1 ly rượu bao nhiêu ml

Nồng độ cồn tuyệt đối bằng 0 đang bị nhiều ngời cho rằng, quy định này khá tréo ngoe và chỉ có ở Việt Nam? Ảnh minh họa

Nồng độ cồn tối thiểu [mức 0- dưới 0,25ml] và nồng độ cồn tuyệt đối bằng 0 tính thế nào?

Trên nhiều diễn đàn lái xe, nhiều người thắc mắc với Nghị định 100 khi không hiểu giới hạn nồng độ cồn tối thiểu [mức 0- dưới 0,25ml] nên được hiểu ra sao?

Theo Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn: "Giới hạn bằng 0 tuyệt đối, có nghĩa là bất kì ai có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở trên con số 0, sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Con số giới hạn bằng 0 tuyệt đối này, trong một số trường hợp cụ thể sẽ gây ra những hệ lụy pháp lý phức tạp.

Cụ thể, một tài xế lái ô tô đi đúng luật trên đường, bị một xe máy vượt sai quy định đâm vào ô tô và tử vong. Kết quả giám định nồng độ cồn trong máu người lái ô tô vượt qua số 0. Nhưng lí do có nồng độ cồn là trước thời điểm tai nạn, người lái xe ô tô đã... ăn hoa quả hoặc uống nước trái cây và thời điểm bị dừng xe thì những hoa quả và nước ép trái cây kia lên men.

Như vậy, tài xế ô tô đã có nồng độ cồn trong máu và dĩ nhiên là đã vi phạm luật, nên căn cứ Bộ luật Hình sự 2015, tài xế ô tô có thể phải chịu trách nhiệm hình sự, với mức cao nhất là bị phạt tù đến 10 năm. Hay một người phụ nữ vừa ăn vài quả vải và đi xe đạp ra đường. Chỉ cần không may dính vào một vụ tai nạn giao thông và bị giữ lại đo nồng độ cồn, lập tức nồng độ cồn trong hơi thở người này sẽ trong mức 0- dưới 0,25ml".

"Đáng chú ý, hoa quả và trái cây chứa đường chín quá mức, một số đồ uống từ trái cây, một số loại nước tăng lực, trà Kombucha cũng có thể chứa cồn. Rõ ràng, sẽ có những người không uống một giọt rượu bia nào, nhưng họ sử dụng các chế phẩm thuốc, ăn thực phẩm hay trái cây chứa rượu, thì vẫn xuất hiện nồng độ cồn trong máu và hơi thở", Bác sĩ Trần Văn Phúc phân tích.

Cũng theo Bác sĩ Trần Văn Phúc, từ những phân tích ở trên nên hầu hết các quốc gia trên thế giới không sử dụng con số giới hạn bằng 0 tuyệt đối. Chỉ số ít quốc gia Tây và Nam Á như UAE, Ả Rập Saudi và Pakistan, Afghanistan mới sử dụng giới hạn 0 tuyệt đối, do liên quan tới vấn đề văn hóa và tôn giáo khi đo nồng độ cồn mà thôi.

Bác sĩ Trần Văn Phúc phân tích thêm: Vấn đề nồng độ cồn tồn dư trong người còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, ví dụ trường hợp uống rượu từ ngày hôm trước nhưng do cơ địa đào thải nồng độ cồn chậm, nên 1 hoặc 2 ngày sau họ vẫn có thể bị phạt dù ngày bị thổi phạt họ không uống chén rượu nào và trạng thái tinh thần hoàn toàn thoải mái và đủ năng lực hành vi để điều khiển phương tiện.

Được biết, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], một đơn vị uống [ml] chuẩn chứa 10 gram cồn. 1 đơn vị này tương đương 1 chén rượu mạnh [40 độ, 30 ml]; 1 ly rượu vang [13,5 độ, 100 ml]; 1 vại bia hơi [330 ml]; 2/3 chai [lon] bia [330 ml]. Do đó, chỉ số nồng độ cồn trong máu và trong hơi thở cũng là chủ đề gây tranh cãi tại nhiều nước chứ không chỉ riêng Việt Nam.

Uống một ly rượu hoặc một lon bia, bao lâu thì lái xe không vi phạm?

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: "Khi uống bia rượu, với người khỏe mạnh có cơ chế chuyển hóa bình thường, cần 1 tiếng đồng hồ để gan dung nạp và chuyển hóa hết 1 đơn vị cồn tương đương 2/3 lon bia 330ml với nồng độ 5%; hoặc 30ml rượu mạnh với nồng độ cồn 40%.

Sau đó, cơ thể cần thêm 1-2 tiếng nữa để chuyển hóa hoàn toàn 1 đơn vị cồn. Do vậy, nếu một người khỏe mạnh uống 1 lon bia 330ml hoặc 30ml rượu mạnh nồng độ cồn 40% thì cơ thể cần trung bình 2-3 tiếng để chuyển hóa hoàn toàn nồng độ cồn và mới có thể lái xe.

Tuy nhiên, thực tế có thể thấy rất ít người chỉ uống với lượng thấp tương đương 1 lon bia hay 1 chén rượu. Người uống càng nhiều, cơ thể càng cần nhiều thời gian chuyển hóa nồng độ cồn. Tương tự, người không khỏe mạnh, người gan yếu cần nhiều thời gian hơn nữa. Vì thế, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người.

Do đó, nói thời gian chính xác sau khi uống rượu bia để có thể "tiêu hóa" hết nồng độ cồn [trong máu và hơi thở] và có thể lái xe với mỗi người để không bị phạt cũng là việc... rất khó.

Nếu như trước đây người điều khiển xe đạp, xe thô sơ khi tham gia giao thông có nồng độ cồn sẽ không bị xử phạt, thì tại Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ 1/1/2020, chỉ cần có nồng độ cồn sẽ bị phạt 80.000-100.000 đồng; nếu trong máu có nồng độ cồn tối đa là 80mg/100 ml máu sẽ bị phạt từ 400.000-600.000 đồng.

Người đi môtô, xe máy bị phạt tối đa 8 triệu đồng và thấp nhất từ 2-3 triệu nếu phát hiện có nồng độ cồn trong máu.

Người điều khiển ô tô có nồng độ cồn, mức phạt thấp nhất từ 6- 8 triệu đồng [thay vì 1-2 triệu như trước] và tối đa là 30-40 triệu đồng.

Chính việc từ ngày 1/1/2020 người uống bia rượu rồi tham gia giao thông [kể cả đi xe đạp cũng bị phạt tiền] khiến dư luận đang có nhiều cách hiểu khác nhau về cách tính nồng độ cồn tuyệt đối bằng 0 ra sao, dù vẫn biết quy định này là cần thiết và xác đáng.

Từ khóa: Nồng độ cồn trong máu nồng độ cồn cách tính nồng độ cồn nồng độ cồn như thế nào nồng độ cồn cao nồng độ cồn

Chủ Đề