Vì sao Nhật đảo chính Pháp sự kiện này ảnh hướng gì đến tình hình chính trị ở Đông Dương

Mục lục

Bối cảnhSửa đổi

Ngay từ năm 1940, Pháp đã có những động thái khiến Đế quốc Nhật Bản xúc tiến từng bước để dần kiểm soát toàn Đông Dương. Theo Hiệp ước Tokyo 1940 thì Pháp chấp nhận hầu hết các yêu sách của Nhật, trong đó có các điều khoản liên quan đến việc Nhật có quyền chi phối nền kinh tế Đông Dương để thâu tóm miền Hoa Nam. Ngày 25 tháng 9 năm 1940, dù chỉ huy lực lượng võ trang khá hùng hậu Pháp tỏ ra bất lực khi Nhật tấn công biên giới Việt - Hoa. Pháp tiếp tục phải nhượng bộ Nhật. Hiệp ước Tokyo 1941, ấn định Nhật là nước hưởng những ưu đãi đặc biệt tại Đông Dương. Chiếu theo đó, Nhật được sử dụng mọi phương tiện giao thông, kiểm soát hệ thống đường sắt, hàng hải ở các hải cảng ở Đông Dương với trọng tải 200.000 tấn. Nhật Bản cũng đòi Pháp phải dành 50% giá trị hàng hóa nhập khẩu và 15% xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Ngoài ra từ năm 1940 đến 1945, chính quyền thực dân Pháp phải nộp cho Nhật Bản một số tiền là 723.786.000 đồng để Pháp giữ chủ quyền. Mậu dịch quốc tế của Đông Dương trong mấy năm 1942–1943 hầu hết các mặt hàng xuất khẩu như than, kẽm, cao su, xi măng đều chở sang Nhật. Tính đến năm 1941, các ngành khai quặng chính ở Đông Dương như: mangan, sắt, phốt-phát, quặng crôm... tư bản Nhật chiếm gần 50% số vốn đầu tư của các công ty nước ngoài. Về quân sự, Pháp phải có trách nhiệm hỗ trợ Nhật khi Nhật tham chiến. Về chính trị quốc nội, Nhật từng bước giảm thiểu ảnh hưởng chính trị của Pháp và các phe nhóm thân Pháp.

Đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông DươngSửa đổi

16 giờ ngày 9 tháng 3 năm 1945, đại diện Nhật tới Phủ Toàn quyền Đông Dương thảo luận và chuẩn bị văn kiện về việc Pháp cung cấp gạo cho Nhật trong năm 1945. Tới 18 giờ cùng ngày, đại diện Nhật trao tối hậu thư đòi chính quyền Pháp phải trao toàn bộ quyền kiểm soát Đông Dương cho Nhật và Pháp phải trả lời trước 21h cùng ngày. Tới 21 giờ 20 phút, Pháp chưa trả lời, Nhật tiến hành tấn công Pháp. Phía Pháp không có bất kỳ sự kháng cự nào, quân Nhật nhanh chóng chiếm được Phủ Toàn quyền Đông Dương, giam giữ Toàn quyền Đông Dương và hầu hết các quan chức cao cấp của thực dân Pháp. Đến chiều ngày 10 tháng 3, quân Pháp đầu hàng, phát xít Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ,… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ [Campuchia], một số vùng ở Bắc Đông Dương cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt–Trung. Với sự kiện này, lực lượng quân sự Pháp hoàn toàn tan rã, bộ máy thống trị của thực dân Pháp đầu hàng, bị cầm tù hoặc làm tay sai cho phát xít Nhật. Toàn bộ Đông Dương đã trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.

Kết quảSửa đổi

  • Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật tiến hành đảo chính quân sự lật đổ và thủ tiêu quyền lực của thực dân Pháp, trở thành chủ thể quyền lực chính trị tối cao, chủ chốt nhất, tức xóa bỏ chủ quyền của Chính phủ Vichy trên toàn cõi Đông Dương.
  • Ngoại kiều gốc Âu châu kể cả chính người Pháp chỉ được cư trú ở 5 địa điểm: Hà Nội, Huế, Nha Trang, Đà Lạt và Sài Gòn. Ngoài ra khi ra ngoài đường họ phải đeo băng trên cánh tay áo với lá cờ của nước nguyên quán. Toàn cõi Đông Dương chịu lệnh giới nghiêm mỗi tối.[2] Ai ra khỏi 5 khu vực trên hoặc ngoài giờ quy định đều bị bắt.
  • Trên cơ sở Đông Dương thuộc Pháp, chế độ bảo hộ của Pháp bị xóa bỏ, hình thành 3 quốc gia độc lập trên danh nghĩa[3]:
    1. Thành lập Đế quốc Việt Nam của chính phủ Trần Trọng Kim.[3]
    2. Tái lập Vương quốc Campuchia.
    3. Tái lập Vương quốc Lào.
  • Các lực lượng chính trị của người Việt tại Việt Nam bước vào thời kỳ công khai đấu tranh với nhau, trong đó Việt Minh là lực lượng đông đảo nhất, có ảnh hưởng nhất và được nhiều sự ủng hộ của nhân dân nhất.[3]

Xem thêmSửa đổi

  • Chiến dịch Đông Dương lần thứ nhất

Tham khảoSửa đổi

  • Dommen, A. J. [2001]. The Indochinese experience of the French and the Americans: nationalism and communism in Cambodia, Laos, and Vietnam. Bloomington: Đại học Indiana Press,. tr.78–92.Quản lý CS1: dấu chấm câu dư [liên kết]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Ehrengardt, Christian J; Shores, Christopher [1985]. L'Aviation de Vichy au combat: Tome 1: Les campagnes oubliées, 3 juillet 1940 - 27 novembre 1942. Charles-Lavauzelle.
  2. ^ Shellshear, Iphigénie-Catherine. Far from the Tamarind Tree. Double Bay, NSW, Australia: Longueville Books, 2003. Tr 60-1
  3. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2016.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Loạt bài "Nhật đảo chính Pháp tại Việt Nam năm 1945": phần 1, phần 2 và phần 3 của Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng đăng trên Đài RFA


Bài học về dự báo thời cơ và chớp thời cơ trong cách mạng tháng Tám

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, đập tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, giành chính quyền về tay Nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công đã để lại nhiều bài học quý giá cho sự nghiệp cách mạng trong nước và thế giới, trong nhiều bài học quý giá đó, có bài học về dự báo thời cơ và chớp thời cơ.
Ngày đăng : 06/08/2021 Xem với cỡ chữ
Bản in

Sau khi thành lập, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề ra đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc một cách đúng đắn, sáng tạo, tạo dựng được cơ sở, nền tảng cách mạng vững chắc để chờ đợi thời cơ thuận lợi phát động khởi nghĩa. Có thể thấy, yếu tố chủ quan cho thắng lợi là sự chuẩn bị chính muồi của lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trải qua các đợt tập duyệt, qua đó đã tạo được một lực lượng vũ trang vững mạnh, sẵn sàng bùng nổ khi có lệnh tổng khởi nghĩa.Tuy nhiên, thắng lợi nhanh chóng, ít tổn thất lực lượng là nhờ yếu tố khách quan là thời cơ ngàn năm có một đã được tận dụng một cách triệt để.

Có người đặt câu hỏi: Nếu lệnh Tổng khởi nghĩa phát ra trước mười ngày hay sau mười ngày so với ngày phát-xít Nhật đầu hàng thì tình hình sẽ thế nào? Không ai có thể trả lời lịch sử bằng chữ “nếu”. Nhưng điều chắc chắn là nếu lệnh Tổng khởi nghĩa phát ra không đúng lúc thì cách mạng chẳng những không thành công suôn sẻ mà có khi còn phải trả giá đắt.

Thực dân pháp xâm lược nước ta từ giữa thế kỷ XIX [1858] nhưng khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ [1939] Nhật Bản, một đế quốc phát xít ở Châu Á đã dần mở rộng xâm lược khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Năm 1940 khi phát xít Nhật vào nước ta, Pháp và Nhật bắt tay nhau cùng vơ vét, bốc lột. Bằng nhiều chính sách hà khắc của thực dân, phát xít, cuối năm 1944 đầu 1945 Nhân dân ta phải gánh chịu một nạn đói kinh hoàng trong lịch sử khi hơn 2 triệu đồng bào chết đói năm Ất Dậu, hình ảnh được khắc họa trong các vần thơ: Lúa mùa mất sạch mọi nơi / Giặc còn vơ vét hết nồi đến thăng ! / Đói xo khắp xóm khắp làng / Rau dưa chết giá, ngô lang xạc xờ / Buồn trông đồng trắng bãi khô / Lúa chiêm thôi hết ước mơ đầy nồi / Một quan gạo sáu lon thôi / Không tiền mua cám mà nuôi mẹ già / Cháu thơ đói lả ôm bà / Con đeo chân bố khóc la đêm ngày !... [Đói - Tố Hữu, tháng 4-1945].

Từ rất sớm, Đảng ta đã đưa ra dự báo thời cơ, bằng việc phân tích chính xác mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc, nhận định phát xít Nhật sẽ đảo chính hất cẳng thực dân Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch hành động khi xuất hiện tình hình mới. Ngày 15-2-1944, trong bài“Bóc trần mưu gian của đế quốc Nhật! Thống nhất hành động đánh đổ thù chung!” đăng trên Báo Cờ Giải phóng, Tổng Bí thư Trường Chinh xác định sớm hay muộn cuộc đấu súng Nhật - Pháp nhất định sẽ xảy ra. Từ đó đến những tháng đầu năm 1945, vấn đề “cuộc đảo chính của phát xít Nhật” luôn luôn được nhắc tới trong những văn kiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng, định hướng công tác chuẩn bị của phong trào cách mạng cho thời điểm “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Vì thế, ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp [9-3-1945], Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, tại làng Đình Bảng [Bắc Ninh], ra ngay Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” vào ngày 12-3-1945.

Sau khi đảo chính, Pháp đầu hàng Nhật và giao Đông Dương cho Nhật; như vậy kẻ thù chính của Nhân dân ta lúc nay là phát xít Nhật nên trong bản Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính của Nhật ở Đông Dương tuy gây ra khủng hoảng chính trị, nhưng điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi. Trung ương xác định kẻ thù mới là phát xít Nhật, dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ để Nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước. Một là, quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật; hai là, Nhật đầu hàng Đồng minh.

Dưới ánh sáng của bản Chỉ thị lịch sử đó, các cấp bộ đảng từ trung ương đến địa phương đã theo dõi sát sao diễn biến mặt trận Thái Bình Dương. Đúng giữa trưa ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng các lực lượng Đồng minh. Như vậy, thời cơ xuất hiện như khả năng thứ hai mà Đảng ta đã dự báo. Sau khi Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ra Quân lệnh số 1; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập…giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến, toàn đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!”. Như cơn sóng trào dâng, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đạp đổ chính quyền phát xít Nhật và tay sai. Ngày 30- 8- 1945, vua Bảo Đại đọc chiếu thoái vị. Ngày 2-9-1945, lãnh tụ Hồ Chi Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại vườn hoa Ba Đình [Hà Nội]. Ba ngày sau, ngày 5-9-1945, với tư cách là chủ nhà, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đón tiếp quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta.

Như vậy, trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, thời cơ tồn tại một cách khách quan trong vòng 20 hôm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng [ngày 15-8] và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta theo Hiệp định Pốt-xđam [ngày 5-9]. Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc trước ngày 15-8 quân Nhật còn mạnh và nếu chờ cho quân Đồng minh vào Đông Dương sau ngày 5-9 trên đất nước có nhiều kẻ thù, cách mạng đều không có khả năng thành công. Đảng và Nhân dân ta đã chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời gian khắc nghiệt đó. Thời cơ ở đây là Nhật đầu hàng quân đồng minh, chính quyền tay sai rệu rã, chúng ta cướp chính quyền từ tay Nhật, nhanh chóng tuyên bố độc lập trước khi quân Đồng Minh mà chủ yếu là quân Anh vào với danh nghĩa là giải giáp phát xít Nhật. Nếu chậm trể không giành được chính quyền, khi quân Đồng Minh vào thì khi đó quân Pháp sẽ được quân Anh hậu thuẫn rất khó để chúng ta tuyên bố độc lập.

Nhờ chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho phong trào cách mạng, hiểu biết sâu sắc về thời cơ cách mạng; dự báo chính xác, nắm bắt kịp thời và chớp thời cơ mau lẹ, trong vẻn vẹn chưa đầy 20 ngày của Mùa thu lịch sử năm 1945, Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng nhân dân làm cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền, tuyên bố thành lập nước, thành lập Chính phủ lâm thời, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc cho quốc gia dân tộc.

Từ bài học học dự báo và chớp lấy thời cơ trong cách mạng tháng Tám có thể thấy việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo Nhân dân ta chớp thời cơ, vận dụng và tận dụng thời cơ để tiến hành thành công Cách mạng tháng Tám chính là tiếp nối bài học lịch sử truyền thống hào hùng của ông cha về “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, qua đó chung ta càng cảm nhận sâu sắc hơn về hai câu thơ của Bác ở bài thơ “Học đánh cờ” trong tập thơ “Nhật Ký trong tù” “Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công”

Bài học đó còn tiếp tục được các thế hệ về sau vận dụng thành công. Điển hình là việc chớp thời cơ, vận dụng và tận dụng thời cơ; phân tích tình hình, thế trận địch – ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để đưa đến thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954, “vang dội năm châu, chấn động địa cầu” và thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Đảng ta nhiều lần khẳng định đất nước đang đứng trước cả những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen lẫn nhau, đòi hỏi toàn Đảng phải nâng cao quyết tâm chính trị, dự báo chính xác tình hình và có những quyết sách phù hợp. Do đó, bài học về nghệ thuật nắm bắt thời cơ của Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám vẫn mang ý nghĩa thời sự hết sức sâu sắc. Những thời cơ, thuận lợi lớn đã được Đảng và Nhân dân nhận thức đầy đủ, kịp thời. Đó là: hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thế giới ngày nay; cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nền kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hoá đang tạo điều kiện chưa từng có cho các quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, phát huy lợi thế; xu hướng dân chủ hoá đời sống xã hội, đời sống quốc tế đang tạo hành lang rộng mở cho các chủ thể, các quốc gia khẳng định vai trò, vị trí của mình. Bên cạnh đó, nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ đang cản trở con đường phát triển của các quốc gia dân tộc: an ninh thế giới bị đe doạ nghiêm trọng bởi các nhân tố truyền thống và phi truyền thống [bạo loạn, xung đột, khủng bố, chiến tranh, tội phạm công nghệ cao, thảm hoạ môi trường…]; các thế lực phản động tăng cường chiến lược diễn biến hoà bình chống phá chủ nghĩa xã hội và nhiều chính sách khác cản trở độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các nước trên thế giới…

Trên cơ sở nhận thức sâu sắc, đầy đủ về thời cơ và nguy cơ trong thế giới đương đại, Đảng, Nhà nước đã chủ động xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả; đã tranh thủ tốt các thời cơ, thuận lợi và ứng phó phù hợp trước các nguy cơ, thách thức, đẩy lùi nhiều khó khăn. Nhờ vậy, từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: bảo vệ, đổi mới và phát triển chủ nghĩa xã hội trước những thử thách nghiệt ngã của lịch sử; khắc phục khủng hoảng, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; chính trị xã hội ổn định, đời sống Nhân dân có nhiều bước cải thiện rõ rệt, đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; quốc phòng, an ninh vững chắc, đối ngoại rộng mở, đảm bảo môi trường hoà bình, thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp quốc gia được nâng cao, như lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh“ chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay”.

Có thể khẳng định: Trong từng thành tựu của công cuộc đổi mới và trong mỗi bước phát triển của đất nước hôm nay đều khởi nguồn từ những bài học kinh nghiệm quý báu đúc kết từ các thời kỳ cách mạng trước đây. Trong đó, bài học kinh nghiệm nắm bắt và chớp thời cơ của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn luôn có giá trị lâu bền và ý nghĩa thời đại. Đăng Khoa [Tổng hợp]

Lê Thùy Trang
Lần xem: 11414
Go top

Video liên quan

Chủ Đề