Yêu người có chồng phải làm sao

Yêu người đã có vợ hay yêu người đã có chồng, luôn bị xem định kiến của xã hội. Vậy cái thước đo cho đạo đức xã hội từ đâu mà có. Mai mối hay ép hôn đã có từ xưa, nhưng cho đến nay, thế kỉ 21 vẫn còn hiện tượng này. Đàn ông yêu người đã có chồng phải chăng quá đỗi bình thường. Nhưng còn người con gái đã có chồng nhưng lại yêu người đàn ông khác, luôn bị xem là nỗi ô nhục của dòng tộc, và luôn nhận lấy những hình phạt tàn khốc. Nhưng sự thật sau mỗi câu chuyện đều là từ mai mối ép hôn mà ra. Khi người con gái vì chữ hiếu mà phải lấy người mình không yêu làm chồng trong khi trái tim mình đã dành trọn cho người khác. Vậy cái thước đo đạo đức ấy có công bằng với người con gái hay không?....

Khi nói đến chuẩn mực đạo đức xã hội có rất nhiều minh chứng cho cái thước đo này, và trong số đó việc người phụ nữ yêu người đàn ông khác ngoài chồng mình, luôn bị xem là ngoại tình. Và người phụ nữ luôn phải nhận lấy những hình phạt tàn khốc, những lời nói cay nghiệt của xã hội. Nhưng đâu là sự thật và vì đâu mà hai chữ ngoại tình được gắn cho hành động này. Một phần cũng do hiện tượng mai mối ép hôn, và phận làm con gái không thể làm trái lời cha mẹ. Mà phải lấy một người không quen biết làm chồng khi trái tim mình, thậm trí đã trao thứ quý giá nhất của người con gái cho người mình yêu. Và có lẽ một khi người con gái đã yêu và đã dành tình yêu duy nhất cho một người rồi thì cho dù có lên xe hoa bước vào lễ đường làm lễ với người khác thì tình yêu đó nó vẫn tồn tại và ngủ yên ở một góc nhỏ và sâu nhất trong trái tim người con gái.

Có thể hai vợ chồng lấy nhau không vì tình yêu, một số cuộc giao dịch mang tên hôn nhân. Hoàn cảnh hiện tại của hai gia đình, hay một số lý do khác có thể là nguyên nhân chính cho hai chữ Hôn nhân. Nhưng có một sự thật đó là những cuộc hôn nhân này không kéo dài được lâu vì nó không được gắn kết bằng tình yêu từ hai trái tim, lời hứa chóp lưỡi đầu môi thì làm sao có thể gắn kết hai con người vốn chẳng yêu nhau. Và vì cái cớ gì, người con gái vô tình trở thành một món hàng trong cuộc giao dịch được che mắt người đời bằng hai chữ ­­­hôn nhân. Người con gái vốn dĩ được tạo thành là để đàn ông có thể dùng sức mạnh của mình để bảo vệ, che chở và yêu thương, nhưng qua thời gian cái ý nghĩa này nó dần dần mất đi và vô tình xã hội hiện đại này người con gái trở thành một công cụ. Chỉ có thể thương thay cho phận nữ nhi liễu yếu đào tơ. Và hãy trân trọng người con gái nguyện đi cùng bạn đến hết cuộc đời này, vì khi cô ấy đã quyết định như vậy có nghĩa là trong trái tim cô ấy chỉ có duy nhất mỗi mình bạn mà thôi.

Có một thứ tình cảm nó bị ngăn cấm bởi chuẩn mực xã hội. Có chăng chỉ là những tình cảm mà không thể gắn kết hai trái tim vì vô vàn lý do trong cuộc sống. Dù là đàn ông hay phụ nữ đi chăng nữa một khi đã bước đến thứ tình cảm này chúng ta luôn bị ngăn cách bởi luân thường đạo lý. Anh yêu em, người con gái đã mang danh vợ người ta, đeo trên tay chiếc nhẫn cưới minh chứng cho thân phận em đang mang. Chúng ta gặp nhau trước, và anh yêu em trước khi em mang danh vợ người ta. Ngày em lên xe hoa, không có sự chứng kiến của anh, anh biết, anh hiểu, rằng em đã là vợ người ta. Rằng anh nên buông bỏ thứ tình yêu này nhưng tại sao anh lại không thể. Anh gặm nhắm nỗi đau không thể nói cùng ai mỗi khi đêm về. Nhưng phải chăng, chính bản thân anh không muốn làm điều đó, và em cũng thế. Có chăng nụ cười chỉ xuất hiện trên gương mặt hao gầy kia, mỗi khi chúng ta bên nhau, mỗi lần chúng ta hóng gió cùng nhau trước khi em làm vợ ai kia. Phải chăng lúc đó, em mới thật sự là em, là người con gái chịu cực, chịu khó, rong ruổi làm thêm phụ giúp gia đình. Và anh đã yêu em, yêu người con gái làm anh khâm phục lúc còn trên ghế nhà trường, anh đã thầm yêu em. Và sau này mỗi khi chúng ta dạo phố, anh đã muốn nắm chặt bàn tay hao gầy, vì làm lụng sớm. Muốn bảo vệ em, lo cho em hiện tại và những ngày sau. Nhưng cuộc sống đâu như chúng ta nghĩ, anh trễ một bước em vì chữ hiếu mà lên xe hoa, hẹn thề cùng ai kia. Tuy em đã là con gái có gia đình. Nhưng cái gia đình đó, em vốn dĩ chẳng thuộc về nó. Minh chứng là những lần gặp nhau, có một nỗi buồn che giấu trong em. Những thứ vốn dĩ không thể qua mắt anh. Những lần cùng nói chuyện chơi đùa, em vẫn cứ như em của ngày trước. Phải chăng anh không nên tiếp tục mối quan hệ này với em. Anh biết chằng có gì có thể che giấu mãi mãi, rằng anh yêu em, người con gái mang danh vợ người ta. Anh biết dù tình yêu này lớn bao nhiêu, rằng anh yêu em nhiều bao nhiêu, thì em cũng không thể bỏ chồng, mà theo anh, người con trai thật lòng yêu em. Vì gia đình, vì phận làm con, tất cả anh đều hiểu. Anh tự hỏi rằng anh có thể bên em như thế này đến bao lâu. Và anh luôn tự hỏi tình cảm này, có sai trái với đạo đức xã hội, và cái chuẩn mực đạo đức do xã hội đặt ra.

Thời gian dần trôi, mọi thứ cũng đã thay đổi rất nhiều cả anh và em, và vô tình cái gọi là tình yêu vượt quá giới hạn này, nó dần dần khác đi. Không còn là tình yêu nam nữ nữa mà nó dần dần trở về với tình bạn đúng nghĩa. Vì đôi khi lý trí luôn thắng con tim, và anh đã làm theo những gì lý trí mách bảo, buông tay em để em trở về với gia đình của em. Và đúng như dân gian thường nói lửa gần rơm lâu ngày cũng cháy. Và anh cũng đã thấy một tình cảm mới trong em và chồng em, thứ tình cảm gắn kết một gia đình nhỏ. Anh mừng vì em đã tìm được một người tốt hơn anh, thay thế anh lo cho em.

Có chăng khi yêu nhau chúng ta luôn muốn những điều tốt nhất cho đối phương, muốn đối phương hạnh phúc theo mọi cách. Và đôi lúc trong tình yêu chúng ta nên làm theo lý trí, điều duy nhất lúc này anh có thể làm là buông tay em. Và vô tình trách nhiệm của anh là để em được hạnh phúc trọn vẹn với gia đình nhỏ của em. Và anh sẽ đợi một người khác, một người có thể thay thế em, một người có thể cùng anh đi đến cuối đoạn đường này. Đợi một người anh sẽ gọi là vợ tương lai bước đến bên anh.

NGƯỜI ĐÃ CHIA SẺ

Video liên quan

Chủ Đề