Viết đoàn văn trình bày phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ

Thạch Lam là một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, tác phẩm của ông mang một phong cách đặc biệt thể hiện tài năng, sở trường sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Truyện ngắn Thạch Lam không hấp dẫn bạn đọc bằng những chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động độc giả bằng lối kể chuyện tâm tình, tâm sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội nghiệp. Đây cũng chính là nét nổi trội trong phong cách Thạch Lam, và tác phẩm Hai đứa trẻ là một truyện tiêu biểu cho nét phong cách này.

Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian [khi chiều xuống, lúc đêm về, lúc đêm khuya có chuyến tàu chạy qua phố huyện]. Điều đó thể hiện sâu sắc cái không khí, nhịp điệu, biến thái của thiên nhiên ngoại cảnh trong sự hòa hợp với tâm trạng, cảm xúc sâu kín trong thế giới nội tâm nhân vật qua từng thời khắc khác nhau.

Cảnh phố huyện lúc chiều xuống.

Cảnh phố huyện được gợi lên từ những âm thanh, hình ảnh.

Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên…

Cảnh phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, các nhà đã lên đèn, chợ đã tan mọi người về hết chỉ còn mấy đứa trẻ nhặt rác…

Liên là một cô gái có đời sống tâm hồn phong phú, nhạy bén với cuộc sống xung quanh, giàu tình thương, có những phát hiện tinh tế về cuộc sống con người nơi phố huyện.

Phân tích: Bức tranh phố huyện có sự trộn lẫn giữa hai loại chi tiết, hình ảnh: Hình ảnh êm đềm, thi vị và hình ảnh gợi cái nghèo khó, lam lũ… Tất cả tác động thật thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của hai đứa trẻ.

Cảnh phố huyện lúc chiều muộn thật êm ả nhưng cũng thấm đượm một nỗi buồn man mác như chính nỗi buồn trong tâm hồn Liên. Liên ngồi yên lặng, đôi mắt ngập đầy bóng tối, lòng buồn man mác, mơ hồ khó hiểu trước giờ khắc của ngày tàn. Cảnh chiều quê đã thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị.

Cảnh có sự hòa trộn bởi hai chi tiết gợi sự thi vị và lam lũ:

Sự thi vị: Tiếng trống thu không, phương tây đỏ rực như lửa cháy, mùi vị quen thuộc của đất đai…

Sự lam lũ: Tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi, phiên chợ vãn, những đứa trẻ nhặt rác…

Nhận xét: Nhà văn thật tinh tế trong miêu tả ngoại vật [cảnh ngày tàn] bằng những câu văn với giọng điệu nhẹ nhàng, trầm lắng, chứa đầy chất thơ, bộc lộ tâm trạng “buồn man mác” của nhân vật. Cảnh sắc và nỗi buồn trong tâm hồn trộn lẫn, nhuốm vào nhau, hô ứng hòa hợp, nhịp nhàng.

Cảnh phố huyện được miêu tả bằng sự hòa trộn giữa hai yếu tố: Ánh sáng và bóng tối. Từ những khe cửa của một vài cửa hàng, những ngôi sao lấp lánh lẫn với những vệt sáng của đom đóm, ngọn đèn hạt đỗ của chị Tý, ánh lửa hắt hiu từ gánh phở bác Siêu, ngọn đèn vặn nhỏ trong cửa hàng của Liên…

Đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng…

Tâm trạng Liên tràn ngập nỗi buồn khắc khoải, niềm mong ước [mơ hồ] một cái gì tốt đẹp, tươi sáng hơn cuộc sống nghèo khổ thường ngày.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về vấn đề tôn sư trọng đạo

Ánh sáng và bóng tối hòa trộn vào nhau, nhưng bóng tối bao bọc, trùm phủ ánh sáng; ánh sáng lẻ loi, yếu ớt, chỉ là những “khe sáng”, “chấm sáng”, “vệt sáng”, “hột sáng” mà bóng tối thì mênh mông, dày đặc, như con quái vật khổng lồ đang vây diết, phủ trùm lên tất cả không gian phố huyện. Điều này gợi nỗi buồn đầy cảm thương, một sự tự ý thức [dù mơ hồ] về những kiếp người sống chìm khuất, khổ cực, tù túng nơi phố huyện.

Giọng điệu đoạn văn: Giọng văn nhẹ nhàng mang đầy chất thơ, câu văn như kéo dài ra, kết nối những mạch cảm xúc đang dâng lên trong tâm hồn nhân vật trước cảnh màn đêm dày đặc dần dần bao bọc phố huyện. Ví dụ: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát…”, “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng xẫm đen hơn nữa…”.

Chị em Liên chờ đợi chuyến tàu đêm là để thỏa mãn mong mỏi được ngắm đoàn tàu. Vì đoàn tàu đem theo “thế giới khác đi qua” tưng bừng hơn, sang trọng hơn, nhiều ánh sáng hơn của một Hà Nội xa xăm trong ký ức tuổi thơ [nơi đó có tuổi thơ chị em Liên sống những ngày hạnh phúc], một Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo.

Liên thấy buồn thấm thía và sâu xa về cuộc sống quẩn quanh, không thể thay đổi và mọi cái tươi sáng tốt đẹp chỉ là kỳ vọng, mơ hồ, xa xôi. Liên “thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tý chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”- Chi tiết mang lại cảm giác buồn thương, tội nghiệp cho những cuộc đời nhạt nhòe, vô nghĩa.

Ở đây có sự đối lập giữa hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện: “Sáng rực, vui vẻ và huyên náo”, gợi lại đầy ắp những kỷ niệm về Hà Nội, về những ngày sống hạnh phúc nhưng lại chỉ thoáng qua trong chốc lát rồi lại trả cuộc sống phố huyện về trạng thái mênh mang, yên lặng và đầy bóng tối. Như vậy, đoàn tàu chẳng những làm vơi đi cuộc sống tù túng, buồn tẻ nơi đây, mà trái lại càng làm cho phố huyện vắng lặng, tiêu điều, nỗi buồn càng thấm thía hơn trong tâm hồn ngây thơ của hai đứa trẻ.

Như vậy, bức tranh phố huyện tác động sâu sắc tới đời sống tâm hồn con người nơi đây. Tương ứng với mỗi cảnh là một sắc thái cảm xúc của nhân vật Liên.

Thạch Lam thể hiện tài năng trong việc quan sát, miêu tả tỉ mỉ, tinh tế những biến thái trong tâm hồn, tâm trạng nhân vật. Cách xây dựng thế giới hình tượng độc đáo, cảnh sắc xung quanh hô ứng cho việc bộc lộ đời sống bên trong nhân vật. Đời sống nội tâm nhân vật thay đổi nhịp nhàng qua từng thời khắc.

Giá trị tư tưởng nhân đạo:

Bàn luận về giá trị tư tưởng nhân đạo của truyện, chú ý: Khi miêu tả đời sống nội tâm nhân vật cùng ngoại cảnh, Thạch Lam muốn nhấn sâu, tô đậm bức tranh phố huyện nghèo nàn, tù túng và niềm khao khát một cuộc sống tươi sáng. Chi tiết đợi chuyến tàu đêm của chị em Liên mang thông điệp tư tưởng nhân đạo của nhà văn: Hãy cứu lấy tâm hồn, cuộc sống trẻ thơ, để các em thực sự được sống trong tình thương yêu, hạnh phúc.

– Qua bức tranh phố huyện và tâm trạng của “hai đứa trẻ”, thể hiện tấm lòng thương cảm sâu sắc của tác giả đối với những kiếp sống tối tăm, mòn mỏi trong xã hội cũ, đồng thời mơ ước một cuộc sống tươi sáng hơn cho những con người nhỏ bé.

Truyện khẳng định một phong cách dộc đáo của Thạch Lam.

Truyện thể hiện một lối kết cấu độc đáo, truyện không có chuyện, không có mâu thuẫn, xung đột, chỉ là những chi tiết, hình ảnh khơi gợi cảm giác, suy tư trăn trở về những kiếp người sống tàn tạ, lay lắt nơi ga xép, phố huyện nghèo nàn.

Truyện đi sâu vào miêu tả tâm lý, tâm trạng nhân vật với những biểu hiện cảm xúc vi tế, mơ hồ mà có sức lay động tâm hồn sâu sắc.

Giọng điệu trữ tình, nhẹ nhàng, câu văn mang đậm chất thơ, diễn tả được nhiều sắc thái tâm trạng nhân vật.

Nguồn Edufly

Xem thêm:  Soạn bài: Tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Chủ đề: con đườngcon ngườicuộc sốnghai dua trehai dua tre thach lamNhững đứa trẻphong cach nghe thuat cua thach lam qua tac pham hai dua trethach lamthời gianvan hoc

TS.Nguyễn Văn Tùng

Báo Văn học và tuổi trẻ, số tháng 6 [165] – 2008

Đề tương tự:

1. Phân tích nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ”.

2. Đặc sắc nghệ thuật của Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ”.

          Dù chỉ có một cuộc đời ngắn ngủi, song Thạch Lam [1910 – 1942] đã kịp để lại cho văn học Việt Nam hiện đại nhiều tác phẩm có giá trị, đặc biệt là một số truyện ngắn và bút kí. Những tác phẩm ấy đã khẳng định một phong cách Thạch Lam trong làng văn hiện đại. Trong số truyện ngắn của ông, “Hai đứa trẻ” là tác phẩm được nhiều bạn đọc biết đến hơn cả, bởi lẽ nó tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của cây bút văn xuôi đặc sắc này.

          Đã hơn nửa thế kỉ trôi qua nhưng truyện ngắn “Hai đứa trẻ” vẫn là những hình tượng nghệ thuật đầy sức sống trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ. Cái gì đã mang đến một sức sống lâu bền như vậy cho tác phẩm? Phải chăng cái tạo nên sức lôi cuốn ấy chính là tài năng nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam? Quả vậy, những nét đặc sắc trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” cũng là những nét đặc sắc của phong cách Thạch Lam.

         Trước hết, khác với các tác phẩm tự sự nói chung, “Hai đứa trẻ” hầu như không có cốt truyện, sự kiện. Nói một cách chính xác, “cốt truyện” chỉ là câu chuyện về hai đứa trẻ – một chị, một em trai với một chõng hàng ở một phố huyện nghèo có đường xe lửa chạy qua. Truyện hầu như không có sự kiện gì đặc biệt. Hành động của nhân vật chỉ là những việc lặp đi lặp lại mỗi ngày. Ngày nào chẳng vậy, ngày nào mà chẳng có “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”. Ngày nào mà mẹ con chị Tí nhá nhem tối chẳng “Xách điếu đóm và hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra” để bày hàng. “Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn cứ tróng thu không là phải đóng cửa hàng lại. Ngày nào mà hai chị em Liên chẳng mong ngóng đợi đòn tàu đêm đi qua. Những con người quen thuộc, những hành động thường nhật, nhàm chán. Một nhịp sống đều đều không có gì thay đổi. Nói chung, cuộc sống con người hiện ra qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam trong “Hai đứa trẻ” đều không có gì khiến bạn đọc phải hồi hộp, phải đợi chờ, ấy vậy mà đã tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật mang đến cho người đọc những nhận thức mới mẻ về con người, nói chính xác hơn là thân phận những con người nhỏ bé, tầm thường trong xã hội cũ. Thạch Lam đã hết sức khéo léo gắn kết được những con người, những sự kiện thường nhật ấy lại để chúng trở thành một thế giới nghệ thuật. Tác phẩm thú vị ở chỗ tưởng như hiện thực được miêu tả rất cũ kĩ, sáo mòn nhưng cuối cùng người đọc lại nhận ra rất nhiều thông điệp có giá trị mà nhà văn gửi gắm.

          Kiểu cốt truyện của “Hai đứa trẻ” là một kiểu tổ chức hành động tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Không chỉ “Hai đứa trẻ”, nhiều tác phẩm khác của ông cũng vậy. Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” kể về một chàng trai về quê thăm bà rồi gặp lại cô bé hàng xóm giờ đã trở thành một thiếu nữ xinh xắn. Truyện “Gió lạnh đầu mùa” kể về những đứa trẻ biết thương yêu, biết nhường cho nhau một tấm áo để chống cái lạnh đầu mùa… Thật nhẹ nhàng, thật giản đơn. Cái độc đáo, cái đặc sắc làm nên phong cách Thạch Lam, trước hết chính là kiểu cốt truyện nhẹ nhàng nhưng khó quên ấy.

          Vậy là dường như Thạch Lam không chú trọng cốt truyện. Cái nhà văn muốn làm nổi bật lên trong tác phẩm này chính là tâm tư, tình cảm của nhân vật. Chị em Liên đang nghĩ gì, buồn hay vui? Đó mới chính là điều ngòi bút Thạch Lam đang hướng tới.

          Có thể nhận thấy qua “Hai đứa trẻ” nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật điêu luyện của ngòi bút Thạch Lam. Mỗi nhà văn có một phong cách riêng. Nam Cao có biệt tài đi sâu vào từng ngõ ngách tâm trạng, thể hiện sâu sắc những uẩn khúc của nhân vật. Ông có thể phanh phui tất cả những sự thật của tâm hồn. Nguyễn Tuân lại diễn tả rất hay cái khát khao hướng về cái đẹp, cái thanh nhã, cái cao cả, cao thượng của con người… Song thể hiện những nét tinh tế, nhẹ nhàng của tình cảm, cảm xúc thì có lẽ trong các nhà văn Việt Nam hiện đại chưa ai hơn được Thạch Lam.

          Cụ thể, trong thiên truyện ngắn này, tâm trạng của hai đứa trẻ, nói chính xác là của Liên, được Thạch Lam diễn tả một cách khéo léo. Nhà văn để tâm trạng nhân vật tự bộc lộ. Tâm trạng của Liên được thể hiện qua thị giác và thính giác. Hình ảnh những con người nơi phố huyện, như bác phở Siêu, mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, vài người đi làm về muộn lặng lẽ đi ngoài phố, bóng tối bao trùm lên tất cả…; âm thanh của tiếng trống thu không, trống cầm canh, tiếng cười khanh khách của bà Thi điên, vài tiếng đàn bầu rời rạc của vợ chồng bác xẩm… đã nói lên một cách hết chính xác những cảm xúc buồn man mác, buồn nhưng không hiểu vì sao của một tâm hồn non trẻ, ngây thơ.

          Bằng tài năng sử dụng ngôn từ, nhà văn đã dẫn người đọc quay trở về quá khứ, đến với một phố huyện nghèo, đang mỗi lúc một chìm dần vào đêm tối. Người đọc dường như đang ở bên cạnh những đứa trẻ mà lắng nghe những thanh âm buồn bã, mà chứng kiến những con người lam lũ đang khao khát một cuộc sống tươi sáng hơn. Nhà văn đã khơi gợi được lòng đồng cảm mạnh mẽ ở người đọc. Điều đó lí giải vì sao những nhân vật của truyện dường như rất bình thường nhưng đã để lại một ấn tượng mạnh đến vậy trong lòng người đọc.

          Nhiều tác phẩm khác của Thạch Lam cũng có chung một phương thức miêu tả tâm trạng nhân vật như trong “Hai đứa trẻ”. Song có thể nhận thấy, “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn thể hiện một cách tập trung nhất nét đặc sắc nghệ thuật nêu trên của ngòi bút Thạch Lam.

          Kiểu kết cấu – kết cấu thời gian, kết cấu sự kiện và nhân vật – trong “Hai đứa trẻ” cũng là một nét khá tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Cách thể hiện của Thạch Lam gắn với phương thức của một họa sĩ hay một nghệ sĩ nhiếp ảnh. Kiểu thời gian hồi tưởng chỉ xuất hiện có một lần khih Liên nhớ lại những ngày gia đình còn ở Hà Nội. Song vùng kí ức ấy cũng rất mờ nhạt trong Liên. Hà Nội trong trí nhớ của Liên chỉ còn là một vùng sáng rực. Kiểu thời gian đảo lộn, dồn nén không thấy xuất hiện. Thời gian nghệ thuật của “Hai đứa trẻ” là thời gian xuôi chiều, đều đều. Khoảng thời gian của tác phẩm cũng diễn ra trong một khoảng ngắn: từ lúc chiều tàn cho đến đêm khuya, khi chuyến tàu đêm đi qua thị trấn. Song không phải vì thế mà tác phẩm kém đi sự hấp dẫn. Ngược lại, với cách miêu tả ấy, nhà văn đã bắt nhận được nhịp sống đều trôi, buồn tẻ, lặng lẽ nơi phố huyện, tựa như một nhạc sĩ đã nắm bắt được nhịp điệu của tâm hồn để thể hiện nó trong giai điệu về số phận con người. Kiểu thời gian của tác phẩm làm cho người đọc có ấn tượng rằng đây là một nhát cắt của cuộc sống. Cách thể hiện ấy đã làm tăng tính chân thực của những hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn này.

          Kiểu kết cấu nhân vật của tác phẩm cũng khá đặc biệt. Cái đặc biệt không phải được tạo nên từ sự phức tạp của nội tâm nhân vật, của các tuyến nhân vật. Ở đây không có nhân vật đa diện, không có các tuyến nhân vật chính diện, nhân vật phản diện… như trong tác phẩm của các nhà văn cùng thời khác mà chỉ những con người đang lặng lẽ, đắm chìm trong tăm tối, buồn bã. Đó cũng là điểm chung về nhân vật trong nhiều tác phẩm khác của Thạch Lam.

          Nếu người đọc đã biết đến một Nguyễn Tuân tài hoa kiêu bạc, một Nam Cao sâu sắc, một Vũ Trọng Phụng gay gắt, quyết liệt… thì qua những trang văn “Hai đứa trẻ”, “Dưới bóng hoàng lan”, “Gió lạnh đầu mùa”,… ta lại được biết thêm một Thạch Lam nhạy cảm, biết lắng nghe, biết nâng niu những biến thái tinh tế của tâm hồn những con người nhỏ bé, bình thường. Văn Thạch Lam nhắc chúng ta cần quan tâm hơn nữa, cần biết sống hơn nữa với những người xung quanh.

Video liên quan

Chủ Đề