Vị vua nào của nước ta vì không giữ Long từ trong bán nước cầu vinh qua cầu cõng rắn về cắn gà nhà

Ông vua này bị hậu thế chê cười với những cụm từ chế nhạo như “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về dày mả tổ” do ông ta đích thân dẫn đường cho quân Thanh sang xâm lược nước ta.

Theo sách “Nhà Tây Sơn”, Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cuộc đời làm vua của Lê Chiêu Thống bị hậu thế chê cười với những cụm từ chế nhạo như “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về dày mả tổ” do ông ta đích thân dẫn đường cho quân Thanh sang xâm lược nước ta.

Theo sách "Hoàng Lê nhất thống chí", cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống sau thời gian lưu vong tại Trung Quốc đã dẫn đường cho 290.000 quân Thanh sang xâm lược nước ta.

Theo sách "Việt Nam sử lược", đội quân xâm lược đông đảo của nhà Thanh do viên Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị làm tổng chỉ huy. Theo sau là những viên tướng như Sầm Nghi Đống, Hứa Thế Hanh.

Theo sách "Nhà Tây Sơn", nắm rõ tình hình địch, danh sĩ Ngô Thì Nhậm, vị quân sư lẫy lừng của nhà Tây Sơn từng nói một câu bất hủ "cho địch ngủ trọ một đêm rồi ta đuổi nó đi". Quả nhiên sau đó, đoàn quân Thanh xâm lược bị vua Quang Trung đánh cho bỏ chạy tan tác.

Theo sách "Lịch sử Việt Nam cổ trung đại", khi quân Thanh đại bại, Lê Chiêu Thống cùng gia quyến và các bề tôi trung thành lại chạy theo sang Trung Quốc, hy vọng cầu viện nhà Thanh một lần nữa. Nhưng lúc này, tình hình đã khác. Nơi đất khách quê người, ông vua bán nước bị đối xử tệ bạc, uất hận, chết nơi đất khách quê người.

Lê Chiêu Thống qua đời năm 28 tuổi. Sau khi vua Gia Long [Nguyễn Ánh] lên ngôi, nhà Thanh cho Lê Quýnh cùng các quan tòng vong được đưa di hài Lê Chiêu Thống về an táng ở quê nhà và cho các bề tôi trốn theo được về nước. Khi di hài vua Lê được đưa về đến Thăng Long, các quan thay hài cốt sang chiếc tiểu khác rồi an táng ở lăng Bàn Thạch [Thọ Xuân - Thanh Hóa].

Nguyễn Thanh Điệp [Theo Zing]

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Wednesday, December 30, 2015

7:07 AM Lê Chiêu Thống Lịch sử Việt Nam Tây Sơn Thời Trịnh Nguyễn

Mọi người hay nói đến Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh...bán nước, cõng rắn cắn gà nhà nhưng chắc chả nhiều người biết đầu đuôi việc bán nước ấy cụ thể thế nào, trong hoàn cảnh nào. Hai nhân vật Trần Ích Tắc và Nguyễn Ánh mình sẽ nói sau, vì không "giống" lắm! Bây giờ nói chuyện Lê Chiêu Thống. Đầu đuôi thế này.Tây Sơn từ khi lấy được Đàng Trong rồi, lại có Nguyễn Hữu Chỉnh, là tướng cũ của chúa Trịnh [nhà Lê] về hàng, bày mưu lấy Bắc hà của chúa Trịnh. Nguyễn Huệ bảo Hữu Chỉnh: " Nhà Lê làm vua đã mấy trăm năm nay, bây giờ cướp lấy, chưa chắc lòng người đã theo mình." Hữu Chỉnh nói: "Nay Bắc Hà có vua lại có chúa, ấy là một sự cổ kim đại biến. Họ Trịnh tiếng rằng phù Lê, thực là hiếp chế, cả nước không ai phục. Vả xưa nay không ai làm gì để giúp nhà Lê, là chỉ sợ cái thế mạnh đó mà thôi, nay ông mà, phù Lê diệt Trịnh thì thiên hạ ai chẳng theo ông." Nguyễn Huệ nói: "Ông nói phải lắm, nhưng ta chỉ phụng mệnh đi đánh đất Thuận Hóa mà thôi, chứ không phụng mệnh đi đánh Bắc Hà, sợ rồi can tội kiểu mệnh thì làm thế nào ?" Hữu Chỉnh nói: "Kiểu mệnh là tội nhỏ, việc ông làm là công to. Vả làm tướng ở ngoài có điều không cần phải theo mệnh vua, ông lại không biết hay sao?" Nguyễn Huệ đánh được Bắc hà, diệt chúa Trịnh thì được vua Lê Hiển Tông gả cho công chúa Ngọc Hân. Hôn lễ được 6 ngày thì vua mất, kế vị là vua Lê Chiêu Thống, là cháu nội vua Hiển Tông. Trước đó vua Hiển Tông đã lập Lê Duy Vỹ là thái tử, nhưng ông này không được lòng chúa Trịnh Sâm nên chúa đem bỏ ngục rồi hại chết. Trịnh Sâm lập Lê Duy Cận, là em Lê Duy Vỹ, làm thái tử. Lê Duy Cận là anh của công chúa Ngọc Hân. Sau khi vua Hiển Tông mất thì Nguyễn Huệ và Ngọc Hân muốn lập Duy Cận làm vua nhưng quần thần không thuận, vì Lê Duy Kỳ [tức Chiêu Thống], là con của Lê Duy Vỹ, mới là dòng trưởng. Mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Nguyễn Huệ và Lê Chiêu Thống bắt đầu từ đó.Nguyễn Huệ dẹp chúa Trịnh rồi, tuy bên ngoài thì nói với vua Lê là không có ý dòm ngó đất Bắc, nhưng vẫn dùng dằng ở lại. Nguyễn Nhạc biết tin mới phải thân chinh ra Bắc để gọi em về. Vua Chiêu Thống cắt đất Nghệ An cho Tây sơn để trả công đánh Trịnh. Anh em Tây Sơn về Nam thì bỏ lại Hữu Chỉnh, vì thấy Chỉnh là người xảo quyệt. Hữu Chỉnh sợ quá đuổi theo nên Nguyễn Huệ nể tình mà cho làm trấn thủ Nghệ An. Sau khi anh em Tây Sơn về rồi thì Trịnh Bồng nổi lên, vua Lê bất lực lại phải phong làm Án Đô vương, tức là lại lập làm chúa. Mặt khác, vua Lê cho vời Hữu Chỉnh, vì là cựu thần, về giúp vua dẹp Trịnh Bồng. Hữu Chỉnh dẹp được Trịnh Bồng thì kiêu căng ngạo mạn, lấn lướt cả vua. Nguyễn Huệ biết tin mới sai Vũ Văn Nhậm, là con rể Nguyễn Nhạc, ra Thăng Long giết Hữu Chỉnh. Vua Chiêu Thống mới sợ quá mà bỏ chạy sang Kinh Bắc, rồi thua trận, Hữu Chỉnh bị giết, vua Lê thế cùng lực kiệt nên cho người sang cầu viện nhà Thanh. Vũ Văn Nhậm mới lập Lê Duy Cận [là thái tử trước đây] làm giám quốc. Các quan chả ai theo giám quốc cả. Khi đó, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở báo về cho Nguyễn Huệ là Vũ Văn Nhậm kiêu căng muốn làm phản nên Nguyễn Huệ lại kéo quân ra giết Nhậm rồi chỉnh đốn lại triều đình, để Lê Duy Cận làm giám quốc, Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân ở lại nắm binh quyền, bản chất là chiếm lấy Bắc hà.Việc Nguyễn Huệ giết Hữu Chỉnh với lý do là Chỉnh chuyên quyền chẳng qua cũng là để trừ hậu họa, do Chỉnh là tướng tài, lại được ở riêng 1 cõi, chứ thực sự thì tội Chỉnh chưa đáng chết. Chỉnh còn thì Nguyễn Huệ cũng không thể nắm được Bắc hà. Trước đó, khi Hữu Chỉnh đánh Trịnh Bồng thì Nguyễn Nhạc với Nguyễn Huệ cũng đánh nhau ác liệt, Nguyễn Nhạc phải khóc xin thì Nguyễn Huệ mới tha cho, 2 bên giảng hòa. Nguyễn Huệ giết nốt Vũ Văn Nhậm có lẽ cũng vì Nhậm là con rể Nguyễn Nhạc, lại thay Chỉnh nắm được Bắc hà. Nguyễn Huệ giết Nhậm cũng như giết Chỉnh mà thôi, vừa trừ hậu họa vừa để nắm được vua Lê, chứ Nhậm cũng chưa phải tội chết. Bắc Hà khi đó diện tích to bằng cả đất Đàng Trong mà Tây Sơn đang nắm giữ, trong khi Nguyễn Huệ chỉ được Nguyễn Nhạc chia cho đất Thuận Hóa [từ đèo Hải Vân ra đến Hà Tĩnh] là diện tích nhỏ nhất của 3 anh em Tây Sơn. Nguyễn Nhạc làm trung ương hoàng đế quản lý từ đèo Hải Vân vào đến Bình Thuận, từ đó vào đến Cà Mau bây giờ là đất của Nguyễn Lữ. Vì lẽ đó chắc chắn Nguyễn Huệ phải có tâm địa muốn lấy đất Bắc hà, chẳng qua vì chưa có cơ hội mà thôi. Vua Lê Chiêu Thống hẳn phải hiểu điều đó nên mới phải chạy sang cầu viện nhà Thanh chứ nếu Nguyễn Huệ không có dã tâm thì vua việc gì phải chạy trốn và cầu viện? Cơ hội tốt nhất cho Nguyễn Huệ là khi vua Chiêu Thống mất chính danh do đưa quân Thanh về lấy lại Thăng Long.Người đời sau chửi Lê Chiêu Thống là "Cõng rắn cắn gà nhà", "Rước voi về dày mả tổ", thực ra là gán ghép suy nghĩ của đời sau mà thôi. Thời đó vua Lê không hề coi đất Thuận Hóa vào Nam là đất cũ Đại Việt nên khi Tây Sơn lấy Thuận Hóa từ chúa Trịnh thì các quan của chúa Trịnh cũng không lấy làm quan trọng. Chúa Trịnh Sâm khi lấy được Thuận Hóa [Huế] từ chúa Nguyễn rồi thì cũng chả buồn đánh chiếm nốt Gia Định mà hòa với Tây Sơn để Tây Sơn đi lấy Gia Định. Như vậy có thể hiểu Đàng Trong với Đàng Ngoài sau mấy trăm năm chia cắt thì coi như thành 2 nước độc lập của dân tộc Việt rồi. Thế nên Nguyễn Nhạc khi ra Bắc gọi em về có nói với Lê Chiêu Thống: "Vì họ Trịnh hiếp chế, cho nên chúng tôi ra giúp nhà vua; nếu bằng đất nước họ Trịnh thì một tấc cũng không để lại, nhưng mà của nhà Lê thì một tấc cũng không dám lấy. Xin mong nhà vua gắng sức làm việc, giữ yên cõi đất, để đời đời giao hiếu với nhau, ấy là cái phúc của HAI NƯỚC đấy." Nhiều giáo sỹ nước ngoài khi viết về Đàng Trong hay Đàng Ngoài đều gọi mỗi nơi là vương quốc, chứ không ai gọi Đàng Trong là Đại Việt [tên chính thức của Đàng Ngoài].Như vậy, đối với vua Chiêu Thống thì Nguyễn Huệ cũng là ngoại xâm, nên ông mới đi cầu viện nước ngoài. Nhưng đối với Nguyễn Ánh thì Nguyễn Huệ lại không phải ngoại xâm, vì Tây Sơn là đất của Đàng Trong, anh em Tây Sơn chỉ là giặc cỏ chứ không phải ngoại xâm. Nguyễn Huệ đánh quân Thanh bản chất là để đường đường chính chính giành lấy toàn bộ Bắc hà chứ không phải để bảo vệ độc lập. Vì trên lý thuyết thì Bắc hà có phải là đất của Nguyễn Huệ đâu, Nguyễn Huệ chỉ mới chiếm được thôi.------------------------------------Mình viết bài này không nhằm mục đích chạy tội cho Lê Chiêu Thống mà để mọi người hiểu được bản chất của việc ông ta đi cầu viện và việc Tây Sơn 5 lần đánh Thăng Long. Với quan điểm cá nhân, chắc giống đa số người Việt, thì chẳng thà để Nguyễn Huệ chiếm Bắc hà còn hơn để quân Thanh chiếm Bắc hà, cho dù Nguyễn Huệ là người thế nào, đơn giản là do Nguyễn Huệ vẫn là người Việt.

Năm 75, khi quân Bắc Việt sắp sửa chiếm SG, đã có người bảo ông Dương văn Minh là có thể dựa vào người Pháp hay TQ để chặn lại bước tiến của quân CS, nhưng ông Minh gạt đi với quan điểm là dù sao Việt cộng vẫn là người Việt, VN đã là thuộc địa quá lâu rồi nên ông không muốn tiếp tục là thuộc địa nữa và quyết định đầu hàng vô điều kiện.



Cùng chủ đề

Bài khác

Video liên quan

Chủ Đề