Xét nghiệm Pap Liquid là gì

Xét nghiệm PAP, hay còn gọi là phết tế bào cổ tử cung hay xét nghiệm tầm soát tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung phổ biến biến nhất hiện nay. Xét nghiệm sẽ tìm kiếm và phát hiện sớm những thay đổi bất thường ở cổ tử cung, có nguy cơ dẫn đến ung thư.

1. Xét nghiệm PAP thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm này được Georgios Nikolaou PAPanikolaou - bác sĩ lỗi lạc người Hy Lạp tìm ra. Vì thế, tên gọi của xét nghiệm này được lấy theo tên ông, đến nay vẫn được sử dụng hiệu quả trong y học.

Với xét nghiệm PAP, bác sỹ sẽ thu thập mẫu tế bào ở bề mặt cổ tử cung, sau đó bảo quản trong lọ đựng mẫu chuyên dụng hoặc phết PAP để xem xét dưới kính hiển vi. Việc kiểm tra các tế bào trực tiếp này giúp bác sỹ tìm ra sự thay đổi, biến dạng bất thường nếu có.

Xét nghiệm này đặc biệt hiệu quả để phát hiện và tìm kiếm những tế bào biến đổi có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, xét nghiệm tế bào cổ tử cung PAP cũng có thể tìm những tế bào biến đổi hình thái do nguyên nhân nhiễm virus HPV [PAPillomavirus] ở người - một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

HPV là loại virus lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt 2 chủng loại 16 và 18 có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV có thể thực hiện đồng thời hoặc sau khi kết quả xét nghiệm này phát hiện dấu hiệu bất thường.

Xét nghiệm PAP có thể thực hiện cùng xét nghiệm HPV

2. Những ai nên thực hiện xét nghiệm PAP?

Đây là xét nghiệm chuyên dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung, có thể thực hiện cùng kiểm tra phụ khoa và xét nghiệm HPV [với phụ nữ trên 30 tuổi].

Tùy theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe, sinh sản mà bác sỹ sẽ khuyên bạn nên thực hiện xét nghiệm này từ bao giờ và lặp lại xét nghiệm bao lâu 1 lần. Thông thường, xét nghiệm PAP được khuyên dùng từ độ tuổi 21 trở đi, lặp lại sau mỗi 2 - 3 năm. Từ 30 tuổi trở đi, xét nghiệm PAP được khuyến cáo thực hiện sau 3 - 5 năm, kết hợp với xét nghiệm HPV.

Với những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao sẽ cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn, gồm:

  • Có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung.

  • Phết PAP phát hiện tế bào tiền ung thư.

  • Nhiễm HIV.

  • Từng thực hiện hóa trị, ghép nội tạng, sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid kéo dài khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Người có nguy cơ cao cần xét nghiệm PAP thường xuyên hơn

3. Những điều cần biết về xét nghiệm PAP

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm

Để xét nghiệm PAP cho kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần:

- Tránh quan hệ tình dục trước 2 - 3 ngày khi xét nghiệm.

- Không sử dụng thuốc đặt âm đạo, băng vệ sinh, bọt tránh thai, thụt rửa âm đạo,...

- Nên thực hiện xét nghiệm tốt nhất là sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt 5 ngày Trong những ngày đèn đỏ, xét nghiệm này vẫn có thể thực hiện được nhưng không đảm bảo kết quả chính xác.

- Đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm vì khi thực hiện, bàng quang đầy sẽ khiến bạn khó chịu.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn sẽ được hỏi một số vấn đề liên quan đến xét nghiệm và đánh giá kết quả như:

  • Bạn có đang sử dụng thuốc điều trị bệnh gì không?

  • Bạn có đang mang thai không?

  • Bạn có sử dụng biện pháp tránh thai?

  • Lần kinh nguyệt cuối cùng là ngày nào và kéo dài bao nhiêu lâu?

  • Âm đạo bạn có triệu chứng ngứa rát, đỏ, lở loét hay không?

  • Bạn đã từng thực hiện phẫu thuật hay thủ thuật khác ở cơ quan sinh sản chưa?

  • Bạn đã từng thực hiện xét nghiệm này hay chưa và nếu có thì kết quả như thế nào?

Xét nghiệm PAP nhanh chóng, không gây đau đớn

Quá trình xét nghiệm

Quá trình lấy mẫu xét nghiệm diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản, thường chỉ vài phút bác sỹ sẽ thực hiện xong. Bạn sẽ được các y tá và bác sỹ hướng dẫn thực hiện xét nghiệm. Quá trình xét nghiệm không gây đau đớn, nhưng có thể khiến bạn không thoải mái, cố gắng làm trống bàng quang trước khi khám, hít thở sâu và thư giãn.

Khi lấy mẫu, bạn sẽ cần nằm ở tư thế khám phụ khoa như sau: nằm ngửa, hai chân dang rộng, gối gập, thả lỏng người. Bác sỹ sẽ chèn dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại để bôi trơn âm đạo, sau đó sử dụng mỏ vịt để nhìn thấy rõ cổ tử cung. Sau khi khám trực quan cổ tử cung, bác sỹ sẽ dùng tăm bông hoặc bàn chải lấy mẫu chuyên dụng để lấy tế bào ở cổ ngoài và cổ trong tử cung.

Hai mẫu tế bào này sẽ được phết trên lam kính, rồi đưa đến phòng thí nghiệm phân tích. Thông thường, sau khoảng nửa ngày đến 1 ngày thì bạn sẽ nhận được kết quả.

Sau khi xét nghiệm

Sau khi xét nghiệm, bệnh nhân hoàn toàn có thể hoạt động bình thường, biến chứng có thể xảy ra như chảy máu âm đạo. Nếu chảy máu âm đạo quá nhiều, hãy thông báo với bác sỹ để kịp thời xử lý.

Mẫu tế bào cổ tử cung được phân tích dưới kính hiển vi

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu có các tế bào bất thường và HPV dương tính nếu có, bạn sẽ cần phải thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác.

Đây là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng. Vì thế, việc sàng lọc thường xuyên rất quan trọng. Các nghiên cứu, số liệu chứng minh đều cho thấy, xét nghiệm sàng lọc định kỳ sẽ phát hiện được hầu hết các thay đổi của cổ tử cung, để kịp thời điều trị trước khi chúng phát triển thành ung thư.

MEDLATEC là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xét nghiệm. Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Một số thông tin về xét nghiệm PAP tầm soát ung thư cổ tử cung – một trong những xét nghiệm quan trọng cần thực hiện định kì ở phái nữ trên đây hy vọng hữu ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến xét nghiệm, kết quả xét nghiệm hay cần tư vấn liên quan, hãy liên hệ với MEDLATEC.

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm Pap

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Cổ tử cung

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm Pap, hay còn gọi là xét nghiệm nhuộm phiến đồ tế bào theo papanicolaou, phết Pap Smear, phết cổ tử cung là xét nghiệm tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư tại cổ tử cung, được phát minh và đặt tên theo tên của bác sĩ lỗi lạc người Hi Lạp, Georgios Nikolaou Papanikolaou [1883-1962].

Xét nghiệm Pap được thực hiện nhằm tìm kiếm sự thay đổi trong các tế bào cổ tử cung của bạn. Trong suốt quá trình xét nghiệm Pap, bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung. Mẫu này được đưa lên một tấm lam [phết Pap] hoặc trộn lẫn trong một dịch cố định [tế bào học trên dịch lỏng] và được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Các tế bào được kiểm tra nhằm tìm kiếm biến dạng có thể chỉ ra những thay đổi bất thường của tế bào, chẳng hạn như loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung.

Thời điểm xét nghiệm Pap được khuyến cáo dựa vào độ tuổi và yếu tố nguy cơ của từng người. Trao đổi với bác sĩ để biết sau bao lâu bạn phải làm xét nghiệm một lần.

Virus gây u nhú ở người [human papillomavirus – HPV] là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Với phụ nữ trên 30 tuổi, xét nghiệm HPV có thể được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm Pap. Nếu bạn ở độ tuổi 26 hoặc trẻ hơn, bạn nên tiêm ngừa HPV để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến loại virus này.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm Pap?

Xét nghiệm Pap được dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung. Các xét nghiệm Pap được thực hiện cùng với khám phụ khoa. Đối với những phụ nữ trên 30 tuổi, các xét nghiệm Pap có thể kết hợp với xét nghiệm tìm virus gây u nhú ở người [HPV] – một bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục có thể gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về thời điểm thích hợp để bắt đầu xét nghiệm Pap và bao lâu bạn nên xét nghiệm Pap một lần. Nhìn chung, các bác sĩ thường khuyên bạn:

  • Bắt đầu xét nghiệm Pap từ 21 tuổi và cứ hai năm hoặc ba năm xét nghiệm lại một lần.
  • Sau 30 tuổi, phết Pap nhìn chung được khuyến cáo thực hiện 3 năm một lần, hoặc 5 năm một lần khi phết Pap được kết hợp với xét nghiệm HPV.

Nếu có những yếu tố nguy cơ nhất định, bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm phết Pap thường xuyên hơn, tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Đã được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung hoặc phết Pap cho thấy có tế bào tiền ung thư;
  • Phơi nhiễm với diethylstilbestrol [DES, là một estrogen tổng hợp, được dùng cho người bệnh có u nhạy cảm với hormon, như là ung thư vú] trước khi sinh;
  • Nhiễm HIV;
  • Hệ miễn dịch suy yếu do ghép nội tạng, hóa trị hoặc sử dụng corticosteroid [một loại thuốc kháng viêm mạnh] kéo dài.

Bạn và bác sĩ có thể thảo luận về những lợi ích và nguy cơ của xét nghiệm Pap và quyết định điều gì tốt nhất cho bạn dựa vào những yếu tố nguy cơ bạn đang có.

Nhìn chung, các tổ chức đều đồng ý bạn nên làm xét nghiệm Pap Smear lần đầu vào năm 21 tuổi.

Những phụ nữ chưa bao giờ quan hệ tình dục và những phụ nữ đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung nên thảo luận với bác sĩ về việc liệu họ có cần thực hiện xét nghiệm Pap thường quy hay không. Phết Pap vẫn thường được thực hiện trên những phụ nữ sau khi cắt tử cung hoàn toàn để điều trị tiền ung thư hay ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap thường quy sẽ không cần thiết nếu phụ nữ đó được thực hiện phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn để điều trị những bệnh lý lành tính, không ung thư, hay nhiễm HPV.

Phụ nữ trên 69 tuổi nên thảo luận với bác sĩ về việc có nên tiếp tục thực hiện nhuộm phiến đồ tế bào theo papanicolaou hay không. Nếu kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung trước đó âm tính và bình thường, họ có thể quyết định ngừng thực hiện xét nghiệm này.

Điều cần thận trọng

Kết quả xét nghiệm Pap bình thường không hoàn toàn loại trừ được sự hiện diện của những tế bào bất thường [loạn sản] hoặc ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này vẫn có thể cho kết quả âm tính giả, tức là không tìm thấy những tế bào bất thường dù chúng vẫn hiện diện. Xác suất cho kết quả âm tính giả sẽ giảm đáng kể nếu bạn có 3 xét nghiệm Pap bình thường liên tục.

Ngược lại, xét nghiệm Pap Smear có thể cho kết quả dương tính giả dù không có bất kỳ tế bào bất thường nào ở cổ tử cung.

Chỉ một xét nghiệm Pap không đủ để chẩn đoán loạn sản hoặc ung thư cổ tử cung. Bác sĩ cũng cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác, ví dụ như soi cổ tử cung.

Xét nghiệm Pap không được dùng để sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục [STDs] hoặc các bệnh ung thư khác ngoài ung thư cổ tử cung. Các xét nghiệm đặc biệt khác có thể được thực hiện để hỗ trợ việc chẩn đoán STDs.

Tự khám âm đạo [VSE] có thể giúp bạn hiểu hơn về cơ thể của mình và phát hiện sớm những triệu chứng nhiễm trùng hoặc các tình trạng bất thường khác cần được thăm khám. VSE có thể được sử dụng cùng [nhưng không phải thay thế] xét nghiệm phụ khoa định kỳ và xét nghiệm Pap.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Để đảm bảo rằng phết Pap đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên làm theo những lời khuyên này trước khi xét nghiệm:

  • Tránh quan hệ tình dục, thụt rửa, sử dụng bất kỳ các loại thuốc đặt âm đạo hoặc thuốc diệt tinh trùng nào [dạng bọt, kem hoặc thạch] trong hai ngày trước khi phết Pap, vì chúng có thể rửa trôi hoặc che khuất các tế bào bất thường.
  • Mặc dù xét nghiệm vẫn có thể được thực hiện vào lúc bạn đang hành kinh nhưng tốt nhất là nên tránh thời gian “đèn đỏ” để thu được kết quả chính xác nhất. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung sẽ chính xác nhất khi nó được thực hiện vào giữa chu kì kinh nguyệt của bạn, tức là khoảng từ 10-20 ngày tính từ ngày hành kinh đầu tiên.
  • Hãy cố gắng đi tiểu trước khi thực hiện xét nghiệm Pap. Bàng quang đầy sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu trong quá trình thực hiện xét nghiệm.

Quy trình thực hiện xét nghiệm Pap như thế nào?

Quy trình xét nghiệm Pap rất đơn giản và nhanh gọn.

  • Bạn sẽ được thay quần áo và cần nằm trên ghế khám bệnh, chân đặt lên kiềng.
  • Bác sĩ hoặc y tá sẽ nhẹ nhàng đặt một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào âm đạo của bạn để giúp nhìn thấy rõ cổ tử cung.
  • Họ chèn thêm một vật có hình thìa hoặc cây chải nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung.
  • Sau đó, họ cho các tế bào này lên lam kính và gửi nó đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Xét nghiệm Pap thường gây khó chịu nhưng không gây đau nhiều. Nếu bạn cảm thấy đau, hãy nói với bác sĩ, y tá hoặc bác sĩ phụ khoa ngay lập tức.

Thỉnh thoảng, phòng xét nghiệm sẽ báo bạn rằng mẫu xét nghiệm chưa đạt yêu cầu hay cần thực hiện thêm một xét nghiệm Pap khác. Điều này không có nghĩa là kết quả xét nghiệm Pap trước đó cho thấy có điều gì bất thường. Bác sĩ có thể cần làm lại xét nghiệm pap vì lần trước đã lấy quá nhiều tế bào hoặc các tế bào bị mờ đi do máu và dịch nhầy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Thông thường, xét nghiệm Pap sẽ có kết quả trong khoảng 1 – 2 tuần.

Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung Pap Smear

Kết quả bình thường

Mẫu xét nghiệm chứa đủ số lượng tế bào và không có tế bào bất thường nào được tìm thấy.

Kết quả Pap bất thường

Kết quả Pap bất thường xảy ra khi mẫu xét nghiệm không chứa đủ số lượng tế bào hoặc tìm thấy được các tế bào bất thường. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề ở cổ tử cung.

Nếu kết quả xét nghiệm Pap không rõ ràng hoặc cho ra một thay đổi nhỏ về tế bào của cổ tử cung, bác sĩ sẽ lặp lại xét nghiệm Pap ngay lập tức, trong 6 tháng, hoặc một năm, hoặc bạn phải làm nhiều xét nghiệm hơn.

Một vài tế bào bất thường sẽ trở nên ác tính. Điều trị những tế bào bất thường một cách kiên trì có thể giúp ngăn ngừa các trường hợp tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Nếu bạn có kết quả bất thường, hãy trao đổi thêm với bác sĩ về tình trạng của mình

Nếu xét nghiệm cho thấy những thay đổi nghiêm trọng trong tế bào của cổ tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu nhiều xét nghiệm hơn. Kết quả của những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quyết định cách điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề