Xe máy đi làn đường nào là đúng

Quy định mới nhất về làn đường dành cho xe máy? Xe máy chạy làn nào là đúng luật? Trên đường quốc lộ, tỉnh lộ xe máy chạy phần đường nào là đúng luật?

Trên thực tế có nhiều người khi tham gia giao thông không phân biệt được thế nào là lỗi đi sai làn hay không chấp hành hiệu lệnh biển báo của vạch kẻ đường dẫn tới những lỗi vi phạm đáng tiếc khi tham gia giao thông. Để tránh các trường hợp ấy xảy ra cần phân biệt các khái niệm về làn đường và vạch kẻ đường như sau:

1. Khái niệm và phân biệt làn đường, vạch kẻ đường

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn theo quy định của pháp luật, là phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường

Theo đó, khi bạn đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiên đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như dựa vào vị trí sử dụng [vạch trên mặt bằng và vạch đứng]; dựa vào hình dáng, kiểu [vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc]…

Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường.

2. Quy định về làn đường dành cho xe máy

Khoản 7 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: “Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.”

Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 Điều 49 QCVN 41: 2012/BGTVT ban hành kèm theo thông tư: “Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn này.”

Điểm f Mục G.1 Phụ lục G QCVN 41: 2012/BGTVT ban hành theo Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2012 quy định:
– Vạch đứt khúc trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân chia các làn xe cùng chiều để lái xe nhận biết điều khiển xe chạy an toàn. Nếu vạch ở đầu đường thì có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.
– Vạch liền trắng: Khi vạch theo chiều dọc đường với tác dụng phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Khi vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Xem thêm: Luật sư tư vấn lỗi lấn làn, sai làn, đè vạch trực tuyến miễn phí

Như vậy, Căn cứ quy định nêu trên:
+ Vạch liền trắng thể hiện phân cách làn giữa xe có động cơ và xe không có động cơ [hoặc giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy].
+ Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Việc chuyển làn chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

3. Mức xử phạt khi không đi đúng làn đường theo luật hiện hành

Về mức xử phạt, căn cứ theo quy định mới nhất là Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 thì đối với lỗi đi sai làn sẽ bị xử phạt như sau:

-Lỗi ô tô không đi đúng làn đường căn cứ vào điểm đ khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :

“5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều] trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;”

-Lỗi xe máy đi không đúng làn đường căn cứ vào điểm g khoản 3 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều]; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;“

Xem thêm: Thế nào là đi sai làn đường? Phân biệt với lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường?

TƯ VẤN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Hôm nay tôi đi xe máy trên đoạn đường có 3 làn được phân cách bằng vạch trắng không có biển báo phân làn. Tôi đi vào làn giữa thì bị công an phường ra hiệu lệnh dừng xe vì lỗi đi sai làn đường. Tôi muốn hỏi khi có có biển báo phân làn đường thì tôi đi vào làn giữa thì có phạm luật hay không? Công an phường có được dừng xe tôi hay không?

Luật sư tư vấn:

Luật sư tư vấn 

Như vậy để biết cảnh sát giao thông có phạt đúng hay không chúng tôi phân tích tình huống của bạn như sau:

Thứ nhất, làn đường xe chạy khi không có biển báo phân làn đường: 

Điều 13 Luật giao thông đường bộ quy định như sau:

Xem thêm: Ô tô con có được đi vào làn đường của xe khách không?

“Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Theo bạn trình bày, đoạn đường mà bạn di chuyển được chia thành 3 làn, phân cách bằng vạch trắng. Bạn không trình bày rõ đường bạn đi là đường một chiều hay đường hai chiều nên tùy từng trường hợp, làn đường mà xe máy của bạn được chạy được xác định như sau:

– Đường một chiều: Theo quy định tại mục 4.22 Quy chuẩn 41:2012/BGTVT: 4. 22 Xe cơ giới là chỉ các loại xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự. Theo quy định này, xe máy [xe mô tô] được coi là xe cơ giới. Do đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật giao thông đường bộ, bạn được phép điều khiển xe chạy ở làn thứ 2 và thứ 3 tính từ phải sang trái.

– Đường hai chiều: Theo khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ trên, trường hợp đoạn đường bạn di chuyển không phải đường một chiều bạn có quyền điều khiển xe chạy trên bất cứ làn đường nào nhưng khi chuyển làn đường bạn phải có tín hiệu báo trước. 

Như vậy, dù là đường một chiều hay đường hai chiều bạn có quyền điều khiển xe máy chạy trong làn đường ở giữa mà không vi phạm luật giao thông.

Xem thêm: Chạy xe sai làn đường bị phạt bao nhiêu?

Luật sư tư vấn pháp luật giao thông đường bộ qua tổng đài:1900.6568

Thứ hai, quyền dừng xe của công an phường:

Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định như sau:

“2. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a] Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b] Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c] Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên;

d] Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

đ] Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.”

Theo quy định trên, thẩm quyền dừng phương tiện để kiểm soát thuộc về cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Trong đó cán bộ tuần tra, kiểm soát theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BCA bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông.

Như vậy, công an phường không có thẩm quyền dừng phương tiện của bạn.

TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Tóm tắt câu hỏi:

Xem thêm: BRT là gì? Ô tô, xe máy có được đi vào làn BRT không?

Tại khu công nghiệp Tam Phước đường có 3 làn xe chạy nhưng không có biển phân làn. Cảnh sát giao thông cứ canh ngày công nhân lãnh lương là chặn ở đoạn đường này. Khi xe máy chạy ở làn đường số 2 phía bên trái thì bị Cảnh sát giao thông thổi là chạy sai làn lấn tuyến. Cho em hỏi Cảnh sát giao thông thổi vậy là đúng hay sai?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 9 Luật giao thông đường bộ 2008 như sau:

“1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.”

Do vậy, trên tuyến đường có biển báo hiệu đường bộ thì bạn cần phải đi đúng theo làn đường giành cho mình.

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Xem thêm: Quy định dành cho xe bán tải

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Hơn nữa theo Điều 55 Chương 10 của QCVN 41: 2016/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 06/2016/TT-BGTVT quy định hiệu lực của vạch kẻ đường như sau:

“Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.”

Luật sư tư vấn xử phạt lỗi đi không đúng làn đường:1900.6568

Theo như bạn trình bày thì tuyến đường đó không có biển báo nhưng có phân làn đường rõ ràng thì trong trường hợp này bạn vẫn phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường để đi đúng làn đường của mình. Bạn có nói là bạn đi ở làn đường thứ 2 bên tay trái mà theo quy định thì trên đường một chiều vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Làn thứ 2 sẽ dành cho xe cơ giới và xe máy chuyên dùng.

Tuy nhiên, cảnh sát giao thông xử phạt bạn vì bạn đi “sai làn lấn tuyến”, trường hợp này bạn yêu cầu cảnh sát giao thông đưa ra căn cứ chứng minh bạn đi sai làn đường. Do vậy trường hợp này nếu bạn không chấp nhận quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông thì bạn có thể làm đơn khiếu nại lên thủ trưởng đơn vị nơi cảnh sát giao thông đó đang công tác về quyết định xử phạt sai.

Xem thêm: Hỏi về lỗi đi sai làn đường của xe ô tô

Chủ Đề