Xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Cha mẹ cần làm ngay những điều này khi bé ngạt mũi, sổ mũi hoặc khó thở. Đừng để các triệu chứng tưởng như đơn giản này làm hại con bạn.

Kê gối cao và day cánh mũi khi bé ngủ

Khi bé bị ngạt mũi mẹ hãy lấy một chiếc gối hoặc khăn đủ dày để kê đầu bé trong lúc bé ngủ. Điều này giúp bé có tư thế ngủ thoải mái hơn, nhờ đó mà bé dễ thở hơn. Đồng thời, mẹ dùng 2 mu bàn tay day nhẹ nhàng cánh mũi cho bé. Việc làm này giúp bé không còn cảm giác khó chịu.

Cụ thể, mẹ dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ. Nếu bé ngạt mũi kết hợp có dịch chảy ra thì mẹ hãy rửa mũi cho bé rồi dùng khăn mềm lau sạch. Cuối cùng là dùng xịt - dạng xịt vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn để bảo vệ vòng cuối cho bé.

Xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Ảnh minh hoạ

Làm sạch và thông mũi cho bé

Làm sạch là công đoạn rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn trong mũi trẻ. Vì vậy mẹ không được quên công đoạn này khi bé có biểu hiện ngạt mũi, khó thở. Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch ra. Đây là phương pháp rất đơn giản và an toàn lại hiệu quả mà cha mẹ cần làm ngay khi con có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi.

Mẹ có thể thực hiện hút mũi cho bé theo các bước sau:

- Bước 1: Trải tấm lót mềm lên giường, đặt bé nằm nghiêng, đầu gối lên tấm lót.

- Bước 2: Đặt 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ

- Bước 3: Đặt khăn sữa dưới áp sát 1 bên má của trẻ

- Bước 4: Nhẹ nhàng bơm nước muối sinh lý vào một bên mũi để nước chảy qua mũi bên kia. Sau đó lặp lại với bên còn lại.

- Bước 5: Lấy khăn mềm lau nhẹ mũi và miệng trẻ

- Bước 6: Dùng sản phẩm xịt lần lượt từng bên mũi cho trẻ.

Xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Ảnh minh hoạ

Bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ

Trong chế độ ăn của trẻ nếu thiếu chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường hô hấp và làm các triệu chứng ngạt mũi, khó thở, sổ mũi, ho đờm… nặng hơn.

Khi thiếu chất như kali, kẽm, sắt hoặc các nhóm vitamin, cơ thể sẽ bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường ruột...

Do đó, cha mẹ cần bổ sung cho bé đủ chất dinh dưỡng để làm tăng thể trạng, sức đề kháng của trẻ. Các món cháo gà như cháo gà thịt băm, cháo gà tía tô… cũng là bài thuốc tốt cho bé bị ốm (cảm, cúm, ho, nghẹt mũi khó thở…).

Xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Ảnh minh hoạ

Làm ẩm không khí trong phòng ngủ của bé

Việc không khí ẩm thấp hay quá khô cũng là một yếu tố quyết định đến các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như khó thở, ngạt mũi. Mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng về 27 độ hoặc đặt thêm máy tạo ẩm không khí. Đơn giản hơn, mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng để giúp không khí ẩm hơn, bé đỡ bị khô mũi, rát họng.

Xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho bé uống đủ nước để cơ thể không mất nước. Uống nước còn giúp miệng luôn ẩm, tránh bị khô. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bôi một ít dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn chân, trán, lòng bàn tay của bé để giảm khó chịu và giúp làm giãn các mạch máu, máu lưu thông tốt hơn, bé dễ thở hơn.

Bào tử lợi khuẩn LiveSpo Navax là sản phẩm ứng dụng công nghệ “Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH” với thành phần chứa trên 5 tỷ lợi khuẩn sống Bacillus subtilis, Bacillus clausii và nước muối sinh lý trong một ống 5ml. Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về sức khỏe hô hấp, độc giả vui lòng liên hệ:

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc, khó thở, dẫn đến bị thiếu ôxy ảnh hưởng đến sức khỏe. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cần phải biết cách xử trí đúng cách khi trẻ bị nghẹt mũi.

Nhận biết trẻ bị nghẹt mũi

Trong trường hợp mũi bị nghẹt, tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng, nằm cao đầu, trẻ cảm thấy mất ngửi... Khi trẻ phải thở bằng miệng nên họng khô, rát. Chất nhày của mũi chảy xuống họng làm cho trẻ vướng họng hay ho và hay bị nôn trớ;… Ở trẻ sơ sinh, ngạt tắc mũi làm trẻ bú khó khăn, bú không được dài hơi như trước vì khi bú trẻ không thở được bằng miệng nữa nên cứ bú một lúc lại phải dừng, há mồm thở để lấy thêm ôxy rồi bú tiếp, chính điều này làm cho trẻ dễ bị sặc,…

Xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ.

Những điều cần làm

- Vệ sinh, làm thông thoáng mũi: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả và an toàn, giúp làm mềm vẩy cứng; loãng dịch nhầy đóng nghẹt trong mũi để dễ đào thải ra ngoài; thông thoáng mũi, giúp trẻ dễ thở, đào thải các mầm bệnh, cải thiện tình trạng sinh hoạt và vận động của trẻ. Biện pháp này còn giúp sát khuẩn nhẹ, an toàn cho niêm mạc mũi, làm giảm và hết nghẹt mũi. Nên vệ sinh mũi cho trẻ từ 3 - 5 lần một ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ bú hoặc ăn.

Có thể sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi. Đối với trẻ lớn, hướng dẫn trẻ hỉ sạch mũi từng bên đúng cách. Dùng một ngón tay bịt một lỗ mũi, hỉ mũi bên kia và tiếp theo làm ở bên mũi còn lại. Chú ý nhắc trẻ không hỉ mũi thật mạnh cả 2 bên, động tác này làm tăng đột ngột áp lực trong tai, dễ gây rách màng nhĩ. Có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ, tuy nhiên cần lưu ý làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh thật sạch trước và sau khi sử dụng.

- Để giúp trẻ dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi, cha mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng, kê cao gối cho bé khi nằm, ngủ, vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.

Cần tránh

- Không dùng miệng để hút mũi trẻ sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mũi co mạch, thuốc kháng sinh để trị nghẹt mũi cho trẻ vì có thể gây ngộ độc thuốc có thể dẫn đến tai biến nghiêm trọng nếu không được cấp cứu kịp thời.