Viet nam bao nhiêu người ăn lương từ ngân sách

Đây là con số mà TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng đưa ra tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam: Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy" vừa diễn ra hôm qua [15/11] tại Hà Nội.

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng

Lãnh đạo Sở phải dự 2.000 cuộc họp trong 7 tháng

Với việc đưa ra con số nói trên, TS Thiên còn đưa ra bức tranh về bộ máy hành chính cồng kềnh, căn bệnh nan y của nền quản lý hiện nay là họp... họp và họp. Ông Thiên nói: Vì sao bộ máy chúng ta cồng kềnh, cơ chế "họp", cần nhiều lãnh đạo để đi họp. Thực trang họp lu bù là phổ biến và là “bệnh nan y”.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam dẫn chứng: Tại TP.HCM, Sở Kế hoạch và Đầu tư, với 4 người trong ban Giám đốc, lãnh đạo Sở trong 7 tháng đầu năm 2017, phải dự hơn... 2.000 cuộc “họp”. Sở Quy hoạch - Kiến trúc: từ đầu năm đến T8/2017: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc và lãnh đạo phòng ban, cán bộ chủ chốt của Sở phải dự hơn 1.500 cuộc họp.

Một phường ở quận 1: UBND phường có 3 lãnh đạo, bình quân mỗi lãnh đạo họp 2 cuộc/ngày, có ngày cả 3 lãnh đạo cùng đi họp ở quận. “Nhận giấy mời họp của cấp trên thì không thể không đi, nhưng đi hết thì ở phường không còn lãnh đạo trực, giải quyết công việc. Nếu cử chuyên viên đi họp thay thì quận phê bình”, ông Thiên nói.

Vì sao họp nhiều? “Họp nhiều thì không thể hiện được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Cũng vì tình trạng sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc dẫn đến tiến độ chậm, làm phát sinh thêm họp hành”. Họp nhiều gắn với cơ chế ra quyết định và chịu trách nhiệm không gắn với trách nhiệm cá nhân.

Ông Thiên cho rằng: Bộ máy của chúng ta tồn tại thực trạng: Thừa người nhưng không rõ chức năng, thiếu quyền, ít chịu trách nhiệm. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Việt Nam lắm cấp phó, Việt Nam bàn nhiều về “ghế”, về biên chế, mà ít bàn về cơ chế, chức năng bộ máy – yếu tố quyết định cơ cấu nhân sự.

“Mỗi bộ ở Việt Nam có 5-7 thứ trưởng mà lúc nào cũng “đầu tắt mặt tối”. Ở các nước phát triển, bộ chỉ có một, thậm chí không có thứ trưởng mà công việc vẫn chạy trơn tru. Vấn đề là ở thể chế vận hành", ông Thiên nêu.

Vì sao 5 - 7 Thứ trưởng vẫn "đầu tắt mặt tối"

TS Thiên phân tích điểm khác biệt của Việt Nam và các nước, là các bộ của họ không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh mà chỉ tập trung xây dựng cơ chế, chính sách. Cơ chế “bộ chủ quản” ở Việt Nam còn nặng, cán bộ thích “chủ quản” hơn là xây dựng thể chế.

Thứ 2, thủ trưởng mỗi cấp có quyền, có trách nhiệm rõ ràng, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định. Còn ở ta, ai cũng kêu không có thực quyền, thiếu thể chế giao quyền và chịu trách nhiệm rõ ràng, do đó phổ biến tình trạng cấp dưới “hất lên trên”. Thủ trưởng không kham nổi nên phải có nhiều cấp phó “đỡ hộ”.

Thứ 3 là phân công trong lãnh đạo bộ ở Việt Nam thường chia cắt, lập một số Tổng cục, Cục, Vụ, do một cấp phó đứng đầu, không phân công theo lĩnh vực quản lý nhà nước làm cho bộ máy càng cồng kềnh và kém hiệu quả.

Bốn, cách “làm việc tập thể”, quyền hạn và trách nhiệm người đứng đầu không rõ ràng nên nhiều ban bệ rắc rối, họp hành triền miên. Mà đã họp là theo “cấp”, cán bộ đi họp phải đúng “đẳng cấp”.

Viện trưởng Viện Kinh tế nêu con số: Dân số Việt Nam hiện là 93 triệu người nhưng phải “nuôi” 2,8 triệu cán bộ công chức, viên chức, cộng với số người hưu trí, người hưởng lương, trợ cấp từ NSNN là khoảng 7,5 triệu người. Toàn bộ số người hưởng lương và mang tính chất lương từ ngân sách lên tới 11 triệu người, bằng 11,5% dân số.

Theo nghị định số 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 1/7, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tăng từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng/tháng, mức tăng hơn 20,8%.

9 nhóm đối tượng được điều chỉnh lương cơ sở từ hôm nay gồm: cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã; viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP.

Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam cũng thuộc đối tượng được điều chỉnh lương.

9 nhóm đối tượng sẽ được tăng lương cơ sở từ hôm nay.

Bên cạnh đó, sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân; người làm việc trong tổ chức cơ yếu; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố cũng được điều chỉnh lương cơ sở từ hôm nay.

Theo thống kê của Bộ Nội vụ, năm 2022, tổng biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 1.998.083 biên chế. Trong đó, biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 254.757; biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước là 1.743.326.

Như vậy từ 1/1/1995 đến nay, nước ta đã trải qua 18 lần tăng lương cơ sở. Lương cơ sở được điều chỉnh hằng năm. Tuy nhiên, năm 2020 và năm 2021, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên lương cơ sở bị "lỡ hẹn".

Năm 1995, lương cơ sở ở mức 120.000 đồng/tháng, thì đến 1/7, mức lương này đã chạm mức 1.800.000 đồng/tháng.

Lương hưu tăng mức cao nhất 20,8%

Theo Nghị định số 42/2023/NĐ-CP, tăng thêm 12,5% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP [từ ngày 1/1/2022].

Bên cạnh đó, cũng tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh lương hưu từ ngày 1/1/2022.

Sau khi điều chỉnh, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng có mức hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm.

Cụ thể, tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 2.700.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3 triệu đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 2.700.000 đồng/người/tháng đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng.

Người dân nhận lương hưu hàng tháng [ảnh minh họa: BHXH VN].

Từ năm 1995 đến nay, Nhà nước đã thực hiện 23 lần điều chỉnh lương hưu nhằm đảm bảo cuộc sống cho người về hưu. Năm 2022, dù tình hình kinh tế đất nước có khó khăn nhưng lương hưu đã được điều chỉnh với mức chung là 7,4% từ ngày 1/1/2022.

Những người nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995 mà sau khi điều chỉnh theo mức chung, nếu lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng dưới 2.500.000 đồng/tháng còn tiếp tục được điều chỉnh thêm.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hiện cả nước có gần 3,3 triệu người hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Giai đoạn 2016-2021, bình quân có khoảng 110.000 người hưởng lương hưu mới/năm. Trong đó, 435.000 người được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu [chiếm 65,8%]. Như vậy, cứ 3 người nghỉ hưu thì khoảng 2 người có tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa 75% trung bình lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Năm 2022, mức hưởng lương hưu trung bình hiện nay khoảng 5,4 triệu đồng/tháng cao hơn mức thu nhập bình quân của người dân năm 2021 [4,2 triệu đồng/tháng].

Ở Việt Nam có bao nhiêu cấp ngân sách?

Nghị quyết số 138/HĐBT ngày 19.11.1983 của Hội đồng Bộ trưởng là văn bản pháp luật đầu tiên quy định hệ thống ngân sách nhà nước gồm 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện, xã và các cấp chính quyền nhà nước tương ứng đều được giao trách nhiệm, quyền hạn trong quản lí ngân sách nhà nước.

Có bao nhiêu cấp ngân sách?

Giai đoạn 1997 đến nay: Luật NSNN 1996 đã chính thức có hiệu lực kể từ năm ngân sách 1997, Theo đó, mô hình tổ chức hệ thống NSNN vẫn bao gồm 4 cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã.

Đâu là khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước?

Nhóm chi thường xuyên được hiểu đơn giản là khoản chi nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, ví dụ như lương thưởng, công tác, hội họp, thiết bị văn phòng, thanh toán dịch vụ công cộng [điện, nước…], công tác phí, chi sửa chữa thường xuyên máy móc, văn phòng…

Một năm ngân sách được bắt đầu và kết thúc khi nào?

Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Chủ Đề