Vợt cầu lông bao nhiêu là nhé?

Chọn vợt cầu lông cho người mới chơi như thế nào cho đúng?

14/09/2022 11:03 - 14.811 lượt xem

Bạn đang phân vân không biết nên chọn vợt cầu lông như thế nào? Bạn muốn tìm hiểu về các thông số của vợt để có thể chọn ra một cây vợt phù hợp nhất với mình? Qua bài viết này, Thể Thao 365 sẽ chia sẻ với bạn cách chọn vợt cầu lông cho người mới chơi. Hi vọng, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để có thể tận hưởng bộ môn này một cách trọn vẹn nhất...

Xem nhanh

Cầu lông là gì?

Cầu lông hay vũ cầu là môn thể thao cực kỳ hấp dẫn với mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người già. Môn thể thao này dùng vợt để thi đấu giữa 2 người [đấu đơn] hoặc 4 người [đấu đôi] trên 2 nửa của sân hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm cầu duy nhất để đưa cầu sang sân bên kia. Lượt cầu kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc có lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt, trường hợp không có trọng tài thì do tự người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh.

Cách chọn vợt cầu lông dành cho người mới chơi

Có rất nhiều cách để lựa chọn vợt cầu lông cho người mới chơi như dựa vào thông số cây vợt, dựa vào lối chơi mà cây vợt hướng tới như tấn công, phòng thủ phản tạt hay công thủ toàn diện. Tuy nhiên, với những người mới chưa thể xác định được lối đánh của mình thì có thể tham khảo qua những đặc điểm sau để có thể chọn cho mình một cây vợt.

Mục đích sử dụng vợt

Việc đầu tiên khi mua một cây vợt, đó là bạn phải xác định được mục đích sử dụng vợt cầu lông. Bạn mua để luyện tập thi đấu chuyên nghiệp hay chỉ để chơi thể thao hàng ngày. Tùy từng mục đích sử dụng mà người chơi sẽ chọn được loại vợt phù hợp nhất. Đối với người mới dùng vợt để tập cầu lông rèn luyện nâng cao sức khỏe hàng ngày thì không cần phải mua một cây vợt quá chất lượng hay đắt tiền.

Trình độ và lối chơi

Vợt cầu lông có rất nhiều loại với những đặc điểm riêng về thiết kế để sao cho phù hợp với từng trình độ và lối chơi khác nhau. Tuy nhiên, với người mới đang làm quen với các kỹ năng cơ bản của cầu lông thì chỉ cần chọn các mẫu vợt phổ thông.

Sau một thời gian, người chơi sẽ hình thành được lối chơi của mình, lúc đó, cần lựa chọn mẫu vợt sao cho phù hợp hơn. Ví dụ, bạn thiên về chơi tấn công uy lực thì nên chọn loại vợt cứng, nặng đầu, mặt vợt vừa phải, không quá to để phát huy lối chơi của bạn. Còn nếu bạn là người yêu thích lối chơi phòng thủ, phản tạt thì nên chọn cho mình cây vợt nhẹ đầu, thân vợt có độ cứng sẽ giúp bạn đánh những pha cầu tốc độ, không bị hụt lực khi tiếp xúc cầu.

Trọng lượng vợt

Hầu hết vợt cầu lông cho người mới chơi có trọng lượng ký hiệu bằng chữ U trên tem. Và được dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt. Số U càng lớn thì trọng lượng càng nhẹ.

Với người mới bắt đầu thì 3U [85 – 89 gr] là vợt có trọng lượng vừa phải, phù hợp với nhiều độ tuổi và giới tính khác nhau. Phụ nữ và trẻ em có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U [79 – 83gr] hoặc 5U [dưới 80gr]. Đối với các vận động viên chuyên nghiệp và những người có lực tay khỏe thì 2U [90-94 gr] cũng là một lựa chọn.

Đây là thông số khá quan trọng trong việc lựa chọn vợt cầu lông phù hợp cho người mới chơi.

Chu vi cán vợt

Thông số G trên vợt cầu lông là ký hiệu về chu vi cán vợt. Số G càng lớn, chu vi cán vợt càng nhỏ. Thông thường, ký hiệu này nằm trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng, ví dụ như 3U G4 hoặc 4U G5.

Chọn cán vợt phù hợp sẽ mang lại cảm giác cầm nắm vợt dễ chịu và chắc chắn hơn cho người chơi. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào việc bạn chơi cầu thường xuyên, chăm chỉ luyện tập để tay có cảm giác đánh tốt nhất và quá trình đánh cầu lâu dài để tìm ra cỡ cán vợt hợp với tay mình. Chu vi cán cũng có thể thay đổi bởi “cách quấn cán vợt”. Thông thường vợt cầu lông cho người chơi nghiệp dư và chuyên nghiệp thường dùng loại cán G3, G4, G5.

Chiều dài vợt

Chiều dài vợt được quy định trong luật cầu lông của liên đoàn cầu lông thế giới quy định là tối thiểu 665mm và tối đa 680mm. Hiện nay các hãng vợt thường sản xuất với chiều dài 675mm cho giúp người chơi tối đa được sức mạnh tấn công nhờ cánh tay đòn dài nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt cần thiết.

Độ dẻo thân vợt

Độ dẻo thân vợt được chia thành 5 loại, tùy theo trình độ và lối chơi mà người chơi nên cân nhắc để có thể chọn cho mình cây vợt phù hợp. Đối với những người mới tập chơi thì nên chọn cây vợt nằm ở mức dẻo hoặc trung bình để có thể dề dành kiểm soát vợt hơn.

- Rất dẻo: Cho những pha đánh cầu lắt léo, khó điều khiển, đối phương khó đoán hướng.

- Dẻo: Đánh cầu nhẹ, khéo,  thích hợp với lối chơi phòng thủ cần tiết kiệm sức và lực.

- Trung bình: Loại này dành riêng cho người chơi nghiệp dư giỏi, có lối chơi công thủ.

- Cứng: Giúp bạn đánh cầu mạnh, phù hợp cho người trẻ, có sức mạnh.

- Rất cứng: Mang đến cú đập cực mạnh, chuẩn xác, thường được các vận động viên chuyên nghiệp lựa chọn.

Mức độ trợ lực

Mức độ trợ lực bao gồm 5 mức độ được quyết định bởi chất liệu làm cán vợt.

- Không trợ lực: Cán vợt làm từ thép, không trợ lực.

- Trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.

- Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao.

- Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao pha Titan hoặc các bon dạng sóng, cấu trúc Nano.

- Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

Điểm cân bằng

Điểm cân bằng vợt cầu lông là một trong những thông số vợt mà người chơi cầu lông cần chú ý trước khi lựa chọn mua vợt cầu lông. Điểm cân bằng vợt cầu lông sẽ quyết định được độ nặng đầu, nhẹ đầu của cây vợt đó. Đồng nghĩa với lối chơi tấn công, phòng thủ của từng người chơi.

Vợt nhẹ đầu [Light Head] hay Defensive [Thủ]: Cho khả năng điều cầu cao và thủ cầu linh hoạt, phù hợp với lối chơi trên lưới, bắt lưới nhanh, đập gập cổ tay trên lưới và các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu, nhưng sẽ hạn chế ở khả năng tấn công.

Vợt cân bằng [Even Balance]: Vợt sẽ cân bằng giữa khả năng tấn công và phòng thủ, đây là dòng vợt được ưa chuộng bởi rất nhiều người chơi cầu lông trên thế giới.

Vợt nặng đầu [Heavy Head] hay Offensive [Công]: Đây là cây vợt dành cho lối chơi tấn công uy lực, vợt nổi trội với khả năng đập cầu mạnh với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân. Dòng vợt này đòi hỏi vợt phải có độ cứng cao, dòng này sẽ kén người chơi hơn, phù hợp với người có trình độ cao, đòi hỏi lực cổ tay khỏe.

Độ căng của vợt

Đây là yêu cầu cơ bản nhất trong cách chọn vợt cầu lông cho người mới chơi. Theo đó nên chọn mức căng vợt trung bình, không quá căng. Nếu là người chơi có kinh nghiệm lâu năm và có xu hướng sử dụng nhiều lực vào cú đánh có thể sẽ thích một mức độ căng cao hơn, khoảng 22-23 lbs.

Các thương hiệu vợt cầu lông nổi tiếng

Đối với những người chơi mới, chưa có kinh nghiệm chọn vợt, thì việc chọn một cây vợt đến từ những thương hiệu nổi tiếng được nhiều người chơi phong trào cho đến các vận động viên chuyên nghiệp sẽ giúp bạn trải nghiệm bộ môn này tốt hơn.

Thương hiệu vợt cầu lông Yonex

Hiện nay, Yonex là thương hiệu vợt cầu lông nổi tiếng hàng đầu thế giới. Rất nhiều vận động viên cầu lông chuyên nghiệp lựa chọn nhãn hiệu vợt cầu lông này làm trợ thủ đắc lực cho mình trong các trận đấu trong nước cũng như quốc tế. Chiếc vợt cầu lông chất lượng tốt thích hợp với chiến thuật của người vận động viên thì nó đã quyết định tới 50% chiến thắng trong trận đấu. Chính vì thế mà không chỉ các tuyển thủ cầu lông trong nước mà ngay cả các vận động viên trên thế giới cũng lựa chọn cho mình chiếc vợt Yonex cao cấp. Yonex thiết kế rất nhiều dòng vợt cầu lông phù hợp với các lối chơi khác nhau, ở mọi phân khúc giá. Chính vì vậy, việc sở hữu cho mình cây vợt đến từ thương hiệu Yonex là sự lựa chọn không thể bỏ qua đối với những người mới chơi.

Thương hiệu vợt cầu lông Lining

Lining được thành lập vào năm 1990 ở Trung Quốc, sau nhiều năm năm phát triển Lining đã vươn lên vị trí những thương hiệu sản xuất đồ thể thao nổi tiếng hàng đầu thế giới. Vợt cầu lông cũng là một sản phẩm chính của hãng, được người dùng đánh giá cao. Lining sở hữu đa dạng dòng vợt, mỗi một dòng vợt lại có những công nghệ riêng, đem đến cho người đa dạng sự lựa chọn. Cũng giống như Yonex, hãng vợt cầu lông Lining cũng tài trợ cho rất nhiều các vận động viên và các giải đấu lớn trên thế giới. Ở Việt Nam, Lining còn được biết đến như ông hoàng phụ kiện cầu lông. Lining có đa dạng mặt hàng từ vợt cầu lông, giày cầu lông, phụ kiện bao vợt,… cho đến cả quần áo thể thao, tất.

Thương hiệu vợt cầu lông Victor

Victor là nhãn hiệu vợt cầu lông lớn đến từ Đài Loan, ra đời năm 1968, được biết đến thương hiệu số một thế giới về sản xuất. Hiện nay, sản phẩm vợt cầu lông của Victor đã phủ sóng ở rất nhiều quốc gia. Với hơn 50 năm kinh nghiệm cùng với việc không ngừng cải tiến công nghệ, hãng vợt Victor đã trở thành nhà phân phối dụng cụ cầu lông thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Yonex. Phần lớn các sản phẩm vợt cầu lông của hãng Victor được làm bằng than chì carbon, có độ bền cao. Cùng với đó là trọng lượng siêu nhẹ nên sản phẩm khá phù hợp cho các tay chơi nghiệp dư, cung cấp cho người chơi sức mạnh tối đa trong những cú đập cầu và phản công nhanh.

Luật chơi cầu lông chuẩn quốc tế bạn đã biết

Quy luật chọn sân, phát cầu trước khi bắt đầu

Trong luật thi đấu cầu lông chuyên nghiệp, trước khi bắt đầu một trận đấu, trọng tài sẽ tiến hành xác định vị trí đứng trên sân của hai người chơi cũng như bên giao cầu trước bằng cách tung đồng xu. Bên nào chọn đúng sẽ được quyền quyết định:

- Bên nào sẽ là bên giao cầu trước

- Phần sân thi đấu ở ván đầu tiên

- Người còn lại sẽ nhận được các lựa chọn còn lại.

Trong các trận cầu lông phong trào hoặc thi đấu giao lưu, khi không có vị trí trọng tài, người chơi có thể dùng nhiều cách để tự quy định hoặc hai bên tự thỏa thuận với nhau.

Luật thi đấu trong thể thức cầu lông đơn

Phạm vi giao cầu và nhận cầu

Trong đánh đơn, phạm vi giao và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía trong và vạch giao cầu dài [cũng chính là đường biên ngang cuối sân].

Một phần sân sẽ có 2 khu vực phải và trái. Số điểm hiện có của người giao cầu sẽ quyết định vị trí đứng giao cầu của họ [là bên phải hoặc bên trái]. Từ vị trí đứng của người giao cầu, ta có thể xác định được vị trí đứng tương ứng của người nhận cầu. Người nhận cầu phải đứng trong khu vực đối diện chéo nhau so với người giao cầu.

Khi trận đấu chưa ghi điểm hoặc người giao cầu có điểm số chẵn thì họ sẽ thực hiện giao cầu ở khu vực bên phải. Khi đó, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên phải trên sân của mình.

Nếu điểm của người giao cầu là điểm lẻ, họ sẽ đứng giao cầu ở khu vực giao cầu bên trái. Tương ứng, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên trái trên sân của mình.

Thứ tự trả giao cầu

Trong luật cầu lông đơn cho phép bạn đứng trả giao cầu tại bất kỳ vị trí nào trong phần sân quy định cho nội dung đơn và không được giẫm chân lên vạch khi cầu chưa chạm vợt người giao cầu.

Đối phương điểm chẵn bạn sẽ đứng trả giao cầu bên ô chẵn và người lại, cứ như vậy cho tới khi bạn giành được điểm thì sẽ đứng ở ô chẵn hoặc lẻ tương ứng với số điểm bạn đang có.

Luật thi đấu trong thể thức cầu lông đôi

Trong thi đấu cầu lông đôi sẽ bao gồm 3 hình thức thi đấu đó là: Thi đấu đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ, luật thi đấu cầu lông đôi sẽ áp dụng cho cả 3 hình thức.

Phạm vi giao cầu và nhận cầu

Trong đánh đôi phạm vi giao cầu và nhận cầu được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía ngoài và vạch giao cầu dài phía trên. Theo đó, phạm vi giao cầu và nhận cầu của hình thức đánh đôi sẽ rộng hơn nhưng lại ngắn hơn hình thức đánh đơn.

Sân của mỗi đội chơi sẽ có hai khu vực trái và phải. Tùy vào điểm số hiện có của đội giao cầu mà khu vực đứng giao cầu sẽ nằm bên trái hoặc bên phải.

Nếu đội giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm số chẵn, thành viên giao cầu của đội này sẽ đứng ở khu vực giao cầu bên phải. Tương ứng, người nhận cầu của đội đối thủ sẽ đứng ở khu vực bên phải trên sân của mình.

Ngược lại, nếu điểm của đội giao cầu là điểm lẻ, thành viên giao cầu của đội này sẽ tiến hành giao cầu ở khu vực bên trái. Lúc này, người nhận cầu của đội còn lại sẽ đứng ở khu vực bên trái trên sân của mình.

Ở phía nhận cầu, thành viên thực hiện cú giao cầu ở lượt cầu trước sẽ giữ nguyên vị trí đứng của mình, mô hình ngược lại sẽ áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.

Thành viên của bên nhận cầu đang đứng trong khu vực chéo đối diện người giao cầu chính là người nhận cầu. Vị trí của các người chơi sẽ không thay đổi cho đến khi có một bên giành điểm ở ngay lượt giao cầu của bên đó.

Thứ tự trả giao cầu

Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự như sau:

- Từ người chơi giao cầu đầu tiên ở ô giao cầu bên phải đến đồng đội của người chơi nhận cầu đầu tiên. 

- Sau đó, lượt giao cầu sẽ đến người nhận cầu đầu tiên rồi trở lại người giao cầu đầu tiên và cứ tiếp tục cho những lần sau.

- Các vận động viên không được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc thực hiện 2 quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu

- Bất cứ người chơi nào của đội thắng ván đều có thể thực hiện giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo và ngược lại đối với đội nhận cầu

Cách tính điểm khi chơi cầu lông

Đối với một trận thi đấu cầu lông, để xác định ra đội dành chiến thắng thì Liên đoàn Cầu lông Thế giới [BWF] có quy định về luật tính điểm cầu lông như sau:

- Trận thi đấu cầu lông gồm 3 hiệp thi đấu, khi đội nào đạt 21 điểm trước sẽ dành chiến thắng trong hiệp đấu đó. Đội nào dành được chiến thắng 2/3 hiệp sẽ thắng chung cuộc.

- Nếu như, ở một hiệp đấu nếu như cả hai đội hòa nhau với tỉ số 20 – 20 thì bên nào ghi được 2 điểm liên tiếp thì sẽ dành chiến thắng trong hiệp đấu đó.

- Trường hợp, ở một hiệp đấu nếu cả hai bên đánh đến điểm số 29 [29 – 29] mà chưa phân thắng bại thì đội nào dành được điểm thứ 30 trước sẽ dành chiến thắng của hiệp đấu đó.

- Khi kết thúc một pha cầu hợp lệ, bên nào thắng sẽ được tính 1 điểm.

Cách tính điểm cầu lông đối với đánh đơn khi giao cầu

Cách tính điểm cầu lông đơn trong các tình huống giao cầu được luật quy định như sau:

Trường hợp người phát cầu hay người nhận cầu không đứng trong phạm vi ô phát cầu đối diện chéo nhau và không chạm đường biên của các ô phát cầu, ô nhận cầu thì bên còn lại sẽ nhận được điểm.

- Đối với cách tính điểm trong cầu lông thì luật có quy định nếu vận động viên gây trì hoãn bất hợp lệ cho việc phát cầu thì sẽ bị tính điểm thua [mất 1 điểm cho đối thủ].

- Khi vận động viên giao cầu không qua lưới, giao ra ngoài sân thì đội còn lại sẽ được 1 điểm.

- Vận động viên giao cầu đúng quy định, cầu rơi vào phần sân của đội bạn mà vận động viên đối thủ không đỡ được thì được xem là giao cầu ăn điểm trực tiếp.

- Theo quy định trong các trận đấu Quốc Tế thì cầu được giao phải ở vị trí 1.15 trở xuống tính từ mặt sân đến đế cầu [tính tại thời điểm vợt chạm đế cầu]. Nếu người giao cầu trên vị trí 1.15 thì bị coi là không đúng luật và mất 1 điểm cho đội đối thủ.

- Trong trường hợp vận động viên phát cầu quá ngắn không qua vạch 3m thì đối thủ sẽ được nhận 1 điểm.

Cách tính điểm cầu lông đối với đánh đôi khi giao cầu

Đối với cách tính điểm cầu lông đôi cũng bao gồm những quy định như đánh đơn nhưng phức tạp hơn một chút.

- Ở hiệp đấu đầu tiên trọng tài sẽ tung đồng xu để xác định đội nào có quyền giao cầu trước. Đến hiệp thi đấu thứ 2, 3 thì đội giao cầu trước sẽ là đội chiến thắng ở ván đấu trước đó.

- Bắt đầu hiệp đấu tiếp theo thì đội dành quyền giao cầu sẽ dựa vào điểm số ở hiệp đấu trước. Nếu dành chiến thắng ở điểm chẵn giao cầu ở ô giao cầu bên phải của phần sân đội mình chéo sang ô bên phải của đội đối thủ và điểm lẻ giao ở ô bên trái chéo qua ô bên trái của đối phương.

- Trong trường hợp, bên giao cầu thắng sẽ dành được 1 điểm và tiếp tục được phát cầu nhưng lần phát cầu tiếp theo thì VĐV thực hiện cú phát cầu trước đó đổi vị trí sang ô phát cầu còn lại tiếp tục phát cầu.

- Trường hợp, bên giao cầu từ ô bên phải thua thì mất 1 điểm và quyền giao cầu sẽ dành cho đội còn lại. Bên nhận cầu lúc này chuyển thành bên giao cầu mới. Sau khi dành được quyền giao cầu thì vẫn giữ nguyên vị trí ô phát cầu giống như tính huống trước đó.

Cách tính điểm cầu lông khi trong các tình huống đánh cầu

Đối với các tình huống đánh cầu thì cách tính điểm môn cầu lông được quy định như sau:

- Khi đối thủ đỡ cầu trượt hay đánh cầu ra ngoài sân [tính vị trí rơi đế cầu, đế cầu không nằm trên đường biên trắng thì cầu ngoài sân] thì bên còn lại sẽ nhận được điểm.

- Khi vận động viên dùng vợt chạm cầu 2 lần trong 1 tình huống thì đội còn lại sẽ nhận được 1 điểm.

- Trong các tình huống đánh cầu thì vận động viên tuyệt đối không được để vợt hay bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể chạm lưới và vượt qua lưới. Nếu vi phạm đội còn lại sẽ nhận được 1 điểm.

- Nếu như khi đang thi đấu, cầu bị treo trên đỉnh lưới, không rớt qua phần sân bên nào là phải giao cầu lại bởi vì quả cầu đó chưa ra ngoài cuộc và không một vận động viên nào được đụng quả cầu đấy.

- Trong 1 pha cầu, vận động viên đánh cầu mà cầu không may bị treo trên đỉnh lưới, không rớt qua xuống bất kỳ phần sân nào thì pha cầu này sẽ không được tính và sẽ phải giao cầu lại. Còn nếu bên đánh cầu, cầu mắc ở phần sân đội mình, không trên đỉnh lưới thì đội còn lại sẽ nhận được điểm.

Mua vợt cầu lông giá rẻ, chính hãng chất lượng ở đâu uy tín?

Tự hào là nhà phân phối chính thức của các thương hiệu nổi tiếng như Lining, Yonex, Mizuno... tại Việt nam, khi mua các sản phẩm tại Thể thao 365, bạn sẽ được hưởng các chính sách dưới đây:

Chủ Đề