Xạ trị ung thư tuyến giáp bao lâu

Tuyến giáp là gì? Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở vùng cổ phía trước và dưới. Nhiệm vụ chính của tuyến giáp là tiết ra hóc môn vào trong máu và được vận chuyển tới từng mô trong cơ thể. Hóc môn tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, làm cho não, tim, các cơ và nhiều cơ quan khác làm việc trong trạng thái ổn định.

Ung thư tuyến giáp

So với tỷ lệ mắc các loại ung thư khác thì ung thư tuyến giáp là bệnh hiếm gặp. Ở Hoa Kỳ vào năm 2010 chỉ có dưới 45.000 ca ung thư tuyến giáp trong khi đó con số này thấp hơn rất nhiều so với 200.000 bệnh nhân mắc ung thư vú, 140.000 bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư tuyến giáp cũng rất thấp. Cho đến năm 2008, theo số liệu thống kê của hiệp hội tuyến giáp Mỹ [ATA] hơn 450.000 bệnh nhân ung thư tuyến giáp vẫn sống. Thông thường, ung thư tuyến giáp có thể điều trị thành công, điều trị triệt căn bằng phẫu thuật và điều trị bổ trợ với I-131 kể cả với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển. Ngày nay tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở cả nam và nữ có xu hướng tăng nhanh hơn so với các loại ung thư khác. Mặc dù mắc ung thư là một điều gì đó hết sức khủng khiếp nhưng đối với riêng ung thư tuyến giáp mọi điều giường như tưới sáng hơn.

Triệu trứng của ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng lâm sàng điển hình, xét nghiệm chức năng của tuyến giáp vẫn trong giới hạn bình thường. Nhân tuyến giáp chủ yếu được phát hiện tình cờ trên siêu âm hoặc CT khi đi khám những bệnh khác không mấy liên quan đến tuyến giáp. Đôi khi, bệnh nhân tự phát hiện thấy u vùng cổ khi soi gương, đóng khuy cổ áo hoặc đeo dây truyền. Rất hiếm khi ung thư hoặc nhân tuyến giáp có thể gây triệu chứng. Tuy nhiên cũng một vài trường hợp có biểu hiện đau cổ, hàm hoặc tai. Nếu nhân tuyến giáp đủ lớn thì nó có thể chèn ép vào thực quản hoặc khí quản gây ra cảm giác nuốt vướng, khó thở hoặc cảm giác 'mắc ở cổ họng’’. Ít gặp hơn bệnh nhân có thể bị khàn tiếng do u chèn ép vào dây thần kinh điều khiển giọng nói.


Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Bệnh ung thư tuyến giáp hay gặp ở những người có tiền sử phơi nhiễm bức xạ liều cao, tiền sử có người ung thư tuyến giáp trong gia đình và trên 40 tuổi. Tuy nhiên, đối với phần lớn bệnh nhân vẫn chưa có nguyên nhân cụ thể nào gây ra ung thư tuyến giáp. Phơi nhiễm bức xạ liều cao ở thời niên thiếu làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Trước năm 1960, điều trị bằng tia X khá phổ biến trong ung thư vú, bệnh hạch ác tính Hodgkin, bệnh trứng cá, viêm amiđan. Nếu vùng cổ của bệnh nhân không được che chắn cẩn thận thì nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp là khá cao. Tuy vậy, những xét nghiệm thông thường như chụp X-quang hàm mặt, X-quang ngực, nhũ ảnh [mammography] không gây ung thư tuyến giáp. Ở những vùng xảy ra thảm họa hạt nhân như Checnobyl [Nga] và Fukushima [Nhật Bản], trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao nhất sau một vài năm. Tuy nhiên, thậm chí người lớn cũng có thể mắc ung thư tuyến giáp sau 40 năm. Dân cư xung quanh khu vực có lò phản ứng hạt nhân hoặc trong vòng bán kính 200 dặm nơi xảy ra thảm họa hạt nhân có thể uống kali iốt đua [potassium iodide] để phòng ung thư tuyến giáp.

Chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thường được chẩn đoán sau bằng chọc hút kim nhỏ hoặc phẫu thuật cắt nhân tuyến giáp. Mặc dù nhiều người có nhân tuyến giáp nhưng tỷ lệ những nhân này là ung thư rất thấp.

Phân loại ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp thể nhú. Trong ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm từ 70-80%, thể này tiến triển chậm và thường hay di căn hạch cổ. Tuy nhiên, không giống như các loại ung thư khác mặc dù có di căn hạch nhưng ung thư tuyến giáp thể nhú vẫn có tiên lượng rất tốt. Ung thư tuyến giáp thể nang. Thể này chiếm từ 10-15% ung thư tuyến giáp. Cũng giống nhu thể nhú, thể nang có thể di căn hạch cổ nhưng tốc độ tiến triển nhanh hơn và có thể di căn xa vào xương, phổi. Ung thư tuyến giáp thể tủy. Loại ung thư tuyến giáp này chiếm từ 5-10%, liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. Đây là thể ác tính nhất của ung thư tuyến giáp đồng thời đáp ứng kém với điều trị, chỉ chiếm tỷ lệ dưới 2%.

Điều trị ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật. Cắt toàn bộ tuyến giáp là phương pháp đầu tay trong điều trị ung thư tuyến giáp và vét hạch cổ. Thông thường, ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm cỏ thể chỉ cần phẫu thuật. Đối với những trường hợp có di căn hạch cổ, bác sĩ có thể chỉ định thêm điều trị bộ trợ bằng I-131 sau phẫu thuật. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ cần phải uống thuốc hormone tuyến giáp cho đến hết đời. Điều trị I-131. Tế bào tuyến giáp có khả năng hấp thu i-ốt rất tốt. Do vậy, I-131 có thể được sử dụng hiệu quả để phá hủy những mô giáp còn lại [lành tính và ung thư] sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp. Đồng thời do không có đặc tính bắt giữ I-131 nên các tế bào khác của các cơ quan khác trong cơ thể sẽ ít chịu tác động của dược chất phóng xạ này. Ở một số bệnh nhân, I-131 tác động đến tuyến nước bọt, có thể gây ra các tác dụng phụ như khô miệng. Nếu sử dụng I-131 liều cao thì cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư khác nhưng tỷ lệ này là vô vùng thấp. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị sẽ giúp cân bằng lợi ích và nguy cơ khi điều trị cho bệnh nhân. Trước khi điều trị I-131 bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân ngừng hormone tuyến giáp từ 4-6 tuần, tăng khả năng hấp thu I-131 để đạt hiệu quả điều trị tối đa. Khi chỉ số TSH đạt tới mức cần thiết theo yêu cầu của bác sĩ, bệnh nhân được uống I-131 liều nhỏ và chụp xạ hình chẩn đoán với I-131. Xét nghiệm này giúp bác sĩ có thể ước lượng được phần mô giáp cần phá hủy là bao nhiêu cũng như đánh giá tổn thương di căn xa ở phổi và các vị trí khác. Điều trị UTTG tiến triển. Ung thư tuyến giáp thường ít khi di căn xa nhưng khi đã có di căn xa thì vấn đề cũng cần xem xét cẩn trọng. Mặc dù phẫu thuật và điều trị I-131 là hai phương pháp chính nhưng những phương pháp này cũng có khi không hiệu quả. Trong tình huống này, xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác. Điều trị xạ trị có thể làm giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Ngoài ra, điều trị đích cũng là một phương pháp mới đang được nghiên cứu và bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển.   Theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Theo dõi định kỳ là cần thiết đối với tất cả các bệnh nhân ung thư tuyến giáp bởi vì bệnh có thể tái phát sau điều trị. Các xét nghiệm chính cần làm trong quá trình theo dõi bệnh là siêu âm vùng cổ và xét nghiệm máu. Bên cạnh đó bệnh nhân phải dùng thuốc hormone tuyến giáp [levothyroxine] từ sau khi mổ cắt tuyến giáp đến hết đời. Liều thuốc hormone phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nồng độ TSH là chỉ số nhạy nhất để theo dõi liều Levothyroxine có thích hợp không khi dùng cho mỗi bệnh nhân. Ngoài ra, chỉ số Tg [thyroglobulin] cũng là dấu ấn ung thư quan trọng trong quá trình theo dõi. Tg [thyroglobin] là protein được sản xuất bởi hầu hết các loại tế bào ung thư tuyến giáp và mô giáp bình thường. Do vậy sau khi đã được phẫu thuật cắt giáp toàn bộ và điều trị hủy mô giáp bằng I-131, chỉ số Tg được dùng để theo dõi bệnh. Nếu chỉ số này cao trong huyết thanh thì có thể nghi ngờ do bệnh tái phát và kết hợp thêm với một số xét nghiệm chẩn đoán khác. Tg có thể được định lượng khi bệnh nhân đang dùng hormone hoặc ngừng hormone tuyến giáp. Tuy nhiên, có hơn 25% số bệnh nhân không thể định lượng Tg chính xác do nồng độ kháng thể kháng Tg [ATg] trong huyết thanh cao hơn bình thường. Hơn nữa ở những bệnh nhân có nguy cơ tái phát cao, chụp xạ hình toàn thân chẩn đoán với I-131 sau khi ngừng thuốc hormone cũng có thể được áp dụng để bổ trợ cùng với xét nghiệm Tg và siêu âm cổ.  

Tiên lượng của ung thư tuyến giáp

Nói chung, tiên lượng của ung thư tuyến giáp là rất tốt, đặc biệt là ở những bệnh nhân dưới 45 tuổi và có u kích thước nhỏ. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú như xâm lấn ra ngoài phạm vi tuyến giáp có tiên lượng tốt nhất. Thông thường, thời gian sống thêm toàn bộ của bệnh nhân trong vòng 10 năm là 100%, tỷ lệ chết do bệnh ung thư tuyến giáp là rất thấp. Đối với bệnh nhân trên 45 tuổi, u kích thước lớn và xâm lấn thì tiên lượng vẫn khá tốt tuy nhiên tỷ lệ tái phát ở nhóm này cũng khá cao. Tiên lượng thường không tốt đối với bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn và điều trị I-131 bổ trợ. Tuy vậy, bệnh nhân có thể sống trong thời gian dài mặc dù vẫn có tâm lý nặng nề là người mang bệnh ung thư. Một điều cũng rất quan trọng nữa là bệnh nhân cần phải phối hợp với bác sĩ để theo dõi chặt chẽ sau khi điều trị.

BVK - Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ung thư tuyến giáp chỉ chiếm 1-2%  trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm đến 90% ung thư của các tuyến nội tiết. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao.

Theo GLOBOCAN 2008, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 9 trong số các loại ung thư ở nữ giới với khoảng hơn 160.000 ca mới mắc hàng năm, đứng hàng thứ 20 trong số các loại ung thư ở nam giới với gần 50.000 ca mới mắc hàng năm và đứng hàng thứ 17 chung cho cả 2 giới. Tỉ lệ mắc khoảng 3/100.000 dân ở cả hai giới và tỷ lệ nam/nữ là 1/3.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến giáp ngày càng tăng. Nhưng đáng chú ý, phụ nữ đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh này gấp 8 lần so với nam giới.

Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra với bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất ở những đối tượng đang bước sang tuổi 30 và người lớn tuổi. Khoảng 2% bệnh nhân là trẻ em và thanh thiếu niên.

Ung thư tuyến giáp có thể chia làm hai nhóm khác nhau đó là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

  • Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa tiến triển chậm, bệnh nhân thường đến viện ở giai đoạn chưa di căn xa, u tại chỗ và hạch di căn còn có thể cắt bỏ được và tiên lượng tốt.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa tiến triển nhanh, bệnh nhân thường đến viện khi u và hạch đã xâm lấn rộng, không cắt bỏ được, di căn xa sớm và tiên lượng xấu.

Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, cơ hội sống trên 5 năm cho các bệnh nhân là gần 100%.

Điều trị ung thư tuyến giáp

Phẫu thuật

Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất có tính chất quyết định đến kết quả điều trị. Sau phẫu thuật cắt giáp toàn bộ, bệnh nhân được điều trị bằng  I131 và hormon thay thế vừa có tác dụng bổ xung hormon duy trì hoạt động của cơ thể vừa có tác dụng làm giảm nồng độ TSH giúp duy trì bệnh ổn định lâu dài.

Xạ trị

Xạ trị có vai trò bổ trợ đối với ung thư tuyến giáp không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy. Điều trị xạ trị có thể làm giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Ngoài ra, điều trị đích cũng là một phương pháp mới đang được nghiên cứu và bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển.

Hóa trị

Hóa chất toàn thân hiện tại chưa chứng tỏ được vai trò trong điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp.

Phương pháp điều trị phổ biến và tân tiến nhất hiện nay là bằng iod phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến giáp và ngăn chặn sự lây lan, phá hủy các tế bào tuyến giáp còn lại.

Trước khi điều trị, bệnh nhân thường được khuyên nên hạn chế, thậm chí ngưng bổ sung iốt vào cơ thể.

Khi so sánh với các loại ung thư khác, các nhà nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến giáp là gần 98%.

Thế nhưng, mọi người phải nên nhớ rằng khi bệnh ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tiên lượng đối với người bệnh

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý tiên lượng rất tốt, tỉ lệ sống thêm 10 năm trung bình của nhóm biệt hóa khoảng gần 90%. Thể tủy tỉ lệ sống thêm 5 năm khoảng 50% và thể không biệt hóa thời gian sống thêm trung bình từ 6-8 tháng.

Ung thư tuyến giáp đang là loại ung thư phổ biến nhất trong số các ca ung thư về tuyến nội tiết, chiếm tới 90% số ca bệnh. Các bác sỹ khuyến cáo, người dân nếu thấy xuất hiện bất thường ở vùng đầu cổ đặc biệt khi có khối u thì không nên chủ quan mà cần đi khám ngay.

Bệnh viện K đã triển khai gói khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư tuyến giáp với các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm vùng cổ, chụp X – Quang, CT scan và MRI vùng cổ, chẩn đoán tế bào học [chọc hút kim nhỏ FNA]..... từ đó: 

- Xác định khối u ở cổ được phát sinh từ tuyến giáp hoặc một cấu trúc lân cận.

- Phân tích sự xuất hiện của các nhân giáp và xác định xem chúng là những nốt lành tính hay ác tính.

- Tìm thêm nếu có những nốt khác ở tuyến giáp với những bệnh nhân có u hoặc nốt sần ở tuyến giáp được nhìn thấy, cảm nhận thấy khi khám lâm sàng.

- Theo dõi xem u tuyến giáp có phát triển theo thời gian hay không. 

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị ung thư. Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến mới và đặc biệt là chi phí hợp lí bạn đọc hãy đến để được tư vấn, thăm khám nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong tầm soát ung thư.

Video liên quan

Chủ Đề