500 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10

Here is the information and knowledge about Trắc nghiệm sinh 10 best compiled by us

Để học tốt Sinh học 10, loạt bài 900 Bài tập trắc nghiệm Sinh học 10 và Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10. Loạt bài bao gồm các câu hỏi và bài tập trắc nghiệm được biên soạn bám sát nội dung từng bài, từng chương trong sách giáo khoa Sinh học 10.

Mục lục Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10

[mới] 500 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 năm 2021

Bộ 900 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 10

Bạn đang xem: Trắc nghiệm sinh 10

Giới thiệu chung về thế giới sống

  • Trắc nghiệm Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 2: Các giới sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 có đáp án năm 2021 mới nhất

Sinh học tế bào

Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 4: Cacbohiđrat và lipit
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 5: Protêin
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 6: Axit nuclêic
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Ôn tập chương 1

Chương 2: Cấu trúc tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 7: Tế bào nhân sơ
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 8 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 9 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 10 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 11 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Ôn tập chương 2

Chương 3: Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào

  • Trắc nghiệm Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 13 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 14 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 16: Hô hấp tế bào
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 16 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Kiểm tra học kì I
  • Trắc nghiệm Bài 17: Quang hợp
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 17 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Ôn tập chương 3

Chương 4: Phân bào

  • Trắc nghiệm Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 18 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 19: Giảm phân
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 19 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Ôn tập chương 4

Sinh học vi sinh vật

Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 22 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 23 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Ôn tập chương 1

Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

  • Trắc nghiệm Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 25, 26 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 27 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Ôn tập chương 2

Chương 3: Virut và bệnh truyền nhiễm

  • Trắc nghiệm Bài 29: Cấu trúc của các loại virut
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 31: Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
  • Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 có đáp án năm 2021 mới nhất
  • Trắc nghiệm Ôn tập chương 3
  • Kiểm tra học kì II

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 có đáp án năm 2021

Câu 1: Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống bao gồm:

1. Quần xã

2. Quần thể

3. Cơ thể

4. Hệ sinh thái

5. Tế bào

Các cấp tổ chức đó theo trình tự từ nhỏ đến lớn là…

A. 5-3-2-4-1

B. 5-3-2-1-4

C. 5-2-3-1-4

D. 5-2-3-4-1

Lời giải:

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:

Nguyên tử → phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thểquần thểquần xãhệ sinh thái → sinh quyển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã

B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể

C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái

D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái

Lời giải:

Theo sự phân cấp trong thế giới sống, thứ tự các cấp độ tổ chức từ thấp đến cao là:Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất ?

A. Tế bào

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Bào quan

Lời giải:

Trong các cấp tổ chức sống trên thì quần xã là cấp lớn nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Quần thể

B. Quần xã

C. Cơ thể

D. Hệ sinh thái

Lời giải:

Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc chặt chẽ:

Phân tử → bào quan → tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái → sinh quyển.

Như vậy, cấp độ tổ chức thấp nhất so với các tổ chức còn lại là cơ thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: “Đàn voi sống trong rừng” thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Cá thể

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Hệ sinh thái

Lời giải:

Đàn voi sống trong rừng thuộc cấp độ quần thể.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan

B. Mô

C. Cơ thể

D. Cơ quan

Lời giải:

– Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, các cấp tổ chức thấp hơn là nền tảng để xây dựng các cấp tổ chức sống cấp trên.

– Nhiều tế bào cùng loại, cùng thực hiện 1 chức năng sẽ tập hợp lại và tạo nên tổ chức sống cao hơn là mô.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: “Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà” thuộc cấp độ tổ chức sống nào dưới đây?

A. Quần xã

B. Hệ sinh thái

C. Quần thể

D. Sinh quyển

Lời giải:

“Đàn Vọoc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà” thuộc cấp độ tổ chức quần thể vì gồm các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong 1 sinh cảnh, các cá thể có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Tập hợp các sinh vật sống ở rừng Quốc gia Cúc Phương là

A. Cá thể sinh vật

B. Quần thể sinh vật

C. Quần xã sinh vật

D. Cá thể và quần thể

Lời giải:

Tập hợp cá thể sinh vật sống trong rừng Quốc gia Cúc Phương gồm nhiều loài khác nhau, cùng chung sống trong 1 sinh cảnh ở 1 thời gian gọi là quần xã sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Mô

B. Bào quan

C. Phân tử

D. Nguyên tử

Lời giải:

Nguyên tử không phải là một cấp tổ chức của thế giới sống.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Thành phần nào dưới đây không phải là một cấp tổ chức của thế giới sống?

Bài viết khác: Tổng hợp & hệ thống kiến thức – Bài tập vận dụng- Toán lớp 2

A. Tế bào thực vật

B. Quần xã sinh vật

C. Nguyên tử

D. Đại phân tử hữu cơ

Lời giải:

Nguyên tử không phải là một cấp tổ chức của thế giới sống.

Đáp án cần chọn là: C

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 có đáp án năm 2021

Câu 1: Giới là:

A. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

B. Các đơn vị phân loại lớn bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

C. Một đơn vị phân loại bao gồm các giống sinh vật có chung những đặc điểm nhất định

D. Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm tất cả ngành sinh vật.

Lời giải:

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định là khái niệm của:

A. Loài

B. Chi

C. Quần thể

D. Giới

Lời giải:

Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là?

A. Linnê và Hacken

B. Lơvenhuc và Margulis

C. Hacken và Whittaker

D. Whittaker và Margulis

Lời giải:

Hai nhà khoa học Whittaker và Margulis đã đưa ra hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là

A. Linnê

B. Lơvenhuc

C. Hacken

D. Uytakơ

Lời giải:

Tác giả của hệ thống 5 giới sinh vật được nhiều nhà khoa học ủng hộ và hiện nay vẫn được sử dụng là Uytakơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm:

A. Khả năng di chuyển, cấu tạo cơ thể, kiểu dinh dưỡng

B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng

C. Cấu tạo tế bào, khả năng vận động, mức độ tổ chức cơ thể

D. Trình tự các nuclêotit, mức độ tổ chức cơ thể

Lời giải:

Các tiêu chí cơ bản để phân chia các sinh vật thành hệ thống 5 giới bao gồm: loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Đâu không phải tiêu chí cơ bản của hệ thống phân loại 5 giới:

A. Khả năng di chuyển

B. Loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể

C. Mức độ tổ chức cở thể

D. Kiểu dinh dưỡng

Lời giải:

Các tiêu chí cơ bản của hệ thống 5 giới bao gồm loại tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, kiểu dinh dưỡng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Giới khởi sinh gồm:

A. Virut và vi khuẩn lam

B. Nấm và vi khuẩn

C. Vi khuẩn và vi khuẩn lam

D. Tảo và vi khuẩn lam

Lời giải:

Giới khởi sinh gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam.

Virut không được coi là một tổ chức sống hoàn chỉnh

Nấm thuộc giới Nấm, tảo thuộc giới Nguyên sinh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là

A. Nhân sơ

B. Nhân thực

C. Sống kí sinh

D. Sống hoại sinh

Lời giải:

Giới khởi sinh gồm vi khuẩn, vi khuẩn lam,…

Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới khởi sinh là cơ thể đơn bào [Sinh vật nhân sơ]

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Giới nguyên sinh bao gồm

A. Vi sinh vật, động vật nguyên sinh

B. Vi sinh vật, tảo, nấm, động vật nguyên sinh

C. Tảo, nấm, động vật nguyên sinh

D. Tảo, nấm nhày, động vật nguyên sinh

Lời giải:

Giới nguyên sinh bao gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Giới nguyên sinh được chia ra 3 nhóm là?

A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh [tảo], nấm nhầy

B. Virut, tảo, động vật nguyên sinh

C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh

Xem thêm: Soạn bài Tiếng nói của văn nghệ | Ngắn nhất Soạn văn 9

D. Virut, vi khuẩn, nấm nhầy

Lời giải:

Giới nguyên sinh bao gồm: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh.

Đáp án cần chọn là: A

Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 có đáp án năm 2021

Câu 1: Bốn nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống là:

A. C, H, O, P

B. C, H, O, N

C. O, P, C, N

D. H, O, N, P

Lời giải:

Bốn nguyên tố C, H, O, N chiếm tới 96% trọng lượng chất khô của tế bào, là 4 nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố chiếm phần lớn trong cơ thể sống [khoảng 96%] là:

A. Fe, C, H

B. C, N, P, Cl

C. C, N, H, O

D. K, S, Mg, Cu

Lời giải:

Trong số khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên sự sống, các nguyên tố C, H, O và N chiếm 96% trọng lượng chất khô của tế bào, các nguyên tố còn lại chiếm chiếm một tỉ lệ nhỏ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là những nguyên tố nào?

A. Ca, P, Cu, O

B. O, H, Fe, K

C. C, H, O, N

D. O, H, Ni, Fe

Lời giải:

Các nguyên tố hóa học chủ yếu cấu tạo nên cơ thể sống là C, H, O, N.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ là

A. Cacbon

B. Hydro

C. Oxy

D. Nitơ

Lời giải:

Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Nguyên tố hoá học nào dưới đây có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ ?

A. C

B. O

C. N

D. P

Lời giải:

Nguyên tố C là nguyên tố quan trọng nhất để tạo nên sự đa dạng của vật chất hữu cơ, có vai trò tạo ra “bộ khung xương” cho các đại phân tử hữu cơ

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Nguyên tố nào có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiều chất hữu cơ khác nhau?

A. Hiđrô

B. Nitơ

C. Cacbon

D. Ôxi

Lời giải:

Nguyên tố cacbon có khả năng kết hợp với các nguyên tố khác để tạo ra rất nhiềuchất hữu cơ khác nhau: cacbohidrat, lipit, protein…

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Các chức năng của cacbon trong tế bào là

A. Dự trữ năng lượng, là vật liệu cấu trúc tế bào

B. Cấu trúc tế bào, cấu trúc các enzim

C. Điều hòa trao đổi chất, tham gia cấu tạo tế bào chất

D. Thu nhận thông tin và bảo vệ cơ thể

Lời giải:

Cacbon cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ, cấu trúc nên các thành phần của tế bào, dự trữ năng lượng trong các chất hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Cacbon có các chức năng của trong tế bào là

A. Dự trữ năng lượng

B. Là vật liệu cấu trúc tế bào

C. Là vật liệu cấu trúc tế bào

D. Cả A, B, và C

Lời giải:

Cacbon cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ, cấu trúc nên các thành phần của tế bào, dự trữ năng lượng trong các chất hữu cơ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Cacbon là nguyên tố hoá học đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì cacbon

A.Là một trong những nguyên tố chính cấu tạo nên chất sống

B. Chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ thể sống

C. Có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử [ cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hóa trị với nguyên tử khác]

D. Cả A, B, C

Lời giải:

Cacbon là nguyên tố có cấu hình điện tử vòng ngoài với 4 điện tử [cùng lúc tạo nên 4 liên kết cộng hoá trị với nguyên tử khác].

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Trong các nguyên tố đa lượng, cacbon được coi là nguyên tố đặc biệt quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ vì

A. Là nguyên tố đa lượng, chiếm 18,5% khối lượng cơ thể

B. Vòng ngoài cùng của cấu hình điện tử có 4 electoron

C. Là nguyên tố chính trong thành phần hóa học của các chất cấu tạo nên cơ thể sống

D. Được lấy làm đơn vị xác định nguyên tử khối các chất [đvC]

Lời giải:

– Sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ thể hiện ở số loại, kích thước và cấu tạo,…

– Cacbon có cấu tạo nguyên tử với 4 electron, cùng lúc có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố hóa học khác -> Sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ

Đáp án cần chọn là: B

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Bài viết khác: Toán lớp 6 Bài 10: Số nguyên tố | Hay nhất Giải Toán 6 Kết nối tri thức

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 10 tại gospring.vn

  • Hơn 7500 câu trắc nghiệm Toán 10 có đáp án
  • Hơn 5000 câu trắc nghiệm Hóa 10 có đáp án chi tiết
  • Gần 4000 câu trắc nghiệm Vật lý 10 có đáp án

Video liên quan

Chủ Đề