4 thanh điệu trong tiếng Trung

Ở bài học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nguyên âm [vận mẫu] và phụ âm [thanh mẫu], cách đọc phiên âm bảng chữ tiếng trung Pinyin, để tiếp nối bài học qua bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cách đọc, viết thanh điệu trong tiếng trung [hay còn gọi là dấu trong tiếng Việt].

Mục lục

  • 1 Thanh điệu là gì?
  • 2 Thanh điệu [dấu] và các quy tắc biến âm cần nhớ
  • 3 Quy tắc đánh dấu
  • 4 Quy tắc biến điệu của thanh điệu [dấu]

Thanh điệu là gì?

Thanh điệu là hình thức biến hóa âm thanh từ cao – thấp – dài – ngắn của một âm tiết trong tiếng Hán, mỗi một chữ Hán được coi là một âm tiết, vì thế mà thanh điệu còn được ngầm hiểu là dấu giống như tiếng Việt của chúng ta.

Thanh điệu [dấu] và các quy tắc biến âm cần nhớ

Một từ nhờ có thanh điệu mà có lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc đọc ngang, lúc đọc gấp gáp. Chỉ cần bạn nắm vững được các quy tắc phát âm về vận mẫu, thanh mẫuthanh điệu thì bạn cũng đã hoàn thành được hơn 80% cách đọc và phát âm tiếng trung rồi. Trong tiếng trung [chữ Hán] tổng cộng gồm có 4 thanh điệu chính được mô tả như hình vẽ sau:

Tuy nhiên trong một số từ không được đọc theo thanh điệu vốn có, thậm chí không được nhắc đến nhiều trong bái học, nhưng mức độ quan trọng cũng không kém gì so với 4 thanh kia cả. Là thanh nhẹ, thanh nhẹ làm cho việc phát âm một câu dài có sự uyển chuyển và ngát nghỉ nhịp nhàng, khi đọc vừa nhẹ vừa ngắn. Thường xuất hiện trong các trường hợp như:

– Trong một số từ láy âm, âm tiết thứ hai đọc nhẹ

Ví dụ: māma, yéye

– Một số từ 2 âm tiết, âm tiết thứ hai đọc nhẹ

Ví du: yàoshi

– Khi hai thanh ba đi liền nhau thì thanh 3 của từ thứ nhất đọc thành thanh 2, thanh 3 của từ thứ hai vẫn giữ nguyên.

Ví dụ: nĭ hăo → ní hăo

Quy tắc đánh dấu

Chỉ có một nguyên âm đơn xuất hiện
  • Đánh dấu trực tiếp vào nó ā ó ě ì…Ví dụ: Nán, Hā, Pò, Shì
Nguyên âm kép
  • Thứ tự ưu tiên sẽ là nguyên âm “a“: hǎo, ruán…
  • Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “o” thì đánh vào “o“: ǒu, iōng…
  • Nếu không có nguyên âm đơn “a” mà có nguyên âm đơn “e” thì đánh vào “e“: ēi, uěng…
  • Nếu là nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“: iǔ
  • Nếu là nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“: uī

Quy tắc biến điệu của thanh điệu [dấu]

Quy tắc biến điệu thanh 3 
  • Hai thanh 3 đứng cạnh nhau
Thì thanh thứ nhất sẽ được phát âm thành thanh 2. [thành giống như 1 sắc, 1 hỏi của tiếng Việt].
  • Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo.
  • Ba thanh 3 đứng cạnh nhau
Biến âm thanh ở giữa, cũng có thể đọc biến âm ở cả 2 thanh đầu.
  • Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo

Vốn dĩ Bù [不] mang thanh thứ 4. Khi đọc phải dứt khoát từ trên xuống dưới. Nhưng chỉ cần âm tiết đằng sau mang thanh 4 thì  và  sẽ chuyển sang thanh 2.

Biến thanh đặc biệt với bù (不) và yī (一)Nếu 一 /yī/  và  /bù/ ghép với từ mang thanh 4 thì đọc thành đọc thành .
  • yī + gè
→ yí gè
  • yī +yàng
→ yí yàng
  • yī + dìng
→ yí dìng
  • yī + gài
→ yí gài
  • bù + biàn
→ bú biàn
  • bù + qù
→ bú qù
  • bù + lùn
→ bú lùn

Bạn thấy đó, việc học và đọc đúng các thanh điệu trong tiếng Trung rất quan trọng trong việc nói tiếng Trung hay và trôi chảy. Và trong quá trình học bạn gặp những khó khăn nào khi phát âm có thể để lại câu hỏi của mình bên dưới, đội ngũ admin sẽ hỗ trợ bạn ngay khi có thể. Các bạn cũng nên tham khảo thêm lộ trình học tiếng tiếng trung từ đầu của trung tâm mình, chắc chắn sẽ giúp bạn chinh phục tiếng trung một cách bài bản và dễ dàng nhất.

Chủ Đề