Xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là gì

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa tính riêng trong tháng 6/2022 ước đạt 32,65 tỷ USD, tăng 5,6% so với tháng trước; quý II/2022 ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và tăng 8,7% so với quý I/2022;

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, 6 tháng qua, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm nhiều nhất với 88,7%.

Về thị trường, trong nửa đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 55,9 tỷ USD. 

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 61,3 tỷ USD.

6 tháng ước tính xuất siêu 710 triệu USD

Liên quan đến nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch tháng 6/2022 ước đạt 32,37 tỷ USD; quý II/2022 ước đạt 97,6 tỷ USD; 6 tháng ước đạt 185,23 tỷ USD. Nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm nhiều nhất với 94%.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, sơ bộ tháng 6 ước tính xuất siêu 276 triệu USD. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 710 triệu USD.

Cùng với đó, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 4,3 tỷ USD, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2021; kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 12,3 tỷ USD, tăng 22,3%.

Minh Ngọc


Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2018 gần như không có gì thay đổi so với năm 2017, tuy nhiên, trị giá xuất khẩu của từng nhóm hàng năm qua đã có mức tăng trưởng lớn so với năm trước đó.

Đáng chú ý, có một số nhóm hàng đạt mức tăng trưởng rất cao như dệt may, điện thoại, giày dép, sắt thép, gỗ...

Cụ thể, điện thoại các loại và linh kiện vẫn là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2018. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 49,08 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2017.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường đứng đầu trong nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam năm 2018 với kim ngạch đạt 9,38 tỷ USD tăng 31,1% so với năm 2017. Thị trường đứng thứ hai là Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 5,41 tỷ USD, tăng 46,1% so với năm 2017.

Nhóm hàng xuất khẩu nhiều thứ hai là hàng dệt may, với trị giá 30,49 tỷ USD năm 2018, tăng 16,7% so với năm 2017.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ đạt 13,7 tỷ USD, tăng 11,6%; sang EU đạt 4,16 tỷ USD, tăng 9,9%; sang Nhật Bản đạt 3,81 tỷ USD, tăng 22,6%; sang Hàn Quốc là 3,3 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm trước.

Riêng xuất khẩu hàng dệt may sang Trung Quốc trong năm 2018 đạt 1,5 tỷ USD, tăng mạnh 39,6% so với năm trước đó, tương ứng tăng 437 triệu USD về số tuyệt đối.

Đứng vị trí thứ ba trong danh sách xuất khẩu là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 29,32 tỷ USD, tăng 12,9% so với năm 2017.

Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam trong năm 2018 là Trung Quốc với 8,36 tỷ USD, tăng 21,9%; thị trường EU với 5,47 tỷ USD, tăng 18,6%...

10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất năm 2018Nguồn: Tổng cục Hải quan

Thứ tư là nhóm hàng nông sản, bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su.

Xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 đạt 17,8 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với năm 2017.

Trung Quốc, EU, ASEAN, Hoa Kỳ là các thị trường chính nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong năm 2018. Xuất khẩu hàng nông sản sang các thị trường này chiếm tỷ trọng lần lượt là 35,7%; 15,3%; 11,5% và 10,7%.

Giữ vị trí thứ năm là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác. Xuất khẩu nhóm hàng này đạt 16,55 tỷ USD, tăng 28,2% so với năm 2017.

Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong năm 2018 chủ yếu là Hoa Kỳ với 3,41 tỷ USD, tăng 40,3%; sang EU [28 nước] với 2,27 tỷ USD, tăng 21,9%; Nhật Bản với 1,84 tỷ USD tăng 7,1%; Ấn Độ với 1,7 tỷ USD, tăng gấp 5,3 lần…

Giày dép các loại là nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ sáu. Xuất khẩu giầy dép các loại trong năm 2018 đạt 16,24 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm trước đó.

Xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 sang các thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 5,82 tỷ USD, tăng 13,9%; sang EU [28 nước] đạt trị giá 4,72 tỷ USD, tăng nhẹ 1,5%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 1,49 tỷ USD, tăng 30,8%; sang thị trường Nhật Bản đạt 853 triệu USD, tăng 13,5% so với cùng thời gian năm 2017…

Thứ bảy là hàng thủy sản. Trị giá xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2018 đạt 8,8 tỷ USD, tăng 5,8% so với năm 2017.

Năm 2018, hàng thủy sản chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt 1,63 tỷ USD, tăng 15,7%; sang EU đạt 1,47 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7%; sang Nhật Bản đạt 1,39 tỷ USD, tăng 6,4%...

Gỗ và sản phẩm gỗ xếp vị trí thứ tám. Tính đến hết tháng 12/2018, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,91 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm trước đó.

Gỗ và sản phẩm gỗ được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị giá 3,9 tỷ USD; sang Nhật Bản với 1,15 tỷ USD; sang Trung Quốc với 1,07 tỷ USD …

Thứ chín, là phương tiện vận tải và phụ tùng với trị giá xuất khẩu đạt 7,96 tỷ USD, tăng 13,5% so với năm 2017.

Nhóm hàng giữ vị trí xuất khẩu nhiều thứ mười là máy ảnh, máy quay phim và linh kiện. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam đạt 5,24 tỷ USD, tăng 37,8% so với năm 2017.

Trong năm 2018, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Trung Quốc với 2,8 tỷ USD, tăng 34,1%; Hồng Kông 1,3 tỷ USD; tăng 25,4%; Hàn Quốc 338 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần so với một năm trước đó.

Tổng cục Hải quan vừa có thống kê về tình hình xuất nhập khẩu các mặt hàng trong 9 tháng năm nay.Theo thống kê này, trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 253,44 tỷ USD, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Riêng xuất khẩu đạt gần 128,58 tỷ USD, tăng 7%, tương ứng tăng gần 8,43 tỷ USD so với cùng kỳ. Khối các nước FDI chiếm phần lớn các danh mục xuất khẩu hàng hoá về điện thoại, máy tính, linh kiện điện tử. Tính chung, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt gần 90 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước 9 tháng.Thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam, đóng góp khoảng 92,2 tỷ USD, chiếm tới 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, gồm:

Điện thoại các loại và linh kiện: Tính đến hết tháng 9, xuất khẩu nhóm mặt hàng điện thoại đạt gần 25,5 tỷ USD, tăng 10,9%  so với cùng kỳ, chiếm 19,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Các thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam gồm EU [28 nước] đạt kim ngạch hơn 8,01 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 31,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; Ả Rập Thống nhất với kim ngạch 3,17 tỷ USD, giảm 11,2%; Mỹ đạt kim ngạch hơn 3,12 tỷ USD, tăng 56,3%...

Hàng dệt may: Xuất khẩu dệt may 9 tháng đạt 17,78 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ.

Trong đó, thị trường Mỹ đạt 8,64 tỷ USD, tăng 4%; EU đạt 2,64 tỷ USD, tăng 5,18%; sang Nhật Bản đạt 2,15 tỷ USD, tăng 6% và sang Hàn Quốc đạt 1,71 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ.Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Đạt kim ngạch xuất khẩ 12,89 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ, chiếm 10% trong xuất khẩu của cả nước.Các thị trường nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc với gần 2,43 tỷ USD, tăng 26,6% so với cùng kỳ; EU với kim ngạch hơn 2,65 tỷ USD, tăng 17,4%; Mỹ đạt gần 2,14 tỷ USD, tăng 6,7%...

Giày dép các loại: Xuất khẩu 9 tháng đạt hơn 9,41 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ.

Các thị trường nhập khẩu giầy dép là Mỹ với kim ngạch hơn 3,31 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ; EU là 3 tỷ USD, tăng 4%; Trung Quốc đạt 633 triệu USD, tăng 17,1%...


Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác:
Xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 7,32 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ.

Các thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam là Mỹ đạt kim ngạch gần 1,53 tỷ USD, tăng 30,5% so với cùng kỳ; Nhật Bản, với kim ngạch gần 1,15 tỷ USD, tăng 10,1%; ASEAN với kim ngạch 985 triệu USD, tăng 7,2%...

Hàng thủy sản: Xuất khẩu thủy sản đạt gần 5,02 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ. Các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam đều tăng như Mỹ đạt 1,05 tỷ USD, tăng 14,3%; EU đạt 865 triệu  USD, tăng 1,7%; Nhật Bản đạt hơn 759 triệu USD, tăng 1,8%.

Đặc biệt, hàng thủy sản của Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh lên 474 triệu USD, tăng tới 52,8% so với cùng kỳ.


Gỗ và sản phẩm gỗ:
Giá trị xuất khẩu 9 tháng đạt gần 4,98 tỷ USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ.

Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam gồm Mỹ với kim ngạch gần 1,99 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ; Nhật Bản với 729 triệu USD, giảm 2% ; Trung Quốc với 718 triệu USD, tăng 9,4%...

Cà phê: Xuất khẩu cà phê 9 tháng đạt 1,4 triệu tấn, trị giá gần 2,52 tỷ USD, tăng 40,3% về lượng và tăng 23,7% về trị giá so với cùng kỳ.

Các thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam gồm EU với 610 nghìn tấn trị giá  gần 1,01 tỷ USD, tăng 30,6% về lượng và 15,8% về trị giá so với cùng kỳ; Mỹ với 333 nghìn tấn trị giá 185 triệu USD, tăng 66,2% về lượng và 45,3% về trị giá...

Video liên quan

Chủ Đề