32 nguyễn văn trỗi thị trấn pleikan ngộc hồi kontum

Huyện Ngọc Hồi nằm phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum, gắn liền với sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đang được chính phủ đầu tư. Với định hướng trong quy hoạch vùng Khu kinh tế của khẩu quốc tế Bờ Y thành đô thị loại II vùng biên giới vào năm 2025; thị trấn Plei Kần được xác định là thị trấn huyện lị huyện Ngọc Hồi có vai trò là: “Đô thị trung tâm hành chính, thương mại, công nghiệp, dịch vụ và du lịch phục vụ phát triển Khu kinh tế; đồng thời là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum”; là đô thị nằm trong tổng thể các đô thị của tỉnh Kon Tum và cả nước. Thị trấn Plei kần được định hướng phát triển lên đô thị loại IV và huyện Ngọc Hồi trở thành thị xã vào cuối năm 2015 xứng tầm với vai trò vị trí của đô thị cửa khẩu, kết nối hành lang kinh tế Đông Tây từ Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và các tỉnh Nam Lào với khu vực kinh tế miền Trung.

Năm 2005 thị trấn PleiKần đã được lập điều chỉnh QHC; Sau khi đồ án điều chỉnh QHC thị trấn Plei Kần được phê duyệt đến nay thị trấn đã có những bước thay đổi đáng kể trong bộ mặt kiến trúc đô thị cũng như tốc độ phát triển. Thực tế đã xuất hiện nhiều bất cập cũng như nhiều vấn đề hạn chế không còn phù hợp như là:

- Trong thời gian qua đã có nhiều chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện như: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020 - định hướng đến năm 2025, Quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Kon Tum, Các dự án quy hoạch vùng dọc biên giới Việt Nam [Lào & Campuchia], phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020, … đã làm thay đổi cấu trúc phát triển của đô thị đòi hỏi phải có sự điều chỉnh đề phù hợp với những sự thay đổi này.

- Năm 2011 thị trấn Plei Kần vẫn chưa thể đạt đô thị loại IV như định hướng trong đồ án điều chỉnh, sự phát triển về kinh tế - xã hội, dân số, đất đai và cấu trúc đô thị đã có sự thay đổi làm thay đổi cơ bản các nội dung của các đồ án đã lập và phê duyệt trước đây:

+ Ranh giới nghiên cứu chỉ tập trung khu trung tâm khi mở rộng ranh giới để phát triển và nâng cấp đô thị thì các mục tiêu cũng như dự báo về đất đai, dân số sẽ phải điều chỉnh lại.

+ Quy mô dân số và quy mô đất đai không còn phù hợp.

+ Các khu chức năng trong điều chỉnh quy hoạch chung không phù hợp với các đồ án quy hoạch chi tiết đã duyệt cần phải cập nhật và bổ xung.

+Vị trí của các khu công nghiệp chưa phù hợp.

+ Hạ tầng cơ sở đã không còn phù hợp khi thay đổi các khu chức năng trong đô thị.

- Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Ngọc Hồi giai đoạn 2011 và định hướng đến 2025, đề ra các định hướng mới cho nền kinh tế, cũng như hướng phát triển đô thị.

- Tỉnh Kon Tum đã chủ trương về việc xây dựng, thành lập thị xã Ngọc Hồi vào cuối năm 2015, thị trấn Plei Kần được xác định là thị trấn huyện lị huyện Ngọc Hồi và được định hướng phát triển lên đô thị loại IV xứng tầm với vai trò vị trí của đô thị cửa khẩu, kết nối hành lang kinh tế Đông Tây từ Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và các tỉnh Nam Lào với khu vực kinh tế miền Trung.

Sự phát triển của đô thị cửa khẩu Bờ Y có mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết đến sự phát triển của đô thị Plei Kần; Việc nâng cấp thị trấn Plei Kần mở rộng sẽ tạo động lực phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tạo cơ hội cho thị trấn Plei Kần mở rộng có cơ hội phát triển nhanh và toàn diện hơn. Tạo đà tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, phát huy những yếu tố tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn trong kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn, từng bước tương xứng với vị trí quan trọng của một thị trấn trung tâm huyện lỵ của tỉnh Kon Tum. Là cơ hội tốt nâng cao vị thế và tạo động lực mạnh mẽ cho thị trấn Plei Kần phát triển thành thị xã trong tương lai. Việc nâng cấp thị trấn Plei Kần mở rộng lên đô thị loại IV cũng hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển chung của Quốc gia.

Đề án xây dựng, thành lập thị xã Ngọc Hồi đã xác định các chỉ tiêu chủ yếu của đô thị cần đạt được đến năm 2015, cũng như xác định các nội dung cần triển khai cụ thể; trong đó việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu vực nội thị để đáp ứng yêu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị đáp ứng các tiêu chuẩn của thị xã được đặc biệt quan tâm.

Với những đổi thay về các yếu tố tác động ngoại lực và nội tại của thị trấn, đòi hỏi phải có sự thay đổi so với đồ án quy hoạch đã phê duyệt, vì vậy cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn theo các tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện Ngọc Hồi, do vậy việc nghiên cứu lập hồ sơ đồ án điều chỉnh QHC xây dựng thị trấn Plei Kần để làm cơ sở cho việc quản lý xây dựng đô thị theo hướng nâng cấp đô thị thị trấn Plei Kần trở thành đô thị loại IV và huyện Ngọc Hồi trở thành thị xã vào năm 2015 là hoàn toàn cần thiết.

Thực hiện mục tiêu của tỉnh trong thông báo 82/TB- UBND ngày 29/3/2011 về việc rà soát tình hình Qui hoạch chung thị trấn Plei Kần để đảm bảo nâng cấp đô thị thị trấn Plei Kần lên đô thị loại IV vào năm 2015, Chủ tịch UBND Tỉnh đã “Giao cho UBND huyện Ngọc Hồi lập thủ tục điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Plei Kần định hướng đến năm 2013 đạt tiêu chuẩn của đô thị loại IV để năm 2015 huyện Ngọc Hồi thành thị xã”.

1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ:

1.2.1. Mục tiêu:

- Cụ thể hoá Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum, huyện Ngọc Hồi nhằm đáp ứng mục tiêu của Tỉnh và của Huyện về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo đà thúc đẩy quá trình đô thị hoá.

- Xây dựng, phát triển thị trấn PleiKần theo tiêu chí phát triển đô thị loại 4, huyện Ngọc Hồi trở thành thị xã vào cuối năm 2015;

- Xây dựng thị trấn Plei Kần trở thành một trung tâm chính trị, hành chính của huyện Ngọc Hồi; là một trung tâm kinh tế, trung tâm văn hoá, giáo dục và đào tạo; đầu mối giao thông giao lưu lớn của vùng phía Tây tỉnh, và của vùng kinh tế động lực khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

- Xây dựng thị trấn Plei Kần trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, sinh thái và có bản sắc riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên và lịch sử phát triển.

- Tạo lập môi trường sống tốt, đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao của nhân dân; đảm bảo phát triển hài hoà và bền vững giữa đô thị và điểm dân cư nông thôn.

- Xây dựng một đô thị có kiến trúc hiện đại, có bản sắc văn hoá đặc trưng riêng của tỉnh KonTum.

- Xác lập các cơ sở để quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện.

- Làm cơ sở pháp lý cho các công tác quản lý xây dựng và triển khai tiếp công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch. Tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình phát triển, các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực đảm bảo phát triển bền vững lâu dài.

1.2.2. Nhiệm vụ:

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng, các nguồn lực phát triển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật & xã hội trên địa bàn vùng nghiên cứu, phân tích mối quan hệ liên vùng.

- Dự báo phát triển kinh tế - xã hội; Nghiên cứu các cơ sở hình thành và phát triển đô thị, dân cư nông thôn, cơ sở kinh tế - kỹ thuật; Sử dụng đất đai và lựa chọn các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phát triển phù hợp với vùng nghiên cứu.

- Rà soát các quy hoạch, dự án đã, đang và sẽ thực hiện trong khu vực để nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng quy hoạch mới. Nghiên cứu, phát hiện, làm rõ thêm những tiềm năng của khu vực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định tiền đề và động lực phát triển vùng, dự báo dân số lao động, kinh tế xã hội phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của thị trấn Plei Kần.

- Xây dựng định hướng phát triển không gian chung, định hướng phát triển không gian cho các cơ sở kinh tế, các đô thị và dân cư nông thôn, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kế hoạch sử dụng đất cho thị trấn PleiKần đến 2030 có xét đến sự cân đối hài hoà giữa sự mở rộng đô thị với phát triển kinh tế công nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo đảm an ninh quốc phòng và các hoạt động kinh tế khác, với việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai theo các giai đoạn quy hoạch. Đề xuất các giải pháp quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật đạt chuẩn cấp đô thị

- Xác định các hạng mục công trình ưu tiên đầu tư xây dựng trong giai đoạn đến 2020.

- Đánh giá môi trường chiến lược.

- Kiến nghị các chính sách và biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng toàn thị trấn.

1.3. Các cơ sở lập quy hoạch:

1.3.1. Các cơ sở pháp lý:

- Luật Quy hoạch Đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 của Quốc hội;

- Luật Xây dựng số16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;

- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội;

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị;

- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại qui hoạch đô thị;

- Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị.

- Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/1/2011 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

- Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020;

- Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 07/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030;

- Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 26/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia đến năm 2020;

- Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 09/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam – Lào đến năm 2020 [đoạn từ Việt Nam đến Kon Tum];

- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/04/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon tum đến năm 2020;

- Nghị Quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 12/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa X, kỳ họp thứ 4 về quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

- Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 31/07/2012 của UBND tỉnh KonTum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh KonTum đến năm 2020, định hướng đến 2025;

- Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 13/01/2011 của UBND tỉnh Kon Tum v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025.

- Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 07/07/2008 của UBND tỉnh Kon Tum: Điều chỉnh qui hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kon Tum giai đoạn 2007-2015, định hướng đến 2020.

- Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Kon tum giai đoạn 2010 -2020, định hướng đến năm 2025

- Công văn số 2488/UBND-XD ngày 28/11/2006 của UBND tỉnh Kon Tum thống nhất đề cương Quy hoạch tổng thể phát triển BCVT tỉnh Kon Tum từ 2007-2010, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 152/QĐ-UBND ngày 25/2/2014 của UBND tỉnh Kon Tum “ Về việc xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ [2011-2015] huyện Ngọc Hồi.

- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 08/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y;

- Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 20/12/2005 về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh QHC xây dựng thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đến năm 2020.

- Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 28/6/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đến năm 2030;

- Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đến năm 2020 định hướng đến năm 2025;

- Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày 05/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon tum về xây dựng, thành lập thị xã Ngọc Hồi vào cuối năm 2015;

- Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc thông qua Đề án công nhận thị trấn Plei Kần mở rộng, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV;

- Quyết định số 1411/QĐ-UBND Ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt Đề án xây dựng, thành lập thị xã Ngọc Hồi vào cuối năm 2015.

- Báo cáo số 88/BC-SXD ngày 08/5/2013 của Sở Xây dựng Kon Tum gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc Báo cáo kết quả thẩm định Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.

- Văn bản số 993/UBND-KTN ngày 23/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum gửi Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hồi về việc Cơ bản thống nhất nội dung của Nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Plei kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đến năm 2030.

1.3.2. Các nguồn tài liệu, số liệu:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng tam giác Việt Nam – Lào – Camphuchia.

- Quy hoạch phát triển đô thị dọc hành lang tuyến đường Hồ Chí Minh.

- Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Hồi.

- Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y đến năm 2020.

- Các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh Kon Tum.

- Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Plei Kần phê duyệt năm 2005.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vực phía Tây thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, phê duyệt năm 2006.

- Quy hoạch chi tiết Khu vực phía Đông thị trấn Plei Kần - huyện Ngọc Hồi - thành phố Kon Tum, phê duyệt năm 2012.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu trung tâm hành chính, tỷ lệ 1/500 thuộc Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, thực hiện năm 2010.

- Quy hoạch chi tiết xây dựng Đô thị Nam Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon tum thực hiện năm 2010.

- Các QHCT các Khu đô thị, du lịch, khu cụm công nghiệp,...

- Các dự án đầu tư có liên quan.

- Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm; 2010; 2011; 2012.

- Các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên và hiện trạng.

1.3.3. Các cơ sở bản đồ:

- Bản đồ địa hình thị trấn Plei Kần do chủ đầu tư cung cấp.

- Các bản đồ hành chính, địa chính, giao thông, công nghiệp, du lịch huyện Ngọc Hồi.

1.4. Phạm vi quy hoạch:

1.4.1. Sự cần thiết:

Sau hơn 20 năm đầu tư, xây dựng và phát triển, thị trấn Plei Kần đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi phương diện. Sự phát triển đã vượt ra ngoài ranh giới thị trấn, tốc độ đô thị hóa đã diễn ra nhanh và mạnh tại nhiều khu vực giáp ranh thị trấn Plei Kần thuộc xã Đắk Xú; Thị trấn Plei Kần đã có rất nhiều thay đổi về đô thị hóa.

Tốc độ đô thị hóa cao, thị trấn ngày càng cần phải đảm nhận thêm nhiều chức năng song quỹ đất xây dựng nội thị lại hạn chế, không tiếp cận được những khu vực có tiềm năng phát triển về các mặt: KHCN, văn hóa - TDTT, vui chơi, giải trí, du lịch, dịch vụ, vv...

Thị trấn Plei Kần sẽ được quy hoạch, phát triển trở thành Trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục không chỉ của huyện Ngọc Hồi mà cả khu vực phía Bắc tỉnh Kon Tum. Một đô thị phát triển năng động bên cạnh Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ đối với tỉnh Kon Tum mà còn có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ vùng Tây Nguyên và khu vực phía Nam Trung bộ. Bởi nơi đây chính là đầu mối giao lưu kinh tế trong chiến lược phát triển vùng. Thị trấn Plei Kần cùng với cửa khẩu quốc tế Bờ Y sẽ trở thành khu vực khởi đầu hội nhập trung chuyển quan trọng tuyến liên hành lang thương mại quốc tế giữa Mianma, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và vùng phía Bắc Campuchia với khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và đông Nam Bộ. Thông qua cửa khẩu Bờ Y, đây chính là tuyến hành lang thương mại Đông Tây ngắn nhất.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu và ranh giới quy hoạch:

1. Phạm vi nghiên cứu liên vùng:

Nghiên cứu vai trò của thị trấn Plei Kần, mối quan hệ với toàn bộ tỉnh KonTum, vùng Biên giới Việt Nam – Lào – Cam Pu Chia, vùng kinh tế động lực khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Xác định vị trí, mối quan hệ giữa khu vực đô thị và khu vực ngoại thị trên tổng thể ranh giới hành chính của huyện Ngọc Hồi, có diện tích 82.400 ha:

Phía Bắc giáp huyện Đăk Glei; Phía Nam giáp huyện Sa Thầy; Phía Đông giáp huyện Đăk Tô; Phía Tây giáp CHDCND Lào.

2. Ranh giới lập quy hoạch:

Dự kiến ranh giới điều chỉnh khu vực quy hoạch thị trấn Plei Kần có diện tích khoảng 2.896,2 ha; bao gồm toàn bộ khu vực đất xây dựng đô thị hiện nay, đất tự nhiên theo địa giới thị trấn Plei Kần [mở rộng về phía Đông và phía Bắc thị trấn] và một số thôn của xã Đăk Xú.

- Phía Đông giáp: Sông Pô Kô.

- Phía Tây giáp: Thôn Ngọc Thư, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi.

- Phía Bắc giáp: Xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi.

- Phía Nam giáp: Xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi.

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

2.1. Điều kiện tự nhiên:

2.1.1.Vị trí địa lý:

Huyện Ngọc Hồi rộng 82.400 ha, gồm 7 xã và 1 thị trấn. Bao gồm thị trấn Plei Kần và 7 xã là Đắk Ang, Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Sú, Bờ Y, Sa Loong và Đắk Kan. Huyện Ngọc Hồi được thành lập trên cơ sở chia tách 3 huyện: Đắk Glei, Sa Thầy, Đắk Tô theo Quyết định số 316-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 15 tháng 10 năm 1991, gồm 3 xã Đắk Sú, Bờ Y, Sa Loong của huyện Sa Thầy, xã Đắk Ang của huyện Đắk Tô và xã Dục Nông của huyện Đắk Glei.

2.1.2. Địa hình:

Khu vực điều chỉnh quy hoạch nằm trong Huyện Ngọc Hồi thuộc vùng núi cao của tỉnh Kon Tum, nằm ở chân sườn núi phía Đông của dãy Trường Sơn. địa hình nghiêng về phía Đông Nam; Phía Đông trải rộng đến sông PôKô có địa hình bằng phẳng, chia cắt nhẹ, tầng đất dày hơn 50cm. Có thể nói địa hình vùng này là pha trộn giữa địa hình đuôi sườn phía Đông của dãy Trường Sơn với địa hình đầu vùng cao nguyên. Vì vậy địa hình đa dạng bao gồm: Đồi núi, cao nguyên và thung lũng, xen kẽ nhau rất phức tạp.

Thị trấn Plei Kần mở rộng [theo địa giới hành chính trên]: Phía Đông giáp sông Pô Kô với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông; phía Nam giáp xã Đăk Kan với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp. Phía Tây giáp thôn Tà Ka, xã Bờ Y; phía Bắc giáp xã Đăk Nông và xã Đăk Xú có địa hình tương đối bằng phẳng, chia cắt nhẹ.

Khu vực điều chỉnh quy hoạch ở độ cao 625 - 680m, nằm phía Bắc tỉnh Kon Tum với đặc trưng địa hình cơ bản gồm những đồi thoải, có sự chia cắt rõ nét bởi các khe lạch, tạo nên một lợi thế cảnh quan đẹp. Độ dốc nền 0,3 - 25%. Hướng dốc chính về phía Bắc và Nam, ở các khu vực nhỏ hướng dốc hướng về phía các con suối và khe tụ thủy của địa hình. Hình thành 2 khu vực; Khu vực Tây Bắc và khu vực Đông Nam tạo nên 1 lợi thế cảnh quan đẹp.

- Phía Tây Bắc có các dãy đồi cao có cao độ 847 m thấp dần về phía đông Đăk PôKô với độ dốc tương đối lớn hướng dốc chính theo hướng Tây Nam-Đông Bắc; độ dốc trung bình 5% đến 20%.

- Khu vực phía Đông-Nam được hình thành bởi các đồi thấp và tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho xây dựng đô thị ; hướng dốc chính theo hướng Bắc-Nam và thấp dần về suối Đăk Hơ Niêng.

Địa hình bao gồm 3 dạng sau:

- Địa hình thung lung suối dọc theo song Đắc Pô Kô và một số nhánh suối nhỏ khác có cao độ khoảng 600-620 m.

- Địa hình dạng gò đồi tập trung ở phía Nam tuyến đường Hồ Chí Minh.Cao độ từ 640-660 m, có địa hình bằng phẳng.

- Địa hình sườn núi dốc tập trung chủ yếu ở phía Tây-Bắc có cao độ từ 620 đến 800 m, độ dốc lớn từ 20% -50%

Nền đất xây dựng của khu vực tốt, không phải gia cố nền móng-thuận lợi cho đầu tư xây dựng.

Mực nước ngầm ở sâu, không ảnh hưởng đến sự làm việc và ổn định của nền móng công trình.

Địa hình có các khe tụ thủy được hình thành bởi các đồi tự nhiên, khá thuận lợi cho việc thoát nước của khu vực.

2.1.3. Khí hậu:

  1. Nhiệt độ:

Khu vực nằm trong vùng khí hậu Tây Trường Sơn; Chịu ảnh hưởng chủ yếu gió mùa Tây Nam, mùa hè - mùa thu mưa nhiều và đều đặn; Mùa Đông Xuân hầu như không có mưa, khô hạn. Nhiệt độ bình quân 22˚C đến 23˚C, có xu thế tăng dần từ Nam ra Bắc và từ cao xuống thấp chỉ từ 4-5˚C, nhưng biên độ nhiệt trong ngày cao, có thời kỳ đạt tới 15˚. Thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc.

+ Nhiệt độ trung bình cả năm: 21,8˚C

+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 19,6 [tháng 12]

+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 25,6 [tháng 5]

+ Số giờ nắng cả năm: 2.058,5 giờ

+ Số giờ nắng tháng thấp nhất: 88,0g [tháng 8]

+ Số giờ nắng tháng cao nhất: 278,9g [tháng 12]

+ Lượng mưa cả năm: 2000 mm

+ Lượng mưa tháng cao nhất: 404,1 mm [tháng 6]

+ Độ ẩm tương đối không khí TB năm: 82%

+ Độ ẩm tháng thấp nhất: 70,5% [tháng 1]

+ Độ ẩm tháng cao nhất: 89,5% [tháng 8]

  1. Lượng mưa:

Mưa có xu hướng tăng dần từ vùng thấp lên vùng cao. Do ảnh hưởng của địa hình, sự phân bố mùa theo không gian rất phức tạp: Các sườn núi có hướng đón gió luợng mưa tăng lên rõ rệt từ 2600-2800mm. Ngược lại thung lũng khuất gió, lượng mưa năm giảm đáng kể chỉ còn 1100- 1200mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 85% đến 90% tổng lượng mưa trong cả năm. Số giờ nắng trong năm 2508,5 giờ. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 10% tổng lượng mưa cả năm. Theo trạm thuỷ văn Đắk Tô có tài liệu 24 năm [từ năm 1981- 2004]:

- Lượng mưa bình quân: H = 2000mm.

- Số ngày mưa trung bình năm: 140 ngày.

- Lượng mưa năm lớn nhất: Hmax = 2428,6mm.

- Luợng mưa năm nhỏ nhất: Hmin = 1161,7mm.

- Lượng mưa ngày lớn nhất bình quân năm là: 141mm.

- Số ngày mưa trung bình: 140 ngày.

  1. Độ ẩm:

Độ ẩm của Tây Nguyên nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng biến động theo mùa, thời kỳ hình thành gió mùa Tây Nam [tháng 5 đến tháng 10] là thời kỳ có độ ẩm cao [từ 87% - 90%] và thời kỳ hình thành gió mùa Đông Bắc [từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau] là thời kỳ khô hạn, độ ẩm thấp [74- 81%]. Độ ẩm trung bình năm 82% trong đó các vùng núi cao như vùng ngã ba biên giới, vùng vườn Quốc gia Chưmomray có độ ẩm cao 85%. Các vùng bình nguyên, vùng trũng thấp độ ẩm 75- 80% vào mùa mưa đủ thừa độ ẩm nhưng mùa khô thiếu ẩm.

  1. Lượng bốc hơi:

Cũng mang đặc thù của vùng Tây Nguyên, khu vực huyện Ngọc Hồi có lượng bốc hơi khá lớn, trung bình trên 1232,9mm.

  1. Hướng gió:

Mùa mưa hướng gió Tây Nam, mùa khô hướng gió Đông Bắc, tốc độ gió trung bình 5,2m/s. Khu vực Ngọc Hồi hầu như không có bão lớn.

2.1.4. Thuỷ văn, địa chất & địa chấn:

  1. Thuỷ văn sông suối:

Hệ thống sông suối trong khu vực huyện Ngọc Hồi có nguồn nước mưa khá dồi dào. Lượng mưa trung bình nhiều năm trên khu vực 1921mm. Như vậy tổng lượng nước mưa trong năm khoảng 6,67tỷ m³. Lượng nước mưa này ngoài phần tổn thất do bốc hơi sẽ là nguồn cung cấp nước ngầm và hình thành dòng chảy mặt ở các sông suối.

Vùng điều chỉnh quy hoạch thuộc huyện Ngọc Hồi nằm ở phần tiếp giáp 2 đơn vị kiến tạo lớn: Khu vực phía Tây, Tây Bắc, Tây Nam thuộc đới uốn nếp Neoproterozoi - mesozoi sớm; Ngọc Hồi - MaD’rak - Đắk Lin với đặc trưng uốn nếp cơ bản phương Tây Bắc - Đông Nam và khu vực Bắc - Đông Bắc thuộc đới uốn nếp Paleo- Mesoproterozoi Sơn Hà - Đắk Tô với đặc trưng uốn nếp cơ bản phương Đông Bắc - Tây Nam tương ứng.

Khu vực thị trấn Plei Kần và vùng lân cận có các sông, suối chính như sau:

- Sông PôKô bắt nguồn từ phía Bắc tỉnh Kon tum thuộc khu vực huyện Đắk GLei chảy theo hướng Bắc - Nam, cách thị trấn khoảng 3 km về phía Đông độ dốc lòng sông lớn tạo ra nhiều thác gềnh, dòng chảy mạnh và có nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp.

- Suối Đắk Hniang nằm ở phía Nam, cách trung tâm thị trấn khoảng 2,0 km, chủ đạo chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ về sông PôKô, cung cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khu vực.

- Suối Đăk Tráp nằm ở phía Bắc thị trấn, cách trung tâm thị trấn khoảng 1,5 km, bắt nguồn sườn núi phía Tây chảy theo hướng Tây – Đông, lưu lượng kiệt về mùa khô, khoảng 10 l/s.

- Ngoài ra còn có một số nhánh suối nhỏ khác chia cắt khu vực thành nhiều lưu vực nhỏ, thuận lợi cho việc thoát nước mặt khi xây dung đô thị.

Khu vực nghiên cứu là khu vực có địa hình gồm các đồi thấp đan xen các bãi đất bằng phẳng với độ dốc 1- 4%, không nằm trong vùng ảnh hưởng của mưa lụt và lũ quét, địa hình cho phép thoát nước mưa nhanh.

  1. Địa chất thủy văn :

- Cấu tạo nền vùng gồm các đá thuộc 5 giới và 4 phức hệ thạch anh - kiến tạo khác nhau, phản ảnh 4 giai đoạn phát triển kiến tạo của khu quy hoạch nói riêng và phía Tây khối nhô của Kon Tum nói chung. Mỗi phức hệ thạch - kiến tạo bao gồm nhiều tổ hợp thạch - kiến tạo, mỗi tổ hợp thạch - kiến tạo gồm các thành hệ đá khác nhau. Với cấu trúc địa chất & kiến tạo ở trên, hệ địa chất của khu vực không có hang động Caxter, trượt trôi...rất bền vững thuận lợi cho xây dựng công trình.

- Qua khảo sát hiện trạng các giếng nước trong khu vực và các tài liệu nghiên cứu: Nguồn nước ngầm thẩm thấu bề mặt chủ yếu từ nước mưa, nước sông suối, độ sâu từ 8 -1 0 m, lưu lượng thấp từ 0,1- 0,2l/s. Hiện nay các hộ gia đình đang sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu từ nguồn nước này.

Lượng nước ngầm sâu [trên 40m] có trữ lượng tương đối lớn [qua kết quả khoan 3 mũi thăm dò, trữ lượng đạt khoảng 8.500m3/ngày.đêm], chất lượng tốt, bảo đảm cho sinh hoạt. Giai đoạn trung hạn [năm 2010-2015], nguồn nước này được xem xét để khai thác cung cấp cho đô thị và có tính khả thi cao

Hiện tại chưa có thăm dò địa chất cho khu vực nghiên cứu song qua tham khảo tài liệu địa chất một số mũi khoan khảo sát cục bộ tại các công trình xây dựng thì địa chất ở đây có cấu tạo chủ yếu là đất đồi pha lẫn đá phong hoá [Sa thạch] nền đất có khả năng chịu tải trung bình đến tốt, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng công trình.

  1. Địa chấn:

Khu vực quy hoạch nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 6 với tần suất lặp lại B­1 > 0,002 [chu kì T < 500 năm [xác suất xuất hiện chấn động P > 0,1 trong khoảng thời gian 50 năm]]. Vì vậy khi thiết kế và xây dựng các công trình cần phải đảm bảo an toàn cho các công trình nằm trong vùng dự báo có cấp động đất nêu trên.

2.2. Hiện trạng kinh tế xã hội khu vực quy hoạch:

2.2.1. Hiện trạng dân số, lao động và phân bố dân cư:

  1. Hiện trạng dân số:

Dự kiến Ranh giới điều chỉnh quy hoạch toàn thị trấn có diện tích khoảng 2896.2 ha.

Dân số trên toàn khu vực thị trấn Plei Kần tính đến 31 tháng 12 năm 2012 [bao gồm dân số thường trú và dân số quy đổi]: 26.914 người. Trong đó:

- Dân số thường trú trên địa bàn toàn thị trấn Plei Kần [chưa bao gồm dân số quy đổi từ: lượng học sinh, sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, bệnh nhân từ các vùng lân cận đến khám chữa bệnh, khách tham dự hội nghị hội thảo, lực lượng lao động tại các khu CN đóng trên địa bàn] là: 23.479 người.

+ Dân số khu vực tập trung dân cư: 20.524 người.

+ Dân số tại khu vực không tập trung dân cư: 2.955 người.

- Dân số quy đổi toàn thị trấn là 3.435 người. Trong đó:

[Trong đó dân số quy đổi là: Học sinh, sinh viên, Học viên các trường đào tạo, Lực lượng công an, quân đội không đăng ký thường trú tại gia đình; Lao động đăng ký tạm trú trên 6 tháng; Dân số vãng lai quy đổi bao gồm khách du lịch, bệnh nhân đến từ ngoài thị trấn khám và điều trị trong các cơ sở y tế].

- Dân số khu vực tập trung dân cư đã cộng dân số quy đổi là 23.959 người.

- Tỷ lệ đô thị hóa là: 89,02%

- Mật độ dân số đạt 7.607 người/km2

Thành phần dân tộc đa số là dân tộc Kinh chiếm khoảng 54,2% và các dân tộc khác như dân tộc Xê đăng, dân tộc Mường, dân tộc Nùng,…

Dân cư trong phạm vi ranh giới lập quy hoạch hiện tại phân bố cư trú chủ yếu dọc các tuyến giao thông chính[ đường Hồ Chí Minh đi qua thị trấn, quốc lộ 14C đi Sa Thầy], đường nội thị thị trấn với mật độ tương đối cao, chủ yếu là nhà ở kết hợp dịch vụ, thương mại theo hình thức tư thương. Bộ phận dân cư này cơ bản đã xây dựng nhà ở khá kiên cố và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu dân cư hiện tại của thị trấn.

- Đồng bào dân tộc tập trung chủ yếu tại các thôn Đắk Mế, Đắk Khôn, Đắk Pil, Xuân Tân, Đắk Mốt,…

- Phần dân cư còn lại phân bố rải rác, đơn lẻ ven đồi, nhà ở kết hợp trong các khu vườn rộng, trang trại kinh tế nhỏ, chủ yếu sống bằng nghề nông - lâm nghiệp hoặc làm việc trong các Nông - Lâm trường trong khu vực. Nhóm dân cư này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu dân cư hiện trạng khu vực quy hoạch.

Khu vực trung tâm thị trấn có mật độ tương đối cao và chủ yếu là người Kinh sinh sống. Người xơ đăng và các dân tộc khác phân bố chủ yếu ở các khu vực làng bản nông thôn xung quanh nội thị.

Dân cư trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng đô thị chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện, trong khi diện tích chỉ chiếm khoảng 1,7%

Tốc độ tăng dân số: 3,86% .

Trong đó:

Tăng tự nhiên: 2,10%

Tăng cơ học: 1,76%

2]Hiện trạng lao động:

  1. Cơ cấu lao động:

Nguồn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực tập trung dân cư tăng từ 7.641 người năm 2010 lên 8.165 người năm 2011 và lên 8.698 người năm 2012. Từ những năm 2000 đến nay, chất lượng qua đào tạo của huyện Ngọc Hồi nói chung và thị trấn Plei Kần nói riêng được nâng lên khá nhanh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn huyện năm 2012 đạt khoảng 35%.

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực tập trung dân cư trên thị trấn năm 2012 đạt 78,52%

Bảng tổng hợp lao động trên địa bàn thị trấn plei kần mở rộng

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực đô thị

Ngư­ời

10.771

11.502

12.190

Trong đó: Lao động phi nông nghiệp

Ngư­ời

7.435

8.048

8.787

2

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực dân cư­ tập trung

Ng­ười

7.641

8.165

8.698

Trong đó: Lao động phi nông nghiệp

Ngư­ời

5.743

6.216

6.830

4

Tỷ lệ phi nông nghiệp toàn đô thị

%

69,03

69,97

72,08

5

Tỷ lệ phi nông nghiệp khu dân cư­ tập trung

%

75,16

76,13

78,52

  1. Tỷ lệ hộ nghèo:

Các chính sách về an sinh xã hội luôn được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện; đã tổ chức cấp phát, chi trả trợ cấp kịp thời cho các đối tượng được thụ hưởng theo quy định như: đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg; cấp tiền miễn học phí cho các sinh viên nghèo, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/NĐ-CP, hỗ trợ tiền bán trú theo Nghị định 85/NĐ-CP, hỗ trợ tiền ăn cho trẻ em 5 tuổi theo Quyết định 239/QĐ-TTg năm học 2011-2012; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo Quyết định 2409/2011/QĐ-TTg …

Công tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh, thị trấn đã tận dụng tối đa các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh tập trung khai hoang đồng ruộng, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân sản xuất. Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn giải quyết việc làm, vốn xoá đói giảm nghèo để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất; nắm bắt, theo dõi các hộ mới thoát nghèo thuộc diện cận nghèo để kịp thời giúp đỡ họ ổn định sản xuất khi gặp khó khăn, không để xảy ra tình trạng tái nghèo. Nhờ đó, đến nay đời sống của nhân dân trên địa bàn có bước cải thiện đáng kể, nạn đói giáp hạt cơ bản được xoá bỏ và có nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 22,94% năm 2011 giảm xuống còn 15,63% năm 2012.

Bảng tổng hợp hộ nghèo khu vực tập trung dân cư trên địa bàn

giai đoạn 2010-2012

Thời điểm năm 2010

Thời điểm năm 2011

Thời điểm năm 2012

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo [%]

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo [%]

Tổng số hộ

Số hộ nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo [%]

3.547

585

16,49

3.592

824

22,94

4.274

668

15,63

  1. Tình hình phân bố dân cư:

Thị trấn Plei Kần có tổng diện tích tự nhiên là 2.896,2 ha, gồm khu vực dân cư tập trung và khu vực dân cư không tập trung, trong đó:

+ Thị trấn Plei Kần cũ: 7 tổ dân phố; 4 thôn.

+ Xã Đắk Xú: thôn Chiên Chiết, thôn Đắk Tang, thôn Ke Joi, thôn Xuân Tân, thôn Đắk Pil, thôn Đắk Long;

Dân cư trong thị trấn Plei Kần hiện tại phân bố cư trú theo 3 hình thức :

a/ Một bộ phận dân cư phân bố dọc theo các tuyến đường chính đi ngang qua và trong nội thị thị trấn với mật độ tương đối cao, chủ yếu là nhà ở kết hợp dịch vụ, thương mại theo hình thức tư thương. Bộ phận dân cư này chiếm tỷ trọng cao.

b/ Bộ phận dân cư phân bố thành các cụm, nhóm dân cư nhỏ theo từng khu vực, nhà ở kết hợp kinh tế vườn.

c/ Phần dân cư còn lại phân bố rải rác, đơn lẻ ven rìa thị trấn; nhà ở kết hợp trong các khu vườn rộng, trang trại kinh tế nhỏ.

Nhìn chung , dân cư toàn thị trấn phân bố trải dài theo các tuyến đường là chủ yếu và đan xen với các khu chức năng đô thị, các khu sản xuất [ chủ yếu là cây cao su].

2.2.2. Hiện trạng công trình kiến trúc:

  1. Nhà ở:

Trong thời gian gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của thị trấn Plei Kần khá nhanh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu xây dựng từ nhà ở của cư dân đến các công trình công cộng, phúc lợi xã hội rất lớn, đã hình thành nên những công trình kiến trúc hài hoà, đặc trưng địa phương. Với sự tham gia tích cực của giới nghề nghiệp tại địa phương và các vùng lân cận và kết hợp giữa tính hiện đại tạo nên những công trình nhà ở có kiến trúc hiện đại và mang đậm nét riêng của địa phương.

Với điều kiện của người dân ngày càng nâng cao kéo theo nhu cầu về việc đầu tư xây dựng mới về nhà ở cũng được chú trọng. Tổng hợp số liệu hiện trạng của thị trấn Plei Kần: khu vực tập trung dân cư có số lượng nhà kiên cố chiếm trên 88.35%, diện tích sàn bình quân 20,65 m2/người; các khu vực dân cư phụ cận thị trấn chủ yếu là nhà cấp 4 khá kiên cố, bán kiên cố và một phần ít là nhà tạm, diện tích sàn bình quân 18.17 m2/người.

Các công trình nhà ở tại thị trấn Plei Kần

Bảng tổng hợp nhà ở khu vực tập trung dân cư trên địa bàn

thị trấn Plei Kần năm 2012

Tổng số hộ dân c­ư

Tổng số hộ có nhà ở kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố

Tỷ lệ nhà ở kiên cố, khá kiên cố, bán kiên cố [%]

Tổng dân số năm 2012

Tổng diện tích sàn [m2]

Diện tích sàn bình quân [m2/hộ]

Diện tích sàn bình quân [m2/ng­ười]

4.274

3.776

88,35%

16.816

347.193

81,23

20,65

- Các công trình nhà ở chủ yếu là người dân xây dựng tự phát, hình thức kiến trúc chưa phản ánh được nét đặc trưng văn hóa truyền thống của vùng cao nguyên.

- Mật độ xây dựng và cấp công trình nhà ở còn thấp, hiệu quả sử dụng đất cho xây dựng theo tiêu chuẩn đô thị chưa cao. Chưa có nhiều công trình nhà ở cao tầng với chất lượng cao. Thị trấn chưa tạo dựng được nhiều khu vực có công trình xây dựng hiện đại và cảnh quan kiến trúc môi trường đẹp. Các khu vực đất đai vườn, trang trại có nhà ở của dân nhìn chung chủ yếu còn để hoang hoặc khai thác trồng trọt, vườn tạp có hiệu quả và thu nhập kinh tế còn hạn chế, mật độ che phủ của cây cối lâu năm rất thấp, dẫn đến việc cải thiện môi trường ở chưa được bao nhiêu.

Một số hình ảnh hiện trạng về nhà ở

  1. Công trình công cộng:

- Trong khu nghiên cứu có các công trình công cộng, thương mại dịch vụ, công trình hành chính đô thị, trường học. Đa số các công trình là nhà xây kiên cố có tầng cao từ 1-4 tầng,

- Các công trình công công hiện trạng trong tương lai về giữ nguyên quy mô diện tích đất, chỉ tôn tạo các công trình đã có nguy cơ xuống cấp và quản lí về mặt hình thái kiến trúc sao cho phù hợp với cảnh quan chung khu vực.

- Cần bổ sung xây mới các công trình đang thiếu hoặc chưa được đầu tư xây dựng như nhà văn hóa phường, trường THCS, trường tiểu học, trường mẫu giáo và các công viên cây xanh,....

Một số hình ảnh hiện trạng tại Khu trung tâm hành chính của Huyện

Một số hình ảnh hiện trạng các công trình công cộng

2.2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế:

  1. Cơ cấu kinh tế chung của huyện Ngọc Hồi:

Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện Ngọc Hồi giai đoạn đến năm 2010, công nghiệp – xây dựng chiếm 38%, nông lâm nghiệp chiếm 35%, thương mại – dịch vụ chiếm 27%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt 16,95%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của tỉnh Kon Tum. Trong đó tốc độ tăng trưởng các ngành lần lượt là : Công nghiệp – xây dựng khoảng 21,8%/năm, thương mại – dịch vụ khoảng 28,17%/năm. Nông lâm thủy sản khoảng 5,58%/năm.

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng, thu hút và sử dụng lao động trên địa bàn huyện.

Theo quy hoạch định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Ngọc Hồi, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung toàn huyện giai đoạn 2016 – 2020 đạt 16- 17% /năm, giai đoạn 2021 – 2025 đạt 15- 16%/ năm.

- Tỷ trọng các ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2015 là 31- 32%, 39 - 40%, 28-29% , năm 2020 là 25-26%, 43-44%, 30-31% và năm 2025 là 19- 20%, 46-47%, 34-35%.

  1. Về cơ cấu kinh tế của Thị trấn:

Cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực và theo thành phần đã từng bước có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, từng tiểu vùng trong khu vực. Tỷ trọng nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, có sự đầu tư mạnh vào cửa khẩu, khu vực dịch vụ tăng,...

Trong 3 năm qua cơ cấu kinh tế của thị trấn chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp - thủy sản từ 9,8% năm 2010 giảm xuống còn 2,44% năm 2012, tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ từ 21,35% năm 2010 tăng lên 24,29% năm 2012. Cho thấy vị trí của ngành phi nông nghiệp [thương mại, dịch vụ] trong nền kinh tế của thị trấn đã phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng cao mức sống nhân dân.

Kết quả chuyển dịch trên, thể hiện tiềm năng lợi thế nhất của thị trấn là phát triển ngành thương mại, du lịch, đó là lợi thế nằm ở ngã ba Đông Dương giáp hai nước Lào và Campuchia, là nơi hội tụ của đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 24 và quốc lộ 14C, đặc biệt nằm trong Khu kinh tế Bờ Y, có tuyến hành lang thương mại quốc tế nối từ Myanma - Đông bắc Thái Lan - Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung.

Trong giai đoạn tiếp theo, tiếp tục thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư đối với các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc đô thị hoá trên địa bàn. Khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống như: dệt thổ cẩm, mây tre, đan lát; xây dựng và phát huy hiệu quả cụm công nghiệp làng nghề thị trấn Plei Kần. Đánh giá vấn đề giải quyết việc làm, ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân ở những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp và đề ra phương hướng, giải pháp về công tác này trong lộ trình xây dựng huyện Ngọc Hồi thành thị xã đến năm 2015.

  1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Kinh tế của thị trấn phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì và tăng qua các năm [Bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 12,92%].

TT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

1

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn [GDP]

16,10

12,06

10,61

1.1

Dịch vụ

21,35

27,57

24,29

1.2

Công nghiệp, xây dựng

28,50

24,21

19,51

1.3

Nông, ngư nghiệp

9,80

3,74

2,44

  1. Về tổng sản phẩm GDP:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2012 đạt 15,202 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách trên địa bàn năm 2012 đạt 14,116 tỷ đồng.

Bảng tổng hợp chỉ tiêu kinh tế trên địa bàn thị trấn Plei Kần

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Tổng thu ngân sách trên địa bàn

Triệu đồng

6,871

8,447

15,202

2

Tổng chi ngân sách

Triệu đồng

6,854

8,178

14,116

Trong đó: Chi th­ường xuyên

Triệu đồng

5,829

7,211

12,948

3

GDP bình quân đầu ngư­ời

Triệu đồng

17,737

20,308

23,207

4

Tăng tr­ưởng kinh tế

%

16,100

12,060

10,610

Theo chủ trương phát triển kinh tế xã hội theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Ngọc Hồi với sự chuyển đổi cơ cấu ưu tiên tăng mạnh về các ngành kinh tế công nghiệp – xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và du lịch dịch vụ trong giai đoạn đến 2010. Vì vậy , cùng với khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y, đô thị Plei Kần sẽ có vai trò đóng góp quan trọng trong việc hình thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ thương mại – du lịch lớn của huyện Ngọc Hồi và vùng phía Bắc tỉnh Kon Tum trong tương lai và là một cơ hội tiềm năng cho việc hình thành khu vực kinh tế xã hội năng động của vùng Bắc Tây Nguyên.

Đây cũng là một tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển đô thị Plei Kần

  1. Công nghiệp & Tiểu thủ công nghiệp:

Tỷ trọng ngành Công nghiệp chung toàn huyện giai đoạn 2005 – 2010 tăng từ 21,5% lên 27%.

- Sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa phát triển, tuy nhiên đã đem lại hiệu quả thiết thực, từng bước thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Giải quyết được một phần lao động chưa có công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, trong đó công nghiệp chế biến là một ngành mũi nhọn chiếm ưu thế.

+ Công nghiệp chế biến tăng trưởng về số lượng và chất lượng qua sơ chế, chế biến trước khi tiêu thụ.

+ Các cơ sở sản xuất CN-TTCN chủ yếu là công nghiệp phát triển ở trung tâm thị trấn với quy mô nhỏ, chủ yếu là gia công, sửa chữa, chế biến nhỏ [như xay xát, gò hàn, sản xuất công cụ cầm tay, may mặc, mộc dân dụng, vật liệu xây dựng].

+ Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm đồ uống, sản xuất cơ khí phục vụ kinh tế cá thể được sản xuất tại nhà, nằm đan xen với dân cư, một mặt diện tích nhỏ, mặt khác gây ồn ào, bụi, các cơ sở sản xuất gạch ngói tuy đã được sắp xếp lại nhưng vẫn chưa chuyển đổi công nghệ hoàn toàn.

- Nhìn chung công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn manh núm, nhỏ bé sản xuất lạc hậu chưa tạo được vị trí là nơi khai thác thế mạnh tài nguyên tại chỗ và giải quyết việc làm cho số đông lao động. Về công nghệ, thiết bị công nghệ của các cơ sở sản xuất phần lớn là lạc hậu, chưa có sự đổi mới đáng kể. Các loại sản phẩm sản xuất ra ít, mức tiêu thụ trên địa bàn hẹp; Số lượng tiêu thụ hạn chế; sản phẩm sản xuất ra không mang tính chất thương mại mà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ như sản phẩm đan lát, còn các sản phẩm khác để cung cấp ra thị trương rất ít.

- Hoạt động của các làng nghề truyền thống còn nhỏ lẻ, không có vốn đầu tư ban đầu, quy mô theo hộ gia đình là chính, công nghệ thủ công, sử dụng nguyên vật liệu và lao động tại chỗ; Dụng cụ, công cụ để sản xuất đơn giản, thô sơ tự chế, không thể hiện được doanh thu và thu nhập đối với các hộ làm nghề.

- Tiềm năng phát triển công nghiệp [công nghiệp giấy, chế biến lâm sản, mủ cao su, chế biến cà phê, cơ khí, đồ gia dụng …].

- Hệ thống các dự án hạ tầng của Khu cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đường Hồ Chí Minh, tuyến đường điện 500KV… qua tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện nói chung và đô thị Plei Kần mở rộng nói riêng.

  1. Thương mại - dịch vụ và du lịch:

Hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn Huyện những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung vẫn còn chậm. Hệ thống thương mại được phát triển và mở rộng đến tận các thôn, bản. Hoạt động kinh doanh thương mại đã đáp ứng hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân, thu mua và tiêu thụ những sản phẩm nông lâm nghiệp do nhân dân sản xuất, bước đầu có tác động tích cực đến phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số và một bộ phận công đồng dân cư ở vùng sâu, vùng xa.

- Thương mại:

Các cơ sở thương mại - dịch vụ hoạt động còn chậm, chỉ có 01 chợ nằm trong quy hoạch, còn lại chủ yếu là chợ tự phát do người dân tự lập nên. Hiện nay chỉ có các cửa hàng điện tử bán lẻ chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn để trở thành siêu thị ….

Trong năm 2012, đã tổ chức 01 đợt Hội chợ thương mại hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và đưa hàng Việt về nông thôn do cho Công ty TNHH Truyền thông Tây Nguyên Xanh tổ chức với quy mô 100 gian hàng, hội chợ đã thu hút khoảng 15 nghìn lượt người đến tham quan mua sắm, tổng giá trị hàng hóa bán ra ước đạt trên 2 tỷ đồng.

Năm 2013 tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống thương mại, khai thác lợi thế cửa khẩu để phát triển thương mại khu vực biên giới; nâng cấp mở rộng Trung tâm thương mại thị trấn Pleikần. Khuyến khích các doanh nghiệp và các HTX tham gia mở rộng kinh doanh dịch vụ đến các vùng nông thôn nhằm góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy phát triển trên địa bàn, hạn chế những tiêu cực trong thị trường nông thôn và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Phát huy lợi thế tiềm năng hiện có của thị trấn, khuyến khích xây dựng một số điểm du lịch văn hoá; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và phát triển du lịch qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; tăng cường hợp tác phát triển với các vùng kinh tế động lực trong tỉnh.

Bên cạnh việc khuyến khích phát triển thương mai dịch vụ, các cấp ban ngành cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định đối với các điểm kinh doanh vi phạm, đặc biệt là kiểm tra tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế, quản lý giá, gian lận thương mại, hoạt động các cơ sở kinh doanh Internet, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

- Dịch vụ:

+ Dịch vụ vận tải: Từ khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành [GĐI], nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách tăng, lượng đầu xe tham gia vận tải tăng đáng kể góp phần phục vụ việc đi lại và trao đổi hàng hoá của người dân, đặc biệt là giao lưu với tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Hiện có một số hộ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hoá.

+ Dịch vụ kỹ thuật: Đây là các dịch vụ cung cấp vật tư hàng hoá, kỹ thuật cây giống, chuyển giao công nghệ, máy móc, thông tin...đến nay, dịch vụ này có bước phát triển, nhưng thực tế số lượng chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.

+ Dịch vụ công nghiệp: Chưa phát triển, chỉ mới hình thành các dịch vụ sửa chữa nhỏ như: Sửa chữa mô tô, ti vi, đồng hồ...tập trung ở thị trấn Plei Kần, xã BờY và một số điểm sửa chữa xe trên tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua.

+ Dịch vụ tài chính tín dụng: Hoạt động ngân hàng phát triển mạnh [5 ngân hàng] đã hỗ trợ vốn cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân và nhóm, hộ kinh doanh, hộ kinh tế gia đình.

+ Du lịch: Chưa hình thành rõ nét.

+ Dự kiến khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và quá cảnh qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đến năm 2015 đạt 1,2 - 1,5 triệu tấn/năm và mức tăng bình quân khoảng 13% - 15%/năm trong giai đoạn 2010-2015 và mức độ tăng trưởng ổn định từ 7% đến 9% vào thập niên sau [đã loại trừ các nhân tố ảnh hưởng].

Phát huy lợi thế tiềm năng hiện có của thị trấn, khuyến khích xây dựng một số điểm du lịch văn hoá; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và phát triển du lịch qua cửa khẩu Quốc tế Bờ Y; tăng cường hợp tác phát triển với các vùng kinh tế động lực trong tỉnh.

Bên cạnh việc khuyến khích phát triển thương mai dịch vụ, các cấp ban ngành cũng đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định đối với các điểm kinh doanh vi phạm, đặc biệt là kiểm tra tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế, quản lý giá, gian lận thương mại, hoạt động các cơ sở kinh doanh Internet, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

Hoạt động thương mại tư nhân

Chợ Plei Kần

  1. Nông nghiệp, lâm nghiệp & thủy sản:

Tỷ trọng ngành Nông lâm thủy sản chung toàn huyện giai đoạn 2005 – 2010 giảm từ 41,2% xuống 35,1%.

- Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất chính của khu vực quy hoạch, Sản xuất nông nghiệp đã dần phát triển, cơ cấu cây trồng, vật nuôi có bước chuyển dịch, một bộ phận sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá.

+ Trồng trọt: Cơ cấu cây trồng đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm.

+ Chăn nuôi: Thông qua công tác hỗ trợ cho vay vốn các chương trình quốc gia như [vốn xoá đói giảm nghèo, vốn phụ nữ nghèo, vốn giải quyết việc làm...] đã khuyến khích hộ nông dân mở rộng đầu tư, tăng số lượng đàn gia xúc, tuy nhiên quy mô đàn vẫn còn nhỏ.

+ Hoạt động cuả các cơ sở sản xuất nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp: Hiện tại các tổ chức kỹ thuật và mạng lưới khuyến nông đã hoạt động tương đối có hiệu quả, thường xuyên bám sát và cung cấp kịp thời các dịch vụ nông nghiệp cho địa bàn xã.

+ Chương trình chuyển giao kỹ thuật: Hàng năm tập huấn cho hàng ngàn lượt người tham gia chuyển giao kỹ thuật, tham gia các loại giống cây có năng suất cao;

+ Kinh tế trang trại: Những năm gần đây, trên địa bàn Huyện đã xuất hiện mô hình kinh tế trang trại cây công nghiệp. Cơ cấu đầu tư chủ yếu cho vườn cây, chưa đầu tư máy móc thiết bị cơ giới hoá để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

- Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp luôn tăng trưởng, trong đó trồng rừng chiếm 34,7% cơ cấu của nhóm ngành, khai thác gỗ chiếm 53,9% cơ cấu ngành.

+ Quản lý bảo vệ rừng: công tác giao đất, giao rừng được tiến hành có kết quả tốt, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, ổn định sản xuất nông nghiệp theo phương thức thâm canh.

+ Công tác trồng rừng: Công tác phủ xanh đất trống, đồi núi trọc nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, đóng vai trò bảo vệ rừng phòng hộ, cung cấp một lượng gỗ lớn cho nhu cầu của các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng trong địa phương và Tỉnh.

+ Khai thác lâm sản phụ: Hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện dần dần chuyển từ khai thác sang trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nên các sản phẩm thu hoạch từ rừng có xu thế giảm xuống; Khai thác gỗ đã hạn chế đến mức thấp nhất.

- Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn chủ yếu nuôi cá nước ngọt trên diện tích ao, hồ. Nghề nuôi trồng thuỷ sản chưa được đầu tư phát triển;

  1. Các thành phần kinh tế khác trên địa bàn:

Nhu cầu phát triển các loại hình hoạt động kinh tế: Dịch vụ công cộng, dịch vụ du lịch, thương mại cũng như yêu cầu phát triển văn hóa giáo dục, thể thao giải trí, chăm lo và đảm bảo sức khỏe của nhân dân thị trấn.

2.2.4. Hiện trạng công trình hạ tầng xã hội:

  1. Giáo dục và đào tạo::

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo chung toàn huyện có chuyển biến tích cực, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Huyện Ngọc Hồi đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và Tiểu học đúng độ tuổi. Đến năm 2010 toàn huyện có 7 trường đạt chuẩn quốc gia.

Giáo dục đào tạo được ưu tiên đặt lên hàng đầu, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục, đã đạt được một số kết quả: 100% tổ, thôn trên địa bàn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Chất lượng giáo dục đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực, chất lượng dạy và học tăng lên, tỷ lệ lên lớp tăng, tỷ lệ lưu ban, bỏ học giảm đáng kể. 100% tổ, thôn hoàn thành công tác xóa mù chữ.

Thị trấn Plei Kần hiện có 04 trường mẫu giáo-mầm non, 08 trường

tiểu học, 03 trường trung học cơ sở. Số học sinh các cấp có 5.104 học sinh và số lượng cán bộ, giáo viên các cấp là 321 người được duy trì cả về số lượng và chất lượng với phương châm 3 hoá [chuẩn hoá - xã hội hoá - hiện đại hoá]. Hiện tại thị trấn Plei Kần duy trì vững chắc kết quả phổ cập THCS và tiểu học đúng độ tuổi; UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác phổ cập mầm non 5 tuổi và thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào lớn của ngành giáo dục. Tiếp tục củng cố và nhân rộng các mô hình học tập có hiệu quả qua đó, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học.

Ngoài ra còn có hệ thống các trường phổ thông trung học, phổ thông dân tộc nội trú gồm 4 cơ sở bao gồm: 1 trường PTTH, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, và đang triển khai xây dựng trường trung cấp nghề với tổng diện tích 6,23ha.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư, các cấp ban ngành đã tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp đảm bảo tốt cho công tác dạy và học trên địa bàn, kịp thời xoá các phòng học tạm, học nhờ, đặc biệt là ở các xã có điều kiện đi lại khó khăn.

Trường tiểu học số 1 TT.Plei Kần

Trường PTDT nội trú Ngọc Hồi

Một số hình ảnh hiện trạng

Giáo dục phổ thông: Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đào tạo của thị trấn tương đối tốt. Toàn thị trấn đã```` xóa hết phòng học tạm; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 98-99%. Cơ sở vật chất giáo dục phổ thông ở các xã lân cận hiện nay còn hạn chế, đội ngũ giáo viên chưa đủ so với nhu cầu.

Việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường lực lượng Cán bộ - Giáo viên để đáp ứng yêu cầu công tác giáo dục đào tạo lâu dài của một đô thị hiện đại – đô thị loại IV trong tương lai phù hợp với các đặc điểm khu vực Cao Nguyên là rất cần thiết và phải được tính toán dự trù kế hoạch ngay từ bây giờ.

  1. Y tế::

Toàn huyện Ngọc Hồi hiện nay có 1 bệnh viện huyện và 1 phòng khám đa khoa; 8 trạm y tế xã, thị trấn; với tổng số 152 cán bộ Y tế; Tỷ lệ thôn làng có nhân viên y tế đạt 100%. Mạng lưới y tế dự phòng từng bước được hình thành. Thị trấn hiện có một trung tâm y tế. Nhìn chung hệ thống cơ sở vật chất ngành y tế còn nhiều hạn chế, một số cơ sở đang xuống cấp và thiếu trang thiết bị. Trình độ y tế cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Công tác Y tế cơ sở trên địa bàn thị trấn Plei Kần được triển khai và thực hiện tốt. Với mục tiêu chăm sóc sức khoẻ nhân dân của huyện Ngọc Hồi, nhân dân toàn thị trấn Plei Kần cũng như dân cư khu vực các huyện lân cận. Công tác khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, mạng lưới y tế phát triển rộng khắp đến nay 27/27 tổ, thôn đều có Trạm y tế và 100% tổ, thôn có đội ngũ, bác sỹ khám chữa bệnh, nhiều phòng khám tư được phát triển mạnh. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đang dần được cải thiện và nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục thực hiện có hiệu quả; chất lượng khám và điều trị bệnh cho nhân dân ngày càng được nâng cao. Các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn; thường xuyên giám sát, tuyên truyền về ngộ độc thực phẩm tại các xã, thị trấn; tổ chức tập huấn kiến thức Vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn, phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Duy trì công tác khám điều trị các bệnh lao, phong, sốt rét, sốt xuất huyết, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, cải thiện dinh dưỡng ở trẻ em, y tế học đường, chương trình quốc gia về phòng chống HIV/AIDS, chương trình quốc gia về nước sạch và môi trường,...

Trung tâm y tế huyện

Bệnh viện đa khoa huyện

Trên địa bàn thị trấn mở rộng có 01 bệnh viện đa khoa cấp huyện quy mô 170 giường bệnh; ngoài ra có 01 trung tâm y tế tuyến huyện và 03 trạm y tế tuyến thị trấn, xã,… với bình quân 7,1 giường/1000 dân, đã phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong thị trấn cũng như các khu vực lân cận.

Về đào tạo, hàng năm Trung tâm y tế huyện luôn có kế hoạch đào tạo cán bộ chuyên khoa, chuyên sâu hoặc cử cán bộ đi đào tạo nâng cấp bằng từ y tá lên bác sỹ, ưu tiên những cán bộ công tác lâu năm, tâm huyết với nghề nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu công tác khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đô thị và nhân dân các dân tộc trong khu vực Bắc Kon Tum, cần thiết phải xây dựng đồng bộ các công trình y tế [ Cơ sở vật chất, thiết bị Kỹ thuật, Cán bộ]

Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi đang đầu tư nâng cấp lên thành 250 giường; ngoài ra còn có Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm y tế thị trấn Plei Kần.

  1. Văn hóa - TDTT:

Tương tự như đa số các đô thị- thị trấn huyện lỵ Miền Núi và Tây Nguyên khác, hiện nay nhìn chung cơ sở vật chất, hệ thống các công trình Văn hóa – Thông tin, Thể dục thể thao của thị trấn Plei Kần vẫn chưa hoàn chỉnh; số lượng thiếu và chất lượng các công trình vẫn chưa cao, sự phân bố chưa hợp lý; chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhu cầu phong trào văn hóa, thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, cũng như nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của nhân dân.

Các phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao được các ngành, các cấp quan tâm triển khai thực hiện. Đã tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Các phong trào tập luyện thể dục thể thao được duy trì thường xuyên: "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng các thôn, làng văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh; bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa các dân tộc; phong trào đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, … tiếp tục được các ngành, các cấp đẩy mạnh triển khai thực hiện.

- Thể dục thể thao:

Nhiều đại hội thể dục thể thao đã được UBND thị trấn Plei Kần tổ chức là cơ sở thúc đẩy, nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng tại địa phương, vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện TDTT thường xuyên. Đây cũng là dịp để ngành văn hóa – thể thao huyện phát triển phong trào“Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Toàn thị trấn có 01 sân vận động cấp huyện, 24 sân bóng chuyền, 01 sân cầu lông, đáp ứng nhu cầu vui chơi, sinh hoạt. Công tác xã hội hoá thể dục thể thao trên địa bàn từng bước có sự chuyển biến, đã góp phần mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình hoạt động thể dục thể thao, huy động được một số nguồn tài chính để tăng cường đầu tư và phát triển thể dục thể thao.

Nhà thi đấu thị trấn Plei Kần

Một số hoạt động thể dục thể thao tại Đại hội TDTT lần thứ V năm 2013

Một số hình ảnh hiện trạng

- Văn hóa:

Đời sống văn hoá của thị trấn hiện nay đang dần được nâng cao. Hệ thống các cơ sở văn hoá thông tin đã gia tăng về quy mô và số lượng [tăng số lượng nhà văn hoá, trung tâm văn hoá huyện nâng cấp mở rộng,…] với 01 nhà văn hóa cấp huyện, 01 nhà văn hóa cấp xã và 20 nhà văn hoá của các khu phố, thôn. Đã có những đóng góp tích cực nâng cao đời sống văn hoá của đồng bào trong thị trấn. Nhà văn hóa thôn, tổ, khu phố,... với nhiều tên gọi khác nhau như: nhà văn hóa, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng,... có ý nghĩa rất thiết thực với địa bàn dân cư, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc.

Hội trường tổ dân phố 4

Nhà Rông truyền thống

- Các công trình chính:

+ Trung tâm văn hóa [02 công trình]: Gồm Khu văn hóa thể thao huyện và Rạp chiếu phim [trụ sở Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện cũ].

+ Trung tâm thể dục thể thao [03 công trình]: Gồm sân vận động huyện, Nhà thi đấu thể thao huyện và dự án khu thể thao liên hợp [đường Hai Bà Trưng – TDP 6] đang được đầu tư xây dựng.

+ Công trình kiến trúc tiêu biểu, công trình văn hóa, lịch sử, di sản: Di tích chiến thắng Plei Kần, ngã 3 Đông Dương, nghĩa trang liệt sĩ huyện,

- Tỷ lệ các công trình di sản, văn hóa lịch sử và kiến trúc tiêu biểu được trùng tu, tôn tạo 100 [%].

  1. Nhà ở và công trình dân dụng:

- Tổng diện tích sàn khu vực nội thị là: 415.707 m2.

- Tổng số hộ trong khu vực nội thị là 5.658 hộ [căn]. Số nhà kiên cố, khá kiên cố và bán kiên cố là 4.956 căn.

- Trung tâm thương mại dịch vụ [02 công trình]: Gồm Chợ Ngọc Hồi và Trung tâm thương mại huyện Ngọc Hồi.

- Trên địa bàn thị trấn Plei Kần có 02 công viên phục vụ nhân dân: Công viên trung tâm và vườn hoa Đền liệt sỹ thị trấn Plei Kần.

Một số hình ảnh hiện trạng

2.2.5. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

  1. Giao thông:

- Mật độ đường trong khu vực nội thị: Thị trấn Plei Kần có 25 tuyến đường với tổng chiều dài 43 km.

- Diện tích bến xe và các bãi đậu xe trên địa bàn thị trấn Plei Kần là 11,025 ha.

- Diện tích đất giao thông hiện trạng là 69 ha. Diện tích đất giao thông/dân số nội thị [m2/người] là 25,6.

- Tổng diện tích đất dành cho xây dựng giao thông chính thị trấn PleiKần huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum là 53,21 ha trên tổng số 3.968ha, chiếm 1,4%.

Mật độ đường chính, đường khu vực trải nhựa trên thị trấn là 0,2 km/ km2.

Hệ thống giao thông đối ngoại:

Tuyến Quốc lộ 14 [đường Hồ Chí Minh], với tổng chiều dài 1005 km, là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với nhau và nối Tây Nguyên với Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Điểm đầu tuyến [km 0] là cầu Đa Krông, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị, cũng là nơi giao cắt với quốc lộ 9. Điểm cuối tuyến [km 1005 + 000] là nơi giao cắt vớiquốc lộ 13 tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Đây là quốc lộ dài thứ 2 của Việt Nam, sau quốc lộ 1A. Quốc lộ 14 là một phần của Đường Hồ Chí Minh.

Quốc lộ 14 chạy qua địa phận các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Kon Tum với tổng chiều dài 161km.

Trong khu vực nghiên cứu có các tuyến giao thông chính mang tính chất chiến lược quốc gia như:

- Tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua cạnh phía Đông thị trấn. Đây là tuyến giao thông mang tính chiến lược thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực Tây Nguyên và trên phạm vi cả nước. Mặt cắt ngang đường tại khu vực trung tâm đô thị là 28m [4 làn xe, hè hai bên và giải phân cách] và vùng ngoài khu vực trung tâm đô thị là 12 m [cho 2 làn xe cơ giới và phần đường cho xe thô sơ hai bên]

- Tuyến đường Quốc lộ 40 nối từ tuyến đường Hồ Chí Minh tại trung tâm thị trấn đi cửa khẩu Bờ Y; tương lai là một trong những tuyến đường xuyên Á quan trọng trên trục hành lang phát triển Đông-Tây. Đây là con đường nằm trong tỉnh Kon Tum dài 20 km .Điểm đầu là tại PleiKần, giao cắt với Quốc lộ 14 và Quốc lộ 14C. Điểm cuối là ngã ba Đông Dương tại cửa khẩu Bờ Y trên biên giới Việt-Lào. Quốc lộ 40 nối Quốc lộ 11 của Lào.

Mặt cắt ngang đường tại khu vực trung tâm đô thị là 28m [4 làn xe, hè hai bên và giải phân cách]; vùng ngoài khu vực trung tâm đô thị là 5-6 m.

- Tuyến đường Quốc lộ 14C từ Trung tâm thị trấn đi SaLoong, huyện Sa Thầy; nối liền với khu kinh tế phía Nam. Mặt cắt ngang đường tại khu vực trung tâm đô thị là 9,5m [cho 2 làn xe]; vùng ngoài Trung tâm đô thị là 5-6 m.

- Bến xe trung tâm thị trấn đã có quy hoạch mới, Bến xe hiện trạng diện tích 4.500 m2; mặt sân cấp phối có 1 nhà làm việc của bến xe, một số điểm đón trả khách cho xe tải, xe buýt.

- Bến xe đối ngoại nằm gần ngã 3 đường Hùng Vương và Ngô Gia Tự có diện tích 2,0ha. Đang triển khai xây dựng công trình bến xe huyện hiện đã đạt được khoảng 30% khối lượng

- Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe taxi đảm nhận nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn đi các khu vực lân cận với 24 xe buýt, 20 xe taxi. Tỷ lệ vận tải hành khách năm 2012 đạt 4,5%. Tiếp tục phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo hướng cung cấp dịch vụ thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và hỗ trợ tốt các loại hình vận tải khác nhằm khuyến khích sử dụng xe buýt, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông khi đô thị ngày càng phát triển

- Các tuyến xe Buýt:

+ Tuyến Ngọc Hồi – Kon Tum: Dài 60 km từ TP Kon Tum đi có 56 điểm chờ đón trả khách. Tuyến khai thác QL14.

+ Tuyến Ngọc Hồi – cửa khẩu Bờ y: Ngọc Hồi đi thị trấn Đăk Glei đang tạm dừng hoạt động.

Trong đó, tổng chiều dài các tuyến quốc lộ trong ranh giới quy hoạch là 28,42km [đã trừ đường Hùng Vương].

STT

Tên đường

Km

Ghi chú

1

Đường quốc lộ 14

10,96

Đang nâng cấp thành đường cấp III miền núi,

2

Đường quốc lộ 14C

1,41

Đã được cải tạo nâng cấp thành đường cấp 4 miền núi.

3

Đường quốc lộ 40

7,73

Đã được cải tạo nâng cấp thành đường cấp 4 miền núi.

Tổng

20,1

Hệ thống giao thông đối nội:

Đường nhựa nội thị trong thị trấn Plei Kần bao gồm đường nhựa, đường cấp phối, với tổng chiều dài các tuyến đường trục chính đô thị của thị trấn Plei Kần là 17,8 km. Một số tuyến đường trong khu vực tập trung dân cư đang được nâng cấp xây dựng trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được duyệt, quy mô mặt cắt và chất lượng tương đối bảo đảm về giao thông trong giai đoạn hiện nay.

Thị trấn PleiKần có duy nhất một loại hình giao thông đường bộ làm cơ sở thúc đẩy phát triển về mọi mặt kinh tế, du lịch, dịch vụ, công nghiệp... Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị khu vực tập trung dân cư 18,14%, mật độ đường chính trong khu vực dân cư tập trung [tính đến đường có chiều rộng ≥ 11,5m] đạt 6,93 km/km2. Hệ thống giao thông đô thị đã được cải thiện và có nhiều khởi sắc. Một số đường vành đai, đường trục chính đã, đang được xây dựng.

Hệ thống giao thông ngoại thị

Hệ thống giao thông nội thị

Một số tuyến đường trong nội thị thị trấn đang được nâng cấp xây dựng trên cơ sở quy hoạch chi tiết đã được duyệt, quy mô mặt cắt và chất lượng tương đối bảo đảm về giao thông trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài các tuyến đường chính đi ngang qua thị trấn và hệ thống đường trong khu đô thị phía Nam, các tuyến đường nội thị còn lại số kết cấu bê tông, đường đất, đường cấp phối đồi; có mặt cắt từ 2,5 - 3,5 m phục vụ nhu cầu giao thông nội bộ của khu vực nghiên cứu quy hoạch.

- Hệ thống giao thông nội thị, ngoài một số đường chính trong khu vực trung tâm được đầu tư hoàn chỉnh, còn phần lớn là các tuyến đường chưa hoàn thiện. Cần phải mở mới một số tuyến đường cũng như nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường đã có nhưng chưa hoàn thiện hoặc không đáp ứng được nhu cầu phục vụ lâu dài của đô thị, chỉnh trang hè phố, cây xanh và hệ thống thoát nước dọc tuyến nhằm đảm bảo đi lại thuận tiện cho nhân dân.

Đường Hai Bà Trưng: Đây là tuyến đã được đầu tư xây dựng trên cơ sở Quy hoạch chung đã được phê duyệt.

Quy mô mặt cắt 20m

+ Mặt đường: = 11m

+ Vỉa hè 2 bên: 2x4.5m = 9m

Quy mô mặt cắt 28m [Đoạn trước nhà Văn hóa]

+ Mặt đường: 2x7.5m = 15m

+ Phân cách = 2m

+ Vỉa hè 2 bên: 2x6m = 12m

Đường Hai Bà Trưng

Đường Hai Bà Trưng [đoạn Nhà Văn hóa]

Đường Hoàng Thị Loan

Đường Lê Lợi

Đánh giá hiện trạng giao thông :

- Thị trấn có duy nhất một loại hình giao thông đường bộ làm cơ sở thúc đẩy phát triển về mọi mặt kinh tế, du lịch, dịch vụ, công nghiệp... do đó cần thiết được quy hoạch đầu tư và xây dựng phù hớp với quá trình phát triển đô thị.

- Hệ thống giao thông đối ngoại vẫn chạy qua trung tâm thị trấn. Cần phải tạo ra các tuyến đường tránh ra ngoài đô thị hoặc các nút giao thông khác cốt, đấu nối hợp lý để tạo điều kiện đi lại , làm việc của người dân đô thị thuận tiện và an toàn.

- Hệ thống giao thông nội thị, ngoài một số đường chính trong khu vực trung tâm được đầu tư hoàn chỉnh, còn lại phần lớn là các tuyến đường chưa hoàn thiện. Cần phải mở mới một số tuyến đường cũng như nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường đã có nhưng chưa hoàn thiện hoặc không đáp ứng được nhu cầu phục vụ lâu dài của đô thị.

Bến xe: Trong thị trấn hiện chỉ có một bến xe cấp huyện. Hầu hết các phương tiện giao thông không có bến bãi đỗ xe theo quy hoạch cụ thể.

  1. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

Quy hoạch chung thị trấn PleiKan lập năm 2005, khống các tiêu chí kỹ thuật sau:

Các quỹ đất xây dựng đợt đầu chủ yếu san lấp tại chỗ để tạo mặt bằng xây dựng đảm bảo thoát nước mặt với độ dôc sau khi san i ≥ 0,004.

Địa hình của khu vực quy hoạch dốc dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt nhiều bởi những đồi bắt úp, các khe suối và đường phân thủy, tụ thủy. Những đồi núi bát úp với độ dốc cục bộ tại các quả đồi bát úp là với độ dốc trung bình từ 5% đến 15%, cá biệt có một số khu vực có dốc hơn với độ dốc trung bình từ 15% đến 23%. cao độ xây dựng tương đối thuận lợi tập trung phía Tây, Tây Nam phía Nam và khu vực trung tâm.

Độ dốc dọc đường i< 6%. Độ dốc nền từng công trình i= 0,4% - 0,5%. Các khu vực san nền dốc về phía đường hoặc về phía các công trình thu nước mưa.

- Nền đánh giá theo các khu vực phát triển Thị trấn:

+ Khu phía Bắc thị trấn PleiKan: Khu vực này trồng rừng cao su và hồ tiêu là chính khu vực thấp trồng lúa nước địa hình tương đối bằng phẳng là khu vực bố trí các cơ quan Huyện, một số làng bản có dân cư sinh sống bám theo đường Quốc lộ 14, cao độ tự nhiên dao động từ 615,6 ÷ 662,2m chiếm phần lớn, cá biệt có chỗ cao độ dao động là 644,4 đến 815.4.

+ Khu trung tâm thị trấn PleiKan, có cao độ nền xây dựng dao động từ 650,5 ÷ 660,5m là khu đất tương đối thuận lợi cho việc xây dựng công trình.

+ Khu phía Tây thị trấn PleiKan: là khu vực trồng lúa nước tương đối bằng phẳng là khu vực làng bản có nhiều dân cư sinh sống, cao độ tự nhiên dao động từ 648,4 ÷ 670,2m nhưng chiếm phần lớn là 648,4 đến 655.4.

+ Khu phía Nam thị trấn PleiKan:

Bị chia cắt nhiều bởi các quả đồi bát úp, các khe suối và đường tụ thủy cao độ dao đông từ 613,2 ¸ 663,2m, hàng năm thường hay bị ngập.

- Nền đánh giá theo các dạng địa hình phấn cấp cao độ:

+ Khu vực 1: Độ cao từ 650m-700m; Bao gồm miền đất chạy dọc theo quốc lộ QL14, 14c, QL40, dọc sông suối, khu vực này khá bằng phẳng gợn sóng nhỏ; độ dốc từ 5-9% rất thuận lợi cho xây dựng.

+ Khu vực 2: Các triền núi chạy dài theo các khe suối, Độ cao từ 650-700 m. Độ dốc từ 10-15%, kém bằng phẳng hơn gợn sóng dăn deo, địa hình khá thuận lợi cho việc khai thác đất cho xây dựng.

+ Khu vực 3: Tập hợp các đỉnh đồi nối liền với nhau thành dải, không bị phân cắt, độ cao 800-900m cũng có khả năng thuận lợi cho xây dựng.

- Với nền xây dựng khá thuận lợi như trên có thể mở rộng xây dựng trong tương lai trên nền tự nhiên mà không cần san ủi thêm đất núi.

  1. Cấp nước:

Thị trấn Pleikần đã và đang đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy lấy từ nguồn nước mặt trên hồ suối Đak Tráp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của đô thị;. Nguồn nước này chủ yếu cấp cho khu vực nội thị thị trấn hiện nay; tuy nhiên không đủ khả năng cung cấp cho toàn đô thị trong tương lai. Các khu vực ngoại vi còn đang sử dụng nước lấy từ các nguồn: Nước mặt từ các suối, nước ngầm mạch nông [giếng khoan, giếng đào] với mực nước có khả năng khai thác ở độ sâu từ 8-10m so với mặt đất tự nhiên. Chất lượng nước và trữ lượng nước hiện chưa được đánh giá cụ thể và chi tiết một cách khoa học.

Vì vậy, về lâu dài việc đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cấp nước sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế phục vụ cho nhu cầu sử dụng sinh hoạt và sản xuất của nhân dân đô thị là rất cần thiết.

Khu vực tập trung dân cư của thị trấn có 67,62% hộ dùng nước sạch hợp vệ sinh còn lại đang dùng nước mặt từ các suối, nước ngầm mạch nông [giếng khoan, giếng đào] với mực nước có khả năng khai thác ở độ sâu từ 8-10m so với mặt đất tự nhiên.

Bảng tổng hợp cấp nước sạch

TT

Tên khu phố, thôn, xã

Tổng số hộ dân

[hộ]

Tổng số

hộ dùng nước sạch

[hộ]

Tỷ lệ hộ dùng nư­ớc sạch hợp vệ sinh [%]

I

Khu vực dân cư­ tập trung

4.274

2.890

67,62

II

Khu vực dân cư­ không tập trung

2.121

1.351

63,7

III

Tổng cộng

6.474

4.241

65,5

- Thị trấn Pleikần đã được đầu tư xây dựng nhà máy nước đặt tại đồi Pháo Binh, với công suất thiết kế là 800 m3/ngày đêm [diện tích đất khoảng 500 m2]. Tuy nhiên trên thực tế công suất nhà máy chỉ hoạt động 450 m3/ngày đêm. Nhà máy lấy nguồn nước thô từ hồ Đak Tráp.

- Dây chuyền công nghệ: Trạm bơm cấp I => Lắng => Lọc => Khử trùng => Bể chứa.

- Phạm vị phục vụ của nhà máy chủ yếu tập trung cho hơn 1.500 hộ dân và một số cơ quan hành chính ở khu vực trung tâm thị trấn. Chất lượng nước đảm bảo tiêu chuẩn do Sở Y tế kiểm định với tần suất 4 lần/ năm. Còn lại đa số các hộ dân vẫn còn sử dụng nguồn nước ngầm [giếng đào, giếng khoan] để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

- Mạng lưới đường ống phân phối có đường kính D50-D150 làm bằng vật liệu HDPE.

- Qua khảo sát,điều tra trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm dưới đất vừa qua cho thấy có thể xem xét để bổ xung nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và các nhu cầu khác của đô thị từ nước ngầm trong tương lai.

Bảng Kết quả xét nghiệm chất lượng nước:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Hàm lượng trong nước vùng thị trấn Pleikần

Hàm lượng giới hạn trong nước theo TCCP[1329/2002/BYT]

1

Giá trị PH

5,57 - 8,25

6,5 - 8,5

2

Tổng độ cứng

mg/l

7,5 - 93,77

300

3

Tổng khoáng hóa

mg/l

22,0 - 148,0

1000

4

Tổng [Fe2++ Fe3+]

mg/l

0 - 0,85

0,5

5

Nitơrat NO3_

mg/l

0 - 27,16

50,0

6

Nitơrat NO2_

mg/l

0 - 0,3

3,0

7

Asen As

mg/l

0,001 - 0,0004

0,01

8

Thủy ngân hg

mg/l

10%. Một số vị trí đã được san nền cục bộ để xây dựng nhà ở

Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất đai

Stt

Hạng mục

Diện tích [ha]

Mật độ [m2/ng]

Tỉ lệ [%]

A

Đất nội thị [khu vực thị trấn plei kần hiện trạng]

2896,2

62,01

I

Tổng diện tích đất xây dựng đô thị

275,74

182,74

6,95

I.1

Đất khu dân dụng

206,18

136,64

5,20

1

Đất các đơn vị ở

167,7

111,14

4,23

1.1

Đất CTCC cấp đơn vị ở

4,94

3,27

0,12

2

Đất CTCC đô thị

8,54

5,66

0,22

3

Đất cây xanh, TDTT

1,75

1,16

0,04

4

Đất giao thông đối nội

28,19

18,68

0,71

I.2

Các loại đất khác trong phạm vi khu dân dụng

32,85

21,77

0,83

1

Đất các cơ quan không thuộc đô thị

26,67

0,67

2

Đất trường chuyên nghiệp, THPT

6,18

0,16

I.3

Đất xây dựng ngoài khu dân dụng

36,71

24,33

0,93

1

Đất giao thông đối ngoại

23,55

0,59

2

Đất tiểu thủ công nghiệp

0,63

0,02

3

Đất an ninh quốc phòng

4,43

0,11

4

Đất tôn giáo, di tích

0,1

0,003

5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2,44

0,06

6

Đất khu vực cấm sử dụng [quân sự, mỏ, ô nhiễm...]

3,47

0,09

7

Đất công trình đầu mối hạ tầng kĩ thuật

2,09

0,05

II

Đất khác trong phạm vi nội thị

2184,77

55,06

II.1

Đất nông nghiệp

2054,76

51,78

1

Đất trồng lúa

54,74

1,38

2

Đất trồng hoa màu

9,24

0,23

3

Đất trồng cây ăn quả

24,97

0,63

4

Đất trồng cây công nghiệp

1965,81

49,54

II.2

Đất canh tác hỗn hợp

17,18

0,43

II.3

Đất lâm nghiệp.

41,62

1,05

II.4

Đất chưa sử dụng [đất trống]

3,07

0,08

II.5

Đất sông suối, ao hồ.

54,19

1,37

II.6

Đất khác [ bụi rậm, gò đồi, bãi bồi...]

13,95

0,35

Hiện trạng sử dụng đất có thể thấy đất xây dựng đô thị chỉ chiếm một phần nhỏ trong tồng diện tích đất toàn đô thị [Chỉ chiếm 11%]

Trong đó tỉ lệ các thành phần trong đất xây dựng đô thị :

Trong đó tỉ lệ đất trong khu dân dụng:

  1. Đánh giá đất xây dựng:

* Đánh giá đất xây dựng khu vực Thị trấn Plei Kần dựa trên cơ sở:

- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000 do Thị trấn cung cấp.

- Tài liệu thuỷ văn do Thị trấn cung cấp.

* Tổng diện tích Thị trấn Plei Kần là: 2896.2 ha . phạm vi nghiên cứu 3968 ha

+ Đất đã xây dựng diện tích khoảng 335.35 ha, chiếm 11.6% tổng diện tích.

+ Đất xây dựng thuận lợi có độ dốc i£10% và không bị ngập úng. Diện tích khoảng 1158.31 ha, chiếm 40% tổng diện tích.

+ Đất xây dựng ít thuận lợi do bị ngập úng h£1m. Diện tích khoảng 636.5 ha, chiếm 22% tổng diện tích.

+ Đất xây dựng không thuận lợi có độ dốc i>25%. Diện tích khoảng 724.08 ha, chiếm 25% tổng diện tích.

+ Đất xây dựng không thuận lợi do ngập h>1m. Diện tích khoảng: 38.5 ha, chiếm 1.3% tổng diện tích.

Stt

Hạng mục

Diện tích [ha]

Tỉ lệ [%]

Ghi chú

1

Đất thuận lợi cho xây dựng

1158.31

40

620 0,002 [chu kì T < 500 năm [xác suất xuất hiện chấn động P > 0,1 trong khoảng thời gian 50 năm]. Vì vậy khi thiết kế và xây dựng các công trình cần phải đảm bảo an toàn cho các công trình nằm trong vùng dự báo có cấp động đất nêu trên.

3.8. Các yếu tố về văn hóa, lịch sử, tập quán khu vực tác động đến việc tổ chức không gian:

Trước thế kỷ XIX, cư dân các dân tộc ở địa bàn Ngọc Hồi sống đoàn kết trong cộng đồng làng, mang tính độc lập tự do, khá biệt lập với bên ngoài.

Từ khi thực dân Pháp xâm lược Kon Tum, chúng áp đặt chế độ áp bức cai trị. Trong chế độ cai trị của người Pháp, một phần vùng đất phía Bắc huyện Ngọc Hồi ngày nay dưới thời Pháp thuộc nằm trong sự quản lý hành chính của quận Đắk Sút. Tuy chiếm đóng và cai trị nhưng trên thực tế, thực dân Pháp chỉ quản lý được một số nơi xung yếu quanh quận lỵ, đồn bốt dọc trục giao thông 14, đồng thời có một bộ máy tay sai gồm các chánh tổng, chủ làng. Tên Ngọc Hồi lúc đó chưa xuất hiện, những tên gọi địa danh cụ thể của từng làng còn tồn tại tới ngày nay đó là: Plei Kần, Đắk Sút...

Trước cách mạng tháng 8 đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đang trong giai đoạn ở mức độ thấp.

Sau năm 1945, thực dân Pháp chiếm lại tỉnh Kon Tum, áp đặt chế độ cai trị hà khắc. Nhưng trên thực tế phạm vi quản lý của thực dân Pháp không rộng, người dân vẫn còn gắn bó với cộng đồng làng. Các xã, làng xa trung tâm đồn bốt địch vẫn tự do. Trong những năm từ 1946-1954 thực dân Pháp tích cực mở rộng phạm vi kiểm soát.

Về phía ta Đến đầu những năm 1950, ở phía Tây đường 14 đã có nhiều cơ sở kháng chiến, khai thông với căn cứ kháng chiến phía Đông đường 14 [thuộc địa bàn H30 và H80]; đồng thời hành lang cơ sở kháng chiến dọc biên giới Campuchia và Lào được hình thành chạy từ Tây nam thị xã qua H67, các xã Sa Loong, Đắk Xú [vùng đất thuộc thị trấn Plei Kần ngày nay], Bờ Y lên phía tây bắc thuộc địa phận Khu 4 [H40-Tây Đắk Glei] nối với căn cứ kháng chiến vùng hạ Lào. Phong trào kháng chiến ở phía Tây đường 14 bao gồm cả thị trấn Plei Kần ngày nay] ngày một đi lên.

Qua 9 năm kháng chiến trường kỳ nhân dân trên địa bàn Ngọc Hồi nói chung và thị trấn Plei Kần nói riêng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn.

Tháng 2 năm 1954, tỉnh Kon Tum được giải phóng thị trấn Plei Kần cũng được giải phóng hoàn toàn.

Sau giải phóng Kon Tum thời gian đầu phần lớn địa bàn của thị trấn Plei Kần thuộc khu 5, sau giải thể khu 5 sáp nhập vào khu 6, địa bàn thị trấn Plei Kần thuộc phần đất phía Tây khu 6. Đầu năm 1960, sau khi tỉnh giải thể các khu phân chia lại các huyện, đặt tên theo mật danh thì thị trấn Plei Kần nằm trong địa bàn của huyện H67.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước quân và dân thị trấn hoà chung phong trào cách mạng của cả nước đã đạt được nhiều thắng lợi lớn. Điển hình là chiến thắng Plei Kần [tháng 10/1972]. Cứ điểm Plei Kần bị tiêu diệt, mở ra vùng giải phóng rộng lớn, khai thông tuyến hành lang biên giới Đông dương

Năm 1975, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum, theo sự sắp sếp mới lại các đơn vị hành chính trong tỉnh. Huyện Ngọc Hồi trong giai đoạn 1975-1978 thuộc huyện Đắk Lei và Đắk Glei. Năm 1978 huyện Sa Thầy được thành lập lại từ H67 cũ, theo đó vùng đất thuộc các xã Đắk Xú, Bờ Y, Sa Loong.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của một vùng đất giàu tiềm năng; bảo đảm quản lý chặt chẽ quốc phòng an ninh tuyến biên giới; giúp công tác chỉ đạo quản lý được sâu sát, phù hợp với đặc điểm địa lý, văn hoá, trình độ kinh tế xã hội và năng lực lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu thực tế ngày càng cao tại địa bàn chiến lược có tầm quan trọng về nhiều mặt; được sự nhất trí về chủ trương của Trung ương, tỉnh Gia Lai – Kon Tum đã xúc tiến cho việc thành lập huyện Ngọc Hồi.

Tháng 9/1990 tỉnh Gia Lai – Kon Tum đã xây dựng đề án, thực hiện các bước khảo sát điều tra quy hoạch… làm cơ sở cho điều chỉnh địa giới thành lập huyện Ngọc Hồi. Cụm kinh tế - xã hội Plei Kần và Nông trường 732 là cơ sở tiền đề, nền móng cho bước đầu thành lập huyện Ngọc Hồi.

Ngày 15/10/1991, huyện Ngọc Hồi chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất từ các xã từ các huyện thuộc tỉnh Kon Tum bao gồm: Các xã Đắk Xú, Bờ Y, Sa Loong, xã Đắk Ang [huyện Đắk Tô], xã Dục Nông [huyện [ Đắk Glei]. Ngày 17/10/1991, thị trấn Plei Kần được thành lập trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Đắk Xú [gồm các tổ dân phố 1,2,3,4,5,6,7 và các thôn 4,5,6,7] và phát triển từ đó đến nay.

Cùng với quá trình lịch sử hình thành và hơn 20 năm xây dựng phát triển, nhân dân thị trấn Plei Kần rất tự hào về mảnh đất quê hương. Sự tham gia đóng góp tích cực của mọi tầng lớp nhân dân Plei Kần đã và đang góp phần tạo dựng không những một hình ảnh tốt đẹp của thị trấn mà còn là tiền đề tạo ra một đô thị phát triển và có tầm vóc trong tương lai.

Một Tây Nguyên bao đời nay vẫn xanh với sông suối, núi đồi… và việc phát triển đô thị mà vẫn giữ được những cấu trúc làng bản ban đầu là một trong những yếu tố tạo ra một đô thị đặc trưng và phát triển bền vững.

3.9. Các bài học kinh nghiệm trong quy hoạch các đô thị miền núi:

  • Ðô thị của Việt Nam đã phát triển song nhìn chung chúng còn nhạt nhoà về bản sắc. Tạo lập bản sắc của các đô thị là một yêu cầu đặt ra trước đòi hỏi của quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá. Khai thác những những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng nhằm tạo lập bản sắc đô thị là một trong những nhân tố hết sức quan trọng, góp phần phát triển đô thị bền vững.

3.9.1. Núi đồi trong đô thị:

Bản thân cảnh quan tự nhiên của núi đồi là những điểm cảm thụ thẩm mỹ. Khai thác những miền đất dốc của núi đồi để xây dựng các công trình kiến trúc vừa tận dụng đất đai khan hiếm của đô thị vừa tạo nên những lớp không gian với các công trình kiến trúc, tạo nên hình ảnh của đô thị những nét đặc thù mà không phải đô thị nào cũngcó.

Ở những nơi này, cường độ chịu lực của đất nền rất tốt. Trên sườn dốc, những dãy nhà không hề bị che khuất tầm nhìn [nhìn xuống biển hoặc thành phố]. ở đó tĩnh lặng, không có tiếng ồn giao thông, không có tiếng gào thét đêm ngày của sóng biển, khí hậu rất trong lành, điều kiện môi trường là lý tưởng. Trên thế giới ,đây thường là chỗ ở của người giàu trong đô thị .

Những hình ảnh của thành phố trên miền đất dốc phải kể đến San Francisco [ảnh dưới], vùng biển miền Nam của nước Pháp như: Canes, Monaco. Những hình ảnh tương tự có thể thấy ở những thành phố của áo, Thuỵ Sỹ, ở miền Nam nước Ðức, ở Tiệp. Ở những thành phố này, các lớp nhà là những ngôi nhà thấp tầng, nhà nhiều tầng và cả những nhà cao tầng như trường hợp cá biệt của thành phố Monaco.

Ở Việt Nam, trong lịch sử, người Việt cổ đã chuyển dịch các quần cư từ miền núi xuống đồng bằng khi điều kiện kỹ thuật còn hạn chế. Ngày nay trong điều kiện kinh tế kỹ thuật đã cho phép song người ta cũng chưa mặn mà với miền đất dốc mặc dù 3/4 diện tích đất đai là núi đồi. Nhiều đô thị đã lấy biện pháp san ủi để tạo những đại lộ thẳng tắp khang trang. Ðó là một sự uổng phí.

Xây dựng trên miền đất dốc đòi hỏi nhiều công sức trong tổ chức kỹ thuật hạ tầng đô thị. Xây dựng những con đường lên trên đỉnh núi của Ðà Nẵng, của Vũng Tàu là một cố gắng lớn trong đầu tư xây dựng, tuy nhiên nó chưa phải là một tuyến liên kết không gian chức năng với các khu nhà ở và các công trình công cộng. Bán đảo Sơn Trà của Ðà Nẵng, các Núi Lớn, Núi Nhỏ, các đụn cát của Vũng Tàu cần được khai thác sườn dốc ở những độ cao nhất định, ở những vùng không phải là khu vực quân sự.

Khai thác triền dốc ở những điều kiện địa hình cho phép và ở một mức độ phù hợp, nó không quá tận dụng như của Monaco. Việc gìn giữ những màu xanh của núi đồi là cần thiết, đặc biệt, trong điều kiện của khí hậu nhiệt đới. Những ngôi nhà thấp tầng có mái dốc xinh xắn sẽ điểm tô vẻ duyên dáng của núi đồi. Ngược lại, nếu kiến trúc của những ngôi nhà này, chỉ dừng lại ở mức độ đầu tư nhỏ lẻ, xây dựng riêng biệt theo từng lô đất thì hình ảnh các dãy phố chia lô lộn xộn ở miền đồng bằng sẽ được đưa lên núi và chúng có điều kiện phơi bày rõ hơn qua các lớp không gian. Trong trường hợp đó, liệu pháp dùng cây xanh cũng không thể che nổi. Muốn vậy cần phải có một quy hoạch tổng thể trên cơ sở bám rất sát địa hình để tổ chức không gian chức năng đô thị, tạo các công viên rừng với những đường đi dạo, đường tập thể thao cho người dân đô thị...

Khai thác núi đồi trong đô thị còn là tạo những điểm nhìn những nơi ngắm cảnh xuống thung lũng, xuống toàn cảnh đô thị, điều mà các đô thị của chúng ta chưa có. Nó là những điểm dừng chân phục vụ cho nhu cầu của khách tham quan được nhìn ngắm bằng mắt thường hoặc bằng kính viễn vọng, để thu về những hình ảnh đẹp nhất mà con người chỉ ở trên cao mới được hưởng.

Bên cạnh đó việc đầu tư trong tổ chức cây xanh trên núi cũng cần được chú ý hơn để tạo lập hình ảnh của núi đồi. Hiện tại, ở Ðà Nẵng loài cây dại mọc lan rộng triệt hại những cây khác không còn đất sống.

3.9.2. Hồ nước trong đô thị:

Hồ nước là tài nguyên quý giá của một đô thị, bên cạnh vai trò cải thiện môi trường, vai trò là các hồ điều hoà, vai trò thẩm mỹ Về mặt chức năng nó là không gian mở, và cũng tương tự như những quảng trường trong các đô thị châu Âu, là nơi nghỉ ngơi vui chơi giải trí, giao tiếp, sinh hoạt công cộng của đô thị. Trong bối cảnh các đô thị được "nén" chặt, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở Việt Nam thì vị trí, vai trò của chúng lại càng quan trọng.

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

4.1. Định hướng phát triển, các nguyên tắc và yêu cầu quy hoạch:

4.1.1. Định hướng phát triển:

Trên cơ sở đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, căn cứ các chỉ tiêu, các đồ án có liên quan như : Quy hoạch mạng lưới đô thị tỉnh KonTum đến năm 2025, Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y đến năm 2025, Quy hoạch kinh tế tổng thể kinh tế xã hội huyện Ngọc Hồi, Quy hoạch tuyến đường Hồ Chí Minh,...

Đề xuất hướng phát triển của thị trấn Plei Kần trong tương lai :

- Thị trấn Plei Kần là trung tâm Hành chính, chính trị , văn hoá, giao lưu kinh tế , dịch vụ, y tế giáo dục… của Huyện Ngọc Hồi, Là trung tâm tổng hợp của khu kinh tế. Phấn đấu xây dựng thị trấn Plei Kần thành một đô thị loại IV với chiến lược phát triển đô thị phù hợp với mục tiêu xây dựng huyện Ngọc Hồi trở thành thị xã vào cuối năm 2015;

- Xây dựng thị trấn Plei Kần trở thành một đô thị phát triển theo các trục giao thông chính Bắc - Nam, Đông - Tây, các tuyến đường vành đai và các tuyến đường cảnh quan theo địa hình đồi núi tự nhiên, gắn kết chặt chẽ với khu kinh tế Bờ Y.

- Hướng phát triển chính về phía Tây và Tây Nam[ xã Đăk Xú] theo tuyến QL40 đi cửa khẩu Bờ Y

4.1.2. Các nguyên tắc và yêu cầu quy hoạch:

  1. Phát huy các tiềm năng sẵn có để phát triển đô thị:

- Gắn kết không gian đô thị với sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y

- Huyện Ngọc Hồi có một vị trí rất thuận lợi đó là giao của 02 tuyến đường rất quan trọng - đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 40. Với vị trí đầu mối giao thông, đô thị Ngọc Hồi sẽ phát triển nhanh về thương mại - dịch vụ, điểm trung chuyển hàng hóa từ các nước Lào, Camphuchia, Thái Lan … về Việt Nam và ngược lại.

- Lấy tuyến đường Hồ Chí Minh và Tuyến đường tránh đô thị phía Đông làm ranh giới cho hướng phát triển đô thị.Đô thị chỉ phát triển về hướng Tây của tuyến đường Hồ Chí Minh, và hướng Bắc của tuyến đường tránh đô thị.

- Trung tâm thương mại, dịch vụ và y tế cấp vùng:

+ Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, thu hút các nguồn lực về để phát triển đô thị; để phấn đấu là trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh và Bắc Tây nguyên.

+ Khẩn trương đầu tư nâng cấp bệnh viện Đa khoa khu vực lên 250 giường nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong vùng; bên cạnh đó UBND tỉnh và Sở Y tế có kế hoạch cụ thể để đào tạo, tuyển dụng những bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, có y đức về công tác tại địa phương.

  1. Tạo bản sắc cảnh quan đô thị và phát triển bền vững:

- Các khu ở được bố trí dựa trên việc tôn trọng các điều kiện tự nhiên, giao thông, hệ thống cảnh quan cây xanh mặt nước nhằm tạo ra một đô thị xanh và có cấu trúc bản làng các dân tộc Tây Nguyên.

- Đảm bảo phát triển môi trường đô thị ổn định, bền vững, lâu dài.

- Bảo vệ, tôn tạo các giá trị cảnh quan, văn hóa truyền thống; đặc biệt là là các khu nhà của người đồng bào dân tộc thiểu số.

- Khai thác hiệu quả các khu đất còn trống và sử dụng kém hiệu quả cho xây dựng và phát triển đô thị.

- Khai thác điều kiện địa hình tự nhiên hiện có của đô thị. Tôn trọng địa hình tự nhiên, tránh san lấp nhiều để tạo cho tổng thể đô thị có tính chất hài hòa, tự nhiên của đô thị miền núi.

- Ngoài ra là các yêu cầu theo nguyên lý phát triển bền vững.

  1. Quy hoạch phát triển mạng hạ tầng kỹ thuật theo định hướng phát triển đô thị:

- Tiếp tục phát triển các tuyến giao thông chính – nhất là các tuyến giao thông đối ngoại, đối nội; hoàn thiện các tuyến giao thông nội thị; đồng thời tăng cường thực hiện các dự án giao thông theo quy hoạch để tăng tỷ lệ đất giao thông trong đô thị.

- Nâng cấp nhà máy cấp nước cho thị trấn Plei Kần mở rộng và các vùng lân cận.

- Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải, rác thải của đô thị Plei Kần mở rộng. Huy động mọi nguồn lực để xây dựng nghĩa trang nhân dân huyện.

4.2. Xây dựng ý tưởng:

4.2.1. Quan điểm nghiên cứu:

- Quy hoạch chung thị trấn Plei Kần phải phù hợp với chủ trương của Nghị quyết Đại hội đảng bộ lần thứ XIV tỉnh KonTum, với Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên, QHTT phát triển kinh tế - xã hội tỉnh KonTum, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngọc Hồi, phù hợp với định hướng phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

- Từng bước xây dựng thị trấn Plei Kần trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, có bản sắc văn hoá riêng, phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh cao, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, có môi trường sống tiện nghi, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân.

- Gắn kết chặt chẽ và hài hòa giữa thị trấn Plei Kần với Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, với vùng Biên giới Việt Nam - Lào – CamPuChia, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế của tỉnh để thu hút đầu tư, phát huy nội lực xây dựng Plei Kần trở thành một đô thị có tầm ảnh hưởng và vị trí xứng đáng trong vùng kinh tế động lực khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

- Phát triển thị trấn Plei Kần gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo tồn di sản và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Không cản trở phát triển, phát huy hiệu quả tốt nhất sự liên kết lãnh thổ trong xây dựng phát triển của thị trấn và các xã trong Huyện.

- Về không gian lãnh thổ bảo đảm: Phạm vi ranh giới thị trấn Plei Kần được mở rộng một cách hợp lý. Không có sự xáo trộn quá lớn về ranh giới hành chính.

4.2.2. Ý tưởng:

Phương án quy hoạch đưa ra những đề xuất phát triển để cải thiện chất lượng sống cho người dân đồng thời cũng tạo ra một cách tiếp cận mới nhằm xác định tính đặc thù của thị trấn trong tương lai, là một đô thị đầy sức sống và hấp dẫn để con người sinh sống, làm việc và nghỉ ngơi, vui chơi. Cần phải xác định những ảnh hưởng cả trong lẫn ngoài đến tăng trưởng của thị trấn Plei Kần thời gian tới. Bên cạnh các tuyến đường OL14, QL 14C, QL40, các tuyến đường ven đô thị phía Tây và Nam trong tương lai, các tuyến đường trục chính và các tuyến vành đai có tác động quan trọng đến việc đi lại của con người và hàng hóa vào thị trấn Plei Kần, thì yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến phát triển thị trấn là việc xây dựng Khu kinh tế Bờ Y. Khu KT Bờ Y sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân cả trong hiện tại và tương lai.

Những đặc điểm nội tại của thị trấn tác động lên Ý tưởng quy hoạch tổng thể sẽ là sự duy trì và mở rộng các yếu tố tích cực hiện có của thị trấn, giảm thiểu hoặc loại bỏ những điều kiện tiêu cực cũng như tạo ra sự sắp xếp có tổ chức những bộ phận cấu thành mới giúp cho việc xác định tăng trưởng của thị trấn Plei Kần như một ví dụ tích cực về tăng dân số có tổ chức và hiệu quả cho các khu vực khác của Việt Nam.

  1. Đề xuất hình thành & phát triển không gian:

Đề xuất quan trọng nhất trong quy hoạch này là việc tạo ra một môi trường ổn định cho thị trấn Plei Kần. Ngoài ra nó còn tạo ra thêm một nền kinh tế địa phương ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân, việc kiểm soát và quản lý sông suối, đồi núi và các khu vực xung quanh sẽ là điểm mấu chốt quan trọng trong nỗ lực mở rộng thị trấn Plei Kần.

Môi trường đất bằng phẳng, cao ráo giáp các sườn đồi thấp, ven sông suối mới sẽ nhanh chóng tạo ra những quỹ đất có giá trị tại các khu có địa hình thuận lợi.

Sự phát triển quan trọng của thị trấn mới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng theo một cách thức có trật tự dọc theo các trục giao thông chính Bắc - Nam, Đông - Tây, dọc các đường ven sông suối với sự phát triển mật độ cao hơn ở những nơi đất đai có giá trị tại những khu vực dân cư nông thôn.

Các khu vực đồi núi, ven sông suối sẽ trở thành khu vực công cộng xanh với nhiều trải nghiệm khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển mà nó mang lại. Sẽ có thêm nhiều công viên đô thị, các quảng trường khác nhau dự kiến nằm ở khu vực lõi của trung tâm thành phố và dọc theo những khu vực nhỏ hơn cần giải tỏa.

Khu vực đồi núi và ven mặt nước sẽ thúc đẩy du lịch và nghỉ ngơi thư giãn cho cộng đồng, giúp tăng trưởng kinh tế là yếu tố chính cho sự thành công.

Thị trấn cần kiểm soát và phát triển mạng lưới giao thông đường dạo ven sườn núi, và giao thông nội bộ trong thành phố.

Dự kiến các đỉnh núi cao sẽ được giữ gìn ở mức độ là những khu bảo tồn xanh, cho phép tiếp cận lên đỉnh núi để quan sát, ngắm nhìn thị trấn và những khu vực xung quanh. Một số khu vực bên những sườn núi này cho phép phát triển nhà ở cao cấp lồng ghép vào thiên nhiên “Xanh” của khu vực có phong cảnh thú vị này.

Từ cấu trúc bền vững của các buôn làng dân tộc Tây Nguyên với hệ thống các cụm làng bản đan xen giữa hệ thống tự nhiên như : rừng, sông suối...tạo nên một đô thị xanh bền vững mang hơi thở văn hóa Tây Nguyên.

Sơ đồ cấu trúc xanh của làng bản Tây Nguyên

Một Tây Nguyên bao đời nay vẫn xanh với sông suối, núi đồi… và việc phát triển đô thị mà vẫn giữ được những cấu trúc đó là một trong những yếu tố tạo ra một đô thị đặc trưng và phát triển bền vững.

- Về cấu trúc xanh :

+ Với việc lấy cấu trúc xanh là ý tưởng chính và xuyên suốt của đồ án. Việc nghiên cứu cấu trúc đô thị cũng đầu tiên cũng bắt đầu từ việc phân tích từ yếu tố này.

+ Đô thị với lõi xanh, từ lõi xanh này thông qua hệ thống cây xanh,mặt nước tự nhiên tạo ra các dải cây xanh theo dạng tia và vành đai xanh. Các khu chức năng của đô thị được phân bố rải rác và được xen kẽ bởi hệ thống xanh.

- Về giao thông :

+ Đô thị hiện tại phát triển chính theo 2 hướng : Tây- Tây Nam và Bắc theo 2 trục giao thông chính là QL14 và QL40.Đây vừa là hệ thống giao thông đối ngoài vừa là trục chính của đô thị.Trong tương lai điều này sẽ gây mất an toàn cho khu vực nội thị và ảnh hưởng đến sự phát triển của đô thị, mặt khác địa hình lại dốc theo hướng Tây Bắc- Đông Nam nên cần hình thành hệ thống giao thông tránh phía Đông và phía Nam để đô thị có thể phát triển một cách thuận lợi.

+ Tuyến đường tránh phía Đông [ tránh QL 14] cũng được phê duyệt thành 2 giai đoạn và sẽ được hình thành trong tương lai. Tuyến đường tránh QL40 đã được định hướng ở phía Bắc của Thị trấn; đồ án đề xuất ở phía Nam và phía Tây của đô thị tổ chức hai tuyến đường ven đô thị đảm bảo giao thông liền mạch từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. 2 tuyến giao thông này sẽ trở thành trục giao thông kết nối ngoại vi của đô thị. Đô thị sẽ phát triển hoàn toàn về phía Tây và phía Bắc của hai tuyến này. Khi đó hai tuyến đường QL14 và QL40 đoạn chạy qua đô thị sẽ trở thành hai trục chính của đô thị. Hình thái đô thị được chia làm 4 cụm chính

- Về chức năng :

+ Các khu ở sẽ được chia thành nhiều các đơn vị ở cơ sở , các đơn vị được đan xen, bao quanh bởi hệ thống cây xanh, mặt nước tự nhiên

+ Hệ thống trung tâm và cây xanh đô thị được phân tầng bậc : Trung tâm cấp đô thị đến trung tâm cấp khu vực đến trung tâm của các đơn vị ở.

+ Khu vực sản xuất như các cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được bố trí về phía Nam và Đông Nam gần tuyến giao thông ngoại vi đô thị. Thuận lợi cho quá trình vận chuyển mà lại không ảnh hưởng đến các khu chức năng khác của đô thị.

  1. Đề xuất nâng cao chất lượng sống của đô thị:

Khu Kinh tế Bờ Y sẽ mang lại lợi ích to lớn cho kinh tế vùng, kinh doanh quốc tế và ảnh hướng trực tiếp đến nền kinh tế địa phương, Kon Tum có tiềm năng nội lực phát triển tăng trưởng kinh tế địa phương của mình với vị thế của một đô thị lớn. Chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nghiên cứu là một động lực thúc đẩy kinh tế quan trọng khi thị trường này ngày càng phát triển.

Quy hoạch đề xuất theo xu hướng này bằng cách tạo ra các khu Trường học, bệnh viện, công viên nghiên cứu khoa học,…của vùng phía Bắc và phát triển cộng đồng du lịch quốc tế.

Một khu vực đặc biệt khác nữa đáng để mở rộng và được xem như một động lực kinh tế cho nền kinh tế địa phương là cụm “công nghiệp xanh” ở phía Nam và Đông Nam của thị trấn. Việc phát triển dự kiến sẽ dựa vào cách tiếp cận với hệ thống đường ngoại vi kết nối với quốc lộ.

  1. Đề xuất bảo tồn văn hóa, lịch sử và phát triển du lịch:

Du lịch nội địa là một phần quan trọng của đô thị nhưng cũng rất cần thiết phát triển du lịch quốc tế, thông qua một số tiềm năng du lịch khác của Ngọc Hồi.

Các công viên rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử,.. là những ví dụ của các thắng cảnh tuyệt vời hiện có của Ngọc Hồi có thể thu hút nhiều hơn thị trường du lịch quốc tế đến Việt Nam qua cửa khẩu Bờ Y.

Khu vực cảnh quan ven sông suối, đồi núi với địa hình lượn sóng định hướng phát triển đô thị mang bản sắc Tây Nguyên, sự phát triển của KKT Bờ Y sẽ là các yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế trong tương lai, thời gian du khách lưu lại sẽ lâu hơn.

Ngoài ra các làng đồng bào dân tộc cũng sẽ là một tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch văn hóa, trải nghiệm cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Trong tương lai định hướng sẽ hình thành các tuyến đường nối các trục đường lớn đến với các làng dân tộc tuy nhiên sẽ không phá vỡ cảnh quan cũng như nếp sinh hoạt của bà con, du khách sẽ có cơ hội đến thăm, tìm hiểu các phong tục, tập quán sống, những nghi thức vào dịp lễ hội rất đặc biệt của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, đó cũng phương pháp rất thích hợp để giới thiệu đến bạn bè trong nước cũng như quốc tế về văn hóa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói riêng, đất nước và sự đa dạng về văn hóa của con người Việt Nam nói chung. Đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên.

  1. Đề xuất phát triển mạng lưới giao thông đô thị:

Mặc dù thị trấn đã có các đồ án quy hoạch trước đó. Tuy nhiên, mạng lưới đường hiện nay chưa được chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu phát triển mới và do dó cần quy hoạch tổng thể đề xuất một mạng lưới đường mới có tổ chức và trật tự hơn, bao gồm cả những đường mới và những đường hiện có được cải tạo, chúng sẽ là bộ khung giao thông cho việc di chuyển trong đô thị cũng như trong vùng.

Bắt đầu bằng những tuyến đường quan trọng, quy hoạch tổng thể đề xuất các tuyến đường tránh giao thông đối ngoại [QL14, QL40] về phía Đông và Bắc đô thị; các tuyến đường vành đai vòng qua phía Tây Bắc và Tây Nam thị trấn mới, kết nối với các tuyến giao thông chính, giao thông nội bộ, khu vực lõi trung tâm đô thị. Nó cho phép giao thông nội thị vừa tiếp cận ngay với mạng đường đối ngoại mới vừa giúp giao thông đối ngoại tránh không phải đi qua khu vực trung tâm và do đó giảm thiểu lượng giao thông trong trung tâm đô thị.

Bằng cách cải tạo những con đường được chọn trong trung tâm thành phố để giải quyết lưu lượng giao thông lớn đến và đi từ đường vành đai, dòng xe cộ lưu thông hiệu quả sẽ tiếp tục được duy trì nhờ những tuyến đường khu vực, đường nhánh trong thị trấn.

Từ đường vành đai sẽ có một loạt các đường tia liên kết đến những khu vực quan trọng của thị trấn mở rộng. Chẳng hạn những con đường từ Tây sang Đông, đường từ Bắc xuống Nam, bằng cách này chúng giúp cho việc di chuyển đến các đơn vị ở. Cuối cùng một mạng lưới đường khu vực giúp cho việc di chuyển bên trong các khu dân cư hiện hữu và khu vực lân cận. Các loại đường chính, phụ được thiết kế để hỗ trợ cho tuyến thương mại dọc theo.

Những tuyến đường phụ bổ sung dự kiến sẽ giúp người dân đi và về giữa nơi ở và nơi làm việc.

  1. Đề xuất tổ chức các không gian ngoại thị:

Trên thực tế sau khi định hướng quy hoạch sẽ không còn phần không gian ngoại thị - Ngoại thị ở đây được hiểu như là các khu vực lân cận mang tính chất khu sản xuất, cung cấp các sản phẩm thô từ cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, lúa, rau củ quả…. Gắn với nó là các khu vực dân cư phát triển phục vụ sản xuất. Mặc dầu vậy trong quá trình nghiên cứu đồ án cũng đề xuất các định hướng cũng như các giải pháp nhằm ổn định cuộc sống với đầy đủ các dịch vụ tiện ích xã hội của dân cư trong các khu vực này. Đồng thời cũng góp phần phát huy hiệu quả cao nhất các hoạt động sản xuất nhằm tăng năng xuất và sản lượng sản phẩm thu hoạch.

Đồ án quy hoạch chung cố gắng sẽ hoàn thiện nâng cao vai trò và chức năng của các khu vực lận cận này trong cấu trúc của đô thị. Tại giao điểm của các tuyến giao thông trong tổng thể hệ thống đường vành đai & hướng tâm sẽ phát triển các dịch vụ và tiện ích của thị trấn tạo ra các Trung tâm dân cư phát triển mới.

Tại các trung tâm này sẽ bố trí các công trình công cộng, dịch vụ như trường học, cơ sở y tế, an ninh, chữa cháy, các cửa hàng và các cơ quan hành chính địa phương cần thiết khác.

Hệ thống đường giao thông cũng được nghiên cứu và phát triển trong các khu vực sản xuất kết nối tốt tới các mạng đường chính nhằm cung cấp tốt nhất các trang thiết bị, các nhu yếu phẩm cho dân cư cư trú trong các nương rẫy. Đồng thời việc xây dựng hệ thống đường giao thông nội nương cũng giảm được những sự khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm thô đến nơi tiêu thụ.

4.2.3. Đề xuất các phương án cơ cấu quy hoạch:

  1. Phương án 1 [Phương án so sánh]:
  1. Tổ chức các đơn vị ở và hệ thống trung tâm và các khu vực chức năng chính:

- Dự kiến tổ chức 8 đơn vị ở [4 phường] gồm:

+ 2 đơn vị ở hiện tại ở khu vực trung tâm[Tổ chức thành 1 phường trung tâm]

+ 6 đơn vị ở tai các khu vực: 1 phường phía Bắc [2 đơn vị ở]; 1 phường phía Đông Nam [1 đơn vị ở hiện có và ở 1 đơn vị ở mới]; 1 phường phía Nam [1 đơn vị ở hiện có và ở 1 đơn vị ở dự phòng];

- Hệ thống trung tâm đô thị:

+ Trung tâm hành chính gồm: 1 trung tâm hành chính của Huyện giữ nguyên vị trí ở khu vực phía Bắc; Các trung tâm hành chính, công cộng các phường được tổ chức tại vị trí phù hợp đảm bảo bán kính phục vụ ở giữa các phường như dự kiến.

+ Trung tâm hỗn hợp Thương mại, dịch vụ công cộng chính được tổ chức mới ở 2 vị trí gồm khu vực trụng tâm cũ và khu vực phường mới phía Tây Nam có quỹ đất rộng thuận lợi xây dựng, tuy khoảng cách đến trung tâm hợi xa.

+ Trung tâm thương mại dịch vụ, chợ cấp khu vực được tổ chức thành các trung tâm: Trung tâm thương mại khu vực phía Bắc; trung tâm thương mại khu vực phía Đông Nam.

- Các trung tâm chuyên ngành:

+ Trung tâm TDTT gồm có sân vận động tại vị trí hện nay và 2 trung tâm thể thao ở phía Bắc và phía Nam;

+ Trung tâm y tế gồm Bệnh viện được nâng cấp ở vị trí hiện tại và các trung tâm, các phòng khám tại các phường.

+ Trung tâm giáo dục đào tạo gồm các trường PTTH, trường phổ thông dân tộc nội trú, các trung tâm dạy nghề và các trường mầm non, câp 1, cấp2 hiện nay và bổ xung thêm hệ thống các trường ở các khu vực mới phát triển đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ.

- Khu vực công nghiệp, kho tàng dự kiến tổ chức ở khu vực phía Tây, giáp đường QL 40 hiện nay.

- Các khu vực bến bãi, kho tàng được tổ chức ở gần các khu vực bố trí công nghiệp.

- Các trung tâm hạ tầng kỹ thuật: gôm các trạm Điện, cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, nghĩa trang được tổ chức ở các vị trí phù hợp cụ thể theo từng chuyên ngành.

  1. Tổ chức hệ thống giao thông:

- Giao thông đối ngoại gồm

+ QL 14 dược định hướng tránh phía Đông đô thị theo các quy hoạch đã có.

+ QL 40 đề xuất tránh phía Nam đô thị.

- Giao thông chính đô thị được tổ chức trên cơ sở các mạng đường hiện có gồm trục chính Bắc Nam, Đông Tây các truc đường trong khu trung tâm.

- Các tuyến đường giao thông liên khu vực và giao thông khu vực tổ chức theo mạng ca rô trên cơ sở kết nối hiện trạng và bám theo địa hình.

- Bến xe giữ nguyên vị trí đang xây dựng và nâng cấp trong tương lai.

  1. Tổ chức hệ thống cây xanh đô thị:

- Cây xanh công viên trung tâm đô thị được tổ chức khu vực trung tâm hiện nay.

- Cây xanh công viên cấp khu vực được tổ chức tại 3 phu vực phía Bắc gần suối, phía đông nam, phía Tây.

- Cây xanh theo tuyến giữ nguyên địa hình tự nhiên theo dọc theo các sông, khe suối, các trục giao thông và kết nối với các khu mở rộng.

- Cây xanh cách ly các cụm công nghiệp được tổ chức xung quanh các khu vực phát triển công nghiệp, đảm bảo tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến các khu vực dân cư.

  1. Phương án 2 [Phương án chọn]:
  1. Tổ chức các đơn vị ở và hệ thống trung tâm và các khu vực chức năng chính:

- Hệ thống trung tâm đô thị:

+ Trung tâm hành chính [bố trí tương tự phương án 1] gồm: 1 trung tâm hành chính của huyện giữ nguyên vị trí ở khu vực phía Bắc; Các trung tâm hành chính, công cộng các phường được tổ chức tại vị trí phù hợp đảm bảo bán kính phục vụ ở giữa các phường như dự kiến.

+ Trung tâm hỗn hợp Thương mại, dịch vụ công cộng chính, chợ lớn [khắc phục nhược điểm phương án 1] được tổ chức mới ở phường phía Bắc và phường trung tâm tại khu vực trung tâm xã Đắk Sú hiện nay với quỹ đất tương đối thuận lợi và có cự ly đến khu vực trung tâm thuận lợi.

+ Trung tâm thương mại dịch vụ, chợ cấp khu vực được tổ chức thành các trung tâm: Trụng tâm thương mại ở vị trí trung tâm cũ hiện nay; trung tâm thương mại khu vực phía Bắc; trung tâm thương mại khu vực phía Đông Nam và khu thương mại các đơn vị ở và các chợ đầu mối ở các cửa ngõ phía Bắc, phía Đông Nam và Tây Nam.

- Các trung tâm chuyên ngành:

+ Trung tâm TDTT gồm có sân vận động tại vị trí hện nay và 4 trung tâm thể thao ở trung tâm, phía Bắc, phía Tây Nam và phía Nam đảm bảo phủ bán kính phục vụ đến các khu vực đô thị;

+ Trung tâm y tế [cơ bản tương tự phương án 1] gồm Bệnh viện được nâng cấp ở vị trí hiện tại và các trung tâm, các phòng khám tại các phường và dự trù quỹ đất xây dựng bệnh viện quốc tế trong tương lai ở khu vực phía Bắc.

+ Trung tâm giáo dục đào tạo [cơ bản tương tự phương án 1] gồm các trường PTTH, trường phổ thông dân tộc nội trú, các trung tâm dạy nghề và các trường mầm non, câp 1, cấp2 hiện nay và bổ xung thêm hệ thống các trường ở các khu vực mới phát triển đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ và dự trù quỹ đất xây dựng các trường chuyên nghiệp trong tương lai ở khu vực phía Bắc.

- Các khu vực bến bãi, kho tàng được tổ chức ở gần các khu vực bố trí công nghiệp.

- Các trung tâm hạ tầng kỹ thuật: gôm các trạm Điện, cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, nghĩa trang được tổ chức ở các vị trí phù hợp cụ thể theo từng chuyên ngành.

  1. Tổ chức hệ thống giao thông:

- Giao thông đối ngoại gồm

+ QL 14 dược định hướng tránh phía Đông đô thị theo các quy hoạch đã có và nắn tuyến cục bộ cho phù hợp nhất với điều kiện địa hình.

+ QL 40 trong tương lai sẽ được điều chỉnh tránh đô thị ở khu vực phía Bắc theo định hướng QH giao thông toàn Tỉnh.

- Giao thông chính đô thị được tổ chức trên cơ sở các mạng đường trục chính Bắc Nam, Đông Tây, các truc đường trong khu trung tâm; tổ chức thêm một trục chính kết nối các khu vực trung tâm cũ và mới của thị trấn từ Trung tâm phía Bắc đến trung tâm đô thị hiện tại rồi đến các trung tâm mới ở khu vực xã Đắk Sú.

- Các tuyến đường giao thông liên khu vực và giao thông khu vực tổ chức theo mạng ca rô trên cơ sở kết nối hiện trạng và bám theo địa hình.

- Bến xe dự kiến bố trí ở khu vực phía Bắc đô thị, giáp với QL14, vị trí đang xây dựng và sử dụng hiện nay trong tương lai sẽ điều chỉnh chức năng thành khu vực thương mại, chợ; bổ xung các bãi đỗ xe ở trung tâm và các cửa ngõ đô thị kết hợp với các không gian quảng trường, công viên cây xanh.

  1. Tổ chức hệ thống cây xanh đô thị:

- Cây xanh công viên trung tâm đô thị được tổ chức khu vực trung tâm hiện nay, và khu vực xung quanh đồi pháo binh tạo thành lá phổi xanh chính của đô thị.

- Cây xanh công viên cấp khu vực được tổ chức tại 3 phu vực phía Bắc gần suối, phía đông nam, phía Tây Nam, một số công viên trong các khu ở và 3 điểm vườn hoa cây xanh tượng đài tại các cửa ngõ vào đô thị.

- Cây xanh theo tuyến [tương tự phương án 1] song có tổ chức kết nối địa hình tự nhiên theo dọc theo các sông, khe suối, các trục giao thông tạo mạng cây xanh sinh thái kết nối các khu vực dân cư với các khu vực cây xanh tập trung và cây xanh tự nhiên.

- Cây xanh phòng hộ dọc theo các sườn núi, chủ yếu ở khu vực biên đô thị phía Tây Bắc.

- Cây xanh cách ly các cụm công nghiệp được tổ chức xung quanh các khu vực phát triển công nghiệp, đảm bảo tránh ô nhiễm ảnh hưởng đến các khu vực dân cư.

  1. Đánh giá lựa chọn phương án:

Phương án 1:

- Ưu điểm:

+ Về tổ chức các đơn vị ở : Tổ chức được các đơn vị ở đảm bảo về quy mô dân số, đất đai và bán kính phục vụ.

+ Về tổ chức hệ thống trung tâm và các khu vực chức năng chính: Tổ chức phân định rõ ràng mạch lac các trung tâm từ Trung tâm hành chính, công cộng cho đến các trung tâm chuyên ngành;

+ Về tổ chức hệ thống giao thông tương đối mạch lạc, phân cấp rõ ràng các mạng đường từ trục chính, liên khu vực, phân khu vực,…

+ Về tổ chức hệ thống cây xanh đô thị: đã tạo được hệ thống cây xanh đô thị đồng bộ từ cây xanh tập trung, cây xanh theo tuyến, cây xanh cách ly và cây xanh tự nhiên..

- Nhược điểm:

+ Về tổ chức các đơn vị ở : Việc phân chia nhiều đơn vị ở gây khó khăn trong việc quản lý và tổ chức các công trình công cộng phục vụ bị dàn trải tăng kính phí đầu tư.

+ Về tổ chức hệ thống trung tâm: Một số vị trí như Trung tâm hỗn hợp công cộng dịch vụ toàn đô thị hơi lệch về phía Tây Nam, sự liên hệ từ các khu vực khác chưa được thuận lợi;

+ Về bố trí các cụm công nghiệp chưa thực sự phù hợp với hiện trạng cũng như hướng gió và điều kiện cách ly môi trường.

+ Về tổ chức hệ thống giao thông: Viêc tổ chức các tuyến đường tránh giao thông đối ngoại về phía Nam chưa thực sự phù hợp với định hướng phát triển giao thông chung của khu vực.

+ Về tổ chức hệ thống cây xanh đô thị: chưa thực sự đề xuất được những giải pháp can thiêp từ quy hoach đến việc kết nối các loại hình cây xanh trong đô thị thành một mạng đồng bộ, khép kín.

Phương án 2:

- Ưu điểm:

+ Về tổ chức các đơn vị ở : Đã tổ chức được đơn vị ở tập trung tại toàn bộ khu vực khung tâm đô thị, tránh gây sáo trộng và rút gọn gộp các đơn vị ở tại vị trí ngoại tạo sự thuận lợi trong việc tổ chức các khu ở và các công trình công cộng phục vụ.

+ Về tổ chức hệ thống trung tâm và các khu vực chức năng chính: Tổ chức phân định rõ ràng mạch lac các trung tâm từ Trung tâm hành chính, công cộng cho đến các trung tâm chuyên ngành; Tổ chức vị trí trung tâm hỗn hợp công cộng thương mại dịch vụ chung của đô thị với vị trí và quy mô phù hợp, thuận lợi và khắc phục nhược điểm của phương án 1.

+ Việc bố trí các khu vực phát triển công nghiệp đã được điều chỉnh và khắc phục nhược điểm của phương án 1.

+ Về tổ chức hệ thống giao thông tương đối mạch lạc, phân cấp rõ ràng các mạng đường từ trục chính, liên khu vực, phân khu vực,… tổ chức được các trục giao thông chính kết nối thuận lợi tất cả các khu vực trung tâm đô thị từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Tổ chức mạng giao thông biên đô thị thông suốt liên hệ thuận lới đến các khu vực.

+ Về tổ chức hệ thống cây xanh đô thị: đã tạo được hệ thống cây xanh đô thị đồng bộ từ cây xanh tập trung, cây xanh theo tuyến, cây xanh cách ly và cây xanh tự nhiên. Đảm bảo phát triển theo tự nhiên cũng như tổ chức kết nối đồng bộ theo quy hoạch đô thị.

- Nhược điểm:

- Việc tổ chức gộp một số đơn vị ở ngoại vi với bán kính phục vụ dãn rộng cần lưu ý khi tổ chức phân khu chức năng.

- Việc kết nối hệ thống cây xanh sẽ cần điều chỉnh chức năng một số khu vực xây dựng hiện trạng,…

Qua sự phân tích ưu nhược điểm của 2 phương án, nhận thấy phương án 2 có ít nhược điểm hơn và khắc phục được một số nhược điểm của phương án 1 và phù hợp với các định hướng chung về phát triển đô thị của Huyện; Đơn vị tư vấn đề xuất lựa chọn phương án 2 để tiếp tục nghiên cứu phân khu chức năng, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật.

4.3. Định hướng phân khu chức năng & quy hoạch sử dụng đất:

4.3.1. Phân khu chức năng:

Trên cơ sở phân tích, lựa chọn hướng phát triển, thị trấn Plei Kần được phân thành 2 vùng chức năng cơ bản như sau:

  1. Khu vực đất xây dựng đô thị.

Đô thị được chia thành 4 phường, phát triển khá đồng đều ở trung tâm và phát triển mở rộng về phía Bắc và phía Tây. Khu trung tâm hành chính của Huyện giữ ở vị trí hiện tại, Hình thành khu trung hỗn hợp về công cộng, thương mại dịch vụ tại khu vực trung tâm mới của thị trấn kết nối thuận lợi với trung tâm cũ, tạo được khu vực cảnh quan đẹp có thể quan sát xuống toàn bộ đô thị. Ngoài ra cùng với các trung tâm công cộng hiện trạng, bổ xung thêm các trung tâm công công cấp khu vực : Phía Bắc và Phía Tây. Hệ thống cây xanh được hình thành từ cấu trúc xanh của đô thị nên tạo ra các tuyến , đan xen các khu ở các khu chức năng khác của đô thị

  1. Khu vực đất ngoại thị, đất dự trữ phát tiển, đất đồi núi tự nhiên.:

Phát triển đô thị theo tiến trình phát triển kinh tế đồng thời với việc phát triển tạo tính hấp dẫn cao cho khu vực nông thôn, đảm bảo kế thừa truyền thống văn hóa và điều kiện tự nhiên cho cư dân cùng sử dụng, đó là những yếu tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển bền vững của Thị trấn.

Đất nông nghiệp dự kiến sẽ giảm theo sự phát triển của đô thị, vì vậy cần hướng đến phát triển bền vững khu vực nông thôn bằng việc cải thiện đất nông thôn và đất nông nghiệp đồng thời tạo sự phát triển tương hỗ giữa đô thị và nông thôn thông qua xây dựng mối giao lưu liên kết giữa hai khu vực.

4.3.2. Khu vực đất xây dựng đô thị:

  1. Định hướng phát triển:

Là nơi tập trung dân cư nhất của thị trấn, trung tâm của mọi hoạt động & phát triển của thị trấn, bao gồm các phường nội thị hiện nay và các phường mới phát triển

Trong vùng đô thị trung tâm có: Trung tâm hành chính, chính trị của huyện Ngọc Hồi, trung tâm hỗn hợp của thị trấn gồm các khu công cộng, thương mại dịch vụ đầu não, các trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, giáo dục đào tạo & ytế,…

- Không có thay đổi lớn tại khu vực các phường nội thị hiện nay của Thị trấn. Ngoại trừ việc điều chỉnh hướng tuyến, mở rộng lộ giới của một số tuyến đường trục chính, bổ xung các tuyến đường kết nối các đơn vị ở.

Đô thị dự kiến được chia thành 4 phường, phát triển khá đồng đều ở trung tâm và phát triển mở rộng về phía Bắc và phía Tây với định hướng tính chất phát triển của từng phường:

- Phường 1 - Ở phía Bắc với tính chất là khu vực đô thị mới phát triển gắn với khu vực trung tâm hành chính, văn hóa, thương mại.

- Phường 2 – Phường trung tâm hiện tại của Thị trấn với tính chất là khu vực đô thị trung tâm phát triển gắn với khu vực trung tâm thương mại dịch vụ sầm uất nhất của Thị trấn.

- Phường 3 – là phường phía Đông Nam Thị trấn với tính chất phát triển gắn với các khu vực cụm công nghiệp - làng nghề truyền thống và du lịch sinh thái, văn hóa truyền thống, bảo tồn phát triển làng bản dân tộc

- Phường 4 – là phường trung tâm mới ở phía Tây Thị trấn với tính chất phát triển gắn với các khu vực sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống, du lịch sinh thái.

  1. Các khu chức năng:

1 - Các trung tâm quản lý hành chính:

Các trung tâm này được chia thành 3 cấp: cấp huyện [thị xã trong tương lai], cấp khu vực trung tâm [trung tâm hỗn hợp công cộng, thương mại dịch vụ đầu não] và cấp phường kết hợp trung tâm các đơn vị ở.

- Trung tâm chính trị và quản lý hành chính của huyện Ngọc Hồi [khu vực trụ sở Huyện ủy & các ban đảng của huyện, Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng nhân dân huyện, các cơ quan ban ngành của huyện] giữ nguyên vị trí theo quy hoạch ở khu vực phía Bắc thị trấn như hiện nay, sẽ được cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, xây mới cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

- Trung tâm hỗn hợp công cộng, thương mại dịch vụ đầu não khu vực trung tâm Thị trấn được bố trí quy hoạch mới tại phía Tây thị trấn mở rộng [khu vực gần trung tâm xã Đắk Sú hiện nay]. Khu vực này cũng dự kiến phát triển trung tâm thương mại, chợ khu vực gắn liền với các khu vực phát triển phức hợp của đô thị.

Minh họa quảng trường văn hóa, quảng trường hành chính

- Trung tâm hành chính cấp phường: Dự kiến tổ chức thành khoảng 5 trung tâm phường [ các phường trung tâm khoảng 2 đơn vị ở, các phường phía ngoài khoảng 1 - 2 đơn vị ở; Trung tâm phường tổ chức tại trung tâm các đơn vị ở chính].

2 - Các trung tâm thương mại và dịch vụ công cộng:

Dự kiến quy hoạch 2 trung tâm lớn mang tính chất phục vụ toàn đô thị là khu trung tâm thương mại trung tâm và khu trung tâm thương mại phía Tây thị trấn [khu vực gần trung tâm xã Đắk Sú hiện nay]. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh môi trường và không gian cảnh quan đô thị cần tập trung đầu tư các loại hình dịch vụ thương mại sạch, hàng hoá công nghiệp. Ngoài 2 trung tâm trên, trong đô thị sẽ hình thành khoảng 3 trung tâm dịch vụ thương mại công cộng tại các đơn vị ở gần cửa ngõ phía Băc, phía Đông Nam và phía Tây Nam thị trấn và hệ thống các chợ đầu mối ở các cửa ngõ.

Trong các khu ở sẽ tổ chức thêm các điểm dịch vụ công cộng nhỏ cấp khu nhà ở. Tất cả các trung tâm dịch vụ công cộng trên sẽ tạo thành một hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh, có khả năng đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu dịch vụ của đô thị.

3 - Các trung tâm y tế:

Dự kiến quy hoạch 01 bệnh viện hiện có nâng cấp lên 250 giường & một trung tâm y tế chất lượng cao mang tính phục vụ cho toàn huyện dự kiến tổ chức ở khu vực phía Tây, và các trạm y tế [dự kiến 5 trạm tại các phường] và dự trù quỹ đất dự trữ trong tương lai xây dựng khu vực bệnh viện quốc tế.

4 - Các trung tâm giáo dục & đào tạo:

- Các trường trung học, dạy nghề: Các trường hiện có cần được nâng cấp về quy mô và chất lượng đào tạo [1 trường PTTH, 1 trường phổ thông dân tộc nội trú, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, và 1trường trung cấp nghề đang triển khai xây dựng]; dự kiến trong tương lai bổ xung 1 trường PTTH ở khu vực mở rộng phía Tây; dự trù quỹ đất dự trữ để tương lai xây dựng trường chuyên nghiệp.

Các trường trung học cở sở, tiểu học: Các trường hiện có cần được nâng cấp về quy mô và chất lượng đào tạo [03 trường trung học cơ sở, 08 trường tiểu học, 4 trường mầm non], dự kiến trong tương lai bổ xung 3 trường trung hoc cơ sở và 5 trường tiểu học và khoảng 7 trường mầm non ở các khu vực mới phát triển;

5 - Các khu cơ quan:

Các khu vực cơ quan không nằm trong khu vực hành chính tập trung, về cơ bản giữ ổn định vị trí như hiện nay. Chủ yếu tập trung tại các trục đường trung tâm hiện nay và dự kiến bổ xung quỹ đất dự trữ tại các khu vực phát triển mới.

6 - Hệ thống công viên cây xanh:

Phát huy tối đa sự ưu đãi của thiên nhiên đối với thị trấn Plei Kần như núi, sông, hồ, đưa cây xanh, mặt nước vào trong cuộc sống của người dân đô thị và xây dựng thành mạng lưới rộng khắp toàn đô thị; qua đó bảo vệ được môi trường tự nhiên và tạo môi trường đô thị tốt. Trong phạm vi quy hoạch thị trấn, tổ chức hệ thống công viên cây xanh hình thành nơi tư giãn cho người dân với các hoạt động nghỉ ngơi, thưởng thức nghệ thuật, đi dạo, chơi thể thao. Xây dựng tại những nơi như bờ hồ, bờ sông, hình thành nên mạng lưới cây xanh

- Hệ thống công viên tập trung sẽ được bố trí thành 4 trung tâm chính: Công viên trung tâm, công viên phía Tây Nam thuộc khu vực xã Đắk Sú gần sân vận động, công viên phía Đông, công viên cây xanh khu vực phía Bắc và 3 công viện vườn hoa nhỏ ở khu vực phía Bắc, phía Tây Nam và phía Đông Nam . Các công viên này có chức năng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và thể dục thể thao của toàn đô thị và của các khu vực lân cận.

- Xây dựng trục, tuyến cây xanh theo các trục đường giao thông cảnh quan, kết hợp với các không gian mở của đô thị.

- Xây dựng vành đai xanh với mục đích nhằm ngăn chặn sự mở rộng đô thị do phát triển không trật tự, phân cách khu vực công nghiệp với các khu vực khác, giảm thiểu tác động lên môi trường dọc các trục đường chính, tạo sự hài hòa với môi trường đồi núi, nương rẫy xung quanh. Định hướng bố trí chủ yếu như sau:

+ Ở ranh giới giữa đất công nghiệp với các khu đất khác

+ Ven đường Hồ Chí Minh, đường vành đai phía tây.

+ Ở ranh giới của khu vực đất xây dựng khu đô thị

- Xây dựng đất cây xanh ven các khe suối tụ thủy: Song song với việc hướng tới bảo toàn môi trường như chất nước, hệ sinh thái, khả năng thóat nước tự nhiên, xây dựng đường cây xanh, đường đi xe đạp, công viên nhằm hình thành không gian thanh bình gần gũi với cuộc sống.

- Khai thác các khu vực đất trống trong các khu đô thị, các lõi ô phố để tổ chức thành các vườn hoa cây xanh nhằm đáp ứng nhu cầu về không gian thoáng cũng như về môi trường trong các khu, nhóm nhà ở.

Minh họa các quảng trường công viên

Minh họa điểm nhấn đô thị

Minh họa các cổng chào đô thị

7 - Các khu ở đô thị:

Do thực trạng phát triển hiện nay, các khu dân cư mật độ cao vẫn tập trung chủ yếu tại các khu vực trung tâm đô thị và trên các trục đường chính.

Dự kiến quy hoạch đất ở thành khoảng 8 đơn vị ở đảm bảo bán kính phục vụ khoảng 500 m, quy mô dân số trung bình 8000 người/ 1 đơn vị ở; trong tương lai dự kiến phân chia thành 4 phường:

- Tổ chức 2 phường trung tâm [mỗi phường tương đương khoảng 2 đơn vị ở]; Chủ yếu là các khu ở hiện hữu, được cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp hệ thống các công trình hạ tầng xã hội. Ổn định cấu trúc không gian như hiện nay. Trong tương lai, khi các khu ở hiện hữu được hoàn thiện, khu vực này sẽ có khả năng dung nạp được khoảng 36.000 người

- Tổ chức 2 phường ở khu vực ngoại vi gồm các phường: phường phía Bắc, phường phía Đông Nam [mỗi phường tương đương khoảng 1- 2 đơn vị ở]. là khu vực có mật độ xây dựng trung bình. Nhà ở chủ yếu được phân lô với mật độ thấp. Một số lô tổ chức xây dựng nhà vườn và chung cư. khu vực này sẽ có khả năng dung nạp được khoảng 30.000 người

Khu vực trung tâm có tầng cao lớn mang nét kiến trúc hiện đại

Khu vực nhà ở nội thị có tầng cao trung bình

Khu vực ngoại thị có tầng cao thấp

8 – Cụm tiểu thủ công nghiệp và kho tàng:

Thị trấn Plei Kần với cơ cấu kinh tế lấy dịch vụ làm hàng đầu, tiếp đến là công nghiệp theo hướng tổ chức các cụm công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp, còn nông nghiệp được định hướng là nông nghiệp chất lượng cao.

Các cụm công nghiệp của thị trấn dự kiến quy hoạch chỉ tập trung tại hai vị trí: phía Tây [hiện có và phía Đông Nam thị trấn cận vùng ngoại ô, với giá đất thấp và gần các tuyến đường giao thông đối ngoại, với quy mô khoảng 25 ha. Các cụm công nghiệp mới này được tổ hợp theo các ý tưởng hình thức không gian đô thị, có quảng trường, hồ nước, cây xanh len lỏi giữa các công trình, tạo dựng hình ảnh các cụm công nghiệp xanh, sạch, đẹp, xóa đi ảnh hưởng xấu về cảnh quan của các cụm công nghiệp. Kho tàng tập trung chủ yếu vào các vi trí gần cụm công nghiệp và bến xe.

4.3.3. Vùng đất ngoại thị, dự trữ phát triển và đồi núi tự nhiên:

  1. Định hướng phát triển:

- Giai đoạn đến 2030, phát triển các khu đô thị mới, kết hợp với việc cải tạo, đô thị hóa các khu dân cư hiện có.

- Vùng có địa hình tự nhiên khá đa dạng lại nằm gần sát khu vực núi cao vậy có những điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển du lịch, các khu vực mà tính chất sinh thái là đại diện đặc trưng.

- Những khu vực khác trong vùng này, giữ nguyên là các vùng dân cư nông thôn, nông nghiệp phát triển theo hướng sinh thái, chất lượng cao.

  1. Các khu chức năng trong vùng:

1 - Khu vực đất dự trữ phát triển đô thị:

Trong giai đoạn phát triển dài hạn tại các vị trí có quỹ đất thuận lợi cho xây dựng đô thi dự kiến xây dựng các khu đô thị mới.

2 - Khu nghỉ mát, an dưỡng:

Khu vực đồi núi thấp, mặt nước tự nhiên có cảnh quan đẹp dự kiến quy hoạch các khu công viên rừng sinh thái phục vụ du lịch nghỉ dưỡng.

3 - Khu công viên rừng sinh thái

Các khu vực đồi núi cao vừa, có địa hình đa dạng, sẽ trở thành nơi “Công viên Sinh thái” mới của thành phố, một khu cây xanh sinh thái. Sử dụng những điều kiện tự nhiên hiện có phục vụ cho những mục đích tốt đẹp hơn và thúc đẩy du lịch Ngọc Hồi - Kon Tum.

4 - Các khu vực sinh thái nông nghiệp, khu vực ngoại vi thị trấn:

Cơ bản ổn định các khu dân cư nông thôn, xây dựng với định hướng chính sau:

- Hoàn thiện hệ thống công trình hạ tầng xã hội và các công trình phục vụ sản xuất kết hợp làm nơi trú khi có thiên tai.

- Phát triển các khu ở tôn trọng theo cách sống và tập quán của người dân hiện nay.

- Các khu vực dân cư nằm trong các vùng nguy hiểm thiên tai được tái định cư theo hình thức vén dân hoặc chuyển sang địa điểm mới.

4.3.4. Quy hoạch sử dụng đất:

STT

Ký hiệu

Hạng mục

Diện tích [ ha]

Tỉ lệ

A

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

1.475,52

I

ĐẤT DÂN DỤNG

800,95

27,66

1

Đất ở

641,76

21,16

3

CC

Đất công trình công cộng

40,38

1,39

4

YT

Đất y tế

4,65

0,16

5

GD

Đất giáo dục

10,69

0,37

6

CX

Đất công viên cây xanh

89,87

3,10

7

TDTT

Đất thể dục thể thao

13,60

0,47

II

Đất ngoài dân dụng

674,57

23,29

1

GT

Đất giao thông

530,74

18,33

1.1

Đất giao thông

520,12

17,96

1.2

Bến xe

10,61

0,37

2

CQ

Đất cơ quan

33,07

1,14

3

Đất giáo dục

15,81

0,55

4

Đất thương mại dịch vụ

31,29

1,08

5

CN

Đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

52,91

1,83

6

KT

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

5,76

0,20

7

TG

Đất tôn giáo tín ngưỡng

1,05

0,04

8

NT

Đất nghĩa trang

3,94

0,14

B

Đất khác

1.420,69

49,05

1

QS

Đất an ninh quốc phòng

14,55

0,50

2

Đất cây xanh tự nhiên

238,30

8,23

3

Đất cây xanh cách ly

137,13

4,73

4

Đất nông nghiệp khác

937,69

32,38

5

Đất lâm nghiệp

23,42

0,81

6

Đất mặt nước

69,61

2,40

C

TỔNG

2.896,20

100,0

4.4. Định hướng phát triển các công trình hạ tầng xã hội:

4.4.1. Đinh hướng phát triển các công trình giáo dục:

  1. Các trường trung học, dạy nghề:

- Các trường hiện có [4 cơ sở]:

+ 1 Trường PTTH Nguyễn Trãi

+ 1 Trường phổ thông dân tộc nội trú

+ 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên

+ 1 Trường trung cấp nghề [đang triển khai xây dựng - diện tích 20.500 m2];

Các trường hiện có cần được nâng cấp về quy mô, chất lượng đào tạo, nhân lực và cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn đô thị;

- Dự kiến quy hoạch bổ xung các trường tại các khu vực mới phát triển [2 cơ sở]:

+ 1 Trường PTTH khu vực trung tâm phường mới khu vực Tây - Bắc

+ 1 Trường dạy nghề mới [ Diện tích 10.500 m2, phục vụ cho các khu vực mới phát triển bố trí ở khu vực phía Đông Nam thị trấn].

+ Quỹ đất dự trữ phát triển xây dựng trường chuyên nghiệp được dự kiến ở khu vực phía Bắc, gần khu vực trung tâm hành chính.

  1. Các trường trung học cở sở:

- Các trường hiện có [03 trường trung học cơ sở]:

+ 1 Trường trung học cơ sở số 2

+ 1 Trường trung học cơ sở Bờ Y

+ 1 Trường trung học cơ sở Lê Hồng Phong

Các trường hiện có cần được nâng cấp về quy mô, chất lượng đào tạo, nhân lực và cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn đô thị;

- Dự kiến quy hoạch bổ xung các trường tại các khu vực mới phát triển [03 trường trung học cơ sở mới]:

+ 1 Trường trung học cơ sở khu vực phường mới phía Bắc thị trấn

+ 1 Trường trung học cơ sở khu vực phường mới phía Tây Nam thị trấn

+ 1 Trường trung học cơ sở khu vực phường mới phía Đông - Nam thị trấn

  1. Các trường tiểu học:

- Các trường hiện có [08 trường tiểu học]:

+ Trường tiểu học số 2

+ Trường tiểu học Trần Quốc Toản

+ Trường tiểu học Chiên Chiết cả mở rộng

+ Trường tiểu học Bờ Y Bắc Phong

+ Trường tiểu học Bế Văn Đàn 2 cơ sở

+ Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

+ Trường PTCS Plei Kần

Các trường hiện có cần được nâng cấp về quy mô, chất lượng đào tạo, nhân lực và cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn đô thị;

- Dự kiến quy hoạch bổ xung các trường tại các khu vực mới phát triển [05 trường tiểu học mới]:

+ 2 Trường tiểu học khu vực phường mới phía Bắc

+ 1 Trường tiểu học khu vực phường mới phía Tây

+ 1 Trường tiểu học khu vực phường mới phía Tây Nam

+ 1 Trường tiểu học khu vực phường mới phía Đông - Nam thị trấn

4.4.2. Đinh hướng phát triển các công trình y tế:

  1. 1 Bệnh viện đa khoa:

Hiện trạng có 1 Bệnh viện [diện tích 21.323 m2, quy mô 170 giường] - Dự kiến nâng cấp quy mô bệnh viện lên 250 giường tại vị trí hiện tại – diện tích 32.500 [Khu vực phía Nam Thị trấn].

  1. 1 Trung tâm y tế phục vụ toàn huyện [Diện tích 7.160 m2] Vị trí ở khu vực phía Tây. Dự kiến nâng cấp quy mô – 7.600 m2 và chất lượng phục vụ.
  1. Các trạm y tế

4.4.3. Đinh hướng phát triển các công trình văn hóa thể thao:

  1. Sân vận động huyện: [vị trí hiện nay tại khu vực phía Tây - Đắk Sú với quy mô diện tích 73.600] định hướng nâng cấp chất lượng phục vụ.
  1. Trung tâm thể dục thể thao dự kiến bố trí 5 trung tâm:

- 1 Trung tâm hiện nay ở khu vực đường Hai Bà Trưng

- 1 Trung tâm mới khu vực phía Bắc

- 1 Trung tâm mới khu vực phía Đông Nam

- 1 Trung tâm mới khu vực phía Tây – Đắk Xú

  1. các công trình Nhà văn hóa, thư viện, bảo tàng, triển lãm:

- Nhà văn hóa - 13.100 m2, bố trí ở trung tâm phường 1.

- Bảo tàng + Thư viện - 16.700 m2, bố trí ở trung tâm phường 1;

- Rạp chiếu phim - 13.000 m2, bố trí ở trung tâm phường 1;

- Cung thiếu nhi - 14.000 m2, bố trí ở trung tâm mới phường 2

- Trung tâm công cộng cấp các phường - 25.000 m2

4.4.4. Đinh hướng phát triển hệ thống công viên cây xanh: 1.316.000 m2

  1. Công viên trung tâm [vườn hoa trung tâm hiện tại phát triển lên công viên đồi pháo binh và khu vực lân cận]
  1. Công viên phía Đông Nam
  1. Công viên phía Tây Nam thuộc khu vực xã Đắk Sú [đối diện với sân vận động trung tâm]
  1. Các vườn hoa, công viên khu vực diện tích khoảng 630.000 m2
  1. Khai thác các khu vực đất trống trong các khu đô thị, các lõi ô phố để tổ chức thành các vườn hoa cây xanh nhằm đáp ứng nhu cầu về không gian thoáng cũng như về môi trường trong các khu, nhóm nhà ở.

4.4.5. Đinh hướng phát triển các công trình dịch vụ thương mại:

  1. Trung tâm thương mại phục vụ toàn đô thị [Dự kiến tổ chức 2 trung tâm lớn]:

- Trung tâm thương mại đặt tại trung tâm mới phía Tây thị trấn - Đắk Sú [gồm Chơ lớn và Siêu thị]

- Trung tâm dịch vụ thương mại tại khu vực trung tâm cũ của thị trấn gần công viên trung tâm [trải theo các tuyến phố trung tâm theo chuỗi

  1. Trung tâm dịch vụ thương mại cấp khu vực:

- Khu vực thương mại dịch vụ thuộc phường phía Bắc [gần trung tâm hành chính]

- Khu vực thương mại dịch vụ thuộc phường 2

- Khu vực thương mại dịch vụ phía Đông Nam tại khu vực đối diện làng ĐắkMot

- Khu vực thương mại dịch vụ phía Tây Nam thị trấn bố trí ở trung tâm phường mới phía Tây Nam

- Khu vực thương mại dịch vụ thuộc phường 5

4.4.6. Đinh hướng phát triển các công trình cơ quan: 509.000 m2

  1. Các công trình thuộc Trung tâm chính trị và quản lý hành chính của huyện Ngọc Hồi ở khu vực phía Bắc Thị trấn [khu vực trụ sở Huyện ủy & các ban đảng của huyện, Ủy ban nhân dân huyện, Hội đồng nhân dân huyện, các cơ quan ban ngành của huyện trong khu này] đều là những công trình mới xây dựng, định hướng giữ nguyên vị trí theo quy hoạch như hiện nay, sẽ được cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, xây mới cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển .
  1. Các khu vực cơ quan không nằm trong khu vực hành chính tập trung - 30.500 m2 [Công An, Viện kiểm soát, Ban chỉ huy quân sự, Đài phát Thanh truyền hình, Hạt quản lý quốc lộ,…], về cơ bản giữ ổn định vị trí như hiện nay, chủ yếu tập trung tại các trục đường trung tâm hiện nay và dự kiến bổ xung quỹ đất dự trữ tại các khu vực phát triển mới; Một số công trình như [Huyện Ủy cũ, Ủy ban mặt trận cũ, ….] ở khu vực trung tâm cũ sẽ định hướng chuyển đổi thành các khu dịch vụ thương mại khu trung tâm..
  1. Các cơ sở doanh nghiệp đóng trên địa bàn thị trấn - Diện tích 314.300 m2 [Các công ty chế biển mủ cao su, công ty tiếp thị Việt Trung, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế, công ty 732, Công ty khai thác chế biến khoáng sản Việt Lào và một số công ty TNHH khác] cơ bản giữ nguyên vị trí; và bố trí quỹ đất xây dựng phát triển mới ở trung tâm các khu vực đô thị mới phía Bắc, phía Tây Nam.

Chương 5

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT

5.1/ Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:

5.1.1. Cơ sở thiết kế:

  • Căn cứ bản đồ đo đạc địa hình tỷ lệ 1/5000 do phòng Quản lý đô thị huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum cung cấp.
  • Căn cứ vào điều kiện thực tế địa hình khu vực quy hoạch là cải tạo nâng cấp các công trình hạ tầng đồng bộ, hiện đại và phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng đồi núi Tây nguyên.
  • Căn cứ vào điều tra thực tế khu vực quy hoạch về mức độ ngập lụt cao nhất của năm 2010.
  • Căn cứ các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành; tiêu chuẩn thiết kế TCVN 51-2008 thoát nước mạng lưới bên ngoài.

5.1.2. Giải pháp thiết kế san nền:

  1. Nguyên tắc chung:
  • Phù hợp đặc điểm địa hình miền núi, tận dụng triệt để địa hình tự nhiên để khối lượng đào đắp nền kinh tế nhất
  • Không ngập lụt, an toàn sử dụng.
  • Khối lượng thi công ít nhất.
  • Độ dốc san nền theo quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành đảm bảo giao thông và thoát nước mưa thuận lợi.
  • Cao độ san nền hợp lý, đấu nối thuận tiện với mạng giao thông bên ngoài, phù hợp với yêu cầu cao độ khống chế chung của khu vực.
  • Giải pháp san nền: Tiến hành đắp nền đến cao độ thiết kế đối với những khu vực đất cao độ tự nhiên thấp, tập trung, các công trình công cộng, bãi đỗ xe.
  • Do địa hình bị chia cắt nên việc san nền sẽ được tiến hành san cục bộ từng vị trí xây dựng cụm các công trình công cộng, dịch vụ, nhà ở, các khu kỹ thuật, các khu công viên cây xanh và bãi đỗ để tạo mặt bằng xây dựng và kết nối giao thông với hệ thống giao thông quy hoạch chung trong khu vực quy hoạch, các chỉ tiêu kỹ thuật san nền của từng lô đất trong các khu vực cụ thể như sau:
  • Khu Phường 1:

+ Lô đất san thấp nhất có cao độ dao động từ 626,5m ÷ 630m.

+ Lô đất san cao nhất có cao độ dao động từ 643m ÷ 670m.

  • Khu Phường 2:

+ Lô đất san thấp nhất có cao độ dao động từ 638m ÷ 642m.

+ Lô đất san cao nhất có cao độ dao động từ 688m ÷ 700m.

  • Khu Phường 3:

+ Lô đất san thấp nhất có cao độ dao động từ 640m ÷ 662m.

+ Lô đất san cao nhất có cao độ dao động từ 665m ÷ 666m.

  • Khu Phường 4:

+ Lô đất san thấp nhất có cao độ dao động từ 638m ÷ 645m.

+ Lô đất san cao nhất có cao độ dao động từ 690m ÷ 694m.

  • San nền những khu vực đắp thành từng lớp, chiều dày đắp đất mỗi lớp trung bình là 0,3m.
  • Vật liệu san nền dùng vật liệu đất tại chỗ lấy từ chỗ đào đắp cho khu vực đắp.
  • Vật liệu đất đào thừa trong quá trình thi công ủi ngay xuống sườn dốc của taluy âm, chỉ vận chuyển trong vòng 1km.
  1. Khối lượng san nền:

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG

1

Tổng diện tích đào

m2

15.089.543,87

2

Tổng diện tích đắp

m2

10.819.855,08

3

Tổng khối lượng đào

m3

20.452.438,38

4

Tổng khối lượng đắp

m3

13.119.904,89

5.1.3. Thoát nước mưa:

- Hệ thống thoát nước riêng giữa nước mưa và nước thải. Nước thải chảy trong mạng lưới cống riêng về các trạm bơm, sau đó nước thải được bơm đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của thành phố.

- Hướng thoát nước chính: ra các trục sông suối, kênh mương huyện.

- Kết cấu:

+ Cống thoát nước mưa là cống hộp,tròn bằng BTCT đúc sẵn cải tạo thay thế cống tròn thay thế cống hộp ở trục chính [Hùng Vương và Trần Phú]

+ Đối với khu công nghiệp dùng mương xây đắp đan.3

+ Cống qua đường dùng cống tròn BTCT đúc sẵn.

+ Đối với khu vực sát các sườn đồi, núi dùng hệ thống mương hở BT mác 200 hình thang 1:1,5.

5.1.4. Các giải pháp kỹ thuật khác:

- Để tránh bị úng ngập do lũ suối cần phải tôn trong dòng chảy. Trong đồ án này để phát huy hết khả năng thoát nước của các suối chính quanh năm cải tạo các dòng chảy chính thành mương xây hở.

- Nạo vét định kỳ và kè bờ các đoạn suối, hồ trong khu vực nghiên cứu.

- Xây tường chắn tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.

- Tính toán thủy lực cống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn: Q = m . j . F . q [l/s]

Trong đó:

Q : Lưu lượng tính toán [ l/s]

m : Hệ số phân bố mưa rào M = 1 khi F < 200ha

j : Hệ số dòng chảy j = 0,6

F : Diện tích lưu vực [ha]

q : Cường độ mưa [l/s ]

Với diện tích thu nước mưa < 2ha lấy kích thước định hình 600mm.

5.2/ Quy hoạch hệ thống giao thông:

5.2.1. Cơ sở thiết kế:

  • Căn cứ vào hiện trạng khu vực điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Plei Kần mở rộng ;
  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN01:2008/BXD.
  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng đô thị QCVN 07:2010/BXD.
  • Đường ô tô- yêu cầu thiết kế TCXDVN 4054-2005
  • Đường đô thị- yêu cầu thiết kế TCXDVN 104-2007.
  • Căn cứ Quyết định số: 242/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh, Quyết định Số: 194/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2012 Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh.

5.2.2. Quy hoạch giao thông:

Mặt bằng hệ thống đường giao thông trong khu quy hoạch thị trấn Plei Kần đảm bảo giao thông thuận tiện ở mức độ cao nhất có thể theo điều kiện địa hình thực tế bao gồm đường trục chính [đối ngoại] và các đường nhánh đến các khu dân cư, phường xã và khu công cộng, sinh thái… và một số tuyến đi bộ:

  1. Giao thông đối ngoại:

- Đường Quốc lộ 14 [ Đường Hồ Chí Minh] đi qua khu vực Thị trấn nối thành phố Kon Tum với tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, đoạn từ Ngọc Hồi đến Kon Tum sẽ được nâng cấp mở rộng và xây thành đường cao tốc 6 làn xe theo tiêu chuẩn TCVN_5729_2012 được phân từng đoạn, với các giai đoạn đầu tư như sau:

  • Quốc Lộ 14:

+ Đoạn từ ranh giới quy hoạch phía Đông – Nam hướng đi thành phố Kon Tum đến nút giao [đoạn tránh Thị trấn với QL40 và QL14C], đến nút giao đảo tròn [hiện tại có cổng chào] gần gianh giới phía phía Nam khu 1, đoạn này trong tương lai theo quy hoạch đường Hồ Chí Minh sẽ là đường cao tốc đô thị, trước mắt xây dựng mặt đường có mặt cắt 3-3 và thêm phần dự phòng mỗi bên 50m cho phát triển tương lai, mặt cắt 3-3 như sau:

  • Mặt đường: 2 x 7,5m = 15,0 m
  • Lề đường vỉa hè: 2 x 6 m = 12,0 m
  • Dải phân cách: 1,0 m
  • Lộ giới: 28,0 m

+ Đoạn từ nút giao đảo tròn [hiện tại có cổng chào] gần gianh giới phía phía Nam khu 1 đến nút giao đường tránh thị trấn và đường đôi lớn hiện có với mặt cắt A – A được nâng cấp cải tạo thành đường có mặt cắt 2* - 2*:

  • Mặt đường: 2 x 11m = 22 m
  • Lề đường vỉa hè: 2 x 6 m = 12,0 m
  • Dải phân cách: 2,0 m
  • Lộ giới: 36,0 m

+ Đoạn tránh thị trấn được quy hoạch là đường cao tốc đô thị sẽ được xây dựng với mặt cắt 1 - 1:

  • Mặt đường: 2 x 11,25m = 22,5 m
  • Dải phân cách: 2 m
  • Khoảng an toàn 2 x 0,75m = 1,5m
  • Làn phụ 2 x 3m = 6m
  • Lộ giới: 32,0 m
  • Khoảng dự phòng cây xanh 2 x 50m = 100m
  • Quốc Lộ 14C: Đoạn từ đảo tròn khu phía Bắc đên ranh giới quy hoạch đi Sa thầy, có mặt cắt 3 - 3:
    • Mặt đường: 2 x 7,5m = 15,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 6 m = 12,0 m
    • Dải phân cách: 1,0 m
    • Lộ giới: 28,0 m
  • Quốc lộ 40: Đoạn giao từ gianh giới phân khu trung tâm và QL14E cũ đi ranh giới phía Tây – Nam đi Cửa khẩu Bờ Y có mặt cắt 3 – 3:
    • Mặt đường: 2 x 7,5m = 15,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 6 m = 12,0 m
    • Dải phân cách: 1,0 m
    • Lộ giới: 28,0 m
  1. Các tuyến đường trục chính:
  • Tuyến có điểm đầu từ giao QL14 phía Bắc qua Phường 1 [ĐăkTrap], Phường 2 [PleiKần], Phường 4 [ChiênChiết], đi sát gianh giới quy hoạch phía Tây – Bắc có mặt cắt 5 – 5 :
    • Mặt đường: 1 x 11m = 11,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 4,5 m = 9,0 m
    • Dải phân cách: 0,0 m
    • Lộ giới: 20,0 m
  • Tuyến có điểm đầu từ giao QL14 ở Phường 1 đến Phường 2, Phường 4, giao với QL40 ở có mặt cắt 7* – 7* :
    • Mặt đường: 2 x 10,5m = 21,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 5 m = 10,0 m
    • Lộ giới: 20,5 m

+ Đoạn từ nút giao QL 40 đến đảo tròn Phường 2 có mặt cắt 4 – 4

  • Mặt đường: 2 x 11,25m = 22,5 m
  • Lề đường vỉa hè: 2 x 2 x 6 m = 24,0 m
  • Dải cây xanh 2 x 15 m = 30,0m
  • Dải phân cách: 3,0 m
  • Lộ giới: 79,5 m

+ Đoạn tiếp từ nút giao đảo tròn Phường 2 đến đường nhánh của Phường 2 có mặt cắt 3* – 3* :

  • Mặt đường: 2 x 11,25m = 22,5 m
  • Lề đường vỉa hè: 2 x 6 m = 12,0 m
  • Dải phân cách: 3,0 m
  • Lộ giới: 37,5 m

+ Đoạn đường khu vực bến xe cũ có mặt cắt 3** – 3** :

  • Mặt đường: 12m
  • Lề đường vỉa hè: 2 x 6 m = 12,0 m
  • Lộ giới: 24,0 m
  • Tuyến có điểm đầu từ giao QL14 ở Phường 2 chạy qua Phường 2, Phường 4, đi gần gianh giới quy hoạch phía Nam có mặt cắt 5 – 5 :
    • Mặt đường: 1 x 11m = 11,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 4,5 m = 9,0 m
    • Dải phân cách: 0,0 m
    • Lộ giới: 20,0 m
  1. Các tuyến đường cảnh quan :
  • Khu số 1 :

+ Tuyến cảnh quan hiện trạng có mặt cắt A – A với các chỉ tiêu :

  • Mặt đường: 2 x 10,5m = 21,0 m
  • Làn xe phụ 2 x 7,5m = 15,0 m
  • Lề đường vỉa hè: 2 x 7 m = 14,0 m
  • Dải cây xanh 2 x 8 m = 16,0m
  • Dải phân cách: 8,0 m
  • Lộ giới: 74,0 m

+ Tuyến cảnh quan có mặt cắt 2 – 2 với các chỉ tiêu:

  • Mặt đường: 2 x 15,0m = 30,0 m
  • Lề đường vỉa hè: 2 x 15,0 m = 30,0 m
  • Dải cây xanh phân cách: 1 x 40 m = 40,0m
  • Lộ giới: 100,0 m
  1. Các đường nhánh, đường nội bộ:
  • Các tuyến đường nhánh, nột thị có mặt cắt 5 – 5 với các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
    • Mặt đường: 1 x 11m = 11,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 4,5 m = 9,0 m
    • Dải phân cách: 0,0 m
    • Lộ giới: 20,0 m
  • Các tuyến đường nhánh, nột thị có mặt cắt 5* – 5* với các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
    • Mặt đường: 1 x 7m = 7,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 6,5 m = 13,0 m
    • Dải phân cách: 0,0 m
    • Lộ giới: 20,0 m
  • Các tuyến đường nhánh, nột thị có mặt cắt 5** – 5** với các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
    • Mặt đường: 1 x 11m = 11,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 3,5 m = 7,0 m
    • Dải phân cách: 0,0 m
    • Lộ giới: 18,0 m
  • Các tuyến đường nhánh, nột thị có mặt cắt 6 – 6 với các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
    • Mặt đường: 1 x 7m = 7,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 4 m = 8,0 m
    • Dải phân cách: 0,0 m
    • Lộ giới: 15,0 m
  • Các tuyến đường nhánh, nột thị có mặt cắt 7 – 7 với các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
    • Mặt đường: 1 x 7m = 7,0 m
    • Lề đường vỉa hè: 2 x 8 m = 16,0 m
    • Dải phân cách: 0,0 m
    • Lộ giới: 23,0 m
  1. Hệ thống giao thông tĩnh

Bến xe khách được bố trí về phía Bắc [ cạnh đường Hồ Chí Minh tránh qua thị trấn]

Các bãi đỗ xe được bố trí các khu vực như sau :

+ Khu vực Phường 1 [Đăk Trap] phía Bắc có các điểm đỗ xe cạnh khu đất CC13, khu cảnh quan cây xanh mặt nước suối Đắk Kòn và khu Bến xe.

+ Khu vực Phường 2 [PleiKần] là khu trung tâm có các điểm đỗ xe trên trục có mặt cắt 4-4 [lộ giới 79,5m], cạnh tuyến đường gần trường Lê Hồng Phong,

+ Khu vực Phường 3 [ĐăkMot] phía Nam bãi đỗ nằm trên trục đường gần Quốc lộ 14 cạnh khu đất OC51 và OC52.

+ Khu vực Phường 4 phía Tây nằm trên đường nối khu cửa khẩu Bờ Y có các điểm đỗ xe cạnh khu đất TDTT06.

Khi mật độ xe ô tô tăng lên đáng kể thì giao thông tĩnh cũng sẽ được bố trí len lỏi ở những khu vực cây xanh cách ly tại các khu ở và những khu cây xanh tập trung.

5.2.3. Kết cấu áo đường, lề đường:

  1. Kết cấu áo đường:

Theo tiêu chuẩn 22TCN 211-06 dựa trên cơ sở tải trọng tính toán cho đường giao thông nội thị và đường Quốc lộ chọn kết cấu áo đường cứng với các thông số tính toán sau:

* Thông số tính toán :

+ Tải trọng tính toán trục P=120kN

+ Môđun đàn hồi yêu cầu E=155Mpa

+ Áp lực bánh xe lên mặt đường p=0,6 Mpa.

* Cấu tạo các lớp áo đường: áo đường dự kiến gồm các lớp sau:

+ Bêtông nhựa hạt mịn rải nóng 5cm [BTNC].

+ Tưới nhựa dính bám TCN 0,5kg/m2 [nhựa lỏng].

+ Bêtông nhựa hạt trung 7cm.

+ Tưới nhựa dính bám TCN 1kg/m2.

+ Cấp phối đá dăm loại 1 dầy 20cm.

+ Cấp phối đá dăm loại 2 dầy 30cm.

+ Lớp đất đồi đầm nén K=0,98 dày 50cm.

+ Nền đất đầm nén K=0,95.

  1. Kết cấu lát hè, bó vỉa đan rãnh:

* Vỉa hè:

+ Kết cấu phần lát hè dự kiến: lát gạch block dày 6cm.

+ Cát vàng đầm chặt dày 10cm.

* Bó vỉa:

Bó vỉa dùng loại vỉa đứng có tiết diện18x30 [cm] – bê tông M200.

* Đan rãnh:

Đan rãnh dùng loại có kích thước 30x50x6 [cm]– bê tông M200.

  • Trồng cây xanh trên vỉa hè

Vỉa hè trồng cây xanh bóng mát, khoảng cách trồng cây 6m ÷ 8m, kích thước hố trồng cây 1,5x1,5[m].

Bảng tổng hợp khối lượng :

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG GIAO THÔNG ĐẾN NĂM 2020

STT

TÊN MẶT CẮT

CHIỀU DÀI [M]

BỀ RỘNG [M]

DIỆN TÍCH [M2]

MẶT ĐƯỜNG

HÈ ĐƯỜNG

PHÂN CÁCH

MẶT ĐƯỜNG

HÈ ĐƯỜNG

PHÂN CÁCH

1

MẶT CẮT A-A

0,00

2X10.5+2X7.5

2X8.0+2X7.0

8,00

0

0

0

2

MẶT CẮT 1-1

0,00

2X15.0

2X5.0M

2,00

0

0

0

3

MẶT CẮT 2-2

615,59

2X15.0

2X15.00

40,00

18467,7

18467,7

24623,6

4

MẶT CẮT 2*-2*

6120,72

2X11.0

2X6.00

2,00

110172,96

73448,64

12241,44

5

MẶT CẮT 3-3

17391,31

2X6.00

2X7.50

2,00

208695,72

260869,65

34782,62

6

MẶT CẮT 3*-3*

2973,96

2X11.25

2X6.00

3,00

66914,1

35687,52

8921,88

7

MẶT CẮT 4-4

651,57

2X11.25

2X27.00

3,00

14660,325

35184,78

1954,71

8

MẶT CẮT 5-5

27463,05

11,00

2X4.50

302093,55

247167,45

9

MẶT CẮT 5*-5*

2046,40

7,00

2X6.50

14324,8

26603,2

10

MẶT CẮT 5**-5**

2016,57

11,00

2X3.50

22182,27

14115,99

11

MẶT CẮT 6-6

18393,76

7,00

2X400

128756,32

147150,08

12

MẶT CẮT 7-7

1984,19

7,00

2X8.00

13889,33

31747,04

TỔNG CỘNG

79657,12

900157,08

890442,05

82524,25

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG GIAO THÔNG ĐẾN NĂM 2030

STT

TÊN MẶT CẮT

CHIỀU DÀI [M]

BỀ RỘNG [M]

DIỆN TÍCH [M2]

MẶT ĐƯỜNG

HÈ ĐƯỜNG

PHÂN CÁCH

MẶT ĐƯỜNG

HÈ ĐƯỜNG

PHÂN CÁCH

1

MẶT CẮT A-A

1676.73

2X10.5+2X7.5

2X8.0+2X7.0

8.00

60362.28

50301.90

13413.84

2

MẶT CẮT 1-1

8283.3

2X15.0

2X5.0M

2.00

248499.00

82833.00

16566.60

3

MẶT CẮT 2-2

615.59

2X15.0

2X15.00

40.00

18467.70

18467.70

24623.60

4

MẶT CẮT 2*-2*

1610.82

2X11.25

2X5.00

3.50

36243.45

16108.20

5637.87

5

MẶT CẮT 3-3

17398.01

16.00

2X6.00

278368.16

208776.12

6

MẶT CẮT 3*-3*

303.03

2X11.25

2X6.00

3.00

6818.18

3636.36

909.09

7

MẶT CẮT 4-4

651.57

2X11.25

2X23.50

10.00

14660.33

35184.78

6515.70

8

MẶT CẮT 5-5

30628.02

11.00

2X4.50

336908.22

275652.18

9

MẶT CẮT 5*-5*

3400.4

7.00

2X6.50

23802.80

44205.20

10

MẶT CẮT 5**-5**

1997.82

11.00

2X3.50

21976.02

13984.74

11

MẶT CẮT 6-6

15752.63

7.00

2X4.50

110268.41

141773.67

12

MẶT CẮT 7-7

1984.19

7.00

2X8.00

13889.33

31747.04

TỔNG CỘNG

84302.11

1170263.87

922670.89

67666.70

5.3. Quy hoạch cấp nước:

- Đánh giá hiện trạng hệ thống cấp nước: nguồn khai thác, công suất, hiệu suất khai thác, chất lượng nước sạch, áp lực nước, tỷ lệ đấu nối, tỷ lệ thất thoát thất thu và đánh giá tình trạng hoạt động các công trình, mạng lưới đường ống cấp nước.

- Đánh giá cụ thể trữ lượng, chất lượng các nguồn nước mặt, nước ngầm và khả năng khai thác cho cấp nước.

- Xác định các chỉ tiêu cấp nước cho các mục đích sử dụng, nhu cầu cấp nước.

- Lựa chọn cụ thể nguồn cấp nước, xác định nhu cầu; phân vùng cấp nước và xác định nhu cầu sử dụng đất cho các công trình cấp nước, biện pháp bảo vệ nguồn nước.

- Xác định mạng lưới đường ống cấp nước [mạng cấp I, mạng cấp II]. vị trí, quy mô công suất các công trình cấp nước.

5.3.1. Tiêu chuẩn và nhu cầu cấp nước.

Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD chỉ tiêu cấp nước cho đô thị loại IV và thực tế nguồn cấp nước tại địa phương, chỉ tiêu cấp nước cho đô thị Pleikần lựa chọn theo bảng sau:

Bảng Tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước.

LƯU LƯỢNG CẤP NƯỚC

TT

Thành phần dùng nước

Năm 2020

Năm 2030

Tiêu chuẩn

Nhu cầu [m3/ngđ]

Tiêu chuẩn

Nhu cầu [m3/ngđ]

1

Nước cấp cho sinh hoạt khu vực nội thị

80l/ngđ 80% [39500 dân]

2528.00

100l/ngđ 90% [64300 dân]

5787.00

2

Nước cấp cho công trình công cộng

10%QSH

252.80

10%QSH

578.70

3

Nước cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

30 m3/ha.ngđ [70% diện tích] [0.00ha]

0.00

30 m3/ha.ngđ [70% diện tích] [23.49ha]

493.29

4

Nước cho tưới cây rửa đường

8%QSH

202.24

8%QSH

462.96

5

Nước dự phòng, rò rỉ

20%Q

596.61

10%Q

732.20

6

Nước cho bản thân trạm xử lý

5%Q

178.98

5%Q

402.71

7

Công suất của nhà máy

3758.63

8456.85

8

Làm tròn

3800.00

8500.00

Nhu cầu dùng nước:

+ Giai đoạn 2020: Khoảng 5.000 m3/ngđ [ cả cho dự phòng phát triển ].

+ Giai đoạn 2030: Khoảng 8.500 m3/ngđ.

5.3.2. Nội dung định hướng quy hoạch:

  • Nguồn nước:

+ Nước mặt : Thị trấn Pleikần đang dùng nguồn từ nhà máy nước thị trấn cách trung tâm thị trấn huyện khoảng 1,5km, lưu lượng mùa kiệt 36m3/h [10l/s]. Chất lượng nước tương đối tốt qua kết quả kiểm nghiệm nước của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh KonTum. Dự án lấy nước mặt từ nguồn này đã được UBND tỉnh phê duyệt chỉ đủ cung cấp cho thị trấn trong giai đoạn hiện ngắn hạn từ nay đến năm 2020.

Trong giai đoạn dài hạn nghiên cứu sử dụng nguồn nước sông Pô Kô cho cấp nước sinh hoạt.

+ Nguồn nước ngầm: Theo thuyết minh “ Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y năm 2006”. Báo cáo đặc điểm tài nguyên nước dưới đất, nước mặt khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y thỡ trữ lượng nước ngầm thuộc lưu vực sụng Pô Kô được đánh giá sơ bộ như sau:

Trữ lượng động tự nhiên: 114.652 m3/ngày.

Trữ lượng tĩnh: 480 *106 m3/ngày.

Trữ lượng khai thác tiềm năng: 150.268 m3/ngày.

Chất lượng nước tương đối tốt chủ yếu thuộc loại bicarbonat-calci có pH từ 6,5 đến 7 do đó có thể khai thác xử lý để cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt.

Tuy nhiên nguồn nước ngầm phân bố chủ yếu nằm gần khu vực hồ chứa và bãi sông. Chịu ảnh hưởng lớn sự biến đổi mực nước theo mùa của sông PôKô.

-Đánh giá và lựa chọn nguồn nước:

Từ những số liệu khảo sát thu được cho thấy nếu chỉ lấy nguồn nước mặt từ hồ ĐăkTrâp thì không đủ cung cấp cho nhu cầu của thị trấn. Vì vậy nguồn nước mặt hồ ĐăkTrâp sẽ được lựa chọn cung cấp cho thị trấn trong giai đoạn từ nay đên năm 2020.

Giai đoạn 2020 đến 2030 và dài hạn sẽ nghiên cứu khai thác nguồn nước mặt từ sông PôKô bảo đảm đáp ứng nhu cầu của thị trấn và thậm chí cho cả khu vực khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y. Phần đất thị trấn giáp với khu vực trung tâm cửa khẩu Bờ Y sẽ được bổ sung phần nguồn nước được lấy từ trạm cấp nước cửa khẩu quốc tế Bờ Y cấp tới.

Nguồn nước ngầm được khai thác công suất nhỏ cho các khu vực xa trung tâm thị trấn trong giai đoạn đầu khi nguồn nước các nhà máy chưa cấp tới.

- Công trình đầu mối:

+ Giai đoạn từ nay đến năm 2020 tiếp tục cải tạo nâng công suất trạm xử lý hiện đạt công suất 3800m3/ngày đêm.

+ Giai đoạn 2030 và dài hạn: Khai thác nguồn nước mặt sông PôKô công suất 4700 m3/ngày đêm. Nâng tổng công suất của 2 trạm xử lý đạt 8500m3/ngày đêm.

- Kiến nghị tồn tại:Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ nguồn nước hồ Đăk Trâp. Tích cực điều tra thăm dò tìm nguồn nước mới bảo đảm sự phát trển bề vững của thị trấn.

5.4. Quy hoạch Hệ thống cấp điện:

5.4.1. Nguồn điện:

Nguồn điện cấp tới thị trấn Plei Kan dự kiến lấy từ trạm 110 kV Bờ Y 1x25MVA + 1x 40MVA đã được quy hoạch vào nguồn điện lưới quốc gia. Trong giai đoạn đầu Plei kan vẫn xử dụng các đường dây cấp điện hiện trang để đảm bảo tính cấp điện an toàn và liên tục.

5.4.2. Tính toán phụ tải điện:

Sinh hoạt dân dụng:

Chỉ tiêu cấp điện cho khu vực quy hoạch được lấy theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành năm 2008 :

Đợt đầu đến năm 2015 : 400 kWh/người/năm [200W/nguời].

Tương lai đến năm 2025 : 1.000 kWh/người/năm [330W/nguời].

Công cộng và dịch vụ :

Chỉ tiêu cấp điện cho công cộng và dịch vụ lấy bằng 30% điện sinh hoạt dân dụng.

Công nghiệp :

Chỉ tiêu cấp điện cho tiểu thủ công nghiệp được lấy là 160kW/ha.

Bảng tính nhu cầu dùng điện ngắn hạn 2020 dài hạn đến năm 2030

TT

Tên phụ tải

Quy mô 2020

Chỉ tiêu

Công suất [KW]

Quy mô 2030

Chỉ tiêu

Công suất [KW]

1

Điện sinh hoạt

39500

200 W/người

7900

64300

330 W/người

21219

2

Điện công trình công cộng

30% điện sinh hoạt

2370

30% điện sinh hoạt

6365.7

3

Đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

0

160 kW/ha

0

52.91

160 kW/ha

8465.6

4

Đất khác

1943.47

10 kW/ha

19434.7

1420.69

10 kW/ha

14206.9

5

Tổng công suất đặt [kW]

29704.7

50257.2

6

Hệ số đồng thời

0.7

0.7

7

Hệ số dự phòng phát triển

1.2

1.2

8

Hệ số công suất

0.85

0.85

9

Tổng công suất biểu kiến [kVA]

29355.2

49665.9

- Tổng công suất đặt của khu đô thị đến quy mô năm 2030 là: Pđặt = 49665.9 KW

- Tổng phụ tải tính toán là:

Stt = Pđặt x kđt x kdp/ cosj = 50257.2 x 0,7 x 1.2/ 0,85 = 49665.9 KVA

trong đó: kđt = 0,7 là hệ số đồng thời

cosj = 0,85 là hệ số công suất

kdp = 1.2

Như vậy nhu cầu dùng điện của khu đô thị là 49665.9 KVA.

Nhu cầu trong ngắn hạn là : 29355.92 kVA

Như vậy nhu cầu dùng điện của khu đô thị đến năm 2030 là 4965.9 KVA.

5.4.3. Lưới điện 22 KV:

- Từ trạm biến áp 110/22-1x25MVA + 1x40MVA dự kiến xây dựng tuyến 22KV trục chính chạy dọc theo các tuyến giao thông trục chính để cấp điện đến khu dân cư và dịch vụ của thị trấn.

- Tuyến 22KV trục chính là đường dây trên không lộ kép, dùng cáp nhôm lõi thép AC-185mm2 đi trên cột bê tông ly tâm cao 18m.

- Các trạm biến áp 22/0,4KV được bố trí hợp lý tại các khu đất công cộng để đáp ứng nhu cầu dùng điện của khu đô thị với bán kính phục vụ ≤ 350m. Tùy thuộc vào vị trí đặt trạm có thể dùng loại trạm xây hoặc trạm kiốt để đảm bảo mỹ quan cho khu đô thị du lịch ven biển.

5.4.4. Lưới điện chiếu sáng:

Tính toán thiết kế chiếu sáng đường áp dụng các tiêu chuẩn hiện hành: tiêu chuẩn TCXDVN 333:2005 – Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 259:2001 – Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo đường, đường phố, quảng trường đô thị. Tham khảo các tiêu chuẩn CIE No.92, BS 5489

Theo tiêu chuẩn TCXDVN 259:2001 của Việt Nam

BẢNG PHÂN CẤP ĐƯỜNG PHỐ, QUẢNG TRƯỜNG ĐÔ THỊ THEO YÊU CẦU CHIẾU SÁNG

Loại đường phố quảng trường

Cấp đường phố đô thị

Chức năng chíng của đường, phố, quảng trường

Tốc độ tính toán [km/h]

Cấp chiếu sáng

Đường phố cấp đô thị

Đường cao tốc

Xe chạy tốc độ cao, liên hệ giữua các khu của đô thị loại I, giữa các đô thị và các điểm dân cư trong hệ thống chùm đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ.

120

A

Đường phố chính cấp I

Giao thông liên tục liên hệ giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và các khu trung tâm công cộng nối với đường cao tốc trong phạm vi đô thị. Tổ chức giao thông khác cao độ.

100

A

Đường phố chính cấp II

Giao thông có điều khiển liên hệ trongphạm vi đô thị giữa các khu nhà ở, khu công nghiệp và trung tâm công cộng nối với đường phố chính cấp I. Tổ chức giao thông khác cao độ.

80

A

Cấp khu vực

Đường khu vực

Liên hệ trong giới hạn của nhà ở nối với đường phố chính cấp đô thị.

80

B

Đường vận tải

Vận chuyển hàng hóa công nghiệp và vật liệu xây dựng ngoài khu dân dụng, giữa các khu công nghiệp và khu kho tàng bến bãi.

80

B

Đường nội bộ

Đường khu nhà ở

Liên hệ giữa các tiểu khu, nhóm nhà với đường khu vực [không có giao thông cộng]

60

C

Đường khu công gnhiệp và kho tàng

Chuyên chở hàng hóa công công nghiệp và vật liệu xây dựng trong giới hạn khu công nghiệp, khu kho tàng, nối ra đường vận tải và các đường khác

60

C

Quảng trường

- Quảng trường chính thành phố

- Quảng trường giao thông và quảng trường trước cầu

- Quảng trường trước ga

- Quảng trường đầu mối các công trình giao thông

- Quảng trường trước các công trình công cộng và địa điểm tập trung công cộng.

A

A

A

A

B

BẢNG TRỊ SỐ ĐỘ CHÓI VÀ ĐỘ RỌI TRUNG BÌNH

Cấp

Lưu lượng xe lớn nhất trong thời gian có chiếu sáng [xe/h]

Độ chói trung bình trên mặt đường [Cd/m2]

Độ rọi trung bình trên mặt đường [Lux]

A

Từ 3000 trở lên

Từ 1000 đến 3000

Từ 500 đến 1000

Dưới 500

1,6

1,2

1,0

0,8

28

20

18

14

B

Từ 2000 trở lên

Từ 1000 đến 2000

Từ 500 đến 1000

Từ 200 đến 500

Dưới 200

1,2

1,0

0,8

0,6

0,4

20

18

14

12

8

C

Trên 500

Dưới 500

0,6

0,4

12

8

D

0,2 ữ 0,4

5 ữ 8

Chỉ tiêu cho quy hoạch chiếu sáng như sau:

TT

Khu vực

Độ rọi [Lux]

Độ chói [CD/m2]

1

Đường chính – kết nối giữa các khu đô thị

18

1.0

2

Đường cấp khu vực

14

0.8

- Hệ thống đường giao thông trong khu vực được chiếu sáng bằng các đèn cao áp sodium 250W lắp trên cột thép cao 11m bố trí trên vỉa hè ở một bên đường [với bề rộng lớn hơn lòng đường 11m]. Độ chói trung bình trên mặt đường từ 1.0/m2.

- Hệ thống đường giao thông trong khu vực được chiếu sáng bằng các đèn cao áp sodium 150W lắp trên cột thép cao 11m bố trí trên vỉa hè ở một bên đường [với bề rộng nhỏ hơn lòng đường 11m]. Độ chói trung bình trên mặt đường từ 0.8/m2.

- Điều khiển hệ thống đèn đường là các tủ điện chiếu sáng được cấp nguồn từ các trạm biến áp khu vực 22/0,4KV. Các tủ chiếu sáng này có chế độ điều khiển tự động theo thời gian với 2 chế độ chiếu sáng buổi tối [bật toàn bộ các đèn] và chiếu sáng đêm khuya [tắt bớt một số đèn].

- Cáp điện chiếu sáng được chôn ngầm trên vỉa hè dọc theo tuyến đèn.

STT

TÊN THIẾT BỊ

ĐƠN VỊ

KHỐI LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2020

KHỐI LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2030

GHI CHÚ

1

Đường dây 22kV kép trên cột bê tông

km

9

0

2

Đường dây 22kV đơn trên cột bê tông

km

14

10

3

Trạm biến áp 22[15]/0.4KV - 1X630KVA

Trạm

61

86

4

tuyến đường chiếu sáng 1 bên

km

50

29

5

Tuyến đường chiếu sáng 2 bên

km

37

15

5.5. Quy hoạch Hệ thống thông tin liên lạc:

5.5.1. Các cơ sở thiết kế quy hoạch:

1]Các căn cứ pháp lý:

- Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành;

- Căn cứ tình hình hiện trạng sử dụng đất và xây dựng trong khu vực và mối quan hệ với các khu xây dựng lân cận;

- Căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành;

- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

- Nghị định số 37/2010/ NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;

- - Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 18/4/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;

- Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng;

- Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp 4;

- Quy chuẩn, Tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật hiện hành;

- Căn cứ tình hình hiện trạng sử dụng đất và xây dựng trong khu vực và mối quan hệ với các khu xây dựng lân cận;

- Căn cứ các văn bản pháp luật hiện hành;

2] Tiêu chuẩn thiết kế:

Thiết kế cơ sơ hệ thống thông tin liên lạc trong công quy hoạch chung Thị trấn PleiKần

Các tiêu chuẩn – quy trình kỹ thuật áp dụng:

  • Tiêu chuẩn chung về môi trường khí hậu đối với các thiết bị thông tin TCN 5. 68-149:1995
  • Tiêu chuẩn về tính tương thích điện tử của các thiết bị mạng viễn thông TCN 68-190:2001
  • Tiêu chuẩn phòng chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đến hệ thống Thông tin TCN68-161:1996.
  • Tiêu chuẩn chỉ định các quy định về việc phân chia các phần trong hệ thống cáp, loại cáp, khoảng cách cho phép. Đảm bảo tính tương thích hệ thống đối với các sản phẩm từ nhiều nước sản xuất - TIA/EIA – 568ª.
  • Tiêu chuẩn về công trình ngoại vi viễn thông – yêu cầu kỹ thuật TCN 68- 254/2006 ban hành kèm theo quyết định số 54/2006/QĐ - BBCVT của Bộ trưởng Bộ bưu chính viễn thông ban hành ngày 25/12/2006.
  • Tiêu chuẩn kỹ thuật cống bể và tủ đấu cáp TCN 68-153 : 1995 ban hành kèm theo quyết định số 1613/QĐ-KHCN của Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện ngày 26/12/1995.

5.5.2. Nội dung và nguyên tắc thiết kế:

  1. Nội dung thiết kế:

Việc thiết kế các hệ thống thông tin trong khu vực nghiên cứu tuân theo những tiêu chí sau:

Đảm bảo độ tin cậy: dịch vụ viễn thông trong khu vực được đảm bảo chất lượng và độ sẵn sàng phục vụ trong các hoàn cảnh khác nhau.

Đảm bảo khả năng mở rộng: dễ dàng mở rộng đáp ứng nhu cầu mới trong tương lai.

Đảm bảo công năng đầy đủ: có khả năng bổ sung dịch vụ mạng đáp ứng yêu cầu của khu vực.

Có khả năng thích ứng với các yêu cầu tương lai: dễ dàng thêm các chức năng mạng mới.

Đảm bảo tính tương hợp với hạ tầng mạng đã có: đảm bảo phối hợp hoạt động với hạ tầng mạng hiện có trong khu vực.

2.Nguyên tắc thiết kế:

Mạng lưới thông tin liên lạc của khu vực thiết kế phải đảm bảo chất lượng và độ sẵn sàng phục vụ trong mọi trường hợp khác nhau.

Đảm bảo khả năng mở rộng đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Có khả năng bổ sung dịch vụ mạng, các chức năng mạng mới đáp ứng nhu cầu trong tương lai.

Tuân theo tiêu chuẩn quốc gia: Đảm bảo thỏa mãn tiêu chuẩn kết nối, lắp đặt khai thác và bảo dưỡng.

5.5.3. Giải pháp quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc:

  1. Giải pháp chung:

Tín hiệu thông tin được từ nhà cung cấp kéo đến,được đấu nối vào tủ MDF chính có dung lượng tổng đài đã được tính toán là 7000 đôi.Tại tủ MDF này được phối cáp đến các tủ cáp của các tủ nhánh. Tủ MDF này được kết nối bằng cáp quang 12 core.Toàn bộ cáp viễn thông được đi trong ống nhựa siêu bền dưới hào cáp,các bể cáp luồn cáp được đặt cách nhau 100m trở lại để đảm bảo luồn và kéo cáp.

Cơ sở hạ tầng viễn thông trong khu vực thị trấn PleiKần bao gồm các hệ thống phục vụ nội bộ như mạng điện thoại, TV, LAN, mạng Internet và mạng truyền thanh/truyền hình.

Các hệ thống thông tin của Thị trấn PleiKần bao gồm:

  • Mạng điện thoại: cung cấp dịch vụ điện thoại, có thể kết nối các cuộc gọi nội hạt cũng như các cuộc gọi đường dài.
  • Mạng LAN: cung cấp dịch vụ cho người sử dụng như truyền dữ liệu giữa các thành viên, truy nhập Internet. Ngoài ra, mạng LAN còn hỗ trợ cho các mục đích quản lý, giáo dục, nghiên cứu hữu ích khác như truy nhập thư viện điện tử, đăng ký vào lớp, lấy thống tin, giáo dục từ xa v.v.
  • Hệ thống truyền thanh/truyển hình: cung cấp thông tin, thông báo trong Thị trấn.
  • Mạng CTV: cung cấp các kênh giải trí cho sinh viên và cán bộ nhân viên của trường Đại học.

Hệ thống thông tin liên lạc sẽ được thi công sau các hệ hạ tầng kỹ thuật khác, đặc biệt là sau hệ thống đường và bao gồm:

  • Hạ tầng: bao gồm ống lồng cáp, ga thu chạy theo hệ thống đường giao thông.
  • Mạng LAN: lắp đặt cáp quang từ trung tâm các tủ chính và nhánh và lắp đặt hệ thống mạng LAN và mạng Internet cho trung tâm của Thị trấn.
  • Hệ thống điện thoại: lắp đặt hệ thống PABX cho trung tâm của Thị trấn và lắp đặt hệ thống cáp điện thoại để nối với các khu khác [nhà cung cấp dịch vụ sẽ triển khai việc này].

Hệ thống thông tin liên lạc và mạng truyền dữ liệu nội bộ [LAN] được đánh giá là cần thiết cho giảng viên, nhân viên và sinh viên khu đại học.

- Hòa mạng với Mạng lưới khu vực [MAN]; và

- Các nhu cầu dịch vụ của khu đại học sẽ thu hút sự mở rộng cung cấp dịch vụ cho khu vực.

  1. Giải pháp quy hoạch cụ thể:
  1. Nhu cầu thuê bao thông tin liên lạc và giải trí:

Hệ thống thông tin liên lạc và khu hạ tầng của thị Thị trấn sẽ được Viễn Thông Thành phố và các nhà cung cấp dịch vụ giải trí khác đầu tư và cung cấp dịch vụ.

Dự kiến nhu cầu thuê bao điện thọai và đường truyền tốc độ cao cho tòan khu là: Bảng tổng hợp nhu cầu thuê bao.

- Với tổng số nhu cầu là gần 7,000 thuê bao, các dịch vụ truyền thông như truyền hình và internet cũng chiếm một tỷ lệ tương đương với nhu cầu thọai.

1.2 Tính thống nhất trong xây dựng hạ tầng

- Toàn bộ việc kéo cáp thông tin liên lạc sẽ do Viễn Thông Thành phố hoặc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác như Viettel, VNPT, FPT, ... thực hiện. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tốt nhu cầu thông tin liên lạc cho khu vực và góp phần hoàn thiện hạ tầng khu nhà ở với yêu cầu cao về mỹ quan và chất lượng, dự án qui hoạch hạ tầng khu phải kết hợp xây dựng một hệ thống cống bể thông tin ngầm đảm bảo có thể kéo cáp thông tin ngầm đến nhà thuê bao.

- Căn cứ vào nhu cầu đã dự báo như trên, việc xây dựng hệ thống cống bể thông tin ở qui mô có dự phòng cho nhu cầu phục vụ các loại cáp ngầm khác [trừ điện ngầm].

5.6. Định hướng QH thoát nước thải, QLCTR & nghĩa trang:

5.6.1. Thoát nước bẩn:

- Đánh giá hiện trạng thoát nước mạng lưới thoát nước, trạm xử lý, khả năng tiêu thoát của hệ thống...]; tình hình ô nhiễm và diễn biến môi trường nước.

- Xác định các chỉ tiêu, thông số cơ bản của hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, công nghiệp…; tổng lượng nước thải; các nguồn tiếp nhận, khả năng tiếp nhận nước thải.

- Lựa chọn hệ thống thu gom và xử lý nước thải.

- Xác định hướng, vị trí, kích thước mạng thoát nước cấp I, cấp II; các điểm xả, cao độ mức nước, lưu lượng xả tối đa, yêu cầu về chất lượng nước thải tại các điểm xả.

- Xác định vị trí, quy mô các nhà máy xử lý nước thải.

  1. Tiêu chuẩn thoát nước:

Lấy bằng 80% lưu lượng nước thoát.

Bảng Dự báo lưu lượng thải nước

LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI

TT

Thành phần thải nước

Năm 2020

Năm 2030

Nhu cầu cấp nước

Lưu lượng thải nước [80%][m3/ngđ]

Nhu cầu cấp nước

Lưu lượng thải nước [80%][m3/ngđ]

1

Nước thải sinh hoạt khu vực nội thị

2528.00

2022.40

5787.00

4629.60

2

Nước thải công trình công cộng

252.80

202.24

578.70

462.96

3

Nước thải công nghiệp

0.00

0.00

0.00

0.00

4

Nước thẩm thấu 10%

222.46

509.26

5

Công suất của Trạm xử lý

2447.10

5601.82

6

Làm tròn

2400.00

5600.00

+ Tổng lượng nước thải được xử lý giai đoạn 2020 là 2400 m3/ngđ

+ Tổng lượng nước thải được xử lý giai đoạn 2030 là 5600 m3/ngđ.

  1. Định hướng quy hoạch thoát nước bẩn:

- Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp cần làm sạch sơ bộ đạt tiêu chuẩn về thải nước công nghiệp trước khi theo QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường.

- Nước thải bệnh viện: Công trình làm sạch nước thải của các bệnh viện ở Plei Kần cần xây dựng hoàn thiện để đảm bảo chất lượng trước khi xả ra ngoài.

- Nước thải sinh hoạt: Xây dựng hệ thống hệ thống thoát nước riêng để xử lý nước đạt QCVN 14:2008/BTNMT tại trạm xử lý đặt phía Nam thị trấn trước khi xả ra nguồn.

5.6.2. Xử lý chất thải rắn:

Đến năm 2020 khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh thị trấn Plei Kần khoảng 21,1 tấn/ngày, trong đó thành phần hữu cơ 11,6 tấn/ngày, thành phần tái chế 5,3 tấn/ngày, thành phần nguy hại 0,21 tấn/ngày và các thành phần khác 4 tấn/ngày.

Định hướng bố trí 6 trạm trung chuyển phục vụ từng khu dân cư trên địa bàn, mỗi trạm trung chuyển có diện tích khoảng 150m2, công suất tiếp nhận CTR sinh hoạt tại trạm trung chuyển

Chủ Đề