Vì sao ở khu vực gió mùa có hai hướng gió trái ngược nhau theo mùa

- Đây là một loại gió đổi hướng theo mùa, hướng gió được thay đổi gần như ngược chiều nhau giữa mùa đông và mùa hè. Thuật ngữ gió mùa [tiếng Anh là Monsoon] có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập Mausim có nghĩa là mùa. Gió mùa là một đặc trưng của khí hậu khu vực miền nam châu Á. Do sự thay đổi của áp suất khí quyển mà vào mùa hè, gió mùa thổi từ biển vào đất liền từ hướng tây nam nên còn gọi là gió mùa Tây Nam, hay gió mùa mùa hè. Mùa đông, gió chuyển hướng từ đất liền thổi ra biển, vào nước ta từ hướng đông bắc nên còn gọi là gió mùa Đông Bắc, hay gió mùa mùa đông.

Do gió mùa Tây Nam thổi từ biển vào đất liền, mang theo nhiều hơi nước nên tạo ra khí hậu nóng ẩm, dễ hình thành mây và mưa. Khu vực càng gần biển thì mưa càng nhiều, ở sâu trong đất liền mưa ít hơn. Mùa mưa bắt đầu từ miền ven biển rồi mới vào sâu trong đất liền, kết thúc mùa mưa bắt đầu từ trong đất liền rồi mới đến vùng ven biển. Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra theo hướng từ đông bắc sang tây nam, đem theo không khí khô và lạnh, càng gần về xích đạo, gió ấm dần lên. Gió mùa mùa đông thổi thành từng đợt, mỗi khi gió về, ở vùng gần chí tuyến trời trở lạnh trong vài ba ngày, đôi khi kéo dài tới hàng tuần.

Hải Nam [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề