Xây dựng mô hình tham vấn học đường và định hướng nghề nghiệp

Phòng tham vấn tâm lý học đường: Mô hình cần thiết

TS Nguyễn Tùng Lâm[Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội]

09:10 05/11/2015

Bây giờ chúng ta mới bàn đến việc phát triển phòng tham vấn tâm lý học đường ở mỗi trường học là quá muộn, quá lạc hậu so với sự đòi hỏi của sự sống ở mỗi trường học. Vấn đề này, các nước có nền giáo dục tiên tiến người ta đã giải quyết từ đầu và giữa thế kỷ 20 rồi. Song với Việt Nam, muộn mà có vẫn hơn không có.

Phòng Tâm lý học đường trước hết sứ mệnh của nó là đưa tiến bộ của khoa học tâm lý giáo dục đến với các trường học, giúp cho thầy và trò mỗi nhà trường thành công [hoặc bớt khó khăn] trong cuộc sống.

Nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý giáo dục trước hết phải của mỗi nhà trường, chứ không phải độc quyền của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam hay các trường đại học sư phạm. Ở đâu có nhu cầu, ở đó khoa học có sự sống.

Tổng kết mô hình các trường học tiên tiến thực chất có chất lượng hiện nay phải đứng vững trên 3 chân kiềng: Xây dựng được đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tâm huyết, có đủ năng lực sư phạm dám hy sinh, dám cống hiến; Vận dụng được những tiến bộ khoa học Tâm lý giáo dục vào thực tiễn giảng dạy, các hoạt động giáo dục của mỗi thầy cô giáo; Tổ chức quản lý nhà trường sao cho có hiệu quả và vì mục tiêu chất lượng, vì sự phát triển bền vững của mỗi học sinh, của mỗi thầy cô giáo trong mỗi nhà trường.

Hình thức phát triển giáo dục theo lối đồng loạt, theo cách áp đặt hoặc chạy theo phong trào, thành tích ảo không còn thích hợp với mô hình trường thế kỷ 21. Phòng tham vấn tâm lý học đường ở mỗi trường học là lực lượng quan trọng trực tiếp giải quyết những vấn đề vướng mắc tâm lý xã hội của học sinh một cách chuyên nghiệp và khoa học.

Trong nền kinh tế thị trường, xã hội có nhiều biến động tác động đến mỗi cá nhân, mỗi gia đình, tạo ra nhiều áp lực lên thế hệ trẻ. Đặc biệt tỷ lệ các gia đình ly tán ngày một cao, tình trạng giáo dục gia đình đang bị khủng hoảng dẫn đến trẻ bị tự kỷ, bị suy nhược về tinh thần, mất niềm tin, dễ sa đà vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… Nếu nhà trường không có một lực lượng tháo gỡ kịp thời, những học sinh là nạn nhân không chỉ thuyên giảm, chắc chắn còn lây lan, nâng tỷ lệ trẻ khó giáo dục trong mỗi nhà trường ngày một tăng.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, chưa thể đưa vào giáo dục gia đình để ngăn chặn, tại sao nhà nước không đầu tư để các nhà trường tham gia giáo dục, ngăn chặn? Không có bộ phận tâm lý học đường phối hợp các lực lượng giáo dục một cách chuyên nghiệp, khoa học, chúng ta không thể tiến hành phòng chống có hiệu quả trong học sinh.

Thứ nữa văn phòng tham vấn Tâm lý học đường còn có một nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh, nhất là với học sinh THCS, THPT, giáo dục Việt Nam đang chuyển hướng sang rèn phẩm chất năng lực và định hướng nghề nghiệp cho học sinh mà không có lực lượng chuyên trách để làm thì định hướng đó không khả thi.

Bộ GD&ĐT phải sớm có quyết định cho phép các nhà trường được xây dựng các phòng tham vấn tâm lý học đường với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quan trọng cả điều kiện lực lượng chuyên trách, cơ sở vật chất và tiền lương của phòng tham vấn tâm lý học đường. Danh có chính, ngôn mới thuận, nếu không đề án sẽ mãi mãi chỉ là đề án, không thể trở thành niềm vui, hạnh phúc của thầy trò trong mỗi nhà trường.

Đào tạo bồi dưỡng lực lượng chuyên trách làm Tâm lý học đường bằng 2 con đường: Lấy từ SV các khoa tâm lý giáo dục trong các nhà trường sư phạm. Một lực lượng khác không kém phần quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng chính những giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn, bất kể những giáo viên nào có đủ năng lực sư phạm, say mê với công việc Tâm lý học đường đều có thể đào tạo tại chức rồi chọn lọc và khi họ làm kiêm nhiệm cũng phải có chế độ tiền lương thỏa đáng để lôi kéo được người giỏi làm Tâm lý học đường.

Đặc biệt, một lực lượng quan trọng phải được đào tạo đủ kiến thức Tâm lý học đường là các cán bộ quản lý các nhà trường cùng với lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách. Lãnh đạo các nhà trường không nắm được Tâm lý học đường thì các phòng tư vấn tâm lý học đường sẽ làm việc kém hiệu quả.

Sản phẩm của các nhà quản lý trong các trường học không chỉ là hiệu quả của công việc quản lý hành chính, mà chủ yếu sản phẩm của họ phải là sự phát triển bền vững của nhân cách cả thầy và trò trong mỗi nhà trường. Các cán bộ quản lý không nắm được và không biết vận dụng khoa học tâm lý giáo dục họ khó có thể thành công.

Một vấn đề cần thiết để văn phòng tham vấn tâm lý học đường hoạt động là phải bố trí phòng riêng cho số cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách hoạt động với đầy đủ trang thiết bị truyền thông và bàn ghế tối thiểu để làm việc.

Văn phòng tư vấn tâm lý học đường trong mỗi trường học hiện nay cần sớm được hiện thực hóa trong các nhà trường. Đây là sự đòi hỏi cấp bách từ cơ sở nhận thức, từ cơ sở phát triển khoa học Tâm lý giáo dục và còn là sự đòi hỏi cấp bách từ thực tế đời sống của học sinh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nếu chúng ta còn tiếp tục chần chừ chờ đợi là chúng ta có lỗi, có tội với thế hệ trẻ, với mỗi gia đình Việt Nam hiện nay.

Chủ đề: tâm lý học đường

GD&TĐ - Triển khai công tác tư vấn tâm lý từ ngay khi thành lập, hoạt động chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho học sinh được Trường THPT Đinh Tiên Hoàng [Hà Nội] đưa vào thực hiện bài bản khoảng từ năm 2007 trở lại đây thông qua hoạt động tích cực và có tính chất chuyên nghiệp của Văn phòng tư vấn.

Nhiều khó khăn vẫn phải làm

TS. Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch HĐGD Trường THPT Đinh Tiên Hoàng – chia sẻ, tại trường, thường có khoảng 63 - 89% số học sinh qua Văn phòng tư vấn khó khăn về học tập và về ý thức kỷ luật; 10 - 37% học sinh qua Văn phòng tư ván có khó khăn về vướng mắc trong quan hệ gia đình; một tỷ lệ nhỏ có các vấn đề về rối nhiễu giới tính và biểu hiện tâm thần. 

Thoạt đầu, các biểu hiện khó khăn này tồn tại và được xem xét như những vấn đề cá nhân; học sinh [HS] và gia đình tự đánh giá mức độ, hoặc tự tìm kiếm chuyên gia để đánh giá] và có những biện pháp can thiệp cho con em mình.

Tuy nhiên, đôi khi chính HS và gia đình các em không ý thức hết được độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của các biểu hiện khó khăn tâm lý ở con em mình.

Với hầu hết các bậc phụ huynh, kiến thức về lĩnh vực này vẫn còn là cái gì đó xa xôi và mang tính bệnh học nặng nề; mặt khác, họ không muốn và không dám nhìn thẳng vào thực tế rằng con em mình luôn luôn có thể là đối tượng của một rối nhiễu tinh thần nào đó, dù ở mức độ nặng hay nhẹ.

Nói chung, họ chưa quen với hình thức tư vấn tâm lý, chưa thấy lợi ích khi có người giúp đỡ tháo gỡ về tâm lý. Trong trường hợp đó, sự can thiệp của nhà trường là cần thiết.

Chia sẻ về nguyên nhân của những khó khăn tâm lý ở học sinh Đinh Tiên Hoàng, TS Nguyễn Tùng Lâm cho biết, HS THPT [15-18 tuổi] ở vào giai đoạn sau của tuổi vị thành niên, giai đoạn mà sự phát triển về thể chất đã tương đối ổn định, nhưng lại chưa đủ trưởng thành về mặt tâm lý. Sự thay đổi từ vị trí phụ thuộc của trẻ con sang vị trí tự quyết của người lớn đặt trẻ vào tình trạng không ổn định, thất thường.

Tuy nhiên, giữa những biểu hiện bất thường về tâm lý và những rối nhiễu tâm thần bệnh lý là một ranh giới đôi khi rất mong manh; vì vậy làm sao để phát hiện, tiên lượng và can thiệp sớm là vấn đề đặt ra cho tất cả các nhà tâm lý học đường.

Thứ hai, việc HS chuyển từ THCS sang THPT cũng có thể coi là một sang chấn đáng kể đối với các em. Khối lượng kiến thức của các môn học đều tăng và yêu cầu của mỗi môn học ở THPT cũng cao hơn so với THCS. Học THPT còn có nghĩa là phải đối diện với nhiều áp lực hơn, trong đó áp lực đáng kể nhất là việc thi đại học. T

hực tế cho thấy số lượng HS đột ngột sa sút khả năng học tập khi bước vào lớp 10 là rất phổ biến, có thể do các em chưa quen với phương pháp học ở bậc THPT, đồng thời phải đối diện với những áp lực kể trên.

Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của lối dạy theo kiểu đọc chép, phương pháp giáo dục cứng nhắc đã làm HS chán học, mất động lực, hứng thú học tập dẫn đến HS không chỉ thiếu kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn thiếu cả động cơ học tập.

Thứ ba, liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe tâm thần [SKTT] ở các cấp học dưới [Tiểu học và THCS].

“Chúng ta vẫn nói nhiều đến việc phải phát hiện và can thiệp sớm, nhưng thực tế ở Trường ĐTH cho thấy có những trường hợp mà biểu hiện bất thường đã xuất hiện ngay khi HS mới nhập trường. Câu hỏi đặt ra là liệu ở các cấp dưới, HS đã bao giờ thực sự được quan tâm và chăm sóc đúng mức về khía cạnh SKTT [trong khi ngay cả sức khoẻ thể chất cũng còn là vấn đề chưa được quan tâm thấu đáo]? “ – TS Nguyễn Tùng Lâm đặt câu hỏi.

Thứ tư, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, tác động của những biến động lớn về kinh tế - xã hội, cũng có ảnh hưởng rất mạnh đến HS và gia đình.

“40% HS Đinh Tiên Hoàng rơi vào hoàn cảnh gia đình ly tán: bố mẹ ly dị từ sớm, bố mẹ đi làm ăn kinh tế nơi xa bỏ mặc con ở nhà với ông bà hoặc họ hàng…

Sự tiếp biến văn hoá giữa phương Đông truyền thống và phương Tây hiện đại đang tạo ra những lối sống, trào lưu trong giới trẻ và dưới tác động tâm lý đám đông, thanh thiếu niên hoàn toàn có thể lôi kéo và ảnh hưởng lẫn nhau, dẫn đến các tình trạng mà người lớn đôi khi không thể kiểm soát được.

Đặc biệt trong những năm gần đây, mạng xã hội phát triển mạnh cùng công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính bảng… tác động nhiều mặt đến giới trẻ, làm cho tâm lý giới trẻ có nhiều biến động khó lường” – TS Nguyễn Tùng Lâm cho hay.

Quy trình tham vấn tâm lý học đường Trường THPT Đinh Tiên Hoàng 

Mô hình can thiệp bằng Tâm lý học đường đáng suy ngẫm

Trường Đinh Tiên Hoàng đã xây dựng mô hình phát hiện và can thiệp đối với HS có khó khăn học đường cũng như các vấn đề SKTT. Mô hình này được TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ như sau:

Bước 1: Phát hiện: Những buổi họp giao ban hàng tuần giữa Ban giám hiệu và toàn bộ GV chủ nhiệm các lớp đều có sự tham gia của cán bộ Văn phòng tư vấn. Bộ phận Văn phòng tư vấn theo sát và bao quát được tình hình HS các lớp. Có thể coi đây là con đường phát hiện sớm những HS có khó khăn tâm lý trong trường học.

Nhà tâm lý làm việc tại Văn phòng tư vấn có nhiệm vụ tham gia các hoạt động tập thể của HS với 4 mục đích: 1. Định hướng và tổ chức những hoạt động thực sự bổ ích và đem lại kiến thức cần thiết về kỹ năng sống, tâm lý và SKTT cho các em; 2. Thông qua hoạt động tập thể, mang đến cho các em hình ảnh thân thiện và gần gũi hơn về nhà tâm lý, xoá bỏ rào cản định kiến nhà tâm lý - HS và khiến các em chủ động tìm đến tư vấn khi có nhu cầu; 3. Tìm hiểu tâm tư, tình cảm, cách nghĩ, quan niệm sống,... trong đời sống HS; 4. Tìm hiểu và phát hiện sớm những trường hợp cần trợ giúp để tổ chức thảo luận trong VPTV, với Ban giám hiệu và tìm ra phương thức can thiệp thích hợp.

Bước 2: Tư vấn tâm lý: Sau khi phát hiện, nhà tâm lý gặp trực tiếp HS, Văn phòng tư vấn tổ chức các buổi thảo luận, để phân tích kỹ tình hình trước khi đưa ra một quyết định cụ thể. Quá trình này thường được thực hiện trong một ê-kíp giáo dục, bao gồm nhà tâm lý đã làm việc trực tiếp với HS, Hiệu trưởng [hoặc Ban giám hiệu], một/hai cán bộ khác thuộc VPTV và một chuyên gia từ bên ngoài [những ca HS có rối nhiễu nặng].

Cả ê-kíp xem xét và phân tích lại tình trạng của HS, đưa ra ý kiến, quan điểm của mình và cùng trao đổi để đi đến quyết định. Đến đây, thường xảy ra ba khả năng:

Khả năng 1. Cần phải tìm hiểu và tiến hành các buổi hỏi chuyện lâm sàng và thăm khám tâm lý bổ sung để đưa ra nhận định rõ ràng hơn;

Khả năng 2. Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu sâu về tiền sử và những vấn đề gia đình, đồng thời đề nghị phụ huynh cho phép nhà tâm lý của Trường tiến hành theo dõi tâm lý định kỳ đối với HS [1 lần/tuần, 2 tuần, tháng...];

Khả năng 3. Quyết định tìm đến sự thăm khám/can thiệp của một nhà chuyên môn khác [bác sỹ tâm thần, nhà trị liệu tâm lý...]. Khả năng này cũng đòi hỏi nhà trường gặp gỡ, làm việc và trao đổi với phụ huynh HS.

Video liên quan

Chủ Đề