Xin lỗi là từ ghép đẳng lập hay chính phụ năm 2024

The sole purpose of this web page is to provide a learning resource and help advance God's kingdom. If any copyright infringement has occurred, it was unintentional. Let us know and we will remove it immediately.

Trong quy tắc tiếng Việt có cách phân biệt từ ghép và từ láy riêng. Khái niệm về từ ghép được xem là kiến thức cơ bản để tìm hiểu về ngữ nghĩa của từ.

Vậy, làm thế nào để phân biệt được từ ghép và từ láy và khái niệm từ ghép là gì, từ láy là gì? Tham khảo những kiến thức tiếng Việt dưới đây nhé!

Từ ghép là gì?

Xin lỗi là từ ghép đẳng lập hay chính phụ năm 2024
Từ ghép là gì?

Từ ghép là các từ có cấu trúc bằng phương pháp ghép 2 từ hoặc hơn hai từ lại với nhau. Các từ đó có quan hệ về nghĩa với nhau và trong từng ngữ cảnh có thể căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố trong từ mà phân loại được từ ghép.

Từ ghép có từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Công dụng của từ ghép

Từ ghép được biết là thành phần của cấu trúc câu. Nó có công dụng giúp định nghĩa các từ trong văn nói và văn viết, giúp người nghe người đọc hiểu nghĩa của từ, khiến câu văn trở nên logic hơn về cả yếu tố nội dung và hình thức.

Phân biệt các loại từ ghép

Từ ghép có các loại chính đó là:

Từ ghép chính phụ

Từ ghép chính phụ là từ có tiếng chính và tiếng phụ, từ phụ bổ nghĩa cho từ chính, tiếng đứng trước là tiếng chính, thể hiện ý chính và tiếng đứng sau là tiếng phụ, bổ trợ cho tiếng chính. Từ ghép chính phụ có ngữ nghĩa hạn chế. Ví dụ hoa hồng, hiền hoà, toả hương.

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập là từ có hai từ cấu trúc, có ý nghĩa và vị trí ngang nhau, không phân biệt chính phụ.

Từ ghép tổng hợp

Từ ghép tổng hợp là từ cấu trúc thành mang nghĩa tổng quát hơn các từ cấu thành nó. Ví dụ như phương tiện, võ thuật,...

Từ ghép phân loại

Từ ghép phân loại là từ có cấu trúc thành một nghĩa nhất định, sự vật, hành vi đơn cử nào đó.

Từ láy là gì?

Từ láy là từ được tạo thành bằng phương pháp tái diễn - điệp lại 1 phần phụ âm, hoặc điệp lại cả nguyên âm hay hàng loạt tiếng bắt đầu. Ví dụ như: lung linh, thoang thoảng, ngào ngạt,... Từ láy không phải là từ chỉ sự vật, hiện tượng.

Cách phân biệt từ ghép và từ láy nhanh

Để phân biệt được từ ghép và từ láy, có thể thực hiện theo những phương pháp sau:

Đảo lộn các tiếng

Việc đơn giản nhất chính là đảo lộn các tiếng với nhau nếu như từ đó có thể đảo lộn lại mà vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép. Và ngược lại là từ láy. Ví dụ loè loẹt là từ láy vì đảo ngược từ, nó trở thành từ không nghĩa.

Xem tiếng tạo thành có là tiếng Hán Việt không

Từ láy âm có 1 trong 2 âm tiết là từ Hán Việt thì chính là từ ghép. Ví dụ từ minh mẫn, cập kê.

Xem xét nghĩa 2 từ tạo thành

Những từ có cả 2 tiếng tạo thành đề có nghĩa, chúng giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần thì là từ ghép. Từ có 1 tiếng có nghĩa thì là từ láy âm.

Để có thể phân biệt từ ghép và từ láy có khá nhiều cách tuy nhiên những phương pháp trên đây là phương pháp phân biệt vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, đem lại kết quả chính xác.

Hy vọng những chia sẻ kiến thức liên quan đến từ ghép, từ láy, cách phân biệt từ ghép và từ láy trên sẽ hữu ích cho các em. Truy cập Hayhoc.net thường xuyên để biết thêm các kiến thức hữu ích, phục vụ học tập mỗi ngày nhé!

Để phân biệt và làm tốt các bài thực hành về từ ghép, từ láy, Gia sư Bảo Châu đã soạn cho các em bộ 30 bài tập thực hành dưới đây. Hãy cùng ôn lại kiến thức và làm tốt bài tập các em nhé!

1. Ôn lại kiến thức từ ghép, từ láy

Hãy cùng xem lại kiến thức về cấu tạo từ, phân loại từ ghép, từ láy qua sơ đồ dưới đây nhé!

Xin lỗi là từ ghép đẳng lập hay chính phụ năm 2024

2. Tổng hợp 30 bài thực hành từ láy, từ ghép

Bài 1. Hãy xếp các từ phức sau vào hai loại từ ghép và từ láy: sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

Bài 2. Từ nào không phải từ láy?

  1. lung linh, lấp lánh, long lanh, lấp ló, lớn lên
  1. mênh mông, mờ mịt, mấp mé, mũm mĩm, đậm nhạt

Bài 3. Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:

  1. da người
  1. lá cây còn non
  1. lá cây đã già
  1. trời.

Bài 4. Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Bài 5.

  1. Tạo 2 từ ghép chính phụ, 2 từ ghép đẳng lập, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.
  1. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6. Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, lạnh lùng, nhạt nhẽo, ghê gớm, chăm chỉ, thấp thoáng, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học.

  1. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.
  1. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Bài 7. Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”

  1. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
  1. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Bài 8. Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (chính phụ và đẳng lập) trong các từ ghép sau: nóng lạnh, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.

Bài 9. Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng.

Bài 10. Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 6 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

Bài 11. Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào (láy bộ phận hay láy hoàn toàn. Nếu là láy bộ phận thì láy âm hay láy vần?)

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

Bài 12. Tìm từ láy, từ ghép trong các câu:

  1. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.
  1. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
  1. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
  1. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, M'nông lại tưng bừng mở hội đua voi.
  1. Suối chảy róc rách.

Bài 13. Tìm từ láy trong đoạn văn sau:

"Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.

Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi."

Bài 14. Tìm những tiếng có thể kết hợp với “lễ” để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa và từ trái nghĩa với từ “lễ phép”.

Bài 15. Cho một số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, bạn học, chăm chỉ, bạn đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn, ông bà, ăn uống, hoa hồng, xinh xắn, tươi vui, thương yêu, nóng lạnh, cười nói, to lớn, cười đùa, gắt gỏng, mong muốn, xinh xinh, đầy đặn, xanh xanh, nhanh nhẹn, khóc lóc, tủm tỉm.

Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

  1. Từ ghép đẳng lập
  1. Từ ghép chính phụ
  1. Từ láy

Bài 16. Trong bài: “Tre Việt Nam” nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người"

- Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?

- Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên.

Bài 17. Phân các từ ghép sau thành 2 loại:

Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai, anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.

Bài 18. Tìm các từ láy trong bài thơ sau:

"Ngày Huế đổ máu,

Chú Hà Nội về,

Tình cờ chú cháu,

Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng…

- “Cháu đi liên lạc,

Vui lắm chú à.

Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,

Má đỏ bồ quân:

- “Thôi, chào đồng chí!”

Cháu đi xa dần…

Cháu đi đường cháu,

Chú lên đường ra,

Ðến nay tháng sáu,

Chợt nghe tin nhà.

Ra thế,

Lượm ơi!

Một hôm nào đó,

Như bao hôm nào,

Chú đồng chí nhỏ,

Bỏ thư vào bao,

Vụt qua mặt trận,

Ðạn bay vèo vèo,

Thư đề “Thượng khẩn”,

Sợ chi hiểm nghèo!

Ðường quê vắng vẻ,

Lúa trổ đòng đòng,

Ca-lô chú bé,

Nhấp nhô trên đồng…

Bỗng lòe chớp đỏ,

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ,

Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa,

Tay nắm chặt bông,

Lúa thơm mùi sữa,

Hồn bay giữa đồng.

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng..."

(Lượm, Tố Hữu)

Bài 19. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy?

Nhỏ nhắn, lạnh lẽo, bấp bênh, con đường, hoa quả, điện thoại, xinh xắn, xa xôi, máy tính, xấu xí, xinh đẹp, lo lắng, chạy nhảy, nhảy nhót, mơ màng, mơ ước, thấp thoáng.

Bài 20. Tìm các từ không phải là từ ghép:

  1. mơ màng, mơ ước, mơ mộng, giấc mơ
  1. lo lắng, lo nghĩ, lo sợ, buồn lo
  1. nhớ mong, nhớ nhung, nhớ thương
  1. nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ to, nhỏ nhất

Bài 21. Phân loại các từ ghép sau thành hai loại: ông bà, ông ngoại, bà ngoại, con vật, con chó, con mèo, con gà, bông hoa, hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, sách vở, anh em, quả hồng, cặp sách, bút chì, quạt nan, sổ tay, cha mẹ, bàn ghế, cây bàng, chó mèo, chờ đợi.

Bài 22. Xếp các từ láy vừa tìm được ở bài 18 vào các nhóm sau:

  1. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
  1. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
  1. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.

Bài 23.

  1. Tìm các từ ghép chỉ nghề nghiệp (Ví dụ: cô giáo, bác sĩ…)
  1. Tìm các từ ghép chỉ đồ dùng học tập (Ví dụ: bàn ghế, cặp sách…)

Bài 24. Cho đoạn thơ sau:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

(Bếp lửa, Bằng Việt)

Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn thơ sau.

Bài 25. Cho đoạn văn sau:

“Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”

  1. Tìm từ láy trong đoạn văn sau.
  1. Sắp xếp các từ láy vào các nhóm:

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.

- Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.

Bài 26. Từ “khúc khích” dùng để chỉ?

  1. tiếng cười
  1. tiếng khóc
  1. tiếng nói
  1. tiếng hét

Bài 27. Hãy tìm các từ láy

- Giống nhau cả âm đầu và vần (Ví dụ: thoăn thoắt…)

- Giống nhau ở âm đầu (Ví dụ: tháp thoáng…)

- Giống nhau ở vần (Ví dụ: lon ton…)

Bài 28. Từ các tiếng sau, hãy tạo ra các từ ghép: ăn, xe, vui.

Bài 29.

  1. Tìm các từ láy chỉ hình dáng (Ví dụ: mảnh khảnh, gầy gò…)
  1. Tìm các từ láy chỉ âm thanh (Ví dụ: ồn ào, ầm ầm…)

Bài 30. Thi tìm nhanh các từ ghép:

  1. Tên gọi các loại quả
  1. Tên gọi các phương tiện giao thông

Trên đây là tổng hợp 30 bài thực hành từ láy, từ ghép. Nếu có khó khăn trong quá trình làm bài, các em có thể nhờ đến sự hỗ trợ của gia sư đến từ Trung tâm gia sư Bảo Châu qua số hotline 0966.042.043 hoặc 0966.713.716!

Nhà cửa là từ ghép gì?

Từ ghép đẳng lập là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau; nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. Thí dụ: nhà cửa, sách vở, ruộng vườn, cây cỏ…20 thg 9, 2018nullHiểu đúng về từ ghép | giaoduc.edu.vnwww.giaoduc.edu.vn › Nhịp cầu sư phạm › Nhịp sống học đườngnull

Từ ghép đẳng lập có nghĩa là gì?

2.1. Từ ghép đẳng lập. Từ ghép đẳng lập là loại từ ghép mà những từ thành tố tạo nên nó là có sự bình đẳng với nhau về mặt ngữ nghĩa. Loại từ ghép này có đặc trưng đó chính là các tiếng của từ đều có nghĩa, tuy nhiên không phải lúc nào tất cả các tiếng này cũng đều rõ nghĩa cả.nullTừ ghép đẳng lập là gì? Ví dụ & Cách phân biệt từ ghép chính phụluatminhkhue.vn › tu-ghep-dang-lap-la-ginull

Từ ghép như thế nào?

Từ ghép là sự kết hợp của hai từ đơn, thường thì hai từ này khi đứng tách riêng đều có nghĩa. Khi kết hợp lại, chúng sẽ tạo ra một từ mới có nghĩa tương đương hoặc một khái niệm mới mẻ và rõ ràng hơn. Cấu trúc từ ghép đơn giản hay phức tạp sẽ tùy thuộc vào các yếu tố ngữ pháp và ý nghĩa của từng thành phần.6 thg 4, 2024nullTừ ghép là gì? Cách nhận diện và phân biệt từ ghép siêu dễ hiểufptshop.com.vn › Tin tức › Đánh Giá – Tư Vấnnull

Từ ghép có nghĩa tổng hợp là như thế nào?

Từ ghép tổng hợp là những từ được ghép bởi 02 hoặc nhiều từ đơn nhưng có nghĩa tổng quát, chung cho một danh từ, địa điểm hay hành động cụ thể nào. Ví dụ: Phương tiện (bao gồm các phương tiện đi lại), bánh trái (bao gồm nhiều loại bánh khác nhau), võ thuật (bao gồm các loại võ khác nhau), ....nullTừ ghép tổng hợp là gì? Hướng dẫn đặt câu với từ ghép tổng hợpluatminhkhue.vn › tu-ghep-tong-hop-la-ginull