Ý nghĩa của quan hệ từ trong bài Bạn đến chơi nhà

1. Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn.

Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về…

Mối quan hệ có sự đa dạng như:

– Biểu thị mối quan hệ so sánh.

– Biểu thị mối quan hệ sở hữu.

– Biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả [nhân quả].

Ví dụ:

– Quan hệ sở hữu: Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.

– Quan hệ so sánh: [………………… ] tên là Mị Nương, người đẹp như hoa,……….

– Quan hệ nhân quả: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

2. Chức năng của quan hệ từ

Trong câu, quan hệ từ dù chỉ là thành phần nhỏ nhưng lại quan trọng và cần thiết để làm rõ nghĩa của câu hoặc cả đoạn văn. Chúng có chức năngliên kết từ, cụm từ hay rộng hơn là liên kết các câu lại với nhau. Vì thế mà còn có tên gọi là từ nối, kết từ.

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ [nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa]. Cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ [dùng cũng được, không dùng cũng được].

Ví dụ:

Bắt buộc phải dùng: Lòng tin của nhân dân [Nếu nói Lòng tin nhân dân, nghĩa sẽ khác, không rõ]

Không bắt buôc dùng: Khuôn mặt cô gái [Khuôn mặt của cô gái]

3. Cách dùng quan hệ từ

a. Cách dùng

Trong văn nói hoặc văn viết thông thường có một số trường hợp nhất định phải dùng quan hệ từ bởi nếu không dùng quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi, như vậy không thể thiếu quan hệ từ.

Tuy nhiên trong vài trường hợp dùng hoặc không dùng quan hệ từ đều được bởi những câu đó đã rõ nghĩa.

b. Các quan hệ từ thường gặp

Trong câu có rất nhiều quan hệ từ dễ dàng tìm thấy. Các quan hệ từ thường xuất hiện đó là: và, với, nếu, thì, của, những, như…

Nhớ đọc thêm các ví dụ bên dưới sẽ giúp các em hiểu bài học hơn.

4. Phân loại quan hệ từ

Thông thường,quan hệ từđược chia làm hai dạng sau:Quan hệ từ[là cácquan hệ từđơn lẻ, xuất hiện duy nhất trong câu với chức năng nối vế];cặp quan hệ từ[là cácquan hệ từđi theo cặp với nhau để biểu thị đầy đủ được mối quan hệ của các đối tượng].

Các kiểu quan hệ từ thường gặp

- Quan hệ đồng thời: cùng,…

Ví dụ: Hoacùnggia đình về thăm quê ngoại.

- Quan hệ lựa chọn: hay, hoặc,…

Ví dụ: Màu đỏhoặcvàng sẽ làm nổi bật bức tranh hơn.

- Quan hệ đối lập: nhưng, tuy,…

Ví dụ:Tuymưa lớn, cây trong vườn vẫn không bị quật ngã.

Các kiểu cặp quan hệ từ thường gặp ở Tiểu học

- Chỉ nguyên nhân – kết quả: vì…nên, …

Ví dụ:VìNam không chịu học bàinênbị điểm kém.

- Giả thiết – kết quả: nếu…thì, …

Ví dụ:Nếungày mai mưathìta sẽ hoãn chuyến đi.

- Chỉ sự tăng tiến: càng … càng, không những … mà còn

Ví dụ:Tôicàngnói, cô bécàngsợ hãi chạy đi.

- Chỉ sự tương phản: tuy… nhưng,…

Ví dụ:TuyNam không đạt giảinhưngmẹ cậu rất hãnh diện vì cậu đã cố gắng hết mình.

5. Khi nào nên dùng và không cần dùng quan hệ từ?

Phân tích câu bên dưới để hiểu hơn về trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ và không cần thiết dùng quan hệ từ trong câu.

– Điện thoại Iphone mà anh vừa mới mua.

=> Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi [không bắt buộc dùng quan hệ từ].

– Em gái tôi giỏi về Văn.

=>Bỏ quan hệ từ nghĩa vẫn không thay đổi [không bắt buộc dùng quan hệ từ].

– Chiếc xe đạp đó của chú tôi.

=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nghĩa của câu không rõ ràng.

– Hôm nay, tôi làm việc ở nhà

=> Bắt buộc dùng quan hệ từ bởi nếu bỏ quan hệ từ nghĩa của câu sẽ bị thay đổi [“làm việc ở nhà” bị đổi nghĩa sang “làm việc nhà”].

6. Các dạng bài tập về quan hệ từ ở Tiểu học

Dạng 1: Chọn các quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống

Bà tập mẫu: Điền quan hệ từ phù hợp để hoàn thành câu: [Tuy … nhưng; của; nhưng; vì … nên; bằng; để].

- Những cái bút … tôi không còn mới … vẫn tốt.[của/nhưng]

- Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh … máy bay … kịp cuộc họp ngày mai.[bằng/để]

- … trời mưa to … nước sông dâng cao.[Vì … nên]

Dạng 2: Tìm quan hệ từ xuất hiện trong câu

Bài tập mẫu: Xác định quan hệ từ trong các câu sau.

- Trên bãi tập, một tổ tập nhảy sao còn một tổ tập nhảy xa.[còn]

- Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.[mà]

- Lớp em chăm chỉ nên thầy rất vui lòng.[nên]

Dạng 3: Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng thuộc quan hệ từ gì

Bài tập mẫu: Xác định và phân loại cặp quan hệ từ trong các câu dưới đây.

- Bạn Hàchẳng nhữnghọc giỏimàbạn ấycònngoan ngoãn.

[Quan hệ tăng tiến]

- Sở dĩcuối năm Châu phải thi lạivìkhông chịu khó học bài.

[Quan hệ nguyên nhân – kết quả].

- Tuychúng ta đang tận tình giúp đỡ Khôinhưngbạn ấy vẫn chưa tiến bộ.

[Quan hệ đối lập]

Dạng 4: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm

Bài tập mẫu: Điền các quan hệ từ thích hợp để hoàn thành câu.

- Hoa … Hồng là bạn thân.[và]

- Hôm nay, thầy sẽ giảng … phép chia số thập phân.[về]

- … mưa bão lớn … việc đi lại gặp khó khăn.[Vì … nên]

Dạng 5 : Đặt câu sử dụng quan hệ từ/cặp quan hệ từ

Bài tập đặt câu vớiquan hệ từkhông quá khó, nhưng để đặt câu hay và phục vụ trong viết tập làm văn, cô Thu Hoa cũng lưu ý học sinh nên vận dụng các nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong câu. Câu văn sẽ hấp dẫn và thu hút người đọc hơn.

- Câu văn thông thường: Gió thổi mạnhvàmưa băt đầu kéo đến.

- Câu văn hay: Từng trận gió rít ầm ầm qua khe cửavàcơn mưa ào ào kéo đến.

Dạng 7: Viết đoạn văn theo yêu cầu có sử dụng quan hệ từ

Đây là dạng bài phát triển từ bài tập đặt câu, khi đã có kỹ năng đặt câu logic và hấp dẫn thì việc viết đoạn cũng hoàn toàn tương tự. Nhưng học sinh hãy lưu ý, cần căn cứ và yêu cầu đề bài, theo sát sườn nội dung để hình thành đoạn văn để tránh lỗi lan man, sử dụng cácquan hệ từthích hợp chứ đừng nên tùy ý.

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Quan hệ từ. Câu 2. Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu với nhau:

Quảng cáo

Xem thêm:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Phần III
  • Câu 1, 2
  • Câu 3
  • Câu 4
  • Câu 5

Phần I

Video hướng dẫn giải

THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ?

Trả lời câu 1 [trang 96 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây:

a. Của

b. như

c. Bởi…nên

d. nhưng

Trả lời câu 2 [trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu với nhau:

- Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi.

- Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa.

- Bởi …nên biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả [ăn uống điều độ - chóng lớn].

- Nhưng biểu thị mối quan hệ đối nghịch giữa mẹ thường nhân lúc con ngủ…riêng mình và hôm nay…cả.

Phần II

Video hướng dẫn giải

SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ

Trả lời câu 1 [trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

- Trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: b, d, g, h.

- Trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, i.

Trả lời câu 2 [trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Tìm quan hệ từ có thể dùng cặp với quan hệ từ:

- Nếu …thì

- Vì …nên

- Tuy …nhưng

- Hễ…thì

- Sở dĩ…là vì.

Trả lời câu 3 [trang 97 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được:

- Nếu trời mưa thì đường sẽ rất trơn.

- Vì bạn Lan chăm học nên bạn được học sinh giỏi.

- Tuy nhà xa nhưng bạn Lan luôn đi học đúng giờ.

- Hễ gió thổi mạnh thì diều sẽ bay cao.

- Sở dĩ Lan học giỏi là vì bạn ấy chăm học.

Câu 1, 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Các quan hệ từ lần lượt là: của, còn, còn, với, như, của, và, như, nhưng, như, của, nhưng, như, cho.

Trả lời câu 2 [trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Điền quan hệ từ:

   Với, và, với, với, nếu, thì, và.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 [trang 98 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Câu đúng:

d. Bố mẹ rất lo lắng cho con.

g. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

k. Tôi tặng anh Nam quyển sách này.

i. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.

l. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.

   Các câu sai: a, b, c, e, h.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 [trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ.

   Em có một người bạn thân tên là Nga. Tuy em và bạn ấy không học cùng lớp nhưng chúng em vẫn chơi rất thân với nhau. Nhà em và bạn ấy gần nhau, vàvì thế chúng em hay sang nhà nhau chơi. Nga là một bạn nữ xinh xắn, dễ thương, đặc biệt bạn học rất giỏi. Vì tính nết vui vẻ, hòa đồng nên em rất yêu quý bạn ấy.

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 [trang 99 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]: 

Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:

- Nó gầy nhưng khỏe: tỏ thái độ khen với người này.

- Nó khỏe nhưng gầy: tỏ ý chê người này.

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề