Vì sao trẻ hay nằm sấp khi ngủ

Để trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có sao không?

Thứ Hai ngày 16/05/2022

  • Thời gian ngủ lý tưởng dành cho trẻ nhỏ từ 0-13 tuổi
  • Hướng dẫn 6 bài tập yoga giúp ngủ ngon ngay trên giường
  • Những điều cha mẹ cần lưu ý về thời gian ngủ của trẻ

Các bậc cha mẹ khi thấy con nằm sấp đều muốn sửa tư thế ngủ cho bé. Tuy nhiên, đa số trẻ vẫn chuyển lại tư thế cũ hoặc ngủ không ngon giấc. Giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ có sao không trở thành vấn đề được nhiều bố mẹ quan tâm khi chăm sóc trẻ.

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời của trẻ. Theo một số nghiên cứu khoa học, có tới 90% trẻ ở giai đoạn sơ sinh thích nằm sấp, úp bụng xuống phía dưới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh lợi ích cũng như tác hại của tư thế nằm sấp khi ngủ với trẻ.

Tại sao thường thấy trẻ sơ sinh ngủ nằm sấp?

Rất nhiều trẻ sơ sinh thậm chí là cả người lớn cảm thấy thoải mái hơn khi nằm ngủ sấp bụng. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này bắt nguồn từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Trong giai đoạn này, cơ thể thai nhi rất dễ bị tổn thương nên thường cuộn tròn lại để tạo cảm giác an toàn và tự bảo vệ mình. Do đó, sau khi chào đời, trẻ vẫn giữ thói quen nằm sấp để bụng và ngực được bao bọc và an tâm đi vào giấc ngủ.

Nếu trẻ thích nằm sấp khi ngủ hơn có thể trẻ đang mắc các vấn đề về hệ tiêu hóa

Ngoài ra, trẻ thích nằm sấp khi ngủ có thể do mắc bệnh về hệ tiêu hóa. Giống người lớn mỗi khi bị đau bụng thường lấy tay xoa bụng hoặc co người lại ôm chặt vào, thì tương tự trẻ cũng sẽ có động tác ép bụng xuống phía dưới giường, nệm để giúp xoa dịu cơn đau. Do đó để sự phát triển của trẻ sơ sinh được đảm bảo cha mẹ cần chăm lovề giấc ngủ cũngnhư tư thế ngủ hằng ngày của trẻ.

Lợi ích vàtác hại khi trẻ sơ sinh nằm sấp lúc ngủ

Lợi ích của tư thế nằm sấp khi ngủvới trẻ sơ sinh

Tất nhiên khi trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ cũng có một số lợi ích nhất định như:

  • Những trẻ sơ sinh nằm ngửa có nguy cơ cao bị méo hoặc bẹp đầu. Việc cho trẻ nằm sấp khi ngủ giúp hạn chế tình trạng này hiệu quả.

  • Nằm sấp hỗ trợ tăng khả năng vận động của trẻ. Khi nằm sấp trẻ có thể khua khoắng chân tay, bò trườn, rướn người, di chuyển, chống tay... Từ đó giúp trẻ phát triển cơ cổ, vai, cánh tay đặc biệt là hộp sọ.

  • Nằm sấp giúp trẻ phát triển thị giác và mở rộng tầm nhìn hơn so với nằm ngửa.

  • Khả năng vận động tốt cùng với thị giác phát triển khi nằm sấp là tiền đề giúp trí não trẻ phát triển toàn diện. Bé sẽ trở nên lanh lợi và muốn khám phá xung quanh, não bộ sẽ nhận được nhiều thông tin sẽ kích thích hai bán cầu não phát triển.

  • Thói quen nằm sấp hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Việc vận động nhiều khi nằm sấp dẫn đến hoạt động của nhu động ruột cũng tốt hơn, giúp bé ăn ngon hơn, giảm táo bón và dễ đi ngoài hơn.

Tư thế nằm sấp khi ngủ giúp trẻ sơ sinh phát triển thị giác tốt hơn

Tác hại khi trẻ sơ sinh nằm sấp lúc ngủ

Bên cạnh đó, nằm sấp khi ngủ cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe như:

  • Nếu trẻ nằm trên đệm, gối quá mềm hoặc lún, ngủ sấp làm tăng nguy cơ dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh [SIDS] do ngạt thở. Tỷ lệ đột tử khi ngủ xảy ra nhiều nhất là ở trẻ từ 1 tháng tuổi tới 1 tuổi, cao nhất là giai đoạn 4 tháng đầu sau sinh.

  • Trẻ nằm sấp khi ngủ làm tăng áp lực lên hàm và có thể gây hẹp đường thở khiến lượng không khí lưu thông giảm.

  • Khi trẻ nằm sấp, gương mặt có thể tiếp xúc gần ga gối khiến trẻ hít phải lượng khí có nhiều CO2 hơn do không khí kém lưu thông.

  • Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ dễ hít phải các vi sinh vật có trên đệm, gối.

  • Ở trẻ sơ sinh, do kích thước đầu khá to, lực ở cổ không đủ do đó trẻ sẽ khó lật khi nằm sấp.

  • Bụng tiếp xúc với đệm thời gian dài làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, khó tản nhiệt, mồ hôi tích tụ gây ra viêm dahay chàm cho trẻ.

  • Nếu nằm sấp trong thời gian dài, trẻ có thể bị biến dạng phần xương mặt và gây mất thẩm mỹ. Khi thấy những bất thường trong dấu hiệu sức khỏe của trẻ cần thay đổi tư thể ngủ cho trẻ ngay hoặc đi đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Không nên để tư thế nằm sấp khi ngủ của trẻ quá lâu

Để trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ có tốt không?

Nằm sấp khi ngủ tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ nhưng có khả năng gây ngạt thở, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Nguy cơ gây đột tử này khiến các chuyên gia không khuyến khích việc cho trẻ nằm sấp khi ngủ. Nhất là khi bạn cho bé nằm gối, đệm mềm hoặc để gấu nhồi bông, chăn thừa,...

Các bác sĩ và chuyên gia khuyến khích bố mẹ áp dụng tư thế nằm ngửa khi ngủ cho trẻ vì đây là tư thế an toàn hơn cả.

Ngay khi vừa ngủ, mẹ hãy luôn đặt trẻ nằm ngửa trước để đảm bảo an toàn cho bé. Ban đầu một số trẻ có thể không thích, nhưng bố mẹ hãy tiếp tục kiên trì làm việc này để giúp trẻ quen dần với việc nằm ngửa. Nếu trẻ vẫn nằm sấp, bạn nên đổi sang tư thế nằm ngửa khi trẻ đã ngủ say. Bạn có thể áp dụngcách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngoanđể chăm sóc giấc ngủ cho trẻ mỗi ngày được tốt hơn.

Cho trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ khi nào?

Trẻ sơ sinh nằm sấp ngủ không được khuyến khích nhưng đây được coi là một tư thế an toàn cho những bé trên 12 tháng tuổi. Vào độ tuổi này, bé đã có thể tự điều chỉnh tư thế ngủ của mình mà không cần hỗ trợ từ bố mẹ.

Với trẻ dưới 1 tuổi, bạn có thể để bé nằm sấp khi bé thức để tăng khả năng vận động và phát triển trí não. Trẻ sơ sinh nằm sấp khi thức theo phản xạ có thể ngẩng đầu lên, xoay ngang, xoay dọc giúp bé trở nên linh hoạt hơn.

Đặc biệt, với một số trường hợp như: Trẻ mắc dị tật đường hô hấp,trào ngược dạ dày ở trẻ em. Tùy tình hình sức khỏe của bé, các bác sĩ chuyên khoa có thể khuyên bố mẹ nên cho bé ngủ với tư thế nằm sấp thay vì nằm ngửa.

Với những trẻ có nguy cơ nôn trớ cao và thường xuyên, ngủ nằm sấp và có sự theo dõi của bố mẹ cũng được khuyến khích. Nguyên nhân là do nếu các bé ngủ ở tư thế nằm ngửa có thể bị nghẹn vì nôn và các chất dễ trào ngược trở lại vào trong.

Cần lưu ý và để tâm đến trẻ nếu đang ngủ trong tư thế nằm sấp

Lưu ý trước khi cho trẻ sơ sinh nằm sấp

Nếu bạn cho trẻ nằm sấp, cần chú ý quan sát cũng như lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên để bé nằm sấp khi bé thức và luôn cần có người chú ý quan sát bé.

  • Vệ sinh sạch giường ngủ của trẻ trước khi đặt bé nằm sấp. Không để chăn, gối dư thừa để tránh tình trạng bé bị quấn vào chăn hay úp mặt vào gối gây ngạt thở.

  • Nên để trẻ ngủ riêng trên giường hoặc trong cũi nhưng vẫn cần chung phòng người lớn để trông chừng theo dõi. Tối thiểu cho đến khi bé được 6 tháng tuổi.

  • Chọn nệm ngủ có độ đàn hồi vừa phải, không quá mềm hay quá lún.

Những thông tin trên đây hy vọng đã phần nào giải đáp thắc mắc “Trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ có sao không?” của bố mẹ. Ngủ là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do vậy, bạn cần cẩn thận lựa chọn và thường xuyên thay đổi tư thế ngủ phù hợp để mang lại sự an toàn và thoải mái nhất cho trẻ.

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • giấc ngủ của trẻ
  • trẻ sơ sinh
  • chăm sóc giấc ngủ
  • mẹ và bé

Theo một số nghiên cứu khoa học cho biết, cho trẻ nằm sấp là tư thế ngủ không thật sự an toàn, có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng SIDS - còn được biết đến như hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Để đảm bảo bé yêu của mình có một giấc ngủ an toàn nhất, mời phụ huynh tham khảo thêm 1 số thông tin bên dưới đây do Cleanipedia tổng hợp ngay tại bài viết này.

Như Cleanipedia đã đề cập ở trên, đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, nằm sấp khi ngủ không phải là một tư thế tốt, đó là bởi vì tư thế này làm tăng nguy cơ SIDS. Không chỉ riêng nằm sấp, tư thế nằm nghiêng cũng vậy. Khi các ông bố bà mẹ vô tình đặt con ở tư thế nằm nghiêng, trong giấc ngủ say, vì bé còn quá nhỏ nên không thể ý thức và điều chỉnh được tư thế của mình, dẫn đến việc bé rất dễ lật úp người xuống và quay lại tư thế nằm sấp. Đây cũng chính là lý do bố mẹ nên để ý đến con mình nhiều hơn ngay cả lúc ngủ, để có thể kịp thời chỉnh lại tư thế cho bé. [Đối với những đứa trẻ lớn hơn, có thể tự ý thức được tư thế ngủ của mình, bạn không nhất thiết phải chỉnh lại tư thế của trẻ.]

Một số nhà nghiên cứu cho rằng việc trẻ sơ sinh nằm sấp khi ngủ có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp và làm giảm khả năng hô hấp của trẻ. Qua thời gian sẽ ảnh hưởng đến phổi và tim mạch của bé. Hơn nữa, khi trẻ sơ sinh nằm sấp lúc ngủ, bé sẽ vô tình “tái tạo” lại lượng không khí mà bé đã thải ra ngoài. 

Để giảm thiểu khả năng này, điều quan trọng mà bố mẹ cần lưu ý đó là không nên đặt quá nhiều đồ đạc, đồ chơi hay gấu bông, gối ôm vào nôi bé lúc đang ngủ. Nếu trong nôi của bé có quá nhiều đồ vật [như nệm mền, ga giường, thú nhồi bông hay gối ôm,...] đặt gần mặt bé thì khi bé nằm sấp, mặt bé sẽ úp vào gối và lượng không khí mà bé thải ra sẽ bị mắc lại giữa những vật dụng này, không thoát ra ngoài. Vì thế, khi trẻ hô hấp sẽ vô tình hít lại lượng không khí này, gây ra suy giảm nồng độ oxi và tăng carbon dioxide trong cơ thể. 

Vậy nên, cho đến khi bé tròn 1 tuổi, bố mẹ nên đặc biệt lưu ý đến tư thế ngủ của bé cũng như tránh để quá nhiều đồ đạc trong nôi của bé khi ngủ để đảm bảo cho trẻ có được giấc ngủ an toàn nhất.

Theo thống kê, tỷ lệ nguy cơ dẫn đến SIDS khi cho trẻ sơ sinh ngủ nằm sấp xảy ra nhiều nhất ở độ tuổi từ 1 tháng đến 1 tuổi. Trong đó, một số trường hợp nguy hiểm đến mức không thể xử lý kịp thời, gây nên những hậu quả không mong muốn. Được biết, tỷ lệ có nguy có cao nhất vẫn nằm ở trẻ sơ sinh từ 1-8 tháng tuổi, đặc biệt là 2-4 tháng và tỷ lệ mắc chứng đột tử ở các bé trai cao hơn các bé gái.

Chính vì điều này, bố mẹ nên tránh để trẻ ngủ trong tư thế nằm sấp, bởi điều đó có thể gây ra những nguy hại như:

  • Tăng nguy cơ dẫn đến SIDS - chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

  • Ngủ sấp sẽ khiến tăng áp lực lên hàm của bé, khiến đường hô hấp bị hẹp, giảm lượng oxi lưu thông trong cơ thể.

  • Khi nằm sấp trong nôi có quá nhiều vật dụng hay gối quá mềm, trẻ sẽ dễ hấp thụ lại lượng khí carbon mà mình đã thải ra, lượng oxi được đưa vào cơ thể cũng không đều, không tốt cho sức khỏe.

  • Bé sẽ dễ hít phải cái bụi bẩn, vi khuẩn hay vi sinh vật bám trên bọc gối, giường nệm khi nằm sấp.

  • Khi trẻ còn quá nhỏ, không thể tự chủ được cơ thể của mình. Hơn nữa, lực ở cổ và tay chân của trẻ rất yếu, nếu nằm sấp sẽ không tự mình lật người lại được.

  • Hơn nữa, khi trẻ nằm sấp, phần bụng của bé sẽ bị ép xuống nệm và tiếp xúc với đệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, khó tản nhiệt ra bên ngoài, mồ hôi tích tụ bên dưới rất dễ gây ra chàm trên da bé.

  • Ngoài ra, mặt của bé sẽ có xu hướng nghiêng sang một bên khi nằm sấp và dẫn đến một bên xương hàm bị tì đè xuống nệm trong thời gian dài. Nếu lâu ngày sẽ khiến cho xương mặt bị lệch, ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh dưới 1 năm tuổi rất nhạy cảm và cần được chăm sóc cẩn thận. Do đó, bố mẹ hãy tìm hiểu thêm một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời để chăm sóc con tránh sai sót nhé!

Sau khi bé tròn 1 tuổi, tay chân đã cứng cáp hơn, có thể tự kiểm soát được tư thế của mình. Thế nhưng trong lúc ngủ, tốt nhất bạn vẫn nên đặt bé ở tư thế nằm ngửa, sau đó bé có thể tự lăn vào bất cứ tư thế nào mà bé thích, kể cả là nằm nghiêng hay nằm sấp. Hoặc là vào ban ngày, bạn có thể trải một chiếc khăn mềm trên sàn, sau đó cho bé nằm lên để tập lật người. 

Mục đích của bài tập này là cố định cho đầu và cổ của bé được cứng cáp hơn và có thể dễ dàng thay đổi tư thế trong lúc ngủ. Hãy đảm bảo rằng trong suốt quá trình bé luyện tập luôn có sự giám sát của bố mẹ hay người lớn.

Một số đứa bé có thể rất thích nằm sấp khi ngủ. Mặc dù vậy, bạn cũng không nên chiều theo ý muốn của con mình, đặc biệt khi bé chưa đầy 1 tuổi. Hãy luôn đặt bé vào nôi trong tư thế nằm ngửa. Nếu trong giấc ngủ, trẻ vô tình lật người về tư thế sấp hoặc nằm nghiêng, hãy nhẹ nhàng chỉnh lại tư thế cho bé. Cứ thực hiện liên tục như vậy cho đến khi bé quen dần với việc nằm ngửa hoặc cho đến khi bé lớn và có thể tự điều chỉnh được tư thế ngủ của mình. 

Tư thế lúc ngủ tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ nhỏ. Các ông bố bà mẹ phải luôn ghi nhớ đặt con mình vào tư thế ngửa trong lúc bé ngủ, tránh trường hợp trẻ sơ sinh nằm sấp trong thời gian dài để bé có thể có một giấc ngủ ngon và phát triển theo cách toàn diện nhất.

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Originally published 24 tháng 12 năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề