20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

Xứng đáng với 16 chữ vàng: “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân, quên thân phục vụ”

Là một bộ phận của ngành Công an, ra đời từ Cách mạng Tháng Tám 1945, trong suốt chặng đường vẻ vang của dân tộc, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, của Bác Hồ, sự giúp đỡ của nhân dân, lực lượng Cảnh sát nhân dân cùng các lực lượng khác đã vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, thể hiện rõ vai trò nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước.

 Ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, các tổ chức đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân được thành lập. Ở Bắc Bộ có Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng; ở Trung Bộ có Sở Trinh sát và ở Nam Bộ có Quốc gia tự vệ cuộc. Ngay sau khi được thành lập, các tổ chức cảnh sát đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng liêm phóng trấn áp các đối tượng và tổ chức phản ánh cách mạng, lưu manh côn đồ, khắc phục tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự trị an ở các thành phố, thị xã, góp phần bảo vệ an toàn các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan, công sở.

20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

 Công an Thanh Hóa bảo vệ Lễ duyệt binh ngày 2/9/1945 tại Thanh Hóa

Chính quyền dân chủ nhân dân đã thành lập, nhưng nhiệm vụ của công an chưa được phân định rõ ràng. Để xác định rõ nhiệm vụ và tổ chức lại bộ máy công an trong giai đoạn mới, ngày 12/5/1951, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 5-CT/TW về nhiệm vụ và tổ chức công an, quy định Nha Công an ở trong Bộ Nội vụ, trong đó có: “Bộ phận phụ trách công việc trị an hành chính” - đây là tổ chức tiền thân của lực lượng Cảnh sát nhân dân ngày nay.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ngành công an đã thành lập Ban Công an tiền phương nằm trong Hội đồng cung cấp mặt trận để trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chiến dịch. Lực lượng Trị an hành chính được huy động số lượng lớn tham gia công tác bảo vệ, tăng cường củng cố các đồn, trạm trên các trục đường giao thông, các bến bãi, kho tàng ở vùng trọng điểm địch thường xuyên đánh phá, những nơi có bộ đội, đoàn dân công đi qua hoặc trú quân. Lực lượng Trị an hành chính vừa trực tiếp tham gia chiến đấu tiêu diệt sinh lực địch, vừa tổ chức đấu tranh mạnh mẽ trấn áp tội phạm, phát hiện bắt giữ xử lý nhiều vụ trộm cắp tài sản hàng hóa, lương thực trên đường vận chuyển ra chiến dịch, góp phần cùng toàn quân, toàn dân đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hòa bình lập lại ở miền Bắc, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới, tiến hành hai nhiệm vụ: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ở miền Bắc, lực lượng Trị an hành chính đã đẩy mạnh các biện pháp quản lý hành chính như: phát động quần chúng nhân dân giao nộp, thu gom vũ khí, vật liệu nổ; đăng ký hộ khẩu, phối hợp với các lực lượng khác đấu tranh chống âm mưu và hoạt động gây rối, bạo loạn ở một số địa phương; triệt phá các tổ chức phản động, thổ phỉ; điều tra khám phá những tổ chức gián điệp do địch cài lại. Bước sang thời kỳ mới, căn cứ tình hình, nhu cầu ngành Công an và để đấu tranh chống phản cách mạng, trấn áp tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự, ngày 28/7/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 982/TTg về việc thành lập Cục Cảnh sát nhân dân thuộc Bộ Công an. Lực lượng Trị an hành chính các cấp từ đây đổi tên là lực lượng Cảnh sát nhân dân, đánh dấu mốc quan trọng trưởng thành về mặt tổ chức của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam.

Để tăng cường lực lượng giữ gìn an ninh, trật tự, bảo vệ quyền lợi của nhân dân, ngành Công an đã nghiên cứu, xây dựng và đề xuất Nhà nước ban hành Pháp lệnh quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 20/7/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Lệnh số 34/LCT công bố hai pháp lệnh trên. Việc ban hành hai pháp lệnh này là sự kiện quan trọng, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc toàn diện về mọi mặt của lực lượng Cảnh sát nhân dân và tạo nền tảng pháp lý xây dựng lực lượng Cảnh sát nhân dân trở thành lực lượng vũ trang cách mạng, là công cụ tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, đóng vai trò nòng cốt, xung kích trong cuộc đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, từng bước tiến lên chính quy, đáp ứng nhiệm vụ giữ gìn trật tự xã hội. Từ đó, ngày 20/7 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam.

20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

 Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân ở miền Bắc, cả nước bước vào cuộc kháng chiến gian khổ, ác liệt. Lực lượng Cảnh sát nhân dân đã chiến đấu dưới mưa bom, bão đạn cùng quân và dân cả nước, dồn sức, đồng lòng tất cả cho chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Hình ảnh người chiến sĩ Cảnh sát giao thông, Phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát khu vực và các lực lượng khác trở thành chỗ dựa, niềm tự hào, sự quý mến và gần gũi đối với nhân dân. Phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhiều tập thể và cá nhân lập công xuất sắc, được Bác Hồ gửi thư khen, điển hình như Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Sở Công an Hà Nội: “Trong việc phòng cháy, chữa cháy, các đồng chí đã bình tĩnh, tích cực và dũng cảm. Các đồng chú đã phối hợp tốt với lực lượng quần chúng. Do đó các đồng chí luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, dù trong những điều kiện khó khăn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy: “Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ trong bất kỳ tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và của nhân dân”.

20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

Lực lượng CSGT băng mình trong mưa bom, bão đạn

Sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất do đế quốc Mỹ gây ra, các lực lượng Công an nhân dân đã lập nhiều chiến công xuất sắc. Tháng 10/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Đại hội thi đua Vì an ninh Tổ quốc, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của lực lượng công an. Người đã ghi nhận những thành tích của lực lượng Công an nhân dân: “Cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân nói chung là tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng và nhân dân, xứng đáng với lòng tin cậy của Đảng và của nhân dân”. Nhiều gương chiến đấu dũng cảm, quên mình chiến đấu với địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ tài sản Nhà nước. Trong thành tích chung đó có những đóng góp của lực lượng Cảnh sát nhân dân sơ tán, vận chuyển hàng hóa, tài sản của Nhà nước và nhân dân, đấu tranh phòng chống tội phạm tham ô, đầu cơ buôn lậu, điều tra khám phá nhiều vụ án điển hình v.v…

Đánh giá thành tích của lực lượng bảo đảm giao thông vận tải trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa III, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã biểu dương: “… cuộc chiến đấu trên mặt trận giao thông vận tải ở khắp miền Bắc là một thiên anh hùng ca của các chiến sỹ giao thông vận tải và của đồng bào ta dọc các tuyến đường”. Trong mưa bom, bão đạn, các chiến sỹ Cảnh sát giao thông vẫn kiên cường bám trụ trên từng tuyến đường, cây cầu, bến phà và những trọng điểm địch đánh phá ác liệt để chỉ huy, hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm mạch máu giao thông thông suốt, cứu người, tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Trên tuyến đường sắt, đế quốc Mỹ đã ném bom hơn 10 ngàn lần xuống 3.700 tuyến trọng điểm. Vượt qua tất cả khó khăn, gian khổ, cán bộ chiến sỹ Cảnh sát giao thông chỉ huy hướng dẫn điều hoà giao thông; phối hợp cùng thanh niên xung phong, dân quân hoả tuyến, công nhân cầu, phà và quần chúng nhân dân sửa chữa đường, bắc cầu, phá bom nổ chậm, mở đường thông tuyến cho xe, tầu, thuyền qua lại an toàn. Lực lượng CSGT  đã tham gia cùng các lực lượng của ngành giao thông vận tải, thanh niên xung phong phá thế “độc tuyến, độc vận” của địch, qua đó thể rõ khả năng sức mạnh tiềm tàng và tinh thần sáng tạo chiến đấu vô cùng dũng cảm, bất chấp gian khổ hy sinh  của quân và dân ta vì miền Nam ruột thịt  đã tham gia mặt trận bảo đảm giao thông vận tải, lập nên nhiều chiến công và kỳ tích vĩ đại.

20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

Trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Bộ Công an đã huy động hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ lên đường chi viện cho miền Nam, trong đó lực lượng Cảnh sát nhân dân có hơn 2.700 đồng chí. Những cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân chi viện cho miền Nam đã phối hợp với lực lượng tại chỗ chiến đấu tiêu diệt địch, đồng thời tiến hành công tác tiếp quản, thực hiện công tác quản lý hành chính, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự, góp phần xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng vùng mới giải phóng. Những chiến công của lực lượng Cảnh sát nhân dân đã góp phần tích cực vào Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Ghi nhận những thành tích cống hiến đó, Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước” cho 140 đơn vị và 141 cá nhân cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân; tặng thưởng nhiều danh hiệu, huân chương, huy chương cho hàng trăm tập thể, hàng nghìn cá nhân trong lực lượng Cảnh sát nhân dân v.v…

20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

Như vậy, trong chiến tranh cách mạng, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã sát cánh cùng với quân và dân cả nước đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, đấu tranh không khoan nhượng với các loại tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, lực lượng Cảnh sát nhân dân đã phối hợp chặc chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, liên hệ mật thiết với nhân dân, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, tích cực đổi mới các mặt công tác, các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng Cảnh sát nhân dân đã viết tiếp những trang sử vẻ vang của mình bằng những chiến công chói lọi trên mặt trận giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần cùng lực lượng Công an nhân dân chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm phạm nền an ninh, trật tự. Những thắng lợi đó đã tạo môi trường ổn định, thuận lợi để đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong dịp kỷ niệm 30 năm Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát nhân dân (20/7/1962 - 20/7/1992), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công đã tặng lực lượng Cảnh sát nhân dân bức trướng với 16 chữ vàng: “Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân, quên thân phục vụ”.

Trong cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt, đầy nguy hiểm với bọn tội phạm, những chiến sĩ Cảnh sát luôn thể hiện sự mưu trí, dũng cảm, kiên quyết tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá nhiều tổ chức tội phạm nguy hiểm, điển hình như triệt phá băng cướp “Bạch Hải Đường”, vụ án Khánh “trắng”, “Phúc bồ”, “Năm Cam” cùng nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức cộm cán như Minh "sâm", Hưng "sóc" ở Bắc Ninh; Tiến "con", Nhật "khùng" ở TP Hồ Chí Minh. Những chiến công của lực lượng Cảnh sát đã gây được tiếng vang lớn khiến nhân dân cả nước hết lòng khen ngợi, tiếp tục khắc sâu hình ảnh về người Cảnh sát nhân dân mưu trí, dũng cảm. Hàng loạt vụ trọng án, như vụ sát hại 6 người trong gia đình ở Bình Phước; vụ án 4 người chết trong một gia đình ở huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An; trọng án khiến 4 người bị giết hại trong 1 gia đình ở thôn 16, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đều được các chiến sĩ Cảnh sát nhanh chóng truy tìm ra được hung thủ gây án, được quần chúng nhân dân khen ngợi, đánh giá cao.

Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát nhân dân còn làm tốt công tác phối hợp cùng Interpol và các cơ quan điều tra nước ngoài như: Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Cơ quan Phòng chống tội phạm nguy hiểm và có tổ chức của Vương quốc Anh (SOCA)… bắt giữ nhiều đường dây tội phạm xuyên quốc gia.

Khi đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, dấu hiệu các doanh nhân, doanh nghiệp, cán bộ nhà nước lợi dụng chức quyền, địa vị xã hội xâm phạm, làm thất thoát ngân sách nhà nước, phá hoại, làm lũng đoạn nền kinh tế bằng những thủ thuật tinh vi cũng ngày càng gia tăng. Trước những thách thức đầy cam go đó, lực lượng Cảnh sát đã xác lập hàng trăm chuyên án lớn, khám phá, làm rõ nhiều vụ “đại án” kinh tế xảy ra ở Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II), Công ty Vifon,  Vinalines, vụ lừa đảo lên tới 4.000 tỷ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như cầm đầu… bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân dân.

Những hành động quả cảm, sự hi sinh chiến đấu anh dũng của những chiến sĩ Cảnh sát đã góp phần làm rạng rỡ trang sử hào hùng của lực lượng Công an Việt Nam. Trong thời kỳ đổi mới đã có hơn 150 liệt sĩ Cảnh sát nhân dân ngã xuống trên các trận tuyến đấu tranh chống tội phạm; hơn 800 cán bộ chiến sĩ Cảnh sát bị thương tích và phơi nhiễm HIV; hàng nghìn người lính Cảnh sát bị tổn hại sức khỏe khi thi hành công vụ. Hành động quả cảm, sự hi sinh và máu xương của các anh đã góp phần làm rạng rỡ trang sử hào hùng của lực lượng Cảnh sát Việt Nam. Ghi nhận thành tích và chiến công của lực lượng Cảnh sát, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước; 9 Huân chương Hồ Chí Minh; phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho 118 lượt tập thể và 74 cá nhân. Đó là niềm vinh dự, tự hào của các thế hệ Cảnh sát Việt Nam.

20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế trong tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp mới. Nền kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn có nhiều biến động khó lường. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, tác động từ tình hình chính trị - an ninh, kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thị trường tài chính không ổn định, thiên tai, dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp, gây nhiều khó khăn đến đời sống nhân dân, trong đó có lực lượng Cảnh sát nhân dân.

Tình hình tội phạm nổi lên những vấn đề cần quan tâm là các loại tội phạm đều gia tăng với những phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt, trắng trợn, nhất là các loại phi truyền thống, tội phạm người nước ngoài, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao v.v... Các loại tội phạm trên có xu hướng câu kết, đan xen, móc nối liên kết với, nhất là sự đan xen giữa hoạt động phạm tội hình sự, kinh tế và môi trường, gây khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra; tội phạm sử dụng vũ khí nóng, vật liệu nổ đang diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng sử dụng vũ khí nóng gây án, chống người thi hành công vụ; tội phạm kinh tế, tham nhũng gây nhiều thiệt hại lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện và xử lý; tội phạm vi phạm pháp luật về môi trường vẫn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội…  Những vấn đề trên sẽ đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ rất nặng nề cho công tác phòng, chống tội phạm, đòi hỏi lực lượng Cảnh sát nhân dân phải phát huy hơn nữa vai trò tham mưu, nòng cốt, chủ công trên mặt trận đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì chỉ có như vậy mới làm cho nhân dân yên tâm, tin tưởng lực lượng cảnh sát nhân dân, hăng hái, tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm; kiên quyết kiếm chế sự gia tăng của tội phạm, làm giảm trọng án, giữ vững ổn định trật tự xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh đó, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, quản lý hành chính về nhân khẩu, hộ tịch…, cũng đặt ra những yêu cầu mới đối với lực lượng Cảnh sát nhân dân.

20 cảnh sát hàng đầu thế giới năm 2022

Xứng đáng với 16 chữ vàng:“Cảnh sát Việt Nam mưu trí, dũng cảm, vì nước, vì dân, quên thân phục vụ”

Trước tình hình trên, lực lượng Cánh sát nhân dân đã chủ động nắm tình hình, phối hợp và triển khai nhiều giải pháp, biện pháp tích cực. Bước đầu giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp và Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Lực lượng Cảnh sát nhân dân tiếp tục mở rộng quan hệ song phương, đa phương trong hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm, bảo đảm TTATXH; chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam; tăng cường công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo, tập huấn chuyên sâu, nhằm nâng cao trình độ tác nghiệp, kiến thức pháp luật, ngoại ngữ cho cán bộ Cảnh sát. Tất cả vì bình yên của xã hội, vì cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo môi trường hòa bình, hữu nghị và phát triển ở Việt Nam.

Mỗi trang sử hào hùng của dân tộc, mỗi biến đổi trọng đại của đất nước trên chặng đường chiến đấu, bảo vệ cũng như xây dựng và phát triển, luôn có sự đóng góp của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Kỷ niệm 54 năm ngày truyền thống vẻ vang (20/7/1962 - 20/7/2016), gian khó chẳng sờn lòng, hiểm nguy không chùn bước, trung với Đảng, hiếu với dân, luôn có mặt ở những điểm nóng bỏng nhất về an ninh trật tự để thực hiện những nhiệm vụ hiểm nguy đặc biệt; tinh thông võ nghệ, đánh án giữa những làn đạn mà ranh giới giữa sự sống và cái chết thật mong manh, được đào tạo để đối mặt, chiến thắng những tình huống, những tên tội phạm máu lạnh nguy hiểm; băng mình trong “giặc lửa” để cứu người, tài sản; gắn bó với những cung đường, dòng sông, đoàn tàu để bảo đảm an toàn cho mọi người, mọi nhà “đi đến nơi, về đến chốn”... Đó chính là hình ảnh của những chiến sĩ Cảnh sát nhân dân quả cảm, can trường, góp phần giữ gìn an ninh Tổ quốc, bình yên hạnh phúc cho nhân dân./.

Đăng Quang

Trang chủ> Khảo sát> Kết quả

Mục đích của chỉ số nhận thức tham nhũng của cảnh sát là cung cấp một biện pháp chủ quan về mức độ tham nhũng ở một quốc gia nhất định theo nhận thức của cư dân của nó

Câu hỏi được hỏi: Sự cố tham nhũng của cảnh sát ở đất nước nơi bạn sống như thế nào? How big of a problem is police corruption in the country where you live?

  • Thứ hạng
  • Bản đồ
  • Bàn

Thứ hạngBản đồBàn 
1 Quốc gia8.32
2 Trung bình8.08
3 Honduras8.05
4 Paraguay8.05
5 Venezuela8.00
6 Uganda7.98
7 Guatemala7.97
8 Ukraine7.92
9 Mexico7.91
10 Tanzania7.88
11 Cộng hòa Dominican7.84
12 Kenya7.83
13 Cameroon7.81
14 Nigeria7.72
15 Pakistan7.71
16 Jamaica7.63
17 Nam Phi7.63
18 Brazil7.56
19 Peru7.54
20 Indonesia7.52
21 Bolivia7.51
22 Zimbabwe7.43
23 Bangladesh7.42
24 Madagascar7.40
25 Ma -rốc7.38
26 nước Thái Lan7.37
27 Colombia7.33
28 Ấn Độ7.33
29 Argentina7.23
30 Trinidad và Tobago7.21
31 Ghana7.20
32 Bulgaria7.17
33 Zambia7.13
34 El Salvador7.12
35 Ai Cập7.11
36 Philippines7.05
37 Malaysia7.02
38 Nga6.97
39 Lebanon6.97
40 Nepal6.93
41 Campuchia6.93
42 Puerto Rico6.86
43 Azerbaijan6.85
44 Côte d'Ivoire6.83
45 Việt Nam6.80
46 Thổ Nhĩ Kỳ6.80
47 Haiti6.71
48 Kazakhstan6.66
49 Macedonia6.59
50 Belize6.57
51 Romania6.50
52 Angola6.37
53 Tunisia6.37
54 Panama6.28
55 Afghanistan6.25
56 Croatia6.25
57 Armenia6.19
58 Bahamas, The6.18
59 Ecuador6.17
60 Albania6.12
61 Ethiopia6.11
62 Nicaragua6.09
63 Algeria6.07
64 Sri Lanka6.07
65 Trung Quốc5.95
66 Aruba5.94
67 Hy Lạp5.87
68 Mauritius5.85
69 Tây ban nha5.76
70 Costa Rica5.70
71 Cộng hòa Séc5.60
72 Litva5.57
73 Iran5.27
74 Hungary4.89
75 Nước Ý4.89
76 Ả Rập Saudi4.88
77 Bồ Đào Nha4.71
78 Uruguay4.68
79 Người israel4.58
80 Hoa Kỳ4.42
81 Ba Lan4.18
82 Áo4.15
83 Nam Triều Tiên4.14
84 Chile3.89
85 Nhật Bản3.74
86 Ireland3.67
87 Pháp3.56
88 nước Bỉ3.54
89 Vương quốc Anh3.27
90 Canada3.21
91 Châu Úc3.19
92 Hồng Kông3.05
93 các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất2.85
94 nước Đức2.49
95 New Zealand2.24
96 Thụy Điển2.20
97 nước Hà Lan2.10
98 Na Uy2.07
99 Singapore2.04
100 Thụy sĩ1.86

Quốc gia nào có cảnh sát tốt nhất trên thế giới?

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện ở 28 quốc gia, niềm tin vào cảnh sát là cao nhất ở Thụy Điển, Hà Lan và ở Hoa Kỳ.Sweden, the Netherlands, and in the United States.

Cảnh sát tốt nhất trên thế giới là gì?

Cảnh sát Trung Quốc: Cảnh sát Trung Quốc có thể được tính trong số lực lượng cảnh sát tốt nhất trên thế giới.Các phương pháp đào tạo sáng tạo mà họ trải qua đã hỗ trợ rất nhiều trong việc chống lại tội phạm.: The Police of China can be counted among the best police force in the world. The innovative training methods of which they undergo has aided a great deal in combating crime.

Quốc gia nào có lực lượng cảnh sát lớn nhất?

Lực lượng cảnh sát lớn nhất trên khắp thế giới (2013).

Cảnh sát tiểu bang nào là tốt nhất ở Ấn Độ?

Thứ hạng
Tiểu bang
Đồn cảnh sát
1
Manipur
Nongpoksekmai
2
Tamil Nadu
AWPS-Suramangalam
3
Arunachal Pradesh
Kharsang
4
Chhattisgarh
Jhilmili (Bhaiya Thana)
10 đồn cảnh sát hàng đầu của Ấn Độ cho năm 2020 được công bố - pibpib.gov.in