Viết đoạn văn 200 chữ sử dụng phương pháp lập luận so sánh

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ chi tiết

  • I. Định nghĩa nghị luận xã hội
  • II. Phân loại
  • III. Các thao tác lập luận
  • IV.Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội
  • V. Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội
  • VI. Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận 200 chữ
  • VII. Lưu ý làm các dạng bài nghị luận
  • VIII. Một số đoạn văn nghị luận 200 chữ hay

cách viết đoạn văn nghị luận xã hội7.1431.8542.1626.00
2cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ2.4689141.7437.00
3viết đoạn văn117.4908162.250.70
4cách làm đoạn văn nghị luận xã hội2.4396642.0427.20
5cách viết đoạn văn 200 chữ9905771.2558.30
6các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội1.9083482.2718.20
7cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội9523061.9832.10
8cách mở bài nghị luận xã hội 200 chữ4102371.0057.80
9viết đoạn văn nghị luận2.6652332.008.70
10cách viết đoạn văn nghị luận1.1332162.5819.10
11viết đoạn văn 200 chữ

Như các bạn đã biết từ năm 2017 Bộ GD&ĐT đã thay đổi cấu trúc và nội dung môn thi Ngữ văn. Về mặt hình thức, không còn viết một bài văn hoàn chỉnh mà chỉ cần viết một đoạn văn khoảng 200 chữ. Về mặt nội dung, cũng không còn trình bày suy nghĩ về một vấn đề độc lập mà là một vấn đề có liên quan đến nội dung đoạn Đọc – hiểu.

I. Định nghĩa nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là phương pháp nghị luận lấy đề tài từ các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức làm nội dung bàn bạc làm sáng tỏ cái đúng – sai, tốt xấu của vấn đề được nêu ra. Từ đó đưa ra một cách hiểu thấu đáo về vấn đề nghị luận cũng như vận dụng nó vào trong đời sống.

II. Phân loại

III. Các thao tác lập luận

Trong đoạn văn nghị luận 200 chữ thường sử dụng các thao tác lập luận sau:

IV.Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội

*Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:

- Nêu được thực trạng của vấn đề [có dẫn chứng, số liệu cụ thể]

- Nguyên nhân của vấn đề [Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề].

- Hậu quả [hoặc kết quả] của vấn đề [kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề]

- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.

- Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.

3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề

*Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu luận điểm.

- Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn

- Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.

- Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:

+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.

+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.

+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.

- Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng - sai, đóng góp - hạn chế của vấn đề.

+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm...

+ Đề xuất phương châm đúng đắn...

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài [...]

- Lời nhắn gửi đến mọi người [...]

V. Các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội

Bước 1: Đọc kỹ đề bài

Dựa vào cấu trúc đề thi mẫu của Bộ GD- ĐT, dạng bài nghị luận – xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 từ. Vì vậy cần lưu ý như sau:

Ví dụ được trích từ Bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley của thầy Hiệu trưởng David McCullough.

“Leo lên đỉnh núi không phải để cắm cờ mà là để vượt qua thách thức, tận hưởng bầu không khí và ngắm nhìn quang cảnh rộng lớn xung quanh. Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em. Hãy đến Paris để tận hưởng cảm giác đắm chìm trong Paris chứ không phải lướt qua đó để ghi Paris vào danh sách các địa điểm các em đã đi qua và tự hào mình là con người từng trải.

Tập luyện những suy nghĩ độc lập, sáng tạo và táo bạo không phải để mang lại sự thỏa mãn cho bản thân mà là để đem lại lợi ích cho 6,8 tỷ người trên trái đất của chúng ta. Rồi các em sẽ phát hiện ra sự thật vĩ đại và thú vị mà những kinh nghiệm trong cuộc sống mang lại, đó là lòng vị tha mới chính là điều tốt đẹp nhất mà các em có thể làm cho bản thân mình. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời thực ra lại đến vào lúc các em nhận ra các em chẳng có gì đặc biệt cả. Bởi tất cả mọi người đều như thế “.

Câu nghị luận xã hội cho là: Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em.”

Như vậy, để có thể làm tốt dạng bài nghị luận – xã hội các em cần đọc kỹ phần đọc hiểu. Có như vậy, các em mới nắm bắt được những ý tác giả muốn nói tới. Cùng cảm nhận thế giới và cảm nhận thái độ ứng xử văn hóa trước thế giới, trước cuộc đời.

Bước 2: Xây dựng câu mở đoạn

Giống như phần mở bài vậy, câu mở đoạn phải có cái nhìn tổng quát, khái quát được nội dung mà đề thi yêu cầu. Phải hiểu được đề thi bàn về vấn đề gì? Câu mở đoạn có thể dùng 1-3 câu.

Cách xây dựng câu mở đoạn: nêu nội dung khái quát rồi dẫn câu nói vào [hoặc không dẫn nguyên câu thì trích vào cụm từ khóa].

Ví dụ theo đề trên ta có thể viết như sau:
Thành công luôn là khao khát của mỗi con người trên hành trình chinh phục những ước mơ và khát vọng – nhưng khi lên đến đỉnh của thành công, điều quan trọng nhất vẫn là để “ngắm nhìn thế giới” chứ không phải là để cho ai đó nhận ra mình.

Bước 3. Cách triển khai ý ở thân bài

– Đặt ra các câu hỏi vì sao , tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

– Đưa ra dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

– Quan điểm của mình về vấn đề đó, đồng tình hay không đồng tình, phân tích theo quan điểm đó.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Dung lượng từng phần[ tham khảo]

Bước 4: Cách viết kết đoạn bài nghị luận 200 từ[ 2-3 dòng]

VI. Kỹ năng viết đoạn văn nghị luận 200 chữ

1. Phân loại dạng đề nghị luận : Có thể chia làm ba dạng

2. Cách nhận biết các dạng đề

Nhận biết các dạng, kiểu đề để từ đó biết cách triển khai vấn đề, lập dàn ý sao cho phù hợp.

3. Cách làm dạng đề cụ thể

a. Dạng 1: Đọc hiểu tích hợp nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

Các ý triển khai:

* Giải thích: Từ ngữ, ý kiến.

* Phân tích, chứng minh

* Bình luận

* Bài học và liên hệ bản thân

Ví dụ:

Đề bài: Viết đoạn văn [ khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong phần đọc hiểu: “Cách tốt nhất thích ứng với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình”.

Hướng dẫn viết:

1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng làm sáng tỏ cho chủ đề.

2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:

* Giải thích:

* Phân tích, chứng minh

* Bình luận

* Bài học và liên hệ bản thân

b. Dạng 2: Đọc hiểu nghị luận tích hợp về một hiện tượng xã hội.

Dạng đề về hiện tượng tiêu cực: Các ý triển khai:

* Giải thích [nếu có]

* Thực trạng: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào?

* Nguyên nhân do đâu và hậu quả để lại?

* Giải pháp thiết thực và bài học

* Liên hệ bản thân.

Dạng đề về hiện tượng tích cực: Các ý triển khai:

* Giải thích [nếu có]

* Phân tích, chứng minh

* Bình luận

Ví dụ:

Đề bài: Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay.

Trả lời

1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng làm sáng tỏ cho chủ đề.

2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:

* Giải thích

- Thực phẩm bẩn là những thực phẩm có chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.

* Thực trạng

- Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày: thịt có chất tạo nạc, ra có thuốc trừ sâu; làm đỏ ruốc bằng hóa chất… Tuy là vấn đề không còn mới mẻ, lạ lẫm với bất cứ người nào nhưng ngày càng ở mức độ báo động cao, gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe cho con người.

* Nguyên nhân và hậu quả

- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một số doanh nghiệp, nhà sản xuất quá quan tâm đến lợi nhuận, thiếu đạo đức nghề nghiệp. Người tiêu dùng thiếu hiểu biết, ham của rẻ mà tạo cơ hội cho thực phẩm bẩn tràn lan. Một phần do các cơ quan có thẩm quyền quản lí thực phẩm còn lỏng lẻo.

- Hậu quả là sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng trực tiếp bị đe dọa khi sử dụng thực phẩm bẩn hàng ngày. Gây tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng và bất ổn cho xã hội.

* Giải pháp

- Cần có những biện pháp khắc phục vấn nạn thực phẩm bẩn: nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng, hướng người tiêu dùng đến với thực phẩm sạch. Cần đưa ra những biện pháp xử lí mạnh, nghiêm minh đối với những cơ sở, người sản xuất thực phẩm bẩn.

* Bài học và liên hệ với bản thân

- Tuy nhiên, giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn không phải một sớm một chiều mà rất cần sự chung tay góp sức từ mỗi người. Mỗi người hãy tự học cách trở thành người tiêu dùng khôn ngoan để bảo vệ bản thân. Và có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

c. Dạng 3: Đọc hiểu tích hợp nghị luận về thông điệp, ý nghĩa rút ra, gợi ra trong phần đọc hiểu

Các ý triển khai:

* Nêu vấn đề, tóm tắt nội dung câu chuyện

* Giải thích, phân tích, chứng minh

* Bình luận

* Bài học và liên hệ bản thân.

Ví dụ:

Đề bài:

“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông gió và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.

[ Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43]

Anh/chị hãy viết một đoạn văn [ khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện được gợi ra trong phần đọc hiểu.

Trả lời

1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng làm sáng tỏ cho chủ đề.

2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:

* Tóm tắt và nêu vấn đề

- Trong câu chuyện, vì người mẹ vội vã, thiếu toàn diện khi nhìn nhận một vấn đề mà dẫn đến la mắng, trách nhầm con mình.

- Từ câu chuyện rút ra thông điệp ý nghĩa: Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào đó cũng cần cẩn thận, toàn diện và khách quan để không gây ra những hậu việc đáng tiếc

* Phân tích, chứng minh

- Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Cậu con út trong câu chuyện, đơn giản chỉ muốn thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ, mong làm mẹ vui. Nhưng cậu còn quá nhỏ để nhận thức được: Tình cảm chân thành cũng cẩn thể hiện đúng lúc, đúng chỗ.

- Về phần người mẹ, bà đã quá vội vàng kết luận khi chưa nhìn ra mọi mặt vấn đề đã giận dữ và dạy cho con mình một bài học. Kết quả, khi vỡ lẽ, bà đã hối hận vì hành động của mình.

* Bình luận

- Dù cuộc sống vội vã, có quá nhiều thứ để lo toan nhưng cha mẹ nên chăng cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm và để hiểu hơn về con cái.

- Khi đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó cần cẩn thận tìm hiểu mọi mặt rồi đưa ra kết luận.

- Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Vậy nên, chúng ta cũng cần có cái nhìn cảm thông thay vì vội vàng giận dữ, truy cứu đến cùng.

VII. Lưu ý làm các dạng bài nghị luận

Tóm lại, nghị luận xã hội là thể văn hướng tới phân tích, bàn bạc các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ của con người trong đời sống xã hội. Đoạn nghị luận xã hội chú trọng việc bày tỏ quan điểm cá nhân, nên chúng ta rất khuyến khích các em sáng tạo trong cách nghĩ, cách viết, bộc lộ cá tính. Nhưng cần nhớ sự sáng tạo, khác biệt vẫn phải dựa trên lí lẽ, căn cứ xác đáng với một thái độ chân thành, phù hợp với chuẩn mực xã hội. Bởi lẽ mục đích cuối cùng của nó là tạo ra những tác động tích cực đến con người và các mối quan hệ xã hội, giúp chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế khi làm bài các em nên chú ý lan tỏa những thông điệp tích cực, tốt đẹp.

VIII. Một số đoạn văn nghị luận 200 chữ hay

Đề 1: Viết đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình mẫu tử từ lâu đã trở thành một trong những tình cảm máu thịt cao quý và thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Tình mẫu tử là khái niệm thuộc phạm trù tinh thần, được hiểu là tình cảm gắn bó, yêu thương, ruột thịt của mẹ và con. Đây là tình cảm được xuất phát từ hai phía, mẹ yêu thương con, con kính trọng, hiếu thuận với mẹ. Tình mãu tử trong xã hội được biểu hiện đa dạng với những hành động cụ thể khác nhau. Chúng ta có thể bắt gặp những bà mẹ tảo tần, lặn lội sương gió, yêu thương, che chở và hy sinh cả cuộc đời mình vì con cái; bắt gặp người con hiếu thảo, chăm sóc, bảo vệ mẹ già. Đó đều là hành động minh chứng cho tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp và đáng trân trọng. Tình mẫu tử như một bài ru ngọt ngào, tiếp thêm động lực, sức mạnh cho cả mẹ và con trước bất kì khó khăn, gian khổ nào của cuộc đời. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn không khỏi đau xót và phẫn uất trước tình trạng tha hóa đạo đức khi mẹ ruột nhẫn tâm vứt bỏ con cái của mình, khi con cái đánh đập, bất hiếu với cha mẹ già đã tảo tần hi sinh ngày nào. Thậm chí, có những bà mẹ, những người con còn ra tay giết chết máu mủ ruột già của mình chỉ vì sự nóng giận, ích kỉ. Những hành động đó đã và đang diễn ra một cách trần trụi và nhức nhối, bóp méo đi hai chữ “mẫu tử” thiêng liêng, gây ảnh hưởng xấu đến văn minh xã hội. Chính vì vậy, chúng ta cần có giải pháp kịp thời để ngăn chặn hành vi đi trái với đạo đức đó, cưu mang, cứu giúp kịp thời những hoàn cảnh đáng thương của sự suy đồi về nhân cách của con người.

Đề 2: Đoạn văn nghị luận về sự sẻ chia trong cuộc sống

Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. Vậy sẻ chia là gì? Tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Bạn biết đấy, cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất…, đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp… Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. Bởi đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”.

Đề 3: Đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.

Đề 4: Đoạn văn nghị luận về sự thành công

Thành công vốn là thứ con người chúng ta ai rồi cũng sẽ đạt được tùy vào mức độ và sự cố gắng của từng người. Vậy có khi nào bạn tự hỏi: Thế nào là thành công? Thành công là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. Có rất nhiều tấm gương về thành công mà chúng ta cần học tập trong đó không thể không nhắc đến Bác Hồ, người đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để mang lại thành công to lớn là dành được độc lập cho nước nhà. Tuy nhiên, tỏng cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí, những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn để cuộc sống của mình thêm tốt đẹp hơn và sớm đạt được thành công như chúng ta mong muốn.

Đề 5:Viết đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] bàn về vai trò của Ý Chí [Nghị lực]

Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về ý chí và nghị lực

Đề 6: Viết đoạn văn ngắn [khoảng 200] chữ bàn về tính Trung Thực

“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.

Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về lòng trung thực

Viết Đoạn Văn Sử Dụng Thao Tác Lập Luận So Sánh, Đoạn Văn Có Thao Tác Lập Luận So Sánh

Bạn đang xem: Viết Đoạn Văn Sử Dụng Thao Tác Lập Luận So Sánh, Đoạn Văn Có Thao Tác Lập Luận So Sánh Tại Tác Giả

Thao tác lập luận so sánh là thao tác quan trọng trong các bài văn nghị luận. Bài văn nghị luận được đánh giá cao hay không phụ thuộc vào việc bạn có lập luận, so sánh chặt chẽ hay không. Bài viết sau đây lingocard.vn sẽ giới thiệu đến bạn thao tác lập luận so sánh cùng bài luyện tập thao tác lập luận so sánh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để hiểu hơn về thao tác này nhé!

Thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau

Mục lục

Luyện tập Thao tác lập luận so sánh

1. Khái niệm về thao tác lập luận bác bỏ

- Thao tác lập luận bác bỏ là dùng lí lẽ, dẫn chứng đúng đắn, khoa học để chỉ rõ những sai lầm, lệch lạc, thiếu khoa học của một quan điểm, ý kiến nào đó.

- Mục đích

+ Bác bỏ những quan điểm, những ý kiến không đúng, bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn

+ Giúp văn nghị luận thêm sâu sắc, giàu tính thuyết phục

- Yêu cầu:

+ Cần nắm chắc sai lầm của người khác.

+ Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục với thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng có chừng mực phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tranh luận.

2. Cách thức bác bỏ

- Bố cục bài nghị luận bác bỏ:

+ Mở bài: Nêu rõ ý kiến sai lệch.

+ Thân bài: Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ.

+ Kết bài: Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học, việc làm cần thiết.

- Cách thức bác bỏ:

+ Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh họa tác hại của sai lầm, dẫn chứng trái ngược để phủ nhận hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm.

+ Khẳng định ý kiến, quan điểm đúng đắn của mình.

- Giọng điệu bác bỏ:

+ Rắn rỏi, dứt khoát.

+ Mang tính chiến đấu, có tính thuyết phục cao.

Ví dụ:Ông Nguyễn Khắc Viện đã nêu luận điểm không đúng đắn "Tôi hút, tôi bênh, mặc tôi"

Cách bác bỏ: Nêu dẫn chứng cụ thể và phân tích rõ tác hại ghê gớm của việc hút thuốc lá

3. Một số đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận bác bỏ

Đoạn văn mẫu 1:

Chúng ta thường nghe nhiều đến tình yêu lứa đôi, tình yêu thanh xuân, tình yêu dang dở, tình yêu trung niên và tình yêu trưởng thành. Nhưng ít ai biết rằng, có một tình yêu nồng nhiệt không kém, đó là tình yêu học trò. Bạn cảm nhận về tình yêu này như thế nào? Riêng tôi, tình yêu học trò là những rung cảm đầu đời đẹp nhất, hồn nhiên nhất và mơ mộng nhất. Bởi đó là lời ước hẹn cho tương lai, là cái nắm tay thẹn thùng đến đỏ mặt. Và cả những lá thư chưa kịp gửi vì giây phút chia xa đã đến. Hay mỗi khi tan lớp chờ nhau dưới bóng phượng hồng. Để khi trưởng thành, chúng ta trân quý phút giây mặn nồng của một thời tuổi trẻ. Ở đó có kỷ niệm, có ký ức vui, buồn lẫn lộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ dũng cảm để chèo lái con thuyền ấy đến khi trưởng thành. Bởi thanh xuân, chúng ta suy nghĩ bồng bột, tình yêu non nớt ấy không đủ mạnh mẽ để vượt qua sóng lớn. Vì vậy, bao mối tình của một thời cắp sách đã kết thúc trong ngậm ngùi, hối tiếc.

Đoạn văn mẫu 2:

Bác bỏ luận điểm: Tôi có tiền, tôi mua được tất cả:

Ngày nay, khi mà xã hội ngày càng phát triển theo hướng thiên về tìm kiếm vật chất thì tiền được xem là thứ có sức mạnh vạn năng. Có tiền mua tiên cũng được” đã trở thành câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Thế nhưng tiền có vạn năng như chúng ta từng nghĩ. Liệu có tiền có phải là có tất cả? Ta từng biết đến tình bạn cảm động của Mác, con trai một gia đình có dòng dõi quý tộc và Ăng – ghen, con trai một chủ xưởng.Ttuy thuộc hai tầng lớp khác nhau, nhưng họ đều là những người không hề thiếu thốn về vật chất. Họ có thể ngồi hưởng thụ những thú vui trong cuộc sống mà không cần phải đi theo con đường cách mạng đầy gian khổ. Mặc dù họ có rất nhiều, nhưng họ sẽ không bao giờ cảm nhận được cái gọi là hạnh phúc khi mà xung quanh họ đầy rẫy những số phận bất hạnh. Các Mác từng nói với con gái của mình : Đối với ba, hạnh phúc là được đấu tranh” cứ không hề nói Đối với ba, hạnh phúc là có nhiều tiền”, Đúng vậy, tiền chưa bao giờ và không bao giờ là tất cả. Không ít người chẳng hề sung sướng ngay cả khi họ có nhiều tiền. Họ không kìm được lòng tham khi đứng trước đồng tiền, đứng trước những cám dỗ vật chất. Bị đồng tiền ám ảnh, lúc nào họ cũng muốn có nhiều tiền hơn. Họ luôn luôn khốn khổ nghĩ cách bảo vệ, nghĩ cách làm thế nào để kiếm được nhiều tiền . Có thể bạn đã từng ghen tị với những con người may mắn sinh ra trong nhung lụa, không phải lo lắng về vật chất. Nhưng đừng vì thế mà cho rằng: bạn có ít tiền hơn nhiều người thì bạn có ít cơ hội hạnh phúc hơn họ. Tôi từng mơ ước có một ngày mình trúng số độc đắc. Với những khoản tiền từ trên trời rơi xuống này, bạn có thể mua được một ít hạnh phúc. Tuy nhiên chính chúng sẽ lấy đi của bạn những điều quí giá hơn nhiều. Bạn có thể dùng tiền để mua thành công nhưng rồi một ngày chính tiền sẽ khiến bạn thất bại. Có những gia đình, các bậc cha mẹ muốn thành công trên con đường sự nghiệp, muốn kiếm thật nhiều tiền. Vì thế mà họ sẵn sàng đánh đổi quãng thời gian ít ỏi bên gia đình để ra ngoài kiếm tiền. Nhưng cũng chính sự bận rộn đó lại vô tình đem lại một lỗ hổng không thể bù đắp. Đó là lỗ hổng về tình yêu, tình cảm gia đình. Đã có nhiều trường hợp, gia đình vì thế mà tan vỡ. Bạn có thể sẽ thành công trong sự nghiệp, sẽ có nhiều tiền nhưng đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng, xung quanh không còn ai cùng bạn chia sẻ sự thành công đó.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề