôn là loại bệnh gây hại nghiêm trọng, dễ phát triển nhanh trên diện rộng. Vì vậy để phòng trừ hiệu quả phải điều tra, phát hiện theo dõi phân tích các điều kiện liên quan tới sự phát sinh của bệnh như thời tiết, giống…. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ bệnh đạo ôn sẽ mang lại hiệu quả cao, trong đó đặc biệt lưu ý:

- Dọn sạch tàn dư rơm rạ và cỏ dại mang mầm bệnh trên đồng ruộng; gieo cấy các giống kháng hoặc chống chịu với bệnh đạo ôn trong vùng thường xảy ra bệnh và mức gây hại cao; kiểm tra hạt giống và xử lý giống ở nhiệt độ thích hợp. Mật độ gieo, cấy vừa phải. Bón phân với tỉ lệ cân đối giữa phân chuồng và N:P:K, bón tập trung nặng đầu, nhẹ cuối; sao cho khi lúa trỗ bông có bộ lá đòng màu xanh hơi vàng là đạt yêu cầu. Khi bị bệnh đạo ôn không để ruộng khô hạn, không bón phân đạm, không phun các loại phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Nếu ruộng bị đạo ôn lá  nặng sau khi phun thì 5 - 7 ngày còn vết trên lá non dạng cấp tính phải phun thuốc lại lần 2.

- Giữ mực nước đầy đủ thường xuyên trên mặt ruộng tùy theo nhu cầu nước theo từng giai đọan của cây lúa [3-5cm], tránh để ruộng khô nước khi bệnh đạo ôn xãy ra

- Cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời khi bệnh chớm xuất hiện.

- Đối với bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông, cần theo dõi chặt chẽ thời gian lúa vào trỗ. Ruộng đạo ôn lá lúa đã chữa trị khỏi thì ruộng đó ít nhiều bị bệnh đạo ôn cổ lá và cổ bông, do đó bước vào bắt đầu sắp trỗ[ trổ vè]  đều phải phun thuốc. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho đạo ôn cổ bông phát triển gây hại cần phun phòng cho các ruộng gieo, cấy giống nhiễm trước khi lúa trỗ 5 - 7 ngày, nhất là khi trỗ gặp điều kiện nhiệt độ dưới 28°C, tiết trời râm mát, có mưa nhỏ hoặc mưa rào.

- Những ruộng lúa xanh tốt, thừa đạm khi trỗ 20-30%, gặp gió mùa Đông Bắc muộn [rét nàng Bân], thường hay bị bệnh đạo ôn cổ bông gây hại. Dùng các thuốc đặc hiệu để phun trừ bệnh như: Beam 75WP, Filia 525SC, Kabim 30WP, Trizole…...Kết hợp phun thuốc phòng khô vằn, thối thân thối bẹ giai đoạn đồng trổ; với liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn trên chai thuốc.

 Chú ý tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun: Đúng thuốc; đúng lúc; đúng liều lượng; đúng cách;  Những ruộng bị đạo ôn lá nặng nên ngắt bỏ lá bệnh đem tiêu hủy trước khi phun và phun lại sau 5 ngày. Trong thời gian sau phun 4 giờ gặp mưa không phải phun lại.

Trồng rau an toàn không làm đất

10/11/2016 2:39:00 PM

Sạ thẳng giống trên chân ruộng lúa mùa sau thu hoạch. Không làm đất, bón phân, xới xáo, phun thuốc BVTV. Sau 20 - 25 ngày nhà nông đã được thu rau an toàn.


Để giống rau cải gieo trên nền đất 2 lúa

1. Cải canh, cải ngọt, cải bẹ, cải mào gà

Cơ cấu cây trồng: Lúa xuân - Lúa mùa - Rau cải.

Thời vụ gieo: Sau thu hoạch lúa mùa - trước lịch gieo cấy lúa xuân của địa phương 30 ngay. Định kỳ 7 ngày gieo 1 lứa. Không gieo rau kế tiếp lên diện tích vừa thu hoạch [quảng canh].

Tùy khả năng có thể thu hoạch rau kịp vụ, để ấn định diện tích rau gieo mỗi lứa và số lứa gieo trong thời vụ.

Cách làm: Chọn khu ruộng vàn, vàn cao. Thu gom tiêu hủy rơm lúa còn tồn dư trên ruộng.

Chia ruộng thành các luống rau ước định, rộng 1,5 - 2m, lối công tác 40 - 50cm.

Phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm Dual Gold 960EC trước sạ hạt 5 ngày.

Lượng giống gieo/1 sào Bắc bộ: 0,3 - 0,5kg [tùy giống].

Chọn hạt giống mẩy đều, không ẩm mốc, sâu mọt.

Trộn hạt giống với cát ẩm tỷ lệ 1:2.

Bơm nước tưới ẩm đất nếu ruộng khô.

Chia giống làm 2 - 3 phần, gieo đi gieo lại 2 - 3 lần cho hạt giống phân bố đều trên ruộng.

Ngay sau gieo giống, dùng máy cắt cỏ hoặc liềm cắt ngả gốc rạ rải đều trên ruộng, giúp giữ ẩm đất và hạn chế phát sinh cỏ dại.

Đảm bảo đủ ẩm ruộng rau trong suốt quá trình sinh trưởng.

Không bón phân, xới xáo, phun thuốc BVTV suốt thời vụ canh tác, vì dư lượng phân bón từ ruộng lúa đủ cho cây rau sinh trưởng phát triển tốt.

Mặt khác, do canh tác quảng canh, chu kỳ sinh trưởng của cây rau ngắn, và ruộng rau trước đó đã cấy 2 vụ lúa nước, nên sâu bệnh hại rau chưa thể phát sinh gây hại.

Thu hoạch khi ruộng rau đạt 20 - 25 ngày tuổi. Nhổ cây to trước, cây nhỏ sau, Không thu hoạch rau quá 30 ngày tuổi.

Sơ chế: Dùng nước sạch nước rau, tránh gây giập nát, ngắt tỉa lá già, lá vàng, lá bệnh… Bao gói đưa đi tiêu thụ.

Để chủ động nguồn giống rau gieo năm sau, cần chọn những cây rau sinh trưởng khỏe, đúng giống, sạch sâu bệnh… Cắm cọc chống đổ mỗi cây, sau rau ra hoa, đậu quả thu hạt bảo quản làm giống.

2. Rau cần Thời vụ: Tháng 10 - 2 [đất chuyên lúa]; tháng 9 - 4 [đất chuyên rau].

Giống: Sử dụng giống địa phương.

Kỹ thuật trồng: Chọn các chân ruộng còn nước, bùn hẩu. Dẫm vùi rơm rạ, tàn dư thực vật chìm sâu trong bùn. San phẳng ruộng, cấy giống cách đều 5 - 6cm/1 cây.

Bón phân/1 sào Bắc bộ: Bón lót 10 - 12kg Lân supe. Bón thúc 4 lần. Định kỳ 7 ngày bón 1 lần. Mỗi lần bón 1kg Đạm urê + 4kg NPK Đầu trâu 13-13-13+TE. Lần đầu bón khi cây rau bén rễ hồi xanh [sau cấy giống 7 ngày].

Tro bếp bón 2 lần cách nhau 15 ngày, lượng bón 25 - 30kg/1 lần. Lần 1 bón sau cấy giống 15 - 20 ngày [khi cây rau phát triển kín mặt ruộng].

Phun Trecbon 10EC + Zineb 80WP để trừ rầy và bệnh sương mai [sử dụng thuốc theo khuyến cáo ghi trên bao gói].

Luôn duy trì mực nước xăm xắp mặt ruộng.

Thu hoạch: Nhổ gốc hoặc cắt thu thân lá khi cây rau đạt 50 - 55 ngày tuổi [thời vụ hanh khô ít rét] và 40 - 45 ngày tuổi [thời vụ ẩm ướt rét nhiều]. Sơ chế: Rửa rau trong nước sạch, nhặt bỏ rễ tơ, lá vàng, lá bệnh… đóng gói đưa đi tiêu thụ.

Thu hết rau làm đất cấy lại lứa rau mới, cây giống chọn lưu cây con từ lứa đã thu hoạch. Có thể chăm sóc thu rau tái sinh từ ruộng rau thu cắt lưu gốc.

Để giống: Cuối vụ [tháng 3 âm lịch] để lại 50m2 rau xanh tốt, ít sâu bệnh, trên chân ruộng thường xuyên lưu nước, không bón phân để cây già cỗi. Phun trừ rầy [nếu có].

Sang tháng 7 [âm lịch] tiến hành làm ruộng nhân giống [ruộng làm đất kỹ nhuyễn như gieo mạ lúa cấy]. Nhổ cây giống từ ruộng lưu giống cấy sang ruộng nhân giống, rải cây giống trên mặt ruộng, ngọn ngóc lên, gốc vùi ngập trong bùn. Cây mầm sẽ mọc sinh từ các đốt thân. Sau 40 - 45 ngày [cây mầm dài 10 - 15cm], nhổ cấy sang ruộng sản xuất rau thương phẩm.

3. Cải xoong

Cấy giống, chăm sóc, thu hoạch như rau cần. Nhưng cải xoong phải cấy dầy 2 -3cm/1 cây, thu hoạch cắt sát gốc, 20 ngày thu 1 lứa.

Thu hết lứa rau làm đất cấy lại giống như rau cần.

Để giống tại ruộng và phải làm mái che nắng cho cây giống trong suốt thời gian lưu giống [nên tận dụng các chân ruộng có sẵn bóng mát [tán cây, góc ao vườn…].

Video liên quan

Chủ Đề