Vì sao con người so bóng tối

01/03/2016, 11:30 GMT+07:00


Con người bẩm sinh đã sợ hãi bóng tối ngay từ bé

Trong hồi ức của mỗi con người chúng ta, chắc hẳn ai cũng nhớ rằng mình từng có thời rất sợ bóng tối, mặc dù hầu hết trường hợp chúng ta cũng không rõ mình đang sợ điều gì. Một giả thuyết cho rằng nỗi sợ hãi đó đã khắc sâu trong kí ức của con người, kể từ thời mà họ còn là "con mồi" trong chuỗi thức ăn tự nhiên.

Hầu hết các cuộc săn mồi thời đó diễn ra vào ban đêm, trong khi con người có thị lực rất kém trong bóng tối. Từ đó, họ hình thành tâm lí cảnh giác, sợ hãi khi đối mặt với bóng đêm. Với họ, bóng đêm đồng nghĩa với những hiểm nguy luôn rình rập khắp nơi. Chỉ một phút lơ là họ có thể trở thành con mồi của những động vật khác. Qua thời gian, nỗi sợ hãi này không biến mất mà được lưu truyền cho các thế hệ sau.

Theo nghiên cứu của Đại học Toronto, Canada thì nỗi sợ hãi bóng tối của con người hiện đại không còn là nỗi hoảng loạn toàn diện nữa. Thay vào đó, chúng ta chỉ giữ một linh cảm lo lắng nhẹ.

Nỗi sợ hãi bóng tối về bản chất là một sự lo lắng không có căn cứ rõ ràng. Khi không nhìn thấy gì, chúng ta thường tưởng tượng ra nhiều kịch bản khủng khiếp đang chờ đón mình trong màn đêm. Với người cổ đại, đó có thể là sư tử, sói… còn với người hiện đại đó có thể là những con quái vật được họ hình tượng hóa qua các tác phẩm phim ảnh.

Ngay cả khi chúng ta đã khuất phục được những con vật săn mồi như sư tử, cọp… chúng ta vẫn cứ sợ. Chúng ta không rõ mình sợ gì, ngay cả khi không có bóng tối. Có lẽ từ đây, một số người đã sáng tạo ra những con quái vật để điền vào chỗ khuyết trong nỗi sợ hãi của chúng ta [điểm xuất phát có thể là những câu truyện cổ truyền miệng].

Điều kì diệu là ở xã hội hiện tại, khi ban đêm ánh đèn có thể sáng như ban ngày, những con sư tử bị nhốt vào sở thú, con người vẫn tồn tại nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi này không còn gắn với việc phải đối mặt với nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng như ngày xưa nữa.

Có vẻ như nỗi sợ hãi bóng tối đã trở thành tâm lí chung của toàn xã hội. Một số nhà khoa học còn cho rằng, có một gen trong cơ thể người chịu trách nhiệm về nỗi sợ hãi này. Điều này giải thích vì sao ngay cả ở thành phố tràn ngập ánh sáng, chúng ta vẫn cứ e ngại bóng tối.

Nhiều người lại cho rằng con người tiếp tục học được nỗi lo sợ bóng tối do ở đó tồn tại kẻ thù và cũng chính là đồng loại của họ, điển hình nhất là các hành vi phạm tội như cướp giật, giết người… Tuy nhiên, các thống kê khoa học cho thấy tội phạm diễn ra vào ban ngày còn nhiều hơn là ban đêm.

Vì vậy, có thể nỗi sợ hãi bóng tối đã được di truyền từ tổ tiên của chúng ta. Tuy nhiên, ngày nay nỗi sợ hãi đó không còn giữ bản chất để bảo tồn mạng sống như thời xa xưa. Bạn có thể cảm thấy sợ hãi khi lạc chân vào một khu rừng vắng thiếu ánh sáng, nhưng sẽ không e ngại đoạn đường tối từ phòng ngủ đến nhà vệ sinh.

[Infographic] Vì sao con người sợ bóng tối


Bạn có thói quen khi đi ngủ phải để đèn sáng không? Hay thường xuyên bị mất ngủ do bị ám ảnh, sợ hãi bởi bóng đêm? Các chuyên gia cho rằng chứng sợ bóng tối có trong mã di truyền của loài người: tổ tiên chúng ta sợ bóng đêm, do sợ bị ăn thịt bởi các loài động vật ăn thịt sống về đêm. 1 nguyên nhân khác được ông Sigmund Freud [bác sĩ thần kinh và tâm lý người Áo] lý giải rằng chứng sợ hãi bóng tối của con người có liên quan đến việc sợ bị chia cách với Mẹ hoặc lo lắng khi Mẹ vắng mặt.

Thế nhưng bóng tối có thật sự đáng sợ không? Hay nó vẫn có ích lợi cho con người? Trong infographic này, chúng ta sẽ tìm hiểu về chứng sợ bóng tối của con người cũng như nguyên nhân dẫn đến và cách chế ngự nỗi sợ đó.

Nguồn: Visual.ly

39

152 bình luận

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Sợ bóng tối là tâm lý hết sức bình thường gặp ở trẻ hay cả người lớn. Tuy nhiên nếu bạn có xu hướng hoảng loạn, thở gấp, ám ảnh, buồn nôn, cảm thấy nghẹt thở khi đứng trong bóng tối thì rất có thể chính là dấu hiệu của một bệnh tâm lý mang đến hội chứng sợ bóng tối. Người bệnh cần tìm được chính xác nguyên nhân gây ra nỗi sợ đồng thời thực hiện trị liệu tâm lý, tập đối diện với nỗi sợ để khắc phục chứng bệnh này.

Thủa nhỏ chúng ta thường sợ bóng tối, đây là nỗi lo hết sức bình thường và có thể giải quyết ngay khi cha mẹ kề bên. Càng lớn nỗi sợ bóng tối tuy vẫn còn nhưng vẫn giảm dần, tuy nhiên bạn vẫn có thể đi lại trong bóng tối như bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng vẫn tiếp diễn ở mức độ cao hơn, rơi vào trạng thái hoảng loạn tột độ, chân tay run rẩy, khó thở, cảm giác như có điều gì đó đang đe dọa bản thân, đổ mồ hôi liên tục thì rất có thể là biểu hiện của hội chứng sợ bóng tối.

Hội chứng sợ bóng tối xuất hiện khi não bộ có những nỗi ám ảnh, lo lắng quá mức khi nhìn thấy bóng tối

Hội chứng sợ bóng tối hay còn gọi “Nyctophobia”. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Hy Lạp và được ghép được bởi ghép từ hai từ “Nyctus” [ bóng tối/ bóng đêm] và “Phobos” [nỗi sợ]. Thực tế nỗi sợ này đã có nguồn gốc từ rất xa xưa. Vào thời cổ đại, khi còn người còn sống trong rừng rậm bằng nghề săn bắn thì luôn ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm xung quanh như thú dữ, kẻ thù. Đặc biệt vào ban đêm khi không nhìn thấy gì những nguy hại càng có nguy cơ xảy ra hơn, bởi vậy họ thường sống trong trạng thái lo lắng, luôn trong tâm thế căng thẳng khi màn đêm buông xuống.

Tất nhiên trong thời kỳ hiện đại như ngày nay, khắp nơi đều có ánh đèn điện, dù vẫn có những nguy hại rình rập nhưng nỗi sợ này đã được giảm rất nhiều. Tuy nhiên ở não bộ của các bệnh nhân mắc hội chứng sợ bóng tối lại có sự bóp méo dẫn tới những tưởng tượng, lo lắng về những nguy hại có thể xảy ra. Nỗi lo này có thể xuất phát từ những chấn thương tâm lý từ quá khứ dẫn đến những hệ lụy ở thực tại và kéo dài đến cả tương lai.

Hội chứng sợ bóng tối cũng là một dạng của rối loạn lo âu với những triệu chứng điển hình như sau

  • Trạng thái lo âu bắt đầu xuất hiện khi màn đêm buông xuống
  • Không thể ở trong bóng tối hay đi qua những nơi quá tối một mình
  • Cảm giác hoảng loạn, la hét, sợ hãi khi thấy bóng tối
  • Nghẹt thở, khó thở, đồ mồ hôi đầm đìa, mặt tái mét
  • Tim đập nhanh, thở dốc
  • Buồn nôn, nôn ói nếu phải ở trong bóng tối
  • Thiếu tỉnh táo, không thể nghĩ được gì
  • Có thể ngất xỉu trong trạng thái hoảng loạn thái quá
  • Luôn cảm thấy có nguy hiểm xung quanh rình rập
  • Ngủ không ngon, ngủ chập chờn, khi ngủ luôn phải bật điện
  • Gặp các vấn đề về đường ruột
  • Nhìn chằm chằm
  • Dễ gặp ác mộng
  • Từ chối hoặc trốn tránh những tình huống phải tiếp xúc với bóng tối

Hội chứng sợ bóng tối thường xuất phát sự từ tưởng tượng quá mức về một vấn đề nào có thể xảy ra khi bạn bước vào bóng tối. Những tình huống này có thể xảy ra tuy nhiên nó vẫn mang tính chất mơ hồ, không có logic, không có dấu hiệu rằng nó sẽ xảy nhưng vẫn khiến bản thân người bệnh cực kỳ hoảng loạn. Sự lo âu chính là tác nhân hàng đầu khiến bản thân họ chùn bước, không thể đối diện với bóng tối.

Những sự kiến kinh hoàng trong quá khứ có liên quan đến bóng tối có thể là nguyên nhân gây ra nỗi ám ảnh

Tuy nhiên nỗi ám ảnh này có thể xuất phát từ các sự kiện đau thương trong quá khứ mà bản thân họ chưa thể vượt qua được và dần hình thành một nỗi ám ảnh, một bức rào chắn mơ hồ. Có thể như

  • Bạo lực, cưỡng hiếp, đánh đập trong bóng tối
  • Bị cướp bóc
  • Tai nạn nghiêm trọng
  • Bị bắt cóc
  • Bị nhốt trong một khoảng không toàn bóng tối
  • Bị trêu đùa đưa vào bóng tối
  • Đôi khi cả những bộ phim ma, phim mang tính bạo lực cũng có thể hình thành những nỗi lo sợ mơ hồ trong bóng tối ở bất cứ ai
  • Người từng có trải nghiệm kinh hoàng trong quá khứ cũng có xu hướng hồi tưởng lại nó trong bóng tối, điều này cũng dần dần hình thành nỗi sợ hãi với bóng tối

Những trải nghiệm không vui luôn để lại rất nhiều vết xước trong trái tim, trong tâm hồn của mỗi người và có thể theo họ đến suốt đời. Đặc biệt nếu các sự kiện này diễn ra khi bản thân người bệnh còn nhỏ thì sẽ rất dễ khắc sâu vào tâm trí và hình thành những nỗi sợ mơ hồ, ngày càng lớn dần lên.

Nếu thực sự là hội chứng sợ bóng tối thì việc tìm ra chính xác nguyên nhân cũng góp phần rất quan trọng vào quá trình điều trị bệnh hoàn toàn. Do đó người bệnh cần phải trung thực chia sẻ những suy nghĩ, những trải nghiệm của bản thân với bác sĩ để được giúp đỡ hiệu quả.

Ban ngày và ban đêm đều là những chu kỳ của tự nhiên mà không ai có thể thay đổi nó được. Khi màn đêm buông xuống, không gian tĩnh lặng dần chính là lúc để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên nếu bạn mắc hội chứng sợ bóng tối thì khi đêm xuống lại chỉ rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về cả sức khỏe lẫn tinh thần của mỗi người.

Hội chứng sợ bóng tối gây ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần của người bệnh

Những người mắc hội chứng này thường có xu hướng về nhà trước buổi tối, ít ra ngoài, không thể đến những nơi tối tăm một mình kèm theo để cả đèn khi ngủ. Tuy nhiên việc để đèn sáng khi đi ngủ không chỉ làm rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến thị lực, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất, tăng nguy cơ béo phì đồng thời còn tác động xấu đến cả sự phát triển chiều cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Mặt khác việc khó ngủ, gặp ác mộng khi ngủ còn ảnh hưởng đến cả những người xung quanh. Khi ngủ không đủ thì cơ thể sẽ dần yếu đi, ngày hôm sau tinh thần thiếu tỉnh táo. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác, chẳng hạn như trầm cảm. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của mỗi bệnh nhân nên cần có hướng điều trị càng sớm càng tốt.

Mặc dù các biểu hiện của hội chứng sợ bóng tối thường khá rõ ràng tuy nhiên thường ít được phát hiện sớm. Nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh thường cho rằng các bệnh nhân yếu đuối hay đó là xu hướng tính cách nên không quá nghiêm trọng. Chỉ đến khi bệnh nhân bị trầm cảm hay lo âu nặng mới đưa đến bệnh viện khám thường là bệnh đã trầm trọng hơn rất nhiều.

Tùy theo từng tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và nhóm thuốc điều trị rối loạn lo âu cho người mắc hội chứng sợ bóng tối nhằm giảm những cảm giác lo lắng quá mức cho bệnh nhân. Điều này có thể giúp người bệnh ổn hơn, có thể ngủ ngon hơn về đêm nhờ đó sức khỏe cũng được cải thiện đáng kể.

Việc dùng thuốc có thể giảm được nỗi lo âu, sợ hãi quá mức của bệnh nhân

Tuy nhiên các loại thuốc này cũng thường kèm theo khá nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ về cách dùng, liều dùng để đảm bảo an toàn. Các loại thuốc này thường sau 2- 4 tuần mới phát huy tác dụng và thường được dùng theo liệu trình từ 3- 6 tháng. Người bệnh không tự ý ngưng thuốc giữa chừng, ngay cả khi bệnh đã cải thiện để đảm bảo loại bỏ bệnh hoàn toàn.

Việc dùng thuốc chỉ có thể giúp bệnh nhân ổn hơn chứ không thể nào giúp bệnh nhân có thể đối diện với bóng tối. Do đó với người mắc hội chứng sợ bóng tối rất cần được trị liệu tâm lý. Thông qua việc trò chuyện với bệnh nhân, các chuyên gia tâm lý sẽ cố gắng tìm ra nguyên nhân sâu xa gây ra nỗi sợ hãi để giúp đỡ bệnh nhân. Đồng thời kết hợp với các liệu pháp trị liệu để bệnh nhân có thể đối mặt với nỗi sợ hãi của bản thân, từ đó dần dần thoát ra khỏi những ám ảnh mơ hồ trong não bộ.

Trị liệu tâm lý là biện pháp cực kỳ cần thiết cho người mắc chứng sợ bóng tối.

Một số liệu pháp thường được áp dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ bóng tối như

  • Thôi miên để đi sâu vào trong tiềm thức của bệnh nhân và hiểu rõ hơn nguồn gốc nỗi sợ hãi
  • Liệu pháp nhận thức hành vi nhằm khuyến khích bệnh nhân nói ra những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nỗi sợ, qua đó giúp bệnh nhân hiểu rằng đó là những suy nghĩ không chính xác và không cần lo lắng quá mức. Liệu pháp này cũng khuyến khích bệnh nhân đối mặt với bóng tối để giảm dần nỗi sợ của bản thân
  • Lập trình ngôn ngữ tư duy cũng là liệu pháp được áp dụng cho người mắc hội chứng sợ bóng tối nhằm giúp bệnh nhân học cách kiểm soát cảm xúc, vượt quá những khó khăn trở ngại của bản thân
  • Liệu pháp phơi nhiễm sẽ giúp bệnh nhân dần đối diện với nỗi sợ hãi thông qua tưởng tượng và thực tế hoặc sử dụng các công nghệ ảo. Đồng thời các chuyên gia tâm lý cũng hướng dẫn bệnh nhân các thư giãn trong các tình huống này để dần vượt qua nỗi hoảng loạn của bản thân.

Tất nhiên trị liệu tâm lý cũng không phải là biện pháp cho hiệu quả ngay lập tức nhưng cực kỳ hiệu quả với các bệnh nhân mắc hội chứng này. Quan trọng là bạn cần tìm được một người đồng hành giỏi, có thể thấu hiểu và sẻ chia với bản thân người bệnh thì mới thực sự có hiệu quả.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Đơn vị trị liệu rối loạn lo âu hàng đầu tại Việt Nam

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam hiện là đơn vị trị liệu rối lo âu uy tín hàng đầu tại Hà Nội và Hồ Chí Minh với đội ngũ chuyên gia tâm lý trị liệu có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm sử dụng phương pháp trị liệu tâm lý mới nhất đang được áp dụng hiệu quả tại các nước tiên tiến trên thế giới.

Với hội chứng sợ bóng tối hay rối loạn lo âu khác, các chuyên gia sẽ giúp bạn có kỹ năng và cách cân bằng cảm xúc khi đối phó với nỗi sợ hay những tình huống khó gây hoảng loạn cho khách hàng, giúp khách hàng gỡ bỏ những định nghĩa sai lầm được cài đặt trong quá khứ, mạnh mẽ và tích cực trong cuộc sống.

Một trong những ưu điểm nổi bật trong phương pháp tâm lý trị liệu tại Trung tâm NHC Việt Nam là không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, không có tác dụng phụ và không để lại biến chứng. Ngoài ra, trung tâm còn sử dụng phương pháp dòng thời gian để tìm ra nguyên nhân gốc rễ [là tình huống, trải nghiệm trong quá khứ] gây ra tình trạng sợ bóng tối của khách hàng và giúp khách hàng thay đổi những kết luận từ những trải nghiệm xấu đó.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình trị liệu tâm lý cho chứng sợ bóng tối, bạn có thể liên hệ với Trung tâm NHC Việt Nam qua hotline 096 589 8008 hoặc gửi câu hỏi cho chuyên gia tại đây.

Một ngày có 24 giờ thì trong đó có ít nhất  7- 8 tiếng bạn phải trải qua bóng tối, điều này là điều không thể tránh khỏi. Bạn không thể suốt đời sống cùng với bóng đèn điện, điều này không chỉ ảnh hưởng tới tài chính mà còn ảnh hưởng đến cả người bạn đời ở tương lai. Do đó bản thân mỗi người bệnh cần quyết tâm cố gắng điều trị căn bệnh này càng sớm càng tốt.

Hãy bắt đầu cải thiện bằng cách hạ dần ánh đèn ngủ xuống để bộ não quen dần

Một số phương pháp có thể giúp đỡ bệnh nhân mắc hội chứng sợ bóng tối có thể cải thiện dần các triệu chứng này như

  • Hạ dần mức sáng của đèn ngủ xuống để bộ não của bạn dần học làm quen với bóng tối
  • Nếu cảm thấy quá sợ hãi bạn có thể ngủ cùng người thân, điều này có thể giúp bạn an tâm
  • Hãy tập đi vào bóng tối, ban đầu là đi cùng bạn bè, sau đó dần học cách đi một mình.
  • Nếu bệnh nhân là trẻ nhỏ cần phải khích lệ bé, giúp bé hiểu rằng bóng tối không có gì đáng sợ, có thể dùng những món quà để cổ vũ bé hiệu quả hơn
  • Nỗi lo sợ thường bắt nguồn từ những tưởng tượng về sự nguy hiểm, vì thế bạn có thể mang theo những dụng cụ, những đồ vật làm bạn cảm thấy an tâm, có thể bảo vệ mình, chẳng hạn như bình xịt hơi cay
  • Tập thiền, tập yoga trước khi đi ngủ cũng giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn, giảm được nguy cơ gặp ác mộng, thư giãn tinh thần
  • Thực hiện đúng hướng dẫn trong điều trị tại nhà được bác sĩ chỉ định

Hội chứng sợ bóng tối có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của mỗi bệnh nhân nên cần có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Ai cũng có một nỗi sợ mơ hồ nhưng nếu nó có những biểu hiện quá mức thì bạn nên sớm đi khám bệnh để xác định chính xác tình trạng của bản thân, phòng tránh tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.

Video liên quan

Chủ Đề