Album ca sĩ ái xuân là ai?

Nữ ca sĩ với thân phận "thân sâu hồn bướm" cho biết sẽ phát hành đĩa nhạc Bolero bao gồm 15 bài hát trữ tình. Hiện các bản nhạc đã hoàn thiện của Ái Xuân được phát trên kênh YouTube thu hút rất đông người theo dõi.

Bạn đang xem: Ca Sĩ Chuyển Giới Ái Xuân : Hoài Linh Với Tôi Chỉ Là “Tình Nghệ Sĩ”

Ái Xuân là nữ ca sĩ chuyển giới cùng thời với Cindy Thái Tài

Ái Xuân là 1trong số những nữ ca sĩ chuyển giới đầu tiên nổi tiếng tại Việt Nam cùng thời với Cindy Thái Tài, Cát Tuyền... Cuộc đời cô từng trải qua nhiều giai đoạn sóng gió, nhưng bằng nội lựcmạnh mẽ, không ngừng vươn lên học hỏi để hoàn thiện bản thân, Ái Xuân không chỉ biến ước mơ được làm phụ nữ trở thành hiện thực, mà còn là người con hiếu thảo, 1 phụ nữ thành đạt, xinh đẹp và hạnh phúc. Hiện nay, cô đang làm chủ thương hiệu Thẩm mỹ viện Ái Xuân tại bang Texas [Mỹ]. Ái Xuân còn là ca sĩ khách mời trong các chuyên đề Talents Reality TV, Tâm sự nghệ sĩ… của các kênh truyền hình ởMỹ.

Nữ ca sĩ từng thực hiện 3 live show tại Sài Gòn

Trong Album “Tôi là người phụ nữ Việt Nam”, ca sĩ Ái Xuân cho biết cô sẽ mặc rất nhiều trang phục áo dài thướt tha khi thể hiện các ca khúc: Rước tình về với quê hương, Xin yêu tôi bằng cả tình người, Khuya nay anh đi rồi, Duyên phận, Thà người đừng hứa, Kẻ đến sau, Chuyến tàu hoàng hôn, Hãy quên anh đi, Bông hồng cài áo, Đạo làm con... Chất giọng của nữ ca sĩ phù hợp với dòng nhạc trữ tình, vọng cổ, bolero. Album còn có sự tham gia biểu diễn của các ca sĩ Kim Tiểu Long, Vương Bảo Tuấn, Liên Kiến Quang cùng ca sĩ – nhạc sĩ Sơn Hạ và bà Thanh Bình [mẹ ruột của Ái Xuân].

Sắp tới, Ái Xuân sẽ về Việt Nam làm live show mới với nhiều ý tưởng hấp dẫn trên sân khấu ca nhạc, sau 3 live show đã thực hiện thành côngở Việt Nam vào năm 2008 "Thân sâu hồn bướm" tại sân khấu Trống Đồng và năm 2010 "Đoạn nhạc lòng không tên" tại sân khấu 126 và Nhà hát Hòa Bình.

Bạn bè của nữ ca sĩ cho biết Ái Xuân là người sống chân thật và có hiếu với 2 bà mẹ [mẹ ruột và mẹ nuôi]. Mấy năm nay, mẹ nuôi của Ái Xuân sống neo đơn tại Mỹ, lại mắc bệnh nan y nên nhiều lần cô phải hủy show để ở nhà tự tay chăm sóc mẹ mới thấy yên lòng.Bài hát "Duyên phận" của nhạc sĩ Thái Thịnh do Ái Xuân thể hiện đang được nhiều khán giả theo dõi trên YouTube:

Xem thêm: Cách Làm Cơm Chiên Dương Châu Chay Ngon Miệng Dễ Làm Từ Các Đầu Bếp Tại Gia

Xem thêm: Cách Nấu Chè Đậu Hà Lan Vô Cùng Bổ Dưỡng Và Ngon Miệng Cho Cả Gia Đình

Từ khóa: # Nhạc bolero# Ca sĩ chuyển giới ái xuân# Ca khúc duyên phận# Tôi là người phụ nữ việt nam album

NSƯT Ái Xuân sắp lục tuần mà gương mặt vẫn trẻ măng như mấy mươi năm về trước tôi thấy chị trên sóng truyền hình. Ái Xuân nói cười rạng rỡ như thể những vấp váp, gian nan ập xuống đời chị tựa bóng mây qua thềm. Ái Xuân quay lưng bước đi rồi mà nắng vẫn còn bám riết sát gót chân son…

1. Những đêm dài khó ngủ, những trưa nắng oi nồng, tôi thường lim dim, miệng ngân nga vài câu hát cũ. Bất giác như đang lạc về tháng ngày xa xưa, hồi tôi lẫm chẫm đi miệng đã bập bõm hát theo má và các chú các bác trong đoàn cải lương Nam Bộ. 

Má tôi là nghệ sĩ cải lương Ái Liên danh tiếng một thời, lo việc kinh tế nuôi gia đình còn ba tôi, nghệ sĩ Hà Quang Định, chăm sóc các con và đưa đón hai chị em tôi đi hát. Anh Văn lo dạy vũ đạo và hướng dẫn chúng tôi cách biểu diễn trên sân khấu. Vì thế cuộc đời chúng tôi mặc nhiên lớn lên sẽ theo nghề của ba má. Bao nhiêu năng khiếu thừa hưởng từ ba má dồn cả vào anh Quang Văn, chị Ái Vân và tôi. Ba má chẳng khi nào bắt ép hay cố tập luyện gì cho chúng tôi cả.

Thuở nhỏ tôi và chị Ái Vân thường được má dắt theo đặng tiện trông nom khi má tập tuồng, câu hò, điệu hát, cái chất hào sảng, bao dung của miền Nam có sẵn trong máu được điều kiện sinh sôi, nảy nở. 7, 8 tuổi tôi đã có thể hát làu làu thoại tuồng đoàn má tập, từ Dệt gấm, Thạch Sanh cho đến Nàng tiên mẫu đơn,…

Thời ấy, thiếu nghệ sĩ có chất giọng miền Nam để biểu diễn văn nghệ phục vụ lắm, giọng trẻ con càng hiếm nên hai chị em tôi được các cô các chú thương vô cùng. 9 tuổi tôi đã được cho đi diễn phục vụ các đoàn biểu diễn từ trong Nam ra. Chú Bảo Định Giang thấy hai chị em tóc mái ngố nhỏ xíu như hai hạt mít, múp ma múp míp thương quá, nhận chúng tôi làm con nuôi rồi dẫn đi diễn phục vụ phái đoàn này phái đoàn kia. 

Thương hai chị em đi diễn mặc độc cái áo bông, một cô ở trong đoàn phụ nữ đo ngay cho chị em chúng tôi hai cái áo khác để đi hát. Một điều lạ là, chúng tôi bước lên sân khấu là diễn tỉnh bơ, không biết sợ, không cảm thấy run gì hết. Cả quãng đời thơ ấu và niên thiếu của tôi đi học về là lật đật đến sân khấu tập tuồng, đến phòng thu của đài. Nào tân nhạc, nào cải lương, dân ca Nam Bộ, chị em tôi hát được tất thảy.

Cuộc đời ca hát của tôi miệt mài với những chuyến đi. Nhớ nhất là lần đầu tiên tôi được sang Pháp biểu diễn. Lúc ấy tôi mới 15 tuổi, đoàn có 12 người kết hợp với kiều bào dựng vở phục vụ bà con. Mỗi lần tôi bước ra sân khấu, khán giả nồng nhiệt vỗ tay tán thưởng. Sung sướng vô cùng. Hôm chia tay bà con về nước, tôi khóc sưng cả mắt. Rất nhiều khán giả trong đêm diễn ấy cho đến bây giờ vẫn nhớ vai diễn của tôi…

Sau này đi hát nhiều, chú Nguyễn Văn Thương mới bảo với ba tôi rằng: “Con nhỏ này [ý nói tôi] hát dân ca đặc sệt. Hay đấy! Anh chị nên để nó theo dân ca”. Vậy là tôi túc tắc theo các cụ nghệ nhân học đờn kìm, đờn bầu, học chèo, ca Huế,… còn chị Ái Vân theo học nhạc nhẹ và tân nhạc. Suốt ngày học hát rồi đi biểu diễn, đó có lẽ là khoảng thời gian êm đềm nhất cuộc đời tôi dù đói ăn đói mặc.

2. Nhà tôi hồi ấy nghèo lắm, lại đông con, ba với má chỉ biết trông vào phụ cấp từ việc ca hát để nuôi đàn con nheo nhóc. Ba đi diễn trong đoàn ở Bộ Văn hóa, bữa nào thấy người ta làm cá thì năn nỉ xin mớ đầu cá mang về kho lên, rồi nấu dưa cho lũ con ăn có chất. Hôm nào có tem phiếu, ba xếp hàng chờ cả mấy tiếng đồng hồ, xin mua đậu hũ, về làm chao cất ăn dần. Cắt củm được ít tiền, trong căn hộ tập thể quẩn quanh, ba vây lại nuôi ngỗng đặng lâu lâu có tí mỡ ngỗng cho lũ chúng tôi đi xin cơm cháy ăn qua bữa.

Má cả một đời nhọc nhằn, đau buồn, nước mắt khô trên gò má hõm vào. Má tôi sinh cả thảy được mười mấy người con. Đứa nào cũng phước ngắn, phận mỏng, 5, 7 tuổi thì bỏ má đi. Đau đớn nhất là lần một người chị tôi nhổ răng, y tá quân y tiêm nhầm thuốc, vừa rút ống tiêm thì chị tôi tắt thở. Má đang diễn ở đoàn, hay tin chị mất chết điếng người, đứng như trời trồng giữa sân khấu.

Cả đời má, biết bao lần tóc bạc tiễn tóc xanh. Bao nhiêu đau đớn má giấu hết vào tim. Đến một độ nào đó, nỗi đau chẳng thể trào thành nước mắt được nữa mà quay ngược âm ỉ, hành hạ con người ta. Không có tiếng hát, không có sân khấu, có lẽ má đã chẳng thể gượng dậy mà bước tiếp, để ở tuổi xế chiều, má ra ngẩn vào ngơ, ký ức tàn phai theo năm tháng, nhớ những chuyện tận xa xưa, gọi tên từng đứa con mà không thể nhận mặt đâu là Vân, đâu là Xuân…

Có những đêm má không ngủ, ngồi thu lu bên cửa sổ, nói cười, hát ca một mình. Tôi không biết lúc ấy má vui hay buồn, chỉ thấy gương mặt má giãn ra, an yên lạ thường trong thế giới của má. Thế giới mà tôi tin chỉ có tiếng đàn và tiếng hát, không có những nhỏ nhen, tị hiềm, trù dập. Cũng vì những tị hiềm đó mà mãi đến ngày mất, má mới được phong danh hiệu NSND; còn chiếc áo quan an táng, người ta vẫn chần chừ không muốn cấp.

Trót vương kiếp tằm nhả tơ thì được hát, được làm nghề là hạnh phúc lớn nhất mà bất cứ người nghệ sĩ nào cũng mơ ước. Chẳng ai đi hát, đi diễn để được danh hiệu này, danh hiệu kia, để được hưởng đặc quyền này, đặc quyền nọ. Họ hát vì nguồn năng lượng lúc nào cũng bức bối, dâng trào tận bên trong. Nhưng tôi tin, họ cần và xứng đáng được thừa nhận bởi những lao tâm khổ tứ, với mồ hôi, nước mắt đổ xuống sàn diễn và cả những thành quả họ gieo cho lớp kế thừa.

Ba má tôi sinh thời đều là người thẳng tính, bộc trực, tính tình lại nghệ sĩ, chẳng nề hà gian khó, cũng chẳng tính toán thiệt hơn. Vì vậy mà thiệt thòi. Rạp Ái Liên của gia đình tôi ở 38 Phố Huế đình đám là thế, phút chốc trở thành nhà ăn tập thể, rồi bị người ta phân lô để bán. Ba má tôi như người xa lạ. Tới lúc thương đám con chen chúc, chật chội, mới ngỏ lời xin lại thì mọi chuyện đã rồi. Có hôm ba nhớ miếng đất hương hỏa của ông bà, chạy xe theo tâm trí mách bảo, đứng tần ngần trước cửa nhà người ta. Họ lấy xe ra không được, mắng ba không tiếc lời. Ba quay lưng, nước mắt ngược theo chiều gió...

Cái tính thẳng thắn, bộc trực và lòng say nghề ấy ăn sâu vào máu thịt tôi. Đã có lúc tôi nhận thức và tự nhủ, mình phải khác đi, để tránh vết cứa của ba má mà nào có được. Nhiều lúc mình say nghề quá, được hát là vui rồi nên người ta đối xử tệ với mình. Âu cũng là cái duyên, cái số mình vậy.

3. Tôi lập gia đình năm 21 tuổi với mối tình thanh mai trúc mã từ hồi 9 tuổi. Tình yêu lúc nào cũng lung linh, màu nhiệm. Song hôn nhân là chuyện hoàn toàn khác. Cứ lừng khừng lừng khừng mà không dứt được.

Tôi và anh cưới nhau gần 8 năm mới có được mụn con. Tội nghiệp con sinh thiếu tháng do tôi đi diễn, phải chạy show gấp quá, xuống dốc thì trượt xe máy. Con vừa tròn một tháng, tôi lại có lịch đi công tác nước ngoài. Nếu không có ba má tôi ngày đêm chăm sóc, có lẽ tôi đã không giữ được con bên mình, chứng kiến con bi bô nói cười, lớn lên từng ngày. Hôm tôi diễn xong, được giải thưởng, tôi cầm số tiền thưởng ấy mua hết sữa chất đầy cả một vali tới nỗi người ta tưởng tôi đi buôn sữa.

Con được đâu chừng tuổi rưỡi thì đoàn Bông Sen ở miền Nam xin tôi vào. Tôi muốn đi vì con và cũng vì muốn thay đổi cuộc sống. Được ít tháng ba má tôi cũng theo vào. Cả gia đình tôi, gia đình chồng quây quần trong căn hộ tập thể tôi được đoàn cấp. Tôi bươn chải trong ngoài nhưng ít khi nào được cầm thù lao mình kiếm được. Ít lâu sau vợ chồng tôi mỗi người mỗi ngả. Nhà chẳng còn lại gì ngoài bộ ghế và chiếc xe máy tôi vẫn tì tạch chạy đi diễn. 

Có những nỗi khổ tâm không biết diễn tả thế nào để có thể hiểu hết. Đời tôi chuyện buồn nhiều hơn vui. Chuyện này chưa qua chuyện khác cứ thế ập xuống như sóng liên tiếp tràn bờ. Có những lúc bế tắc, túng bấn tiền bạc, cạn cùng hy vọng, tôi thoáng nghĩ đến cái chết. Tôi đã làm gì để phải thử thách, phải căng sức chịu đựng của tôi đến thế?

Chính những lúc quẫn trí ấy, nhìn con lẫm chẫm đi, nhìn ba má nhọc nhằn suốt một đời cơ cực, tôi tự níu mình đứng dậy. Có người đàn bà nào muốn mình truân chuyên, có người đàn bà nào đủ mạnh mẽ bảo không cần ai che chở? Nhưng số phận buộc mình phải tự níu vai mình thì biết mong chờ vào ai? Nếu tôi chỉ biết ngồi khóc, con tôi sẽ đói, ba má tôi sẽ đau lòng. Tôi lập nhóm Hương xưa đi diễn ở các tụ điểm, nhà hàng, thậm chí nhận lời làm “bầu show” bắt mối phụ để các bạn trẻ được làm nghề.

Nhạc dân ca ngày một lép vế trước nhạc trẻ, mấy lúc đi ngang sân khấu nghe người ta hát, cổ họng ngứa ngáy khó chịu, lòng chùng xuống, chẳng còn sức để bước, tối về thao thức, mắt nhìn chằm chằm vào bóng tối, nỗi buồn ngập rượi… Tôi bơi ra mở quán café, làm thêm chuyện này chuyện kia để có thể chu toàn cho con.

Bây giờ cuộc sống của tôi ổn rồi. Danh vọng tôi đã được Tổ thương trọng đãi. Gian nan, truân chuyên đường đời, những cạnh tranh, rủa mắng của khán giả cũng đã nếm. Tôi luôn tự hào mình giữ gìn phẩm chất để người ta không coi thường nghề nghiệp của mình. Điều khiến tôi bận tâm nhất là con gái, vẫn bấp bênh và dở dang…

Hoàng Dung

Video liên quan

Chủ Đề