1 gói thuốc lá bao nhiêu tiền

Tại hội nghị về phòng chống tác hại thuốc lá do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với HealthBridge Canada tổ chức dành cho các cơ quan truyền thông diễn ra sáng 25/9 tại Hà Nội, ThS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cho biết: Nhiều quốc gia trên thế giới đi đầu về phòng chống bệnh không lây nhiễm đã đánh thuế rất cao thuốc lá. Điển hình là Australia, đánh thuế 18 đô la Úc [khoảng 288 nghìn đồng] trên 1 bao thuốc lá, và vì vậy mà người dân phải mua nó với giá tận 25 đô la Úc [tương đương 400 nghìn đồng].

Với mức giá đắt đỏ như vậy khiến ngay bản thân người Australia cũng phải cân nhắc khi mua thuốc để hút, bởi còn phải chi trả tiền ăn, tiền nhà, tiền đi lại. Và hiệu quả là Australia đã giảm đáng kể được số người hút thuốc lá. Ở châu Á- Thái Bình Dương, một quốc gia khác cũng áp thuế rất cao là Singpore, với mức thuế 8 USD/ bao thuốc.

 

ThS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]

Ở Anh quốc, việc tăng thuế thuốc lá cũng đã được thực hiện từ rất lâu. Anh quốc tiến hành tăng thuế thường xuyên nên tỷ lệ hút thuốc giảm đều đặn. Ngược lại, ở Nam Phi, do lạm phát, tăng thuế không đáng kể nên giá thành thuốc lá rẻ, dẫn tới tỷ lệ hút thuốc tăng nhiều.

Tăng thuế thuốc lá, vẹn cả đôi đường: Ngân sách tăng, sức khỏe tăng

Tại Pháp, giá thuốc lá tăng gấp 3 [thông qua tăng thuế] đã giúp cho việc tiêu thụ thuốc lá giảm xuống còn 1/3. Không chỉ giúp doanh thu thuế thuốc lá tăng gấp đôi, có lợi cho ngân sách nhà nước, mà kéo theo đó, tỷ lệ người bị ung thư phổi do thuốc lá cũng giảm xuống hẳn. Trong khói thuốc chứa 7000 chất hóa học, 69 chất gây ung thư. 85-90% tỷ lệ ung thư phổi là do hút thuốc.

Ở Mỹ cũng như vậy. Giá thuốc tăng 3 lần [thông qua tăng thuế], hút thuốc giảm hơn một nửa. Tỷ lệ ung thư phổi ở cả Mỹ và Anh đều giảm mạnh nhờ giá thành thuốc lá tăng.

 

Philippines: tăng thuế làm giảm hút thuốc và tăng thu ngân sách

Tại Philippines, tăng thuế làm giảm hút thuốc và tăng thu ngân sách. Nếu năm 2012, thu ngân sách từ thuế thuốc lá ở Philippines mới là 680 triệu USD, thì sau 3 năm, vào năm 2015, thu ngân sách đã tăng lên gấp 3,5 lần, đạt 2 tỷ 220 triệu USD. Ở Thái Lan, tăng thuế thuốc lá qua nhiều năm, giảm tiêu dùng, tăng thu ngân sách nhưng không gây tăng buôn lậu thuốc lá.

Thuế trong giá bán lẻ thuốc lá ở Việt Nam rất thấp

Hiện nay ở Việt Nam, mức thuế thuốc lá vẫn còn là quá thấp. Giá thuốc lá ở Việt Nam là rất thấp. Theo WHO so sánh giá thuốc lá ở khu vực Tây Thái Bình Dương vào năm 2014, Việt Nam và Philippines có giá thuốc lá rẻ nhất khu vực. Giá thuốc lá ở Việt Nam còn rẻ hơn ở Lào và Campuchia. 3 nước có giá thuốc lá đắt nhất khu vực là Australia, Singapore và New Zealand. Trong khu vực ASEAN vào năm 2016, tỷ lệ thuế trong giá bán lẻ thuốc lá của Việt Nam đứng thứ 6 trong số 10 nước khu vực, chỉ xếp trên Myanmar, Campuchia và Lào.

Tính tổng chi phí y tế chi cho các bệnh do thuốc lá ở Việt Nam là trên 12 nghìn tỷ đồng [tương đương 597 trệu USD], trong đó riêng chi phí y tế cho căn bệnh ung thư phổi là trên 3100 tỷ đồng.


Thuốc lá chứa 69 chất gây ung thư

Thuốc lá rẻ tiền thì đánh thuế lại càng rẻ, thuốc đắt tiền thì đánh thuế cao hơn, nên thanh niên lại càng chuộng thuốc lá rẻ. Giá thuốc lá thấp tạo điều kiện cho trẻ em hút thuốc nhiều hơn. Bởi thuốc lá mang tính đặc tính gây nghiện, nên tăng thuế 10% thì giảm được tỷ lệ hút thuốc xuống 5%; riêng ở trẻ em, thanh thiếu niên, nếu tăng thuế 10% thì giảm được 10% tỷ lệ hút thuốc, bởi trẻ em thanh thiếu niên thường chưa tự kiếm ra tiền, nên sẽ cân nhắc hơn cho phù hợp với túi tiền.

Ở nông thôn, trẻ em hút trộm nhiều, nên giá càng rẻ, càng dễ hút thuốc sớm. Giá thuốc lá tăng giúp giảm tỷ lệ hút thuốc ở học sinh lớp 10-11-12, độ tuổi thường hay có ý phản kháng. Tăng thuế thuốc lá như vậy đồng nghĩa với việc tạo ra một thế hệ không khói thuốc, một thế hệ khỏe mạnh cho cộng đồng trong tương lai.

 

Chi phí y tế chi cho các căn bệnh do thuốc lá là trên 12 nghìn tỷ đồng [khoảng 597 triệu USD], trong đó chi cho ung thư phổi là trên 3100 tỷ đồng

 

 

Hội nghị về phòng chống tác hại thuốc lá do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với HealthBridge Canada tổ chức sáng 25/9 có sự góp mặt của TS. Kidong Park-Trưởng Đại diện WHO, bà Pamela Sumner Coffey-Tổ chức Hành động vì trẻ em không thuốc lá Hoa Kỳ, Quỹ Phòng chống tác hại Thuốc lá [Bộ Y tế],.....

Chủ Đề